Đánh giá kết quả bước đầu điều trị ung thư biểu mô tế bào gan bằng phương pháp nút mạch vi cầu phóng xạ yttrium - 90

Ung thư biểu mô tế bào gan (UTBMTBG) là loại

ung thư phổ biến có tỷ lệ tử vong cao ở Việt Nam

cũng như trên thế giới. Nút mạch hoá chất ung thư

biểu mô gan qua đường động mạch đã được áp dụng

rộng rãi tại Việt Nam và mang lại hiệu quả kiểm soát

khối u giúp kéo dài thời gian sống cho người bệnh.

Gần đây, nút mạch sử dụng hạt vi cầu phóng xạ hay

xạ trị chiếu trong chọn lọc được sử dụng rộng rãi ở

nhiều nước trên thế giới, kỹ thuật này mới được triển

khai ở một số Bệnh viện Trung Ương, do đó cần có

đánh giá mức độ an toàn và hiệu quả của phương

pháp này. Mục tiêu: Đánh giá mức độ an toàn và

 hiệu quả bước đầu trong điều trị UTBMTBG bằng nút

mạch với chất phóng xạ Yttrium 90. Đối tượng và

phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu 25 bệnh nhân

(BN) có chẩn đoán UTBMTBG trong thời gian từ tháng

8/2019 đến tháng 4/2021 được điều trị bằng phương

pháp nút mạch vi cầu phóng xạ với Y-90. Sau các thời

điểm 1 tháng và trên 3 tháng BN được khám lại, làm

xét nghiệm chỉ điểm u và chụp lại cắt lớp vi tính

(CLVT) gan mật có tiêm thuốc cản quang. Ghi nhận

trên hình ảnh về đường kính khối u, tính chất ngấm

thuốc trước và sau các thời điểm trên đánh giá đáp

ứng điều trị theo tiêu chuẩn đáp ứng với khối u đặc

(Response Evaluation Criteria in Solid Tumor –

RECIST) và tiêu chuẩn sửa đổi mRECIST. Theo dõi

thời gian sống của nhóm BN trên 3 tháng. Kết quả:

25 bệnh nhân (20 nam, 5 nữ) với tuổi trung bình

60±9,8 tuổi (từ 38 tuổi đến 77 tuổi), đường kính u

trung bình 55,76 ± 20,95 mm, trung vị các giá trị chỉ

điểm u AFP, AFP-L3 và PIVKA-II là 7,5 ng/ml; 17% và

183 mAU/mL. Sau thời điểm can thiệp 1 tháng có

17BN đi khám lại, đường kính là 46,5 ± 18,7 mm,

mức độ đáp ứng hoàn toàn, một phần, ổn định,

 

Đánh giá kết quả bước đầu điều trị ung thư biểu mô tế bào gan bằng phương pháp nút mạch vi cầu phóng xạ yttrium - 90 trang 1

Trang 1

Đánh giá kết quả bước đầu điều trị ung thư biểu mô tế bào gan bằng phương pháp nút mạch vi cầu phóng xạ yttrium - 90 trang 2

Trang 2

Đánh giá kết quả bước đầu điều trị ung thư biểu mô tế bào gan bằng phương pháp nút mạch vi cầu phóng xạ yttrium - 90 trang 3

Trang 3

Đánh giá kết quả bước đầu điều trị ung thư biểu mô tế bào gan bằng phương pháp nút mạch vi cầu phóng xạ yttrium - 90 trang 4

Trang 4

Đánh giá kết quả bước đầu điều trị ung thư biểu mô tế bào gan bằng phương pháp nút mạch vi cầu phóng xạ yttrium - 90 trang 5

Trang 5

Đánh giá kết quả bước đầu điều trị ung thư biểu mô tế bào gan bằng phương pháp nút mạch vi cầu phóng xạ yttrium - 90 trang 6

Trang 6

Đánh giá kết quả bước đầu điều trị ung thư biểu mô tế bào gan bằng phương pháp nút mạch vi cầu phóng xạ yttrium - 90 trang 7

Trang 7

pdf 7 trang minhkhanh 11240
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá kết quả bước đầu điều trị ung thư biểu mô tế bào gan bằng phương pháp nút mạch vi cầu phóng xạ yttrium - 90", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá kết quả bước đầu điều trị ung thư biểu mô tế bào gan bằng phương pháp nút mạch vi cầu phóng xạ yttrium - 90

