Nhu cầu và giải pháp phát triển công đoàn tại cơ sở y tế ngoài công lập

Mô tả thực trạng và nhu cầu của

người lao động tại các cơ sở y tế ngoài công lập và

giải pháp. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt

ngang, sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu

định tính và định lượng; nghiên cứu bàn giấy kết hợp

với nghiên cứu thực địa 543 người lao động ở cơ sở y

tế ngoài công lập đã thành lập và chưa thành lập

công đoàn tại Hà Nội, Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Kết

quả: năm 2019 các cơ sở Y tế ngoài công lập có xu

hướng gia tăng 14,5% so với năm 2018, nhưng chỉ có

0,65% tổ chức công đoàn được thành lập. Số liệu

thống kê cơ sở y tế ngoài công lập chưa thống nhất

giữa Sở Y tế và Liên đoàn Lao động. Người lao động

tham gia tổ chức công đoàn được hưởng lợi nhiều

hơn lao động ở các tổ chức chưa tham gia công đoàn

về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y t

Nhu cầu và giải pháp phát triển công đoàn tại cơ sở y tế ngoài công lập trang 1

Trang 1

Nhu cầu và giải pháp phát triển công đoàn tại cơ sở y tế ngoài công lập trang 2

Trang 2

Nhu cầu và giải pháp phát triển công đoàn tại cơ sở y tế ngoài công lập trang 3

Trang 3

Nhu cầu và giải pháp phát triển công đoàn tại cơ sở y tế ngoài công lập trang 4

Trang 4

Nhu cầu và giải pháp phát triển công đoàn tại cơ sở y tế ngoài công lập trang 5

Trang 5

pdf 5 trang minhkhanh 5700
Bạn đang xem tài liệu "Nhu cầu và giải pháp phát triển công đoàn tại cơ sở y tế ngoài công lập", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nhu cầu và giải pháp phát triển công đoàn tại cơ sở y tế ngoài công lập

