Đánh giá chất lượng thẩm định dự án vay vốn tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh bắc Hưng Yên

Hoạt động cho vay vốn tín dụng đầu tư là một trong các hoạt động chính của Ngân hàng thương

mại. Để thực hiện có hiệu quả hoạt động này đòi hỏi các Ngân hàng thương mại phải đảm bảo được tính

an toàn và hiệu quả khi tiến hành cho vay vốn. Tuy nhiên chất lượng thẩm định dự án vay vốn còn hạn chế

thể hiện qua tỷ lệ nợ xấu cao, tỷ lệ nợ quá hạn tăng đang diễn ra tại các Ngân hàng thương mại hiện nay

gây nên những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường đầu tư, cản trở sự phát triển nền kinh tế trong nước.

Bài viết này tập trung đi sâu khảo sát thực trạng công tác thẩm định dự án vay vốn tại Ngân hàng

TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Bắc Hưng Yên, qua đó đánh giá chất lượng thẩm định dự

án vay vốn tại chi nhánh, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế trong công tác đánh giá chất lượng thẩm định

dự án vay vốn, đồng thời đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án vay vốn

tại các Ngân hàng thương mại.

Đánh giá chất lượng thẩm định dự án vay vốn tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh bắc Hưng Yên trang 1

Trang 1

Đánh giá chất lượng thẩm định dự án vay vốn tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh bắc Hưng Yên trang 2

Trang 2

Đánh giá chất lượng thẩm định dự án vay vốn tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh bắc Hưng Yên trang 3

Trang 3

Đánh giá chất lượng thẩm định dự án vay vốn tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh bắc Hưng Yên trang 4

Trang 4

Đánh giá chất lượng thẩm định dự án vay vốn tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh bắc Hưng Yên trang 5

Trang 5

pdf 5 trang minhkhanh 6180
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá chất lượng thẩm định dự án vay vốn tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh bắc Hưng Yên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá chất lượng thẩm định dự án vay vốn tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh bắc Hưng Yên

Đánh giá chất lượng thẩm định dự án vay vốn tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh bắc Hưng Yên
ISSN 2354-0575
Khoa học & Công nghệ - Số 19/Tháng 9 - 2018 Journal of Science and Technology 75
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN
TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
– CHI NHÁNH BẮC HƯNG YÊN