Đánh giá kết quả bước đầu điều trị ung thư biểu mô tế bào gan bằng phương pháp nút mạch vi cầu phóng xạ yttrium - 90
vietnam medical journal n01 - MAY - 2021 
210 
V. KẾT LUẬN 
Khi đánh giá nghiên cứu các kích thước trên 
ảnh thẳng ở trẻ 12 tuổi tại một số trường Trung 
học cơ sở trên địa bàn Hà Nội cho thấy một số 
kết quả sau: 
Dạng khuôn mặt phổ biến là dạng Oval 
(48,98%), tiếp đến là dạng vuông (29,18%), 
thấp nhất là mặt tam giác (21,84%).Hình dạng 
mặt tương ứng với các tỷ lệ ngang khuôn mặt: 
Mặt hình vuông có tỷ lệ Ft-Ft = Zy-Zy, mặt hình 
oval với Zy-Zy > Ft-Ft và Zy-Zy > Go-Go, và mặt 
hình tam giác với Ft-Ft > Zy-Zy > Go-Go. 
LỜI CẢM ƠN. Để hoàn thành bài báo này, 
chúng tôi xin gửi lời cảm ơn trân trọng nhất đến 
các đối tượng nghiên cứu, các thầy cô trong Viện 
Đào tạo Răng Hàm Mặt, PGS.TS Trương Mạnh 
Dũng, chủ nhiệm đề tài cấp nhà nước, văn 
phòng quản lý các chương trình trọng điểm quốc 
gia đã tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho nhóm 
nghiên cứu có thể lấy và hoàn thành số liệu. Xin 
gửi lời cảm ơn sâu sắc tới bộ khoa học công 
nghệ đã hoàn thiện và phát triển phần mềm 
VNceph hỗ trợ rất nhiều cho việc xử lý dữ liệu 
hình ảnh của tôi và nhóm nghiên cứu. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bashour M.(2006),History and current concepts 
in the analysis of facial attractiveness. Plast 
Reconstr Surg. 118(3):741–56. 
2. Langlois JH, Roggman LA.(1990), Attractive 
faces are only average. Psychol Sci.;1:115–21. 
3. Grammer K, Thornhill R.(1994), Human facial 
attractiveness and sexual selection: the role of 
symmetry and averageness. J Comp 
Psychol.108:233–42. 
4. Edler R, Agarwai P, Wertheim D, Greenhill D. 
(2006), The use of anthropometric proportion 
indices in the measurement of facial 
attractiveness. Eur J Orthod.28(3):274–81. 
5. Ibrahimagić L., Jerolimov V., Celebić, A. et al 
(2001). Relationship between the face and the 
tooth form. Collegium Antropologicum, 25(2), pp. 
619-626. 
6. Võ Trương Như Ngọc (2010). Nghiên cứu đặc 
điểm sọ-mặt và đánh giá khuôn mặt hài hoà ở một 
nhóm người Việt tuổi từ 18-25, Luận án tiến sĩ y 
học, Trường Đại học Y Hà Nội, tr. 1-143. 
7. Phạm Cao Phong, Lê Gia Vinh, Võ Trương Như 
Ngọc (2016), Một số đặc điểm kết cấu sọ-mặt ở 
nhóm học sinh ngừoi Việt lứa tuổi 11 trên phim sọ 
nghiêng, Tạp chí y học Việt nam, tháng 2-số 1, 
năm 2016, tập 439, trang 36-40. 
8. Võ Trương Như Ngọc, Nguyễn Đức Nghĩa 
(2014), Mối tương quan giữa các kích thước khuôn 
mặt trên ảnh chuẩn hóa ở một nhóm học sinh 
PTTH- Trường Chu Văn An Hà Nội năm 2012, Tạp 
chí Y Học Thực Hành, số 2 (906), trang 140-144. 
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU ĐIỀU TRỊ UNG THƯ BIỂU MÔ TẾ BÀO 
GAN BẰNG PHƯƠNG PHÁP NÚT MẠCH VI CẦU PHÓNG XẠ YTTRIUM-90 
Đỗ Đăng Tân*, Trịnh Hà Châu*, Lê Văn Khảng*, 
 Lê Đức Thọ*, Vũ Đăng Lưu*, Nguyễn Duy Anh**, 
Trần Đình Hà**, Phạm Cẩm Phương**, Mai Trọng Khoa** 
TÓM TẮT50 
Ung thư biểu mô tế bào gan (UTBMTBG) là loại 
ung thư phổ biến có tỷ lệ tử vong cao ở Việt Nam 
cũng như trên thế giới. Nút mạch hoá chất ung thư 
biểu mô gan qua đường động mạch đã được áp dụng 
rộng rãi tại Việt Nam và mang lại hiệu quả kiểm soát 
khối u giúp kéo dài thời gian sống cho người bệnh. 
Gần đây, nút mạch sử dụng hạt vi cầu phóng xạ hay 
xạ trị chiếu trong chọn lọc được sử dụng rộng rãi ở 
nhiều nước trên thế giới, kỹ thuật này mới được triển 
khai ở một số Bệnh viện Trung Ương, do đó cần có 
đánh giá mức độ an toàn và hiệu quả của phương 
pháp này. Mục tiêu: Đánh giá mức độ an toàn và 
*Trung tâm điện quang BV Bạch Mai 
Chịu trách nhiệm chính: Vũ Đăng Lưu 
Email: vudangluu@hmu.edu.vn 
Ngày nhận bài: 5.3.2021 
Ngày phản biện khoa học: 26.4.2021 
Ngày duyệt bài: 7.5.2021 
hiệu quả bước đầu trong điều trị UTBMTBG bằng nút 
mạch với chất phóng xạ Yttrium 90. Đối tượng và 
phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu 25 bệnh nhân 
(BN) có chẩn đoán UTBMTBG trong thời gian từ tháng 
8/2019 đến tháng 4/2021 được điều trị bằng phương 
pháp nút mạch vi cầu phóng xạ với Y-90. Sau các thời 
điểm 1 tháng và trên 3 tháng BN được khám lại, làm 
xét nghiệm chỉ điểm u và chụp lại cắt lớp vi tính 
(CLVT) gan mật có tiêm thuốc cản quang. Ghi nhận 
trên hình ảnh về đường kính khối u, tính chất ngấm 
thuốc trước và sau các thời điểm trên đánh giá đáp 
ứng điều trị theo tiêu chuẩn đáp ứng với khối u đặc 
(Response Evaluation Criteria in Solid Tumor – 
RECIST) và tiêu chuẩn sửa đổi mRECIST. Theo dõi 
thời gian sống của nhóm BN trên 3 tháng. Kết quả: 
25 bệnh nhân (20 nam, 5 nữ) với tuổi trung bình 
60±9,8 tuổi (từ 38 tuổi đến 77 tuổi), đường kính u 
trung bình 55,76 ± 20,95 mm, trung vị các giá trị chỉ 
điểm u AFP, AFP-L3 và PIVKA-II là 7,5 ng/ml; 17% và 
183 mAU/mL. Sau thời điểm can thiệp 1 tháng có 
17BN đi khám lại, đường kính là 46,5 ± 18,7 mm, 
mức độ đáp ứng hoàn toàn, một phần, ổn định, tiến 
TẠP CHÍ Y häc viÖt nam tẬP 502 - th¸ng 5 - sè 1 - 2021 
211 
triển theo RECIST là 0%; 35,3%; 58.8% và 5.9%; 
theo mRECIST 23,5%; 41,2%; 29,4% và 5,9%. Thời 
điểm trên 3 tháng có 13 BN đi khám lại đường kính u 
trung bình 54,6 ± 24,8 mm, mức độ đáp ứng hoàn 
toàn, một phần, ổn định, tiến triển theo RECIST là 
0%; 53,8%; 15,4% và 30,8%, theo mRECIST 30,8%; 
23%; 15,4% và 30,8%. Sau điều trị, các chỉ điểm u 
giảm không có ý nghĩa thống kê. Có 19 BN thời gian 
theo dõi từ trên 3 tháng, 1 trường hợp tử vong, thời 
gian sống thêm trung bình 18,4 ± 0,5 tháng. Kết 
luận: Nút mạch điều trị ung thư biểu mô gan với hạt 
vi cầu phóng xạ Y-90 là phương pháp điều trị có hiệu 
quả, an toàn, đặc biệt với các khối u lớn và ở giai 
đoạn không còn chỉ định phẫu thuật 
SUMMARY 
EVALUATING THE INITIAL RESULTS OF 
YTTRIUM-90 RADIOEMBOLIZATION IN 
THE TREATMENT OF HEPATOCELLULAR 
CARCINOMA 
Hepatocellular carcinoma (HCC) is a common 
cancer with a high mortality rate in Viet Nam as well 
as in the world. Transarterial Chemoembolization 
plays a huge role in the treatment of HCC, in which 
Yttrium-90 radioembolization in selective is a new, 
highly effective method. 
Purpose: To evaluat ... o phổi lớn nhất 
là 7Gy. 
Hình 1: U gan thể thâm nhiễm có huyết 
khối tĩnh mạch cửa. (A) T2W, (B) DWI; (C) 
CLVT động mạch và tĩnh mạch khối u phân 
thùy sau (mũi tên đỏ) có phần xâm lấn 
tĩnh mạch cửa (mũi tên vàng) 
3.2. Sau can thiệp 1 tháng 
Thời điểm 01 tháng sau can thiệp có 17/25 
BN quay lại khám được làm xét nghiệm chỉ điểm 
u và chụp phim CLVT. 
Bảng 6: Sự thay đổi đường kính và chỉ 
điểm u sau can thiệp 1 tháng 
 Trước 
can thiệp 
Sau 1 
tháng 
Đường 
kính trung 
bình 
51,9 ± 
18,4 mm 
46,5 ± 
18,7mm 
p = 
0,05 
AFP (trung 
vị) 
6,5 [2,4 
; 186] 
13 [5 ; 
48,8] 
AFP-L3 
(trung vị) 
4,8 [1 ; 
37,7] 
9 [1 ; 52] 
PIVKA-II 
(trung vị) 
47 [20 ; 
1168] 
30 [17 ; 
494] 
Nhận xét: Sau thời điểm 1 tháng đường kính 
trung bình khối u giảm có ý nghĩa thống kê với p 
= 0,05. Các giá trị chỉ điểm u thay đổi không có 
ý nghĩa thống kê. Mức độ đáp ứng theo RECIST 
và mRECIST thể hiện ở bảng dưới 
Hình 2: Đáp ứng u sau 1 tháng. CLVT thì 
động mạch trước (A) và sau điều trị (B) 
khối u không giảm đáng kể đường kính 
nhưng không còn ngấm thuốc, đáp ứng 
hoàn toàn theo mRECIST 
vietnam medical journal n01 - MAY - 2021 
214 
Bảng 7: Mức độ đáp ứng trên hình ảnh 
theo RECIST và mRECIST sau 1 tháng 
 RECIST mRECIST 
Đáp ứng hoàn toàn 
CR 
0 0 4 23,5% 
Đáp ứng một phần 
PR 
6 35,3% 7 41.2% 
Bệnh ổn định SD 10 58,8% 5 29,4% 
Bệnh tiến triển PD 1 5,9% 1 5,9% 
Tổng 17 100% 17 100% 
Nhận xét: Thời điểm 01 tháng theo RECIST 
có đáp ứng một phần là 35,3% không có đáp 
ứng hoàn toàn. Theo mRECIST có 23,5% đáp 
ứng hoàn toàn, 41,2% đáp ứng một phần. 
Bảng 8: Sự thay đổi về các chỉ số xét nghiệm chức năng gan sau 1 tháng điều trị 
Trị số n 
Trước điều trị Sau 1 tháng 
Trung bình Độ lệch Trung bình Độ lệch 
GOT 17 37.7 14.3 40.9 9.3 
GPT 17 39.1 19.4 34.6 12.4 
Albu 17 42.5 2 42.3 3.1 
BilTP 17 12.1 3.8 11.4 2.3 
BilTT 17 4.6 1.3 5.1 1.1 
Nhận xét: Không có sự khác biệt về giá trị các chỉ số xét nghiệm chức năng gan sau điều trị 1 tháng 
3.3. Sau can thiệp trên 3 tháng. Thời điểm can thiệp từ 3 tháng trở lên có 13 BN đi khám lại. 
Sự thay đổi về đường kính và chỉ điểm u thể hiện ở bảng dưới 
Bảng 9: Sự thay đổi đường kính và chỉ điểm u sau can thiệp trên 3 tháng 
 Trước can thiệp Sau 3 tháng 
Đường kính trung bình 60,3 ± 24 mm 54,6 ± 24,8 mm p = 0,3 
AFP (trung vị) 10,4 [2,4 ; 186] 4,7 [3 ; 14,3] p = 0,2 
AFP-L3 (trung vị) 6,8 [1 ; 37,7] 0,5 [0,5 ; 34 ] p = 0,1 
PIVKA-II (trung vị) 183 [20 ; 1168] 23 [19 ; 1100] p = 0,2 
Nhận xét: Tại các thời điểm trên 3 tháng, có sự giảm đường kính trung bình khối u và chỉ điểm 
u, tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê. Mức độ đáp ứng của nhóm 13 BN này được 
thể hiện ở bảng dưới 
Hình 3: Giảm đường kính, tính chất ngấm thuốc khối u và thay đổi kích thước gan phải 
sau các thời điểm điều trị. 
Bảng 10: Mức độ đáp ứng theo RECIST 
và mRECIST sau can thiệp trên 3 tháng 
 RECIST mRECIST 
Đáp ứng hoàn 
toàn CR 
0 0 4 30,8% 
Đáp ứng một phần 
PR 
7 53,8% 3 23% 
Bệnh ổn định SD 2 15,4% 2 15,4% 
Bệnh tiến triển PD 4 30,8% 4 30,8% 
Tổng 13 100% 13 100% 
Nhận xét: Tại thời điểm 3 tháng tỷ lệ đáp 
ứng là 53,8%, có 4 BN (30,8%) bệnh tiến triển, 
trong đó có 02 BN xuất hiện di căn ngoài gan, 
02 BN có nốt mới. 
3.4. Thời gian sống thêm của nhóm BN. 
Có 19/25 BN có thời gian theo dõi từ trên 3 
tháng sau thời điểm điều trị, trong nhóm này có 
1 BN tử vong ở thời điểm 15 tháng do chức năng 
gan kém, ước lượng thời gian sống thêm trung 
bình 18,4 ± 0,5 tháng theo Kaplan-Meier. 
Hình 4: thời gian sống thêm của nhóm 19 
bệnh nhân 
IV. BÀN LUẬN 
Nút mạch vi cầu phóng xạ là phương pháp 
điều trị UTBMTBG còn khá mới tại Việt Nam, 
TẠP CHÍ Y häc viÖt nam tẬP 502 - th¸ng 5 - sè 1 - 2021 
215 
hiện mới chỉ được triển khai tại một số trung tâm 
như bệnh viện trung ương quân đội 108, bệnh 
viện Bạch Mai. Với ưu điểm đưa chất phóng xạ 
Y-90 gắn trên hạt vi cầu chọn lọc vào khối u, 
mức độ tập trung liều phóng xạ vào tăng lên 
đáng kể, hạn chế được tác dụng toàn thân vừa 
làm tăng hiệu quả điều trị, vừa giảm tác dụng 
phụ và biến chứng. 
Nội dung nghiên cứu của chúng tôi tập trung 
vào đánh giá đáp ứng về mặt hình ảnh cũng như 
chỉ điểm u của nhóm BN UTBMTBG được điều trị 
bằng nút mạch vi cầu phóng xạ với hạt vi cầu Y-
90. Về đối tượng nghiên cứu, các BN được lựa 
chọn tương đối đa dạng, đặc biệt về kích thước 
u và giai đoạn, đường kính u nhỏ nhất ~21mm, 
đường kính lớn nhất lên tới 97mm, đường kính 
trung bình 55,76 ± 20,95 mm nhỏ hơn so với 
các tác giả Salem 2010 (đường kính trung bình 
~70mm) [4] và Trương Thị Thanh 2016 (đường 
kính trung bình ~63mm) [6]. Về giai đoạn u có 
tới 6 BN (24%) có huyết khối tĩnh mạch cửa ở 
giai đoạn BCLC C. So với các tác giả Trương Thị 
Thanh có 34,1% BN có huyết khối tĩnh mạch cửa 
và Sangro 2011 nhóm có huyết khối tĩnh mạch 
cửa chiếm 23,3% [5]. Huyết khối tĩnh mạch cửa 
do ung thư gan có tỷ lệ gặp không phải thấp, thể 
hiện sự tiến triển của u và là 1 yếu tố tiên lượng 
xấu về đáp ứng điều trị và thời gian sống thêm. 
Sau thời điểm 01 tháng có 17/25 quay lại 
khám được làm các xét nghiệm đánh giá chức 
năng gan, chỉ điểm u và chụp CLVT gan mật có 
tiêm. Đường kính trung bình sau 1 tháng giảm 
từ ~51,9mm xuống 46,5mm có ý nghĩa thống kê 
với p=0,05. Về đáp ứng khối u theo tiêu chuẩn 
RECIST nghiên cứu của chúng tôi có 6 BN 
(35,3%) đáp ứng một phần, không có BN nào 
đáp ứng hoàn toàn, tương tự với các tác giả 
Keppke AL (2006) nghiên cứu nhóm 42 
UTBMTBG điều trị xạ trị trong chọn lọc với Y-90 
có 35% đáp ứng một phần, không có đáp ứng 
hoàn toàn [7]. Tác giả Salem 2011 nghiên cứu 
nhóm 108 BN, đánh giá đáp ứng trên 76 BN tại 
thời điểm sau can thiệp 1 tháng có 3% đáp ứng 
một phần, 90% bệnh ổn định [4], sự khác biệt 
này nằm ở việc chọn BN vào nghiên cứu. Theo 
tiêu chuẩn mRECIST nghiên cứu của chúng tôi 
có 4 BN (23,5%) đáp ứng hoàn toàn, như vậy có 
sự khác biệt rõ so với tiêu chuẩn RECIST, kết 
quả này cũng tương tự với tác giả Salem 2011 
tại thời điểm 1 tháng có 3 BN (4%) có đáp ứng 
hoàn toàn theo mRECIST [4]. Tại thời điểm sau 
điều trị 1 tháng, đường kính u chưa thay đổi 
đáng kể mà chủ yếu là tính chất ngấm thuốc liên 
quan đến tăng sinh mạch của khối u, do đó tiêu 
chuẩn RECIST (đánh giá theo đường kính khối u) 
và mRECIST (đánh giá theo đường kính phần 
ngấm thuốc) có sự khác biệt. Tại thời điểm 01 
tháng các BN được làm lại xét nghiệm đánh giá 
chức năng gan, không có sự khác biệt so với thời 
điểm trước điều trị, cho thấy sự an toàn của 
phương pháp nút mạch vi cầu phóng xạ. 
Các thời điểm từ trên 3 tháng có 13 BN đi 
khám lại, đường kính khối u trung bình từ 
~60mm xuống còn ~54mm, tuy nhiên sự khác 
biệt này không có ý ngĩa thống kê. Về chỉ điểm u 
có sự giảm chỉ điểm u (trung vị chỉ điểm u) ở ca 
3 xét nghiệm AFP, AFP-L3 và PIVKA-II, sự khác 
biệt này cũng không có ý nghĩa thống kê, điều 
này có thể do sự rời rạc của số liệu cùng với cỡ 
mẫu nhỏ. Về mức độ đáp ứng theo RECIST có 
53,8% đáp ứng một phần, kết quả này cũng 
tương tự với tác giả Keppke AL tỷ lệ đáp ứng sau 
3 tháng 43% [7]. Theo mRECIST có 30,8% đáp 
ứng hoàn toàn, tương đương với tác giả Trương 
Thị Thanh (2016) nghiên cứu nhóm 41 BN điều 
trị UTBMTBG bằng xạ trị trong chọn lọc với Y-90 
có 29,4% đáp ứng hoàn toàn sau 3 tháng theo 
mRECIST. Thời điểm 3 tháng vẫn có sự khác biệt 
về đáp ứng hoàn toàn theo 2 tiêu chuẩn, theo 
Salem 2011 không có BN nào đáp ứng hoàn toàn 
theo RECIST nhưng có 4 BN (6%) đáp ứng hoàn 
toàn theo mRECIST, tương tự với nghiên cứu 
của chúng tôi. Thời gian sống thêm trung bình 
của nhóm BN theo dõi trên 3 tháng là 18,4 ± 0,5 
tháng, kết quả này tương đương với tác giả 
Trương Thị Thanh 18.4 ±1.8 tháng và Salem 
2011 là 16,4 tháng. 
Một số điểm hạn chế của nghiên cứu: Thứ 
nhất là nghiên cứu thực hiện trong thời gian trải 
dài cùng với những hạn chế đến từ đại dịch 
Covid-19 gây ảnh hưởng đến quá trình tái khám 
và theo dõi BN sau điều trị, do đó thời điểm 1 
tháng và sau 3 tháng, nhóm BN đi khám không 
hoàn toàn trùng khớp. Thứ hai là cỡ mẫu thuận 
tiện lấy trong thời gian nghiên cứu với sự đa dạng 
từ đường kính khối u đến giai đoạn khối u. Thứ 
ba là thời gian nghiên cứu theo dõi còn ngắn với 
một số bệnh nhân mới được nút mạch, và sẽ tiếp 
tục theo dõi, như vậy chưa đánh giá hết được 
thời gian sống thêm của phương pháp này. 
V. KẾT LUẬN 
Nút mạch với hạt vi cầu phóng xạ Y-90 là 
phương pháp điều trị có hiệu quả, an toàn , đặc 
biệt với các khối u lớn và ở giai đoạn không còn 
chỉ định phẫu thuật. Cần thêm các nghiên cứu 
theo dõi thời gian sống đề khẳng định vai trò 
của phương pháp này. 
vietnam medical journal n01 - MAY - 2021 
216 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Sung H., Ferlay J., Siegel R.L., et al. (2021). 
Global Cancer Statistics 2020: GLOBOCAN 
Estimates of Incidence and Mortality Worldwide for 
36 Cancers in 185 Countries. CA Cancer J Clin, 
71(3), 209–249. 
2. Rana N., Ju A.W., Bazylewicz M., et al. 
(2013). Yttrium-90 Radioembolization in Patients 
with Hepatocellular Carcinoma Who have 
Previously Received Sorafenib. Front Oncol, 3, 323. 
3. Braat A.J.A.T., Huijbregts J.E., Molenaar I.Q., 
et al. (2014). Hepatic Radioembolization as a 
Bridge to Liver Surgery. Front Oncol, 4. 
4. Salem R., Lewandowski R.J., Mulcahy M.F., 
et al. (2010). Radioembolization for 
hepatocellular carcinoma using Yttrium-90 
microspheres: a comprehensive report of long-
term outcomes. Gastroenterology, 138(1), 52–64. 
5. Sangro B., Carpanese L., Cianni R., et al. 
(2011). Survival After Yttrium-90 Resin 
Microsphere Radioembolization of Hepatocellular 
Carcinoma Across Barcelona Clinic Liver Cancer 
Stages: A European Evaluation. Hepatology 
(Baltimore, Md), 54, 868–78. 
6. Trương Thị Thanh (2016) Đánh giá hiệu quả 
bước đầu trong điều trị ung thư biểu mô tế bào 
gan bằng phương pháp nút mạch sử dụng hạt vi 
cầu phóng xạ Yttrium-90. Luận văn tốt nghiệp Bác 
sĩ nội trú, Trường Đại Học Y Hà Nội 
7. Keppke A.L., Salem R., Reddy D., et al. 
(2007). Imaging of Hepatocellular Carcinoma 
After Treatment with Yttrium-90 Microspheres. 
American Journal of Roentgenology, 188(3), 768–775. 
NGHIÊN CỨU SỰ BIẾN ĐỔI NỒNG ĐỘ NT-PROBNP HUYẾT TƯƠNG 
VÀ ĐẶC ĐIỂM RỐI LOẠN NHỊP TIM TIM Ở BỆNH NHÂN SUY TIM 
DO BỆNH TIM THIẾU MÁU CỤC BỘ MẠN TÍNH 
 Đoàn Thịnh Trường1,2, Nguyễn Oanh Oanh2, Nguyễn Quang Toàn3 
TÓM TẮT51 
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: gồm 
136 bệnh nhân bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính 
có suy tim tại Bệnh viện Quân y 103 và Bệnh viện Tim 
Hà Nội từ tháng 10 năm 2016 đến tháng 1 năm 2021. 
Các bệnh nhân tham gia nghiên cứu đáp ứng đủ các 
tiêu chuẩn chẩn đoán và loại trừ. Bệnh nhân nghiên 
cứu đều được định lượng NT-proBNP khi nhập viện và 
sau đợt điều trị. Sử dụng thuật toán thống kê y học 
để xác định sự biến đổi nồng độ NT-proBNP theo các 
đặc điểm suy tim và đặc điểm rối loạn nhịp tim. Kết 
quả: Nhóm bệnh nhân > 75 tuổi có mức NT-proBNP 
trung bình cao nhất 3468,975 ± 7876,498 pg/ml. 
Nhóm < 50 tuổi có giá trị thấp nhất 519,139 ± 
160,953 pg/ml. Sự khác biệt là có ý nghĩa với 
p=0,017. NT-proBNP đều có biến đổi, nhóm có tuổi 
càng cao thì giá trị càng tăng. Nồng độ NT-proBNP ở 
nhóm có chức năng tâm thu thất trái giảm thấy cao 
hơn so với nhóm có chức năng tâm thu thất trái bình 
thường hoặc giảm nhẹ. Số lượng ngoại tâm thu thất 
trước và sau điều trị cũng có sự thay đổi đáng ghi 
nhận, sau điều trị số lượng ngoại tâm thu thất giảm đi 
đáng kể sự khác biệt là có ý nghĩa p<0,001. Kết 
luận: Nồng độ NT-proBNP có liên quan tới tuổi và 
mức độ suy tim theo NYHA, và mối liên quan nghịch 
giữa nồng độ NT-proBNP với chức năng tâm thu thất 
trái. Rối loạn nhịp tim đặc biệt là ngoại tâm thu thất 
1Bệnh viện Đa khoa huyện Hoài Đức 
2Bệnh viện Quân y 103, Học viện Quân y 
3Bệnh viện trung ương Thái Nguyên 
Chịu trách nhiệm chính: Đoàn Thịnh Trường 
Email: bsdoanthinhtruong@gmail.com 
Ngày nhận bài: 8.3.2021 
Ngày phản biện khoa học: 23.4.2021 
Ngày duyệt bài: 7.5.2021 
là hay gặp nhất ở bệnh nhân suy tim có bệnh tim 
thiếu máu cục bộ mạn tính. 
Từ khóa: NT-proBNP, suy tim, bệnh tim thiếu 
máu cục bộ mạn tính 
SUMMARY 
RESEARCH ON VARIOUS PLASMA NT-
PROBNP AND CHARACTERISTICS 
ARRHYTHMIAS OF THE HEART FAILURE IN 
STABLE ISCHEMIC HEART DISEASE 
Objectives: To various plasma NT-proBNP and 
characteristics arrhythmia of the heart failure in stable 
ischemic heart disease. Subjects and methods: A 
cross-sectional descriptive study on 136 chronic heart 
failure were diagnosed as stable ischemic heart 
disease at Military Hospital 103 and Hanoi Heart 
Hospital from October 2016 to January 2021. 
Participants were eligible for inclusion and exclusion 
criteria. NT-proBNP was taken at the admission and 
after treatment. Medical statistical algorithm was used 
to determine the correlation between symptoms of 
heart failure, ventricular arrhythmia and plasma NT-
proBNP. Results: The group over 75 years old had 
the highest mean NT-proBNP level 3468,975 ± 
7876,498 pg/ml. The group under 50 years old had 
the lowest value 519,139±160,953pg/ml. The 
difference was significant with p = 0.017. NT-proBNP 
all had changes, the older the group, the higher the 
value. NT-proBNP concentrations in the group with 
decreased left ventricular ejection function were found 
to be higher than those in the group with normal or 
slightly decreased left ventricular systolic function. The 
number of ventricular ectopic units also had a 
remarkable change before and after treatment, the 
number of ventricular extrasystole significantly 
decreased after the treatment, the difference was 
significant p <0.001. Conclusion: NT-proBNP are 

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_ket_qua_buoc_dau_dieu_tri_ung_thu_bieu_mo_te_bao_ga.pdf