Nhu cầu và giải pháp phát triển công đoàn tại cơ sở y tế ngoài công lập
TẠP CHÍ Y häc viÖt nam tẬP 502 - th¸ng 5 - sè 1 - 2021 
243 
thành công khi bắt đầu thở không xâm nhập 
bằng phương thức AVAPS. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Gold Reports (2019). Global Initiative for 
Chronic Obstructive Lung Disease - GOLD. 
, accessed: 
28/09/2020. 
2. Schmidt M., Demoule A., Deslandes-Boutmy 
E. và cộng sự. (2014). Intensive care unit 
admission in chronic obstructive pulmonary 
disease: patient information and the physician’s 
decision-making process. Crit Care, 18(3), R115. 
3. Ai-Ping C., Lee K.-H., và Lim T.-K. (2005). In-
hospital and 5-year mortality of patients treated in 
the ICU for acute exacerbation of COPD: a 
retrospective study. Chest, 128(2), 518–524. 
4. Breen D., Churches T., Hawker F. và cộng sự. 
(2002). Acute respiratory failure secondary to 
chronic obstructive pulmonary disease treated in 
the intensive care unit: a long term follow up 
study. Thorax, 57(1), 29–33. 
5. Storre J.H., Seuthe B., Fiechter R. và cộng 
sự. (2006). Average volume-assured pressure 
support in obesity hypoventilation: A randomized 
crossover trial. Chest, 130(3), 815–821. 
6. Murphy P., Davidson C., Hind M. và cộng sự. 
(2012). Volume targeted versus pressure support 
non-invasive ventilation in patients with super 
obesity and chronic respiratory failure: A 
randomised controlled trial. Thorax, 67, 727–34. 
7. Confalonieri M., Garuti G., Cattaruzza M.S. và 
cộng sự. (2005). A chart of failure risk for 
noninvasive ventilation in patients with COPD 
exacerbation. Eur Respir J, 25(2), 348–355. 
8. Ciftci F. (2017). Evaluation of the feasibility of 
average volume-assured pressure support 
ventilation in the treatment of acute hypercapnic 
respiratory failure associated with chronic 
obstructive pulmonary disease: A pilot study. 
Journal of Critical Care, 40. 
9. Briones Claudett K.H., Briones Claudett M., 
Chung Sang Wong M. và cộng sự. (2013). 
Noninvasive mechanical ventilation with average 
volume assured pressure support (AVAPS) in 
patients with chronic obstructive pulmonary 
disease and hypercapnic encephalopathy. BMC 
Pulm Med, 13, 12. 
NHU CẦU VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG ĐOÀN 
TẠI CƠ SỞ Y TẾ NGOÀI CÔNG LẬP 
Phạm Thanh Bình1, Hoàng Thị Mỹ Hạnh2, 
 Nguyễn Đức Hữu3, Nguyễn Thanh Tùng4, Trần Thị Thu Hiền1 
TÓM TẮT57 
Mục tiêu: Mô tả thực trạng và nhu cầu của 
người lao động tại các cơ sở y tế ngoài công lập và 
giải pháp. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt 
ngang, sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu 
định tính và định lượng; nghiên cứu bàn giấy kết hợp 
với nghiên cứu thực địa 543 người lao động ở cơ sở y 
tế ngoài công lập đã thành lập và chưa thành lập 
công đoàn tại Hà Nội, Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Kết 
quả: năm 2019 các cơ sở Y tế ngoài công lập có xu 
hướng gia tăng 14,5% so với năm 2018, nhưng chỉ có 
0,65% tổ chức công đoàn được thành lập. Số liệu 
thống kê cơ sở y tế ngoài công lập chưa thống nhất 
giữa Sở Y tế và Liên đoàn Lao động. Người lao động 
tham gia tổ chức công đoàn được hưởng lợi nhiều 
hơn lao động ở các tổ chức chưa tham gia công đoàn 
về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn 
và Phụ cấp độc hại, phụ cấp trách nhiệm. Đặc biệt cơ 
sở đã thành lập công đoàn thì trang thiết bị bảo hộ 
1Công đoàn Y tế Việt Nam 
2Nghiên cứu viên Viện Chiến lược và Chính sách Y tế 
3Trường Đại học Công đoàn 
4Viện Công nhân và Công đoàn 
Chịu trách nhiệm chính: Phạm Thanh Bình 
Email: thanhbinhpham123456@gmail.com 
Ngày nhận bài: 3.3.2021 
Ngày phản biện khoa học: 26.4.2021 
Ngày duyệt bài: 7.5.2021 
đầy đủ có tỷ lệ 65,8% cao hơn so với tổ chức y tế 
ngoài công lập chưa thành lập công đoàn chỉ đạt 
46,7%. Các đối tượng được phỏng vấn có 74.9% 
mong muốn các tổ chức đại diện người lao động bảo 
vệ tốt hơn cho người lao động; 71,9% cho biết họ 
không muốn có tổ chức đại diện người lao động 
không thuộc hệ thống công đoàn trong các cơ sở y tế 
ngoài công lập; còn lại 22,7% chưa biết lập trường, 
quan điểm của mình. Về phương pháp tập hợp đoàn 
viên thì trên 70% người được hỏi cho rằng phải kết 
hợp hai phương pháp từ dưới lên và từ trên xuống. 
Kết luận: đổi mới phương thức tập hợp người lao 
động ở cơ sở y tế ngoài công lập là yêu cầu cấp bách 
đối với các cấp công đoàn. 
Từ khóa: Công đoàn cơ sở (CĐCS), Cơ sở y tế 
ngoài công lập (CSYTNCL), tập hợp đoàn viên; Đổi 
mới phương thức, CPTPP; EVFTA; Công đoàn ghép; 
Kết hợp phương thức cũ và mới. 
SUMMARY 
NEEDS AND SOLUTIONS FOR TRADE 
UNION DEVELOPMENT IN NON-PUBLIC 
HEALTHCARE INSTITUTIONS 
Objective: The paper describes the current 
situation and needs of workers in non-public 
healthcare facilities as well as solutions. Method: 
This study employs a cross-sectoral descriptive design 
with a combination of quantitative and qualitative 
research; Desk research combined with field research 
of 543 workers in non-public healthcare with and 
vietnam medical journal n01 - MAY - 2021 
244 
without trade unions in Hanoi, Ho Chi Minh, and Da 
Nang. Result: In 2019, non-public health facilities 
tended to increase by 14.5% compared to 2018, but 
only 0.65% of trade unions were established in those 
facilities. Statistics of non-public health facilities are 
inconsistent with the Department of Health and the 
Confederation of Labor. Employees participating in 
trade unions benefit more than workers not from 
unions in terms of social insurance, health insurance, 
accident insurance, hazardous allowance, and liability 
allowance. In particular, healthcare establishments 
with trade unions provide more protective equipment 
at 65.8%, compared to those without trade unions, at 
46.7%. Regarding interviewed subjects, 74.9% want 
workers' representative organizations to perform 
better protection to workers; 71.9% said that they do 
not want to have a representative organization of 
workers who are not part of the trade union system in 
the non-public medical facilities; The remaining 
22.7% do not know their stance of view. Regarding 
methods of reuniting members, over 70% of 
respondents said that it is necessary to combine two 
methods the bottom-up and the top-down. 
Conclusion: The new method of gathering workers 
in non-public health facilities is an urgent requirement 
for trade unions at all levels. 
Keyword: local trade unions, non-public 
healthcare facilities, method innovation, CPTPP, 
EVFTA, trade union merger, old and new methods combinat 
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Tính đến cuối năm 2018, cả nước đã có hơn 
240 bệnh viện tư, hơn 35000 phòng khám đa 
khoa chuyên khoa tư nhân; lĩnh vực cả nước có 
66,910 cơ sở bán lẻ; 4828 cơ sở bán buôn và 
380 cơ sở sản xuất, xuất nhập khẩu dược phẩm. 
Ước tính khoảng 250 ngàn cán bộ y tế thuộc lĩnh 
vực ngoài công lập, bằng khoảng 50% cán bộ y 
tế ở lĩnh vực công. Y tế công lập và ngoài công 
bình đẳng trước pháp luật; Y tế ngoài công lập 
cũng tham gia phòng chống dịch và có vai trò 
an sinh xã hội và thực hiện nhiệm vụ chính trị 
của ngành y tế khi được huy động. Nhất là giai 
đoạn chống dịch COVID-19 vừa qua có thể 
khẳng định, sức khỏe và sự an toàn, nhất an 
toàn vệ sinh lao động của lực lượng y tế là 
nguồn lực quốc gia, nếu nguồn lực này, cả y tế 
công lập và ngoài công lập không được chỉ đạo 
hoạt động thống nhất sẽ ảnh hưởng đến đến an 
sinh xã hội và kinh tế chính trị của đất nước. 
Tuy nhiên, xu hướng cán bộ y tế công 
chuyển việc sang cung cấp dịch vụ y tế tư nhân 
ngày càng gia tăng; cán bộ y tế vừa làm công, 
vừa làm tư làm mối quan hệ lao động khu vực 
ngoài công lập khó quản lý. Việt Nam đã và 
đang hiện thực hóa các cam kết Hiệp định 
CPTPP và Hiệp định EVFTA thông qua Bộ luật 
Lao động năm 2019, theo đó người lao động 
được thành lập “tổ chức đại diện của người lao 
động” mà không cần phải có sự ủy quyền trước 
từ bất kỳ tổ chức hay cá nhân nào. Việc phải 
tham gia trong hệ thống CĐVN không còn là 
một nghĩa vụ của tổ chức đại diện cho người lao 
động/công đoàn cơ sở nữa. Nhận thức của các 
đối tượng cán bộ y tế ngoài công lập về tổ chức 
công đoàn và tổ chức đại diện chưa cao nên tỷ 
lệ cán bộ y tế ngoài công lập tham gia tổ chức 
công đoàn thấp. Chưa có nghiên cứu về thực 
trạng lao động, quan hệ lao động, phương thức 
thu hút đoàn viên tham gia công đoàn cũng như 
nhu cầu tham gia công đoàn của người lao động 
trong các cơ sở y tế ngoài công lập. Do đó, đề 
tài Đổi mới phương thức tập hợp người lao động 
tham gia tổ chức Công đoàn giai đoạn thực hiện 
CPTPP, EVFTA là hết sức cần thiết. 
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
1.Đối tượng, địa điểm và thời gian 
nghiên cứu: Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi 
tiến hành nghiên cứu đề tài tại 3 TP: Hồ Chí 
Minh, Hà Nội, Đà Nẵng với 543 người lao động ở 
cơ sở y tế ngoài công lập (đã thành lập công 
đoàn và chưa thành lập) từ tháng 6-9/2020. 543 
người lao động làm tại 24 cơ sở y tế tư nhân, 
gồm 178 người làm việc tại bệnh viện; 290 người 
làm việc tại các phòng khám đa khoa và chuyên 
khoa; 60 người làm ở các doanh nghiệp và 15 
người làm ở các loại hình cơ sở y tế tư nhân khác. 
2. Phương pháp nghiên cứu: 
2.1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu dịch 
tễ học mô tả cắt ngang; kết hợpđiều tra định 
tính (phòng vấn sâu, thảo luận nhóm) và định 
lượng (thống kê và xử lý số liệu điều tra). 
2.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu nghiên cứu: 
Cỡ mẫu người lao động mỗi nhóm cần khảo sát 
được tính theo công thức tính cỡ mẫu một tỷ lệ 
2
2
)2/1(
)1(
.
d
pp
Zn
−
= − 
Trong đó: n: số người lao động được khảo 
sát; z: Hệ số tin cậy. Với độ tin cậy 95% thì giá 
trị của z = 1,96; p: tỷ lệ người lao động hài lòng 
với hoạt động của công đoàn cơ sở có nhu cầu 
tham gia công đoàn/tổ chức đại diện cho người 
lao động ở cơ sở; q = 1 - p = 0,5;d: sai số chấp 
nhận, chọn d = 0,08; DE = 1.5; Tỷ lệ từ 
chối/phiếu không hoàn thành: 5%. Áp dụng 
công thức trên, cỡ mẫu nhóm đã thành lập công 
đoàn là 240 người, mỗi tỉnh 80 người chon có 
chủ đích cho từng loại hình cơ sỏ y tế ngoài 
công lập; đối tượng chưa thành lập công đoàn 
cơ sở làm tròn là 315 người lao động, mỗi tỉnh 
chọn 105 ngẫu nhiên ở 15 đơn vị (phương pháp 
chọn mẫu nhiều giai đoạn); 
TẠP CHÍ Y häc viÖt nam tẬP 502 - th¸ng 5 - sè 1 - 2021 
245 
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
Theo thống kê của Sở Y tế các tỉnh/thành 
phố, tính đến cuối năm 2019, tại 22 tỉnh thành 
phố đã có trên 31,050 cơ sở y tế ngoài công lập, 
trong đó có 82 bệnh viện; 12,084 phòng khám 
và 18,884 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh 
vực y tế. Do với cuối năm 2018, số lượng cơ sở 
y tế ngoài công lập tại các tính được thống kê 
đã tăng lên 14,5%. Tuy nhiên, theo thống kê 
của 39 Liên đoàn Lao động tỉnh thành phố, tỷ lệ 
cơ sở y tế ngoài công lập thành lập công đoàn 
chiếm chỉ 1,3% (670/51.290) năm 2019. 
Biểu đồ 1: Tình hình tham gia các loại bảo 
hiểm của người lao động, phân theo tình 
trạng thành lập CĐCS 
Phân tích 543 người lao động được điều tra 
tại 3 tỉnh với đối tượng tại cơ sở ngoài công lập 
đã thành lập công đoàn và chưa thành lập công 
đoàn thì quyền lợi của người thham gia công 
đoàn cao hơn đối tượng chưa tham gia về bảo 
hiểm xã họi, bảo hiểm y tế và bảo hiểm tai nạn 
(Xem biểu đồ 1). Cao nhất là tỷ lệ tham gia bảo 
hiểm y tế 92,9% cao hơn 74,7% ở các đơn vị 
chưa tham gia tổ chức công đoàn. 
Người tham gia tổ chức công đoàn ở cơ sở y 
tế ngoài công lập thì được trang bị bảo hộ lao 
động đầy đủ hơn 65,8% so với 46,7% ở các cơ 
sở y tế chưa tham gia công đoàn (Xem biểu đồ 2). 
Biểu đồ 2: So sánh mức độ trang bị bảo hộ lao 
động trong các cơ sở y tế ngoài công lập 
Người lao động tham gia công đoàn, ngoài 
lương thì tiền chuyên cần, tiền phụ cấp, tiền độc 
hại cao hơn ở các cơ sở y tế chưa có tổ chức 
công đoàn (Xem biểu đồ 3). Cao nhất là tiền độc 
hại 41,6% so với 5,49%. 
Biểu đồ 3: So sánh các khoản thu nhập ngoài lương của người lao động, phân theo đơn 
vị có công đoàn và đơn vị chưa có công đoàn 
Kết quả khảo sát ở đơn vị chưa thành lập công đoàn cho thấy, có 64,5% cho biết họ không mong 
muốn thành lập tổ chức đại diện người lao động trong đơn vị mình đang lam việc (Xem biểu đồ 4). 
vietnam medical journal n01 - MAY - 2021 
246 
Biểu đồ 4: Mong muốn thành lập tổ chức đại diện người lao động trong các cơ sở y tế ngoài công lập 
Tỷ lệ trung bình 72, 5% muốn thành lập tỏ chức công đoàn theo hình thức kết hợp phương pháp 
truyền thống và phương pháp mới (xem bảng 1) 
Bảng 3: Các hình thức vận động thành lập công đoàn cơ sở theo mô hình hoạt động 
của các cơ sở y tế ngoài công lập 
Cách thức vận động 
Phòng 
khám 
Bệnh 
viện 
Doanh 
nghiệp 
Tỷ lệ 
chung 
Công đoàn cấp trên tiếp cận NSDLĐ và đề 
nghị thành lập công đoàn cơ sở 
12.9% 50.0% 31.6% 18.0% 
Công đoàn cấp trên tiếp cận và vận động NLĐ 
tự nguyện thành lập công đoàn cơ sở 
9.8% 10.0% 0.0% 9.5% 
Kết hợp cả 2 hình thức trên 77.3% 40.0% 68.4% 72.5% 
Kết quả khảo sát cho thấy, mặc dù đơn vị chưa có tổ chức CĐCS, nhưng đã có 87,2% người lao 
động tham gia khảo sát đã từng nghe nói đến tổ chức công đoàn, nhưng nhận thức về tổ chức công 
đoàn thì chỉ 12,8% (Xem biểu đồ 5) 
Biểu đồ 5: So sánh giữa Biết và Nhận thức của 
NLĐ về công đoàn trong đơn vị chưa có CĐCS 
IV. BÀN LUẬN 
Một đặc trưng cơ bản của các Hiệp định tự 
do thương mại thế hệ mới đó là đưa những tiêu 
chuẩn rất mới gắn với quyền con người với các 
vấn đề xã hội và vấn đề quản trị quốc gia đưa 
vào hiệp định. Việt Nam đã cam kết thể hiện cụ 
thể hóa tại Điều 170, Bộ luật Lao động năm 
2019, có hiệu lực thi hành từ 01/01/2021 về 
quyền thành lập, gia nhập và tham gia hoạt 
động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ 
sở, cho phép người lao động tại một doanh 
nghiệp được thành lập “tổ chức đại diện của 
người lao động” mà không cần phải có sự ủy 
quyền trước từ bất kỳ tổ chức hay cá nhân nào. 
Cơ sở y tế ngoài công lập gia tăng 14,5%/ 
năm, số lượng CĐCS trong các cơ sở y tế ngoài 
công lập đã tăng lên 11,3%, tỷ lệ cơ sở y tế 
ngoài công lập tham gia công đoàn rất thấp 
1,9%. Khảo sát cho thấy 65% họ không muốn 
tham gia tổ chức người lao động mới, đây là 
một thuận lợi cho tổ chức Công đoàn Việt Nam. 
72,5% người lao động mong muốn kết nạp vào 
tổ chức công đoàn bằng cả hai phương thức kết 
hợp cả phương thức cũ và mới. Thực tế đã 
chứng minh lý do họ muốn tham gia tổ chức 
công đoàn Việt Nam là có lợi hơn so với không 
tham gia tổ chức công đoàn tại các biểu đồ 
1,2,3 về các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y 
tế, bảo hiểm tai nạn và đặc biệt là trang thiết bị 
bảo hộ và chế độ độc hại. 
Như vậy, tập hợp lực lượng lao động tại các 
cớ sở y tế ngoài công lập là một mục tiêu cấp 
bách, không chỉ có ý nghĩa đảm bảo lực lượng 
TẠP CHÍ Y häc viÖt nam tẬP 502 - th¸ng 5 - sè 1 - 2021 
247 
đảm bảo chính trị xã hội cho 97 triệu dân, lực 
lương này tham gia công đoàn sẽ là một kênh 
giúp các cơ quan nhà nước giám sát được chất 
lượng dịch vụ y tế. 
Giải pháp để tập hợp được lực lương này 
chính là giải pháp đồng bộ về văn bản,hướng 
dẫn của Tổng liên đoàn về việc tập hợp theo 
phương pháp kết hợp cũ và mới. Tại 670 công 
đoàn cơ sở năm 2019 là 51.290 người (đạt trung 
bình 77 đoàn viên công đoàn/01 CĐCS), trên 
thực tế người lao động trong các cơ sở ngoài 
công lập qua thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu 
rất ít 90% là dưới 25 đoàn viên, họ mong muốn 
thành lập các công đoàn ghép theo các lĩnh vực 
chuyên khoa của ngành. Hiện nay mô hình công 
đoàn ghép này cũng chưa có hướng dẫn của 
Tổng liên đoàn, cần được thí điểm mô hình để 
nhẩn rộng. 
Thứ hai về công tác tuyên truyền 87,2% 
người lao động tham gia khảo sát đã từng nghe 
nói đến tổ chức công đoàn, nhưng nhận thức về 
tổ chức công đoàn thì chỉ 12,8%, do đó tuyên 
truyền cho đối tượng lao động cần được quan 
tâm đầu tiên để hiểu biết đầy đủ về hệ thống 
công đoàn, từ đó họ mới có mong muốn tham 
gia, thành lập ban vận động. Không chỉ có người 
lao động, người sử dụng lao động cũng cần hiểu 
biết đầy đủ về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm 
của chủ sử dụng lao động. 
Thứ ba, cần có sự chỉ đạo thống nhất của cấp 
ủy đảng các địa phương doanh nghiệp, kết hợp 
với cơ quan quản lý nhà nước về y tế tại địa 
phương để nắm bắt chính sách các cơ sở được 
cấp phép hoạt động để có kế hoạch phối hợp 
tuyên truyền vận động tham gia tổ chức công 
đoàn Việt Nam. Ngoài ra, lĩnh vực y tế đặc thù có 
rất nhiều hội nghề nghiệp tại địa phương, thông 
qua hội này là một kênh tuyên truyền để người 
lao động ở cơ sở ngoài công lập tham gia tổ chức 
công đoàn và phối hợp bảo vệ người lao động. 
V. KẾT LUẬN 
1. Cơ sở y tế ngoài công lập gia tăng 14,5%/ 
năm, số lượng CĐCS trong các cơ sở y tế ngoài 
công lập đã tăng lên 11,3%, nhưng tỷ lệ cơ sở y 
tế ngoài công lập tham gia công đoàn rất thấp 
1,9%. 
2. Nhận thức về tổ chức công đoàn chưa đầy 
đủ, 87,2% người lao động tham gia khảo sát đã 
từng nghe nói đến tổ chức công đoàn, nhưng 
nhận thức về tổ chức công đoàn thì chỉ 12,8% 
3. So sánh giữa người lao động tại cơ sở có 
công đoàn thì các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo 
hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn và đặc biệt là trang 
thiết bị bảo hộ và chế độ độc hại cao hơn không 
tham gia tổ chức công đoàn. 
4. Khảo sát cho thấy 65% người lao động 
không muốn tham gia tổ chức người lao động 
mới, đây là một thuận lợi cho tổ chức Công đoàn 
Việt Nam. 72,5% người lao động mong muốn kết 
nạp vào tổ chức công đoàn bằng cả hai phương 
thức kết hợp cả phương thức cũ và mới. 
Nghiên cứu chỉ ra việc tập hợp người lao 
động ở cơ sở y tế ngoài công lập là yêu cầu cấp 
bách và cần phải đổi mới phương thức tập hợp 
theo hướng công đoàn ghép các lĩnh vực chuyên 
ngành; kết hợp với hội nghề nghiệp, cơ quan 
quản lý dưới sự chỉ đạo của cấp ủy để tập hợp 
người lao động tham gia tổ chức công đoàn; cần 
kết hợp cả hai phương pháp tập hợp truyền 
thống và phương pháp mới. 
KHUYẾN NGHỊ 
- Tổng LĐLĐ có văn bản hướng dẫn đầy đủ, 
đồng bộ về phương thức tập hợp lồng ghép mới 
và cũ; hướng dẫn về thành lập công đoàn cơ sở 
ghép; Tăng cường tuyên truyền đầy đủ cho cho 
người lao động, người sử dụng lao động; Đào 
tạo cho đội ngũ cán bộ công đoàn cấp trên 
chuyên nghiệp để hướng dẫn ban vận động 
- Xây dựng kế hoạch tổng thể và giao chỉ tiêu 
thành lập công đoàn cơ sở y té ngoài công lập 
cho LĐLĐ, CĐN y tế tỷ lệ hàng năm. 
- Chỉ đạo công đoàn các cấp phối hợp với hội 
nghề nghiệp, cơ quan quản lý hành nghề địa 
phương dưới sự chỉ đạo của cấp ủy để tập hợp 
người lao động tham gia tổ chức công đoàn 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Jacques Bourgeois, WilmerHale và Trường 
cao đẳng Châu Âu (2013): Một phân tích so 
sánh về các quy định được lựa chọn trong các 
hiệp định thương mại tự do – phần “Quy định FTA 
về tiêu chuẩn lao động”. 
2. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam - FES (Hà 
Nội, 26/2/2014): Hội thảo quốc tế “Vấn đề lao 
động và vai trò của công đoàn trong hiệp định 
thương mại tự do (FTA) EU với các nước”. 
3. TS. Phạm Thị Thu Lan (2020), Thực hiện cam 
kết về lao động trong NAFTA: Thực tiễn Mexico và 
bài học cho Việt Nam, NXB Lao động, HN. 
4. ThS. Nguyễn Ngọc Sơn (2014), Tình hình tổ 
chức, cán bộ công đoàn chuyên trách công đoàn 
cấp trên trực tiếp cơ sở, đề xuất một số giải pháp 
nâng cao năng lực hoạt động đáp ứng yêu cầu mới 
5. Viện Công nhân và Công đoàn (2015), “Đổi 
mới mô hình tổ chức, nội dung và phương thức 
hoạt động công đoàn hướng về đoàn viên và NLĐ 
thời gian tới”, Đề tài cấp TLĐ. 
6. Viện Công nhân và Công đoàn (2015), “Dự 
báo tác động tới việc làm, QHLĐ và hoạt động 
công đoàn khi Việt Nam gia nhập các hiệp định 
thương mại tự do” Đề tài cấp TLĐ. 

File đính kèm:

  • pdfnhu_cau_va_giai_phap_phat_trien_cong_doan_tai_co_so_y_te_ngo.pdf