Đánh giá kết quả đặt stent điều trị hẹp mạch nội sọ tại trung tâm điện quang bệnh viện Bạch Mai

Đột quỵ não bao gồm chảy máu não và nhồi

máu não, trong đó nhồi máu não chiếm từ 80-85% các

trường hợp. Đây là tình trạng bệnh lý thường gặp ở

người lớn tuổi, phổ biến nhất là những người có tiền

sử bệnh lý tiểu đường, tim mạch, huyết áp hay tăng

cholesterol máu [1], [2]. Ở các nước phát triển, đột quỵ

não là nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế và là nguyên

nhân hàng thứ ba gây tử vong hằng năm sau bệnh tim

mạch và ung thư [3]. Tỉ lệ đột quỵ não được dự báo sẽ

tăng lên nhanh chóng và sẽ đạt 1,2 triệu người mắc

mỗi năm vào năm 2025 [4], [5]. Tại Việt Nam, cùng với

mức sống của người dân ngày càng được cải thiện, lối

sống thay đổi theo hướng giảm vận động, tuổi thọ tăng

thì nguy cơ xuất hiện các bệnh lý đột quỵ não, đặc biệt

là nhồi máu não cũng gia tăng.

Bệnh hẹp mạch nội sọ (ICAD) là nguyên nhân

chính gây đột quỵ do thiếu máu cục bộ, với tỷ lệ xuất

hiện cao hơn ở người châu Á, da đen và Tây Ban Nha

so với người da trắng. Các yếu tố nguy cơ quan trọng

đối với hẹp mạch nội sọ bao gồm tuổi, tăng huyết áp,

đái tháo đường và hội chứng chuyển hóa. Bệnh nhân

hẹp mạch nội sọ có nguy cơ đột quỵ hàng năm 10% -

20%, nguy cơ đột quỵ cao hơn ở bệnh nhân hẹp mạch

mức độ nhiều (70 - 99%). Với nguy cơ tái phát đột quỵ

cao ở bệnh nhân hẹp mạch nội sọ có triệu chứng, cần

có chiến lược phòng ngừa thứ phát hiệu quả.

Đánh giá kết quả đặt stent điều trị hẹp mạch nội sọ tại trung tâm điện quang bệnh viện Bạch Mai trang 1

Trang 1

Đánh giá kết quả đặt stent điều trị hẹp mạch nội sọ tại trung tâm điện quang bệnh viện Bạch Mai trang 2

Trang 2

Đánh giá kết quả đặt stent điều trị hẹp mạch nội sọ tại trung tâm điện quang bệnh viện Bạch Mai trang 3

Trang 3

Đánh giá kết quả đặt stent điều trị hẹp mạch nội sọ tại trung tâm điện quang bệnh viện Bạch Mai trang 4

Trang 4

Đánh giá kết quả đặt stent điều trị hẹp mạch nội sọ tại trung tâm điện quang bệnh viện Bạch Mai trang 5

Trang 5

Đánh giá kết quả đặt stent điều trị hẹp mạch nội sọ tại trung tâm điện quang bệnh viện Bạch Mai trang 6

Trang 6

Đánh giá kết quả đặt stent điều trị hẹp mạch nội sọ tại trung tâm điện quang bệnh viện Bạch Mai trang 7

Trang 7

Đánh giá kết quả đặt stent điều trị hẹp mạch nội sọ tại trung tâm điện quang bệnh viện Bạch Mai trang 8

Trang 8

Đánh giá kết quả đặt stent điều trị hẹp mạch nội sọ tại trung tâm điện quang bệnh viện Bạch Mai trang 9

Trang 9

Đánh giá kết quả đặt stent điều trị hẹp mạch nội sọ tại trung tâm điện quang bệnh viện Bạch Mai trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 14 trang minhkhanh 5760
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Đánh giá kết quả đặt stent điều trị hẹp mạch nội sọ tại trung tâm điện quang bệnh viện Bạch Mai", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá kết quả đặt stent điều trị hẹp mạch nội sọ tại trung tâm điện quang bệnh viện Bạch Mai

Đánh giá kết quả đặt stent điều trị hẹp mạch nội sọ tại trung tâm điện quang bệnh viện Bạch Mai
ÑIEÄN QUANG VIEÄT NAM Số 41 - 12/2020 31
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
SCIENTIFIC RESEARCH
SUMMARY
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐẶT STENT ĐIỀU 
TRỊ HẸP MẠCH NỘI SỌ TẠI TRUNG TÂM 
ĐIỆN QUANG BỆNH VIỆN BẠCH MAI
Evaluation the results of the stenting on treatment 
of intracranial atherosclerosis at Bach Mai 
Hospital
Lê Hoàng Khoẻ*, Vũ Đăng Lưu*,** , Phạm Minh Thông*, 
Nguyễn Quang Anh*,**
Background & Aims: Evaluation the results of the stenting on 
treatment of Intracranial Atherosclerosis. 
Methods: A prospective, non-controlled intervention study in 
intracranial artery stenosis patients with or without symptoms. The patients 
were indicated for treatment with stent placement from June 2017 to June 
2020 at Radiology Center of Bach Mai Hospital.
Results: The study was performed on 18 patients, including 14 
patients have acute celebral ischemic stroke with intracranial stenosis and 
4 patients have simple intracranial stenosis. : The study was performed 
including 10 men (55.6%) and 8 women (44.4%). The mean age of 
patients was 66.28 ± 10.87 years. The rate of successful interventions for 
intracranial artery stenosis was 94.4%. There are 2 patients (11.11%) had 
acute or immediately post intervention. Symptoms and complications, 
especially related to intracranial artery stenosis, were observed in 4 patients 
(22.22%). After an average of 3 months of follow-up, 1 patient died from 
perforation causing cerebral hemorrhage (5.56%) and 03 patients from 
stent-obstructive cerebral infarction after intervention (16.67%). Results 
of clinical recovery after stenting based on mRs scores with mortality, 
good recovery and slow recovery were 22.22%, 44.45% and 33.33%, 
respectively.
Conclusion: The results of stent treatment for intracranial artery 
stenosis in our research have a high success rate. The safety of the 
intervention and post treatment clinical recovery rate are high.
Key words: ICAD, PTAS
* Trường đại học Y Hà Nội
** Trung tâm điện quang, 
Bệnh viện Bạch Mai
ÑIEÄN QUANG VIEÄT NAM Số 41 - 12/202032
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đột quỵ não bao gồm chảy máu não và nhồi 
máu não, trong đó nhồi máu não chiếm từ 80-85% các 
trường hợp. Đây là tình trạng bệnh lý thường gặp ở 
người lớn tuổi, phổ biến nhất là những người có tiền 
sử bệnh lý tiểu đường, tim mạch, huyết áp hay tăng 
cholesterol máu [1], [2]. Ở các nước phát triển, đột quỵ 
não là nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế và là nguyên 
nhân hàng thứ ba gây tử vong hằng năm sau bệnh tim 
mạch và ung thư [3]. Tỉ lệ đột quỵ não được dự báo sẽ 
tăng lên nhanh chóng và sẽ đạt 1,2 triệu người mắc 
mỗi năm vào năm 2025 [4], [5]. Tại Việt Nam, cùng với 
mức sống của người dân ngày càng được cải thiện, lối 
sống thay đổi theo hướng giảm vận động, tuổi thọ tăng 
thì nguy cơ xuất hiện các bệnh lý đột quỵ não, đặc biệt 
là nhồi máu não cũng gia tăng. 
Bệnh hẹp mạch nội sọ (ICAD) là nguyên nhân 
chính gây đột quỵ do thiếu máu cục bộ, với tỷ lệ xuất 
hiện cao hơn ở người châu Á, da đen và Tây Ban Nha 
so với người da trắng. Các yếu tố nguy cơ quan trọng 
đối với hẹp mạch nội sọ bao gồm tuổi, tăng huyết áp, 
đái tháo đường và hội chứng chuyển hóa. Bệnh nhân 
hẹp mạch nội sọ có nguy cơ đột quỵ hàng năm 10% - 
20%, nguy cơ đột quỵ cao hơn ở bệnh nhân hẹp mạch 
mức độ nhiều (70 - 99%). Với nguy cơ tái phát đột quỵ 
cao ở bệnh nhân hẹp mạch nội sọ có triệu chứng, cần 
có chiến lược phòng ngừa thứ phát hiệu quả. 
Những năm gần đây đã có nhiều nghiên cứu trên 
thế giới dựa vào lâm sàng và các giá trị hình ảnh học 
để đánh giá hiệu quả điều trị đặt stent ở những bệnh 
nhân ICAD. Tuy nhiên, trong nước hiện chưa có đề 
tài nào nghiên cứu đầy đủ về vai trò và hiệu quả thật 
sự của phương pháp này, vì vậy, chúng tôi tiến hành 
nghiên cứu đề tài với mục tiêu đánh giá kết quả đặt 
stent điều trị hẹp mạch nội sọ tại trung tâm Điện quang 
Bệnh viện Bạch Mai. 
II. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP 
1. Đối tượng nghiên cứu
Tiêu chuẩn chọn: bệnh nhân được lựa chọn theo 
theo khuyến cáo điều trị của ASA/AHA 2019. Có hẹp 
động mạch nội sọ ≥ 70% có hay không có triệu chứng, 
hoặc hẹp động mạch nội sọ ≥ 50%, có triệu chứng (TIA 
hoặc nhồi máu não) nhập viện. Bệnh nhân có nhồi máu 
não cấp được tiến hành lấy huyết khối và được xác 
định có hẹp mạch nội sọ trong quá trình can thiệp bằng 
hình ảnh DSA và có xu hướng tắc mạch sau tái thông 
5 đến 15 phút. 
Tiêu chuẩn loại trừ: Những bệnh nhân có dị ứng 
thuốc cản quang, đang có rối loạn về đông cầm máu, 
không có đầy đủ thông tin hồ sơ bệnh án hoặc không 
có khả năng can thiệp (bất thường giải phẫu, mạch xơ 
vữa nặng..) và những bệnh nhân được xác định hẹp 
mạch nội sọ nhưng sau lấy huyết khối cấp biến chứng 
như thủng lòng mạch
2. Quy trình thực hiện và phương pháp nghiên 
cứu
Bệnh nhân có tiền sử hoặc có dấu hiệu lâm sàng 
của đột quỵ não nhập viên, được chụp mạch cắt lớp, 
cộng hưởng từ có hình ảnh hẹp động mạch nội sọ hoặc 
tắc các mạch máu lớn. Đối với nhóm có chỉ định và 
đồng ý với chỉ định đặt stent điều trị hẹp mạch nội sọ.
Quy trình đặt stent động mạch não đoạn nội sọ: 
Một đường rạch nhỏ được tạo ở sát nếp bẹn. Catheter 
được đưa vào đường động mạch qua đường rạch, và 
bác sĩ can thiệp sẽ đẩy đến vị trị hẹp của động mạch nội 
sọ. Sau khi xác định được vị trí hẹp mạch, động mạch 
được nong rộng ra để tạo đường đi cho stent. Để thực 
hiện điều này thì bác sĩ can thiệp sẽ đặt và bơm bóng 
thông qua catheter tại vị trí bị hẹp. Khi đã nong, bóng 
được thả xẹp và rút ra. Sau đó stent sẽ được đưa đến 
vị trí đoạn động mạch cần đặt và được thả, tái lưu thông 
dòng máu lên não. Khi stent đã được thả, bóng được 
tiếp tục đưa vào và bơm lên trong lòng stent để giúp 
stent nở hiệu quả và cố định vào thành động mạch. Sau 
đó bóng và catheter sẽ được rút. Đường vào qua nếp 
bẹn, cánh tay hay cổ tay được đóng lại. Stent được giữ 
trong lòng động mạch để chống hẹp. Nong bóng có thể 
được thực hiện trước hoặc sau khi stent tuỳ quan đi ... huật và bệnh nhân tử vong vài ngày sau 
đó do chảy máu nội sọ mức độ nghiêm trọng gây tăng 
áp lực nội sọ, tụt kẹt nhu mô não
Trong nghiên cứu của chúng tôi cũng như các 
nghiên cứu khác trên thế giới, biến chứng hay gặp là 
tắc stent sau can thiệp. Tắc stent (ngay sau can thiệp 
và sau 24 giờ) chủ yếu do hình thành huyết khối trong 
lòng stent. Tất cả bệnh nhân có tái tắc stent sau can 
thiệp đều ở có nhồi máu não cấp, không có sự chuẩn 
bị về việc uống thuốc chống đông như Aspirin và Plavix 
trước đó 03-05 ngày nên tỷ lệ tái tắc sent khá cao. Mặc 
dù được bolus 03 viên Aspirin 100mg hoặc 02 viên 
Ticargelor 90mg bằng đường dạ dày ngay trước can 
thiệp đặt stent nhưng cũng rất khó để có thể giải quyết 
được tình trạng tắc stent.
Kết quả là nghiên cứu của chúng tôi có 03 bệnh 
nhân tắc lại stent trong nghiên cứu này (chiếm tỉ lệ 
21,43%), trong đó 01 bệnh nhân tắc stent ngay sau đặt 
và 02 bệnh nhân tắc stent sau 24 giờ. Số bệnh nhân 
khá tương đồng với số bệnh nhân trong nghiên cứu 
của Gross [17] (NIHSS và cộng sự với 4/60 bệnh nhân 
(chiếm tỉ lệ khoảng 7%), do hình thành huyết khối cấp 
gây tắc stent trong vòng 24 giờ. Điều này cho thấy rằng 
việc dùng thuốc chống đông đối với các bệnh nhân đặt 
stent điều tri hẹp mạch nội sọ cấp cứu có thể không 
có hiệu quả, có khả năng tắc lại stent sau can thiệp 
khá cao. Một nghiên cứu của Kass-Hout [18] và cộng 
sự trên 25 bệnh nhân cho thấy rằng các thuốc chống 
đông kép như Aspirin và Clopidogrel nếu được dùng 
trước can thiệp một thời gian sẽ có hiệu qủa tốt với can 
thiệp đặt stent điều trị hẹp mạch nội sọ, giúp giảm thiểu 
biến chứng tắc stent sau can thiệp. Thời gian gần đây 
trên thế giới, với hầu hết bệnh nhân được đặt stent nội 
sọ, chất ức chế glycoprotein IIb/IIIa (GPI) đường động 
mạch được dùng để giải quyết hoặc ngăn ngừa huyết 
khối cấp tính trong stent và liên quan đến thuyên tắc do 
huyết khối. Thông thường, các nghiên cứu trên thế giới 
thường dùng 5 đến 10 mg abciximab hoặc 0,5 đến 2,0 
mg tirofiban, cho thấy hiệu quả rõ rệt trong việc giảm 
biến chứng huyết khối cấp tính hình thành trong lòng 
stent [14]. Nhưng hiện tại đây là những loại thuốc mới 
và giá thành khá cao nên ở Bệnh viện Bạch Mai chưa 
thể tiến hành đưa các loại thuốc này vào để điều trị cho 
bệnh nhân nhằm nâng cao hiệu quả và giảm thiểu biến 
chứng khi đặt stent điều trị hẹp mạch nội sọ.
Nhóm bệnh nhân hẹp mạch nội sọ đơn thuần
Trong nhóm bệnh nhân này của chúng tôi, không 
xuất hiện bệnh nhân nào có biến chứng xuất huyết não 
trong và sau quá trình can thiệp. Kết quả này của chúng 
tôi thấp hơn so với nghiên cứu SAMMPRIS [8] với tỷ 
lệ là 4,5% (xuất hiện ở 10/224 bệnh nhân), nghiên cứu 
THE VISSIT [9] với tỷ lệ 8,6% (xuất hiện ở 5/58 bệnh 
nhân) và ở nghiên cứu WEAVE [10] cũng có 1 bệnh 
nhân có biến chứng thủng lòng mạch gây xuất huyết 
ÑIEÄN QUANG VIEÄT NAM Số 41 - 12/202040
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
nội sọ, chiếm tỉ lệ 0,7%. Điều nãy cũng cho thấy rằng 
tỷ lệ biến chứng chảy máu sau can thiệp đặt stent là 
không quá cao. Tỷ lệ xuất huyết của chúng tôi thấp hơn 
các nghiên cứu khác nguyên nhân một phần là do cỡ 
mẫu của chúng tôi khá bé (N=4) và một phần do trong 
quá trình can thiệp không có biến chứng thủng hay rách 
thành mạch xảy ra.
Cũng giống như trước can thiệp, sau thủ thuật và 
tại các lần thăm khám sau 3 tháng, các BN đều mạch 
được tiến hành hỏi bệnh và đánh giá lâm sàng dựa trên 
tiêu chuẩn của thang điểm Raskin sửa đổi (mRs).
 Các bệnh nhân sau điều trị đặt stent trong vòng 
01 tháng phục hồi tốt với điểm mRs từ 0-2 điểm. Ở 
nghiên cứu THE VISSIT [9], điểm mRs xấu (mRs>2) 
sau quá trình theo dõi 12 tháng là 14/58 bệnh nhân, 
chiếm tỉ lệ 24,1%. Qua các nghiên cứu trên thế giới 
đặc biệt là nghiên cứu THE VISSIT có thể thấy rằng tỷ 
lệ bệnh nhân phục hồi chậm và tử vong (với mRs >2) 
chiếm tỉ lệ khá cao, cho thấy việc đặt stent điều trị hẹp 
mạch nội sọ vẫn còn nhiều thách thức và gian nan, đặc 
biệt là đối với các bệnh nhân có hẹp mạch nội sọ đơn 
thuần chưa có triệu chứng lâm sàng.
Trong các nghiên cứu như THE VISSIT hay 
SAMMPRIS tỉ lệ tử vong và nhồi máu não xảy ra 
sau khi can thiệp đặt stent cũng xảy ra khá phổ biến: ở 
nghiên cứu SAMMPRIS là 33/224 bệnh nhân chiếm tỉ lệ 
14,7% trong khi đó ở nghiên cứu THE VISSIT là 14/58 
bệnh nhân chiếm tỉ lệ 24,1%. Trong nghiên cứu của 
chúng tôi không có bệnh nhân nào tử vong hay xuất 
hiện các triệu chứng lâm sàng của đột quỵ hay TIA từ 
1 đến 3 tháng sau can thiệp. Điều này có thể giải thích 
rằng là do cỡ mẫu của chúng tôi bé (N=4) và tình trạng 
tử vong hay nhồi máu não xuất hiện sau can thiệp còn 
phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan khác như bệnh 
kèm theo, tuổi, tình trạng lâm sàng bệnh nhân lúc vào 
viện Nhưng qua các nghiên cứu chúng ta cũng có 
thể thấy rẳng các biến chứng sau quá trình can thiệp 
đặt stent nội sọ vẫn chiếm tỉ lệ cao và kỹ thuật đặt stent 
điều trị hẹp mạch nội sọ vẫn đang là một thách thức đối 
với các bác sĩ can thiệp nội mạch.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, biểu hiện lâm 
sàng của bệnh nhân tại các thời điểm sau can thiệp 3 
tháng đều thay đổi so với trước can thiệp. Điều này phù 
hợp với kết quả chung của nghiên cứu như SAMMPRIS 
[8], THE VISSIT9 và WEAVE [10] về tỉ lệ biến cố lâm 
sàng như tử vong, tỉ lệ đột quỵ thực sự hay nhồi máu 
não thoáng qua (TIA) tại các thời điểm tương ứng. 
Tái hẹp trong stent theo thời gian
Nhóm bệnh nhân nhồi máu cấp có hẹp mạch 
nội sọ
Trong quá trình nghiên cứu, trong số 13/14 bệnh 
nhân đặt stent thành công ở nhóm này, có 01 bệnh 
nhân có huyết khối cấp trong lòng mạch, gây tắc stent 
ngay sau đặt.
Có 09 bệnh nhân có hẹp stent sau đặt, trong đó 
có 02 bệnh nhân tắc stent sau 24 giờ. Cũng như các 
nghiên cứu khác, kỹ thuật can thiệp đặt stent nội sọ là 
một kỹ thuật phức tạp, có nhiều yếu tố nguy cơ, đặc 
biệt đối với những bệnh nhân cao tuổi, có bệnh nền và 
triệu chứng nhồi máu não do hẹp tắc động mạch nội sọ.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, ở nhóm bệnh 
nhân này có 09 bệnh nhân tái hẹp sau đặt stent với tỉ lệ 
trung bình là 45,00 ± 6,61 %, trong đó hẹp lại ít nhất sau 
đặt stent là 30% và hẹp lại nhiều nhất sau đặt stent là 
50%. Nghiên cứu của chúng tôi cũng có tỉ lệ tái hẹp lớn 
hơn sau đặt stent so với nghiên cứu THE VISSIT [9] với 
10/34 bệnh nhân chiếm tỉ lệ 29,4%, nhưng tỷ lệ hẹp lại 
ít hơn là từ 30-50% trong khi ở nghiên cứu THE VISSIT 
[9] chủ yếu hẹp lại từ 50-70%. Qua đó có thể cho thấy 
rằng đặt stent điều trị hẹp mạch nội sọ là một thách 
thức với các bác sĩ can thiệp nội mạch do tổn thương 
hẹp mạch nội sọ với các mảng xơ vữa và đường kính 
lòng mạch bé là các nguyên nhân chính gây tái hẹp 
stent sau khi đặt. 
Nhóm bệnh nhân hẹp mạch nội sọ đơn thuần
Trong nhóm bệnh nhân này không có bệnh nhân 
nào có tái hẹp có ý nghĩa trong thời gian sau can thiệp 
và sau theo dõi lâm sàng 03 tháng.
Trong 04 bệnh nhân, có 02 bệnh nhân stent nở 
hoàn toàn, ôm sát thành mạch, không có hẹp lòng 
stent sau khi đặt và nong bóng. Có 02 bệnh nhân hẹp 
lại khoảng 20% khẩu kính lòng mạch sau đặt stent và 
nong bóng nhưng không gây triệu chứng lâm sàng và 
không có biến chứng về thần kinh sau quá trình can 
thiệp và sau can thiệp 03 tháng.
ÑIEÄN QUANG VIEÄT NAM Số 41 - 12/2020 41
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tại các thời điểm theo dõi, trong nghiên cứu này 
chúng tôi không thấy trường hợp nào có xảy ra tái tắc 
trong stent sau 03 tháng ở cả hai nhóm. Tỉ lệ tái tắc 
stent thấp trong thời gian dưới 1 năm sau can thiệp 
tương tự với các nghiên cứu của các tác giả khác trên 
thế giới như THE VISSIT9, WEAVE [10].
Theo nhiều tác giả, các yếu tố ảnh hưởng đến tái 
hẹp trong stent là: tuổi cao, hút thuốc lá, ĐTĐ, RLLM, 
chiều dài, kích thước stent, dùng nhiều stent.
V. KẾT LUẬN 
Qua nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy mặc dù có 
một tỉ lệ biến chứng nhất định nhưng kết quả đặt stent 
điều trị hẹp mạch nội sọ trong nghiên cứu của chúng tôi 
có tỷ lệ thành công ở mức cao, tính an toàn trong can 
thiệp và tỷ lệ phục hồi lâm sàng sau can thiệp đều ở 
mức khá cao, góp phần điều trị và cứu sống bệnh nhân.
Ca lâm sàng: 
Bệnh nhân Hoàng Đình N, 62 tuổi (mã lưu trữ: I63/489) vào viện vì yếu nửa người phải kèm nuốt sặc, NIHSS 
14 điểm. MRI có hình ảnh nhồi máu cấp cầu não và bán cầu tiểu não phải (pc-ASPECTS: 7 điểm).DSA có hình ảnh 
tắc động mạch thân nền.
Bệnh nhân được tiến hành can thiệp nội mạch lấy huyết khối cơ học
ÑIEÄN QUANG VIEÄT NAM Số 41 - 12/202042
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Can thiệp tái thông mạch máu thành công. Chụp DSA thấy hình ảnh hẹp khít đoạn đầu động mạch thân nền. 
Dòng chảy chậm và có xu hướng tắc lại sau 10 phút. Có chỉ định đặt stent nội sọ.
Sau đặt stent và nong bóng, dòng chảy lưu thông tốt qua động mạch thân nền. Bệnh nhân sau đó phục hồi 
lâm sàng khá tốt với mRS là 3.
 TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tan KS, Wong KS, Venketasubramanian N, (2006),. Setting priorities in Asian stroke research. Neurology Asia. 
11: p. 5-11.
2. Lê Đức Hinh, (2010),. Chẩn đoán sớm cơn đột quỵ não. Nội san Hội thần kinh Việt Nam. 6(1): p. 3-7.
3. Bodmer N. Hemorrhagic and Ischemic Stroke: Medical, Imaging, Surgical, and Interventional Approaches, 1st 
Edition. Acad Radiol. 2013;20(6):792. 
4. Mauro MA, Murphy KPJ, Thomson KR, Venbrux AC, Morgan RA. Image-Guided Interventions E-Book: Expert 
Radiology Series.; 2013.
ÑIEÄN QUANG VIEÄT NAM Số 41 - 12/2020 43
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
5. Broderick JP. William M. Feinberg Lecture: Stroke Therapy in the Year 2025: Burden, Breakthroughs, and 
Barriers to Progress. Stroke. 2004;35(1):205-211. 
6. Holmstedt CA, Turan TN, Chimowitz MI. Atherosclerotic intracranial arterial stenosis: risk factors, diagnosis, 
and treatment. Lancet Neurol. 2013;12(11):1106-1114. 
7. Rodgers A, MacMahon S, Gamble G, Slattery J, Sandercock P, Warlow C. Blood pressure and risk of stroke in 
patients with cerebrovascular disease. The United Kingdom Transient Ischaemic Attack Collaborative Group. 
BMJ. 1996;313(7050):147. 
8. Derdeyn CP, Fiorella D, Lynn MJ, et al. Intracranial Stenting: SAMMPRIS. Stroke. 2013;44(6, Supplement 
1):S41-S44. 
9. Zaidat OO, Fitzsimmons B-F, Woodward BK, et al. Effect of a Balloon-Expandable Intracranial Stent vs Medical 
Therapy on Risk of Stroke in Patients With Symptomatic Intracranial Stenosis: The VISSIT Randomized Clinical 
Trial. JAMA. 2015;313(12):1240. 
10. Alexander MJ, Zauner A, Chaloupka JC, et al. WEAVE Trial: Final Results in 152 On-Label Patients. Stroke. 
2019;50(4):889-894. 
11. Nguyen TN, Zaidat OO, Gupta R, et al. Balloon Angioplasty for Intracranial Atherosclerotic Disease: 
Periprocedural Risks and Short-Term Outcomes in a Multicenter Study. Stroke. 2011;42(1):107-111. 
12. Karanam LSP, Sharma M, Alurkar A, Baddam SR, Pamidimukkala V, Polavarapu R. Balloon Angioplasty for 
Intracranial Atherosclerotic Disease: A Multicenter Study. J Vasc Interv Neurol. 2017;9(4):29-34.
13. Zhang X, Luo G, Jia B, et al. Differences in characteristics and outcomes after endovascular therapy: A single-
center analysis of patients with vertebrobasilar occlusion due to underlying intracranial atherosclerosis disease 
and embolism. Interv Neuroradiol. 2019;25(3):254-260. 
14. Baek J-H, Kim BM, Heo JH, Kim DJ, Nam HS, Kim YD. Outcomes of Endovascular Treatment for Acute 
Intracranial Atherosclerosis–Related Large Vessel Occlusion. Stroke. 2018;49(11):2699-2705. 
15. Fan Y, Li Y, Zhang T, et al. Endovascular therapy for acute vertebrobasilar occlusion underlying atherosclerosis: 
A single institution experience. Clin Neurol Neurosurg. 2019;176:78-82. 
16. Al Kasab S, Almadidy Z, Spiotta AM, et al. Endovascular treatment for AIS with underlying ICAD. J 
NeuroInterventional Surg. 2017;9(10):948-951. 
17. Gross BA, Desai SM, Walker G, Jankowitz BT, Jadhav A, Jovin TG. Balloon-mounted stents for acute 
intracranial large vessel occlusion secondary to presumed atherosclerotic disease: evolution in an era of 
supple intermediate catheters. J NeuroInterventional Surg. 2019;11(10):975-978. 
18. Kass-Hout T, Winningham M, Kass-Hout O, et al. Clopidogrel plus Aspirin for Symptomatic Intracranial 
Atherosclerotic Stenosis: A Pilot Study. Interv Neurol. 2016;5(3-4):157-164. 
TÓM TẮT
 Mục tiêu: Đánh giá kết quả đặt stent điều trị hẹp mạch nội sọ
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu tiến cứu can thiệp không đối chứng trên các bệnh nhân hẹp mạch 
nội sọ có hoặc không có triệu chứng và các bệnh nhân nhồi máu não cấp có hẹp mạch nội sọ, có chỉ định điều trị bằng phương 
pháp can thiệp nội mạch đặt stent trong thời gian từ 6/2017 đến 06/2020 tại Trung tâm điện quang bệnh viện Bạch Mai.
ÑIEÄN QUANG VIEÄT NAM Số 41 - 12/202044
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Kết quả: Nghiên cứu được thực hiện trên 18 bệnh nhân gồm 14 bệnh nhân nhồi máu não cấp có hẹp mạch nội sọ và 04 
bệnh nhân hẹp mạch nội sọ đơn thuần trong đó có 10 nam (55,6%) và 8 nữ (44,4%) với độ tuổi trung bình 66,28 ± 10,87 tuổi. 
Tỷ lệ can thiệp đặt stent thành công đoạn hẹp động mạch nội sọ là 94.44%. Biến chứng cấp trong và ngay sau can thiệp gặp ở 2 
bệnh nhân (chiếm 11,11%). Các triệu chứng, biến chứng đặc biệt liên quan đến bệnh lý hẹp mạch nội sọ gặp ở 04 bệnh nhân đều 
thuộc nhóm nhồi máu não cấp có hẹp mạch nội sọ(22,22%). Sau trung bình là 03 tháng theo dõi, 1 bệnh nhân tử vong do thủng 
lòng mạch gây xuất huyết não (5,56%) và 03 bệnh nhân tử vong do nhồi máu não do tắc stent sau can thiệp(16,67%). Kết quả 
phục hồi lâm sàng sau đặt stent theo mRs với các mức độ tử vong, phục hồi tốt và phục hồi chậm là 22,22%, 44,45% và 33,33%. 
Kết luận: Kết quả đặt stent điều trị hẹp mạch nội sọ trong nghiên cứu của chúng tôi có tỷ lệ thành công ở mức cao, tính 
an toàn trong can thiệp và tỷ lệ phục hồi lâm sàng sau can thiệp đều ở mức khá cao.
Từ khóa: Hẹp mạch nội sọ. Đặt stent điều trị hẹp mạch nội sọ. 
Người liên hệ: Lê Hoàng Khoẻ, Email: lehoangkhoe1012@gmail.com 
Ngày nhận bài: 9/10/2020. Ngày chấp nhận đăng: 11/11/2020

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_ket_qua_dat_stent_dieu_tri_hep_mach_noi_so_tai_trun.pdf