Đánh giá tăng trưởng và chất lượng cá tra (pangasianodon hypophthalmus) nuôi thương phẩm trong hệ thống tuần hoàn ngoài trời quy mô pilot

Trong những năm gần đây, công nghệ nuôi cá tra trong ao truyền thống đã và đang làm ô nhiễm

môi trường nước thủy vực. Nghề nuôi cá tra cần có một công nghệ tiên tiến để nâng cao sản lượng

và hạn chế ô nhiễm môi trường. Chính vì thế, hệ thống tuần hoàn ngoài trời quy mô pilot đã được

nghiên cứu với mật độ nuôi cao, nó có thể ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng và chất lượng cá. Mục

tiêu của nghiên cứu này nhằm đánh giá sự tăng trưởng và chất lượng cá tra trong hệ thống tuần

hoàn và so sánh với các ao nuôi truyền thống. Hệ thống nuôi cá tuần hoàn ngoài trời bao gồm một

ao cá diện tích 196m2, một ao lắng 70m2, một hệ thống lọc sinh học 25 m3. Diện tích tổng cộng của

hệ thống tuần hoàn thí nghiệm là 226m2. Kết quả cho thấy năng suất nuôi đạt 88,2kg/m2, tỷ lệ sống

81,1%, hệ số chuyển đổi thức ăn 1,6, cá trong quần đàn đạt thịt trắng 100%, tỷ lệ thu hồi phi lê thô

1,95 và cá thương phẩm không nhiễm thuốc kháng sinh và hóa chất. Cá tra được nuôi trong hệ thống

tuần hoàn này thể hiện mùi làm giảm giá trị xuất khẩu. Tuy nhiên, đây là công nghệ nuôi tiên tiến

sẽ được nghiên cứu sâu hơn và phát triển ứng dụng ở quy mô lớn tại Việt Nam trong tương lai gần

Đánh giá tăng trưởng và chất lượng cá tra (pangasianodon hypophthalmus) nuôi thương phẩm trong hệ thống tuần hoàn ngoài trời quy mô pilot trang 1

Trang 1

Đánh giá tăng trưởng và chất lượng cá tra (pangasianodon hypophthalmus) nuôi thương phẩm trong hệ thống tuần hoàn ngoài trời quy mô pilot trang 2

Trang 2

Đánh giá tăng trưởng và chất lượng cá tra (pangasianodon hypophthalmus) nuôi thương phẩm trong hệ thống tuần hoàn ngoài trời quy mô pilot trang 3

Trang 3

Đánh giá tăng trưởng và chất lượng cá tra (pangasianodon hypophthalmus) nuôi thương phẩm trong hệ thống tuần hoàn ngoài trời quy mô pilot trang 4

Trang 4

Đánh giá tăng trưởng và chất lượng cá tra (pangasianodon hypophthalmus) nuôi thương phẩm trong hệ thống tuần hoàn ngoài trời quy mô pilot trang 5

Trang 5

Đánh giá tăng trưởng và chất lượng cá tra (pangasianodon hypophthalmus) nuôi thương phẩm trong hệ thống tuần hoàn ngoài trời quy mô pilot trang 6

Trang 6

Đánh giá tăng trưởng và chất lượng cá tra (pangasianodon hypophthalmus) nuôi thương phẩm trong hệ thống tuần hoàn ngoài trời quy mô pilot trang 7

Trang 7

Đánh giá tăng trưởng và chất lượng cá tra (pangasianodon hypophthalmus) nuôi thương phẩm trong hệ thống tuần hoàn ngoài trời quy mô pilot trang 8

Trang 8

Đánh giá tăng trưởng và chất lượng cá tra (pangasianodon hypophthalmus) nuôi thương phẩm trong hệ thống tuần hoàn ngoài trời quy mô pilot trang 9

Trang 9

Đánh giá tăng trưởng và chất lượng cá tra (pangasianodon hypophthalmus) nuôi thương phẩm trong hệ thống tuần hoàn ngoài trời quy mô pilot trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 11 trang minhkhanh 8280
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Đánh giá tăng trưởng và chất lượng cá tra (pangasianodon hypophthalmus) nuôi thương phẩm trong hệ thống tuần hoàn ngoài trời quy mô pilot", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá tăng trưởng và chất lượng cá tra (pangasianodon hypophthalmus) nuôi thương phẩm trong hệ thống tuần hoàn ngoài trời quy mô pilot

Đánh giá tăng trưởng và chất lượng cá tra (pangasianodon hypophthalmus) nuôi thương phẩm trong hệ thống tuần hoàn ngoài trời quy mô pilot
37TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 4 - THAÙNG 10/2014
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
1 Phòng Sinh học Thực Nghiệm, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 2. 
*Email: huynhnguyen02@gmail.com 
2 Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 2.
ĐÁNH GIÁ TĂNG TRƯỞNG VÀ CHẤT LƯỢNG CÁ TRA 
(Pangasianodon hypophthalmus) NUÔI THƯƠNG PHẨM TRONG 
HỆ THỐNG TUẦN HOÀN NGOÀI TRỜI QUY MÔ PILOT
 Nguyễn Văn Huỳnh1*, Nguyễn Nhứt1, Nguyễn Hồng Quân1, 
Lê Ngọc Hạnh1, Nguyễn Văn Hảo2
TÓM TẮT
Trong những năm gần đây, công nghệ nuôi cá tra trong ao truyền thống đã và đang làm ô nhiễm 
môi trường nước thủy vực. Nghề nuôi cá tra cần có một công nghệ tiên tiến để nâng cao sản lượng 
và hạn chế ô nhiễm môi trường. Chính vì thế, hệ thống tuần hoàn ngoài trời quy mô pilot đã được 
nghiên cứu với mật độ nuôi cao, nó có thể ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng và chất lượng cá. Mục 
tiêu của nghiên cứu này nhằm đánh giá sự tăng trưởng và chất lượng cá tra trong hệ thống tuần 
hoàn và so sánh với các ao nuôi truyền thống. Hệ thống nuôi cá tuần hoàn ngoài trời bao gồm một 
ao cá diện tích 196m2, một ao lắng 70m2, một hệ thống lọc sinh học 25 m3. Diện tích tổng cộng của 
hệ thống tuần hoàn thí nghiệm là 226m2. Kết quả cho thấy năng suất nuôi đạt 88,2kg/m2, tỷ lệ sống 
81,1%, hệ số chuyển đổi thức ăn 1,6, cá trong quần đàn đạt thịt trắng 100%, tỷ lệ thu hồi phi lê thô 
1,95 và cá thương phẩm không nhiễm thuốc kháng sinh và hóa chất. Cá tra được nuôi trong hệ thống 
tuần hoàn này thể hiện mùi làm giảm giá trị xuất khẩu. Tuy nhiên, đây là công nghệ nuôi tiên tiến 
sẽ được nghiên cứu sâu hơn và phát triển ứng dụng ở quy mô lớn tại Việt Nam trong tương lai gần.
 Từ khóa: cá tra, tuần hoàn, tăng trưởng, FCR, phi lê.
I. MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, nghề nuôi cá tra 
đã và đang phát triển, kim ngạch xuất khẩu cá 
tra mang lại cho Việt Nam hàng tỷ đô la. Diện 
tích nuôi 5.400 ha và tổng sản lượng 1.200.000 
tấn (Phan Thanh Lâm và ctv., 2009). Bên cạnh 
những thành tựu đó, nghề nuôi cá tra cũng gặp 
nhiều khó khăn như: thị trường không ổn định, 
quy trình nuôi truyền thống không mang tính 
bền vững với môi trường xung quanh. Điều này 
dẫn đến sản phẩm thịt cá chưa hấp dẫn người 
tiêu dùng, sự ô nhiễm môi trường nước tăng 
nhanh và bệnh dịch xảy ra với tần suất cao 15 
bệnh/hội chứng xảy ra trong chu kỳ nuôi (Phan 
Thanh Lam và ctv., 2009).
Tính không bền vững về môi trường của 
công nghệ nuôi hiện nay ở ĐBSCL là việc thay 
nước khá lớn tạo ra một hệ thống hở. Hầu hết 
các chất thải của ao nuôi cá tra không được 
xử lý trước khi thải trực tiếp ra thủy vực xung 
quanh và làm ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng 
đến sự phát triển của nghề nuôi cá tra, đến sức 
khỏe cộng đồng. Theo Bosma và ctv., (2008) và 
Phan Thanh Lâm và ctv., (2009), lượng nước sử 
dụng để sản xuất 1kg cá tra là 2.500 – 4.500L, 
lượng chất thải thải ra môi trường có hàm lượng 
nitrogen và phosphorus khá cao. Bên cạnh vấn 
đề gây ô nhiễm, sự thay nước hàng ngày với 
khối lượng lớn là cơ hội cho lây lan mầm bệnh 
theo đường truyền ngang bùng nổ dịch bệnh 
toàn khu vực.
Trước bối cảnh khó khăn đó, Viện Nghiên 
cứu Nuôi trồng Thủy sản 2 đã tìm kiếm một 
giải pháp nuôi cá tra bền vững, an toàn sinh học 
38 TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 4 - THAÙNG 10/2014
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
bằng tiếp cận công nghệ nuôi tuần hoàn (RAS) 
ít thay nước cho cá tra nuôi thương phẩm trên 
đề tài khoa học nuôi thử nghiệm mô hình RAS 
quy mô pilot. Tuy nhiên, việc áp dụng RAS cho 
cá tra phải mang lại hai lợi ích là giảm thiểu 
ô nhiễm môi trường và chất lượng cá đạt chỉ 
tiêu xuất khẩu. Vì vậy, nghiên cứu này tập trung 
đánh giá tăng trưởng và chất lượng cá tra nuôi 
thương phẩm bằng hệ thống tuần hoàn. 
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP 
NGHIÊN CỨU
2.1. Nguyên vật liệu 
Cá tra giai đoạn giống có kích cỡ 16,1 g 
và 34-46 g được thả nuôi trong hệ thống RAS 
và ao nuôi tương ứng. Thức ăn thương mại của 
công ty Vĩnh Hoàn có protein 28-30 % sử dụng 
cho ao nuôi ở Đồng Tháp và công ty Green 
Feed protein 28-30% sử dụng cho ao nuôi Vĩnh 
Long. Hệ thống nuôi cá thương phẩm tuần hoàn 
thiết kế theo đề tài “Nghiên cứu xây dựng công 
nghệ nuôi cá tra thâm canh bằng hệ thống tuần 
hoàn đảm bảo an toàn sinh học và không gây 
ô nhiễm môi trường”. Hệ thống nuôi ao đất tại 
Vĩnh Long và Đồng Tháp.
2.2. Bố trí thí nghiệm
Hệ thống tuần hoàn pilot ngoài trời 
Cấu tạo hệ thống: hệ thống tuần hoàn bao 
gồm một ao nuôi xi măng hình vuông diện tích 
196 m2, một bể lắng xử lý chất thải rắn diện 
tích 70 m2 và hệ thống lọc sinh học sử dụng 
giá thể bám vi sinh diện tích đặc hiệu 800 m2/
m3, thể tích lồng sinh học 25 m3, vật thể bám vi 
sinh chiếm 60% thể tích lồng sinh học (14 m3) 
được lắp đặt giữa ao và hai góc ao (hình 1). Hệ 
thống bơm cung cấp khí và bơm phân thải bằng 
airlift. Thời gian lưu của hệ thống lọc sinh học 
HRT=11 phút. 
Hình 1. Thiết kế hệ thống tuần hoàn cho ao nuôi cá tra thương phẩm quy mô pilot
Nguyên lý hoạt động hệ thống: nước từ ao 
nuôi chứa chất thải hòa tan và chất thải rắn, hệ 
thống airlift cung cấp oxy cho ao tạo dòng chảy 
li tâm gom chất thải rắn giữa ao vào hố thu phân 
có đường kính 1 m, sâu 1 m. Phân cá được airlift 
bơm sang hệ thống ao lắng với vận tốc 16 L/s, 
nơi đây diễn ra lắng chất thải và thực hiện quá 
trình khử nitrate sử dụng nguồn carbon hữu cơ từ 
phân cá. Nước được lắng xử lý nitrate bơm trở lại 
ao nuôi. Trong nội tại ao nuôi chất thải lỏng được 
hệ thống lọc sinh học hoạt động 24 giờ/ngày khử 
ammonia và nitrite trong nước làm sạch nước.
Phương pháp nuôi: cá tra giống nuôi trong 
hệ thống tuần hoàn với mật độ 140 con/m2 có 
khối lượng trung bình là 16,1 g/con. Thời gian 
nuôi 210 ngày. Sử dụng thức ăn thương mại của 
công ty Dehues với hàm lượng protein 28-30%. 
Lượng cho ăn theo nhu cầu của cá, sử dụng 
phương pháp cho ăn bằng tay 4 lần/ngày. Chế 
độ và tỷ lệ thay nước phù thuộc vào chất lượng 
nước ao tại thời điểm. Vị trí thự ... ong khi đó ao nuôi 
truyền thống sử dụng mực nước thông thường 
5 m tương đương với năng suất (5,3 kg/m3). 
Qua thực nghiệm thấy rằng phương thức nuôi 
cá bằng hệ thống tuần hoàn không cần phải sử 
dụng mực nước sâu như ao truyền thống nhưng 
vẫn đáp ứng được năng suất nuôi tối đa. Cụ thể 
trong hệ thống nuôi RAS thực nghiệm trong nhà 
cho cá tra thương phẩm (Nguyễn Nhứt và ctv., 
2014) sử dụng mực nước nuôi thấp 0,8m cho 
năng suất 199 kg/m3. Quan niệm người nuôi cá 
tra với mực nước sâu để tăng năng suất tối ưu 
chỉ đúng trong trường hợp với ao nuôi truyền 
thống, trong khi đó cá tra thương phẩm chủ yếu 
phân tầng sống từ độ sâu 2 m nước trở lên tính 
từ đáy ao chiếm hơn 80% được nghiên cứu bởi 
Lefevre và ctv., (2011). Có nghĩa 2-3 m nước 
gần đáy ao cá không sử dụng không gian để 
sống và sinh trưởng nhưng xây dựng ao nuôi 
chi phí cao hơn và ảnh hưởng đến nguồn nước 
ngầm khi dinh dưỡng trong nước ao nuôi thẩm 
thấu sâu xuống các tầng nước ngầm. 
Mặc dù mật độ nuôi trong hệ thống RAS 
(140 con/m2) cao hơn khá nhiều so với hệ thống 
nuôi cá tra thương phẩm trong ao (27-33 con/
m2). Nhưng tốc độ tăng trưởng đặc trưng của 
cá tra trong hệ thống RAS cao hơn so với ao 
nuôi từ 0,17-0,32%/con/ngày. Sự khác biệt này 
chủ yếu có thể là do tần suất xuất hiện bệnh của 
cá trong ao nuôi cao hơn đồng nghĩa với thời 
gian chữa trị, giảm thức ăn kéo dài làm tốc độ 
tăng trưởng giảm. Hơn thế nữa, việc sử dụng 
hóa chất và kháng sinh trong quá trình nuôi tác 
động đến sự sinh trưởng của cá tra trong ao nuôi 
truyền thống.
Qua số liệu ghi nhận cho thấy tỷ lệ cá chết 
20% trong hệ thống RAS ở thời gian 1 tháng 
đầu kể từ ngày thả giống cá có dấu hiệu nhiễm 
bệnh xuất huyết, tỷ lệ chết 25 ngày đầu từ 0,2-
0,5%/ngày không đáng kể nên việc can thiệp 
giải pháp chữa trị không được thực hiện vì đa số 
cá bị xây xát trong quá trình vận chuyển do kéo 
lưới tạo nên. Kết quả này cũng tương đồng với 
kết quả tỷ lệ chết của các ao nuôi truyền thống 
ở Vĩnh Long và Đồng Tháp. Ao nuôi bằng hệ 
thống RAS có tỷ lệ chết kéo dài và bùng phát 
44 TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 4 - THAÙNG 10/2014
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
mạnh ở ngày 30-37 của chu kỳ nuôi khoảng 
5-8% bệnh có dấu hiệu lây lan mạnh trong hệ 
thống, giải pháp can thiệp chữa trị cho cá bằng 
sử dụng kháng sinh oxyteramycine liều lượng 
trộn vào thức ăn 10g/kg suốt 7 ngày tỷ lệ chết 
giảm rõ rệt bằng 0%. Nguyên nhân này được 
khẳng định giống như hiện tượng cá chết trong 
3 tháng nuôi đầu tiên sau khi thả giống ở các 
ao nuôi thương phẩm theo phương pháp truyền 
thống được báo cáo bởi Phan Thanh Lam và 
ctv., (2009) cho tỷ lệ chết đến 30%. Phải chăng 
sự nhiễm bệnh của đàn cá giống tại cơ sở sản 
xuất giống cùng với tác nhân vận chuyển đường 
dài và phương pháp đánh bắt cá giống thật sự 
không bảo đảm dẫn đến xuất hiện bệnh. Trong 
khi đó cá thí nghiệm trong mô hình này đã chủ 
động loại mầm bệnh ký sinh trùng ngoại và nội, 
không quan tâm đến mầm bệnh do vi khuẩn là 
chưa hoàn toàn hợp lý dẫn đến bệnh vẫn còn 
xảy ra. Trong hệ thống RAS, sau chu kỳ nuôi 40 
ngày hầu như cá chết không đáng kể và kéo dài 
đến kết thúc vụ nuôi. Tuy nhiên, ở các ao nuôi 
truyền thống tại Vĩnh Long và Đồng Tháp thì tỷ 
lệ chết vẫn còn tiếp tục tăng mạnh vì trong thời 
gian nuôi có xuất hiện bệnh thêm 2-3 đợt. Điều 
này cho thấy việc xử lý sạch mầm bệnh cho cá 
giống trước khi đưa vào nuôi trong hệ thống 
tuần hoàn là một khâu rất quan trọng giúp tăng 
tỷ lệ sống của đàn cá nuôi. Hơn nữa, hệ thống 
tuần hoàn có ưu điểm giảm tỷ lệ nhiễm bệnh 
cho đàn cá nuôi so với ao nuôi truyền thống 
trong quá trình nuôi.
Sự biến động của FCR suốt chu kỳ nuôi 
của hệ thống RAS và ao nuôi thông thường của 
Vĩnh Long và Đồng Tháp. Nhìn chung, FCR 
của cá nuôi tăng dần theo chu kỳ nuôi. Hệ thống 
RAS, trong chu kỳ nuôi đến kích cỡ cá đạt trọng 
lượng 830g/con FCR được xác định là 1,4 trước 
khi thực hiện giải pháp cho ăn ít và bỏ đói để 
khử mùi hôi bùn và rong của thịt cá. Thí nghiệm 
được thử nghiệm kéo dài trong trình trạng thức 
ăn hạn chế và bỏ đói cá, cá không thể phát triển 
nếu thiếu năng lượng cho cá hoạt động vì thế cá 
giảm trọng lượng trong thời gian xử lý và làm 
tăng FCR ở thời gian cuối chu kỳ nuôi đạt 1,6. 
Nếu như trong quá trình thực nghiệm đã có các 
giải pháp chủ động khử mùi hôi bùn của cá có 
lẽ hệ số FCR của cá đạt khoảng 1,4 và rất có ý 
nghĩa trong sản xuất, sẽ tiết kiệm 12,5% thức 
ăn đối với hệ thống nuôi bằng công nghệ tuần 
hoàn. Nếu tính toán với FCR = 1,6 thì mức hệ số 
chuyển đổi thức ăn này cũng chấp nhận được so 
với công nghệ nuôi truyền thống của Vĩnh Long 
và Đồng Tháp. Nếu so sánh với kết quả nghiên 
cứu của Phan Thanh Lâm và ctv., (2009) thì kết 
quả này tương đồng.
4.3. Chất lượng thịt cá
Màu sắc thịt cá phi lê là một trong những chỉ 
tiêu quan trọng nhất để xuất khẩu. Trong nghiên 
cứu này cho thấy tỷ lệ đàn cá đạt thịt trắng và tỷ 
lệ thịt trắng cao hơn so với ao nuôi bằng công 
nghệ thông thường ở Vĩnh Long và Đồng Tháp. 
Kết quả nghiên cứu này cho tỷ lệ thịt trắng cao 
hơn kết quả nghiên cứu (70% quần đàn đạt thịt 
trắng) của Bạch Thị Quỳnh Mai và ctv., (2003) 
sử dụng kỹ thuật thay nước và dùng oxy đáy cải 
thiện. Nguyên nhân gây màu thịt cá chưa được 
nghiên cứu rõ. Việc sử dụng nguồn thức ăn có 
chứa caroten và hàm lượng oxy ảnh hưởng đến 
màu sắc cơ thịt cá (Bạch Thị Quỳnh Mai và ctv., 
2003). Một số ý kiến khác của người nuôi cho 
rằng tảo và mùn bã hữu cơ trong hệ thống nuôi 
cũng ảnh hưởng đến màu sắc thịt cá tra chưa 
được kiểm chứng. Tuy nhiên, kết quả nghiên 
cứu này cho thấy trong ao RAS có hàm lượng 
45TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 4 - THAÙNG 10/2014
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
TSS cao nhưng không ảnh hưởng đến màu sắc 
của thịt cá tra thương phẩm.
Về phần mùi vị cá, được đánh giá cảm 
quan và còn mang tính chất chủ quan của từng 
kỹ thuật. Theo các chuyên gia đánh giá chất 
lượng thì mùi thịt cá trong thí nghiệm nằm ở 
cấp độ 3. Thông thường, cá nuôi trong hệ thống 
tuần hoàn thường có mùi “hôi bùn” làm giảm 
chất lượng cá được báo cáo trên đối tượng 
cá rô phi và cá trê .Nguyên nhân tạo mùi hôi 
bùn trong thịt cá tra trong hệ thống tuần hoàn 
chưa được xác định. Nhưng đây là một trong 
những khó khăn của hệ thống nuôi tuần hoàn ít 
thay nước, lượng bùn, tảo bám, vi khuẩn hình 
sợi, hữu cơ phân hủy và vi sinh vật tích lũy 
trong thời gian dài có lẽ ảnh hưởng lên chất 
lượng thịt cá về mùi (Tucker, 1999). Theo kinh 
nghiệm một số trang trại nuôi cá rô phi bằng 
công nghệ tuần hoàn cũng có hiện tượng tương 
đồng nhưng được xử lý mùi bằng giải pháp 
thay nước ở cuối chu kỳ nuôi đã cải thiện đáng 
kể mùi của thịt cá (Marc Verdegem thông tin 
cá nhân, 2013). Đối với thí nghiệm này đã áp 
dụng giải pháp kỹ thuật tương tự như các kinh 
nghiệm của các trang trại ở Châu Âu nhưng kết 
quả không được cải thiện hoàn toàn. Có thể là 
trong quá trình 8 tháng nuôi không thay nước 
đã tích lũy về tác nhân gây mùi khá lớn mà thời 
gian xử lý lại ngắn. Trong thực tế, ao nuôi cá 
tra truyền thống thay nước khá lớn hàng ngày 
diễn ra từ đầu đến kết thúc vụ nuôi và cải thiện 
chế độ ăn trong thời gian dài đã mang lại một 
số kết quả trong việc khử mùi mặc dù chưa có 
báo cáo khoa học.
Đánh giá mức độ săn chắc cơ thịt cá là một 
trong chỉ tiêu này thể hiện mức độ săn chắc 
cơ thịt của cá, thịt càng săn chắc thì tỷ lệ nước 
trong thịt càng ít vì thế giảm được tỷ lệ hao hụt 
sau khi chế biến. Thịt cá tra nuôi trong hệ thống 
tuần hoàn có độ dai cao là do cá nuôi mật độ cao 
trong ao lại có dòng nước chảy nên có thể cá 
hoạt động nhiều, thịt cá dai đạt chỉ tiêu ưa thích 
thu mua của các nhà máy chế biến.
Cá tra nuôi trong hệ thống tuần hoàn cá 
không bị nhiễm bất cứ bệnh nào khác kể cả 
bệnh nhiễm khuẩn và bệnh ký sinh trùng nên 
giai đoạn nuôi 30-260 ngày không sử dụng đến 
thuốc hoặc hóa chất. Bằng cảm quan đánh giá 
hình dạng thịt phi lê của cá không bị biến dạng 
xù xì gây mất mỹ quan, thớ thịt đều và nhẵn 
khi cắt. Đồng thời thông qua xét nghiệm thịt cá 
không thấy có tồn dư kháng sinh hay hóa chất 
trong thịt hay xương cá và thịt cá cũng không bị 
nhiễm khuẩn Ecoli cũng như mật độ các loại vi 
khuẩn đều đạt tiêu chuẩn xuất khẩu (theo TCVN 
8338:2010).
Tỷ lệ thu hồi thịt cá cũng là 1 yếu tố quan 
trọng quyết định giá trị đàn cá. Việc nuôi cá bảo 
đảm tỷ lệ thu hồi phi lê cao là một trong những 
yếu tố khá quan trọng trong kỹ thuật nuôi. 
Trung bình tỷ lệ thu hồi phi lê thô của cá tra 
thương phẩm nuôi theo truyền thống được đánh 
giá từ 1,95 -2,1. Trong nghiên cứu này cho tỷ lệ 
thu hồi phi lê (1,95) tương đối cao hơn 4 ao nuôi 
truyền thống đối chứng (2,04). Với tỷ lệ thu hồi 
phi lê trong nghiên cứu này được đánh giá là 
tương đồng với ao nuôi truyền thống. Tỷ lệ phi 
lê của cá được xác định ảnh hưởng bởi các yếu 
tố môi trường (dinh dưỡng, kỹ thuật chăm sóc, 
môi trường ao,) hơn là tính di truyền của đàn 
cá vì hệ số di truyền tính trạng này thấp (Nguyen 
Van Sang và ctv., 2009).
46 TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 4 - THAÙNG 10/2014
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
5.1. Kết luận
Các chỉ tiêu môi trường nước cho thấy 
hệ thống nuôi RAS kết hợp với hệ thống khử 
nitrate tạo cho môi trường nước ổn định trong 
suốt vụ nuôi và thích hợp cho cá tra phát triển.
Cá tra nuôi trong hệ thống tuần hoàn giảm 
thiểu được rủi ro về bệnh, cá sinh trưởng phát 
triển tốt. Mật độ nuôi, năng suất, tỷ lệ sống, tốc 
độ tăng trưởng và tỷ lệ quần đàn cá tra thương 
phẩm có thịt trắng cao hơn các ao nuôi theo 
phương pháp nuôi truyền thống. Hệ số chuyển 
đổi thức ăn và chất lượng cá tra nuôi trong hệ 
thống tuần hoàn tương đồng với ao nuôi bằng 
công nghệ truyền thống. Tuy nhiên, tỷ lệ mùi 
hôi bùn của thịt cá thu hoạch tồn tại trong hệ 
thống RAS.
5.2. Đề xuất
Để cải thiện tỷ lệ sống và hệ số thức ăn trong 
hệ thống tuần hoàn nuôi cá tra thương phẩm cần 
phải được nghiên cứu phương pháp xử lý nguồn 
giống sạch bệnh và loại thức ăn chuyên biệt cho 
hệ thống nuôi cá tra tuần hoàn với mật độ cao. 
Để nâng cao chất lượng cá thương phẩm cần 
nghiên cứu thêm phương pháp khử mùi hôi bùn 
trong thịt cá thương phẩm trong hệ thống tuần 
hoàn. Nhìn chung việc nuôi cá tra thương phẩm 
bằng hệ thống tuần hoàn có ý nghĩa nâng cao 
năng suất và chất lượng sản phẩm nên ứng dụng 
và phát triển mô hình ở quy mô sản xuất đại trà 
trong tương lai gần.
LỜI CẢM ƠN
Xin chân thành cảm ơn Bộ Nông Nghiệp 
và Phát triển Nông Thôn đã tài trợ kinh phí cho 
nghiên cứu này. Xin cảm ơn các chuyên gia 
đánh giá chất lượng cá tra thương phẩm thuộc 
công ty Cổ Phần Vĩnh Hoàn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
Nguyễn Nhứt, 2014. Nghiên cứu công nghệ nuôi cá 
tra (Pangasius hypophthalmus) thâm canh bằng 
hệ thống tuần hoàn đảm bảo an toàn sinh học và 
không gây ô nhiễm môi trường” Báo cáo tổng kết 
khoa học .Pp 15. 
Bạch Thị Quỳnh Mai, 2003. Xây dựng quy trình nuôi 
cá tra thịt trắng phục vụ xuất khẩu. Tuyển tập nghề 
cá sông Cửu Long. Pp 203-222.
Tài liệu tiếng Anh
Bosma, R.H., Hanh, C.T.T., Potting, J., 2009. 
Environmental Impact Assessment of the 
Pangasius Sector in the Mekong Delta. 
Wageningen University. 50 pp
Phan Thanh Lam, T. M. B., Thuy T.T. Nguyen, Geoff J. 
Gooley , Brett A. Ingramd, Hao V. Nguyen, Phuong 
T. Nguyen, Sena S. De Silva, 2009, Current status of 
farming practices of striped catfish, Pangasianodon 
hypophthalmus in the Mekong Delta, Vietnam, 
Aquaculture 296, 227–236.
Nguyen Van Sang, Magny Thomassen, Gunnar 
Klemetsdal, Hans Magnus Gjøen, 2009. Predicti-
on of fillet weight, fillet yield, and fillet fat for live 
river catfish (Pangasianodon hypophthalmus) 288 
: 3–4, 166–171.
Tucker, C.S., and Martine, V.D.P., 1999, Managing 
off-flavor problems in pond-raised catfish. SRAC 
publication . No 192. 8pp.
Timmon, M.B., Ebling J.M., Wheaton, F.W., 
Summerfelt, S.T., and Vinci, B.J., 2005. 
Recirculating Aquaculture Systems 2nd Edition. 
Northern Regional Aquaculture Center Publication 
No. 01 I002. Cayuga Aqua Ventures Ithaca, New 
York. 1176pp.
47TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 4 - THAÙNG 10/2014
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
AN EVALUATING GROWTH AND QUALITY OF STRIPED CATFISH 
(Pangasianodon hypophthalmus) IN AN OUTDOOR PILOT 
RECIRCULATING AQUACULTURE SYSTEM
Nguyen Van Huynh1* , Nguyen Nhut1, Nguyen Hong Quan1, 
Le Ngoc Hanh1, Nguyen Van Hao2
ABSTRACT
Recently, traditional technology for striped catfish culture in pond has been developed due to a 
water body pollution. Striped catfish industry need an innovation technology to increase production 
and reduces an environmental pollution. Therefore, an outdoor recirculating aquaculture system 
(RAS) has studied with high stocking density that can be effected on growth rate and quality of fish. 
The aim of this study is an evaluating growth and quality of fish in an outdoor pilot RAS to compare 
with traditional ponds. The outdoor RAS comprised a fish pond 196m2, a sedimentation pond 70m2 
and a biofilter 25m3. Its total area was 226m2. The result showed fish production 88.2kg/m2, sur-
vival rate 81.1%, feed conversion rate 1.6, all whiten- meat of fish population, crude fillet rate 1.95 
and without antibiotic/chemical contamination in fish plesh. Fish in the outdoor RAS indicated off-
flavor to reduce a value product for export. However, this innovation technology will be researched 
further and upscale in Vietnam in near future.
Keywords: Striped catfish, recirculating aquaculture system, growth, FCR, fillet.
Người phản biện: TS. Nguyễn Văn Sáng
Ngày nhận bài: 10/8/2014
Ngày thông qua phản biện: 28/8/2014
Ngày duyệt đăng: 05/9/2014
1 Department of Experimental Biology, Research Institute for Aquaculture No 2. 
*Email: huynhnguyen02@gmail.com 
2 Research Institute for Aquaculture No 2.

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_tang_truong_va_chat_luong_ca_tra_pangasianodon_hypo.pdf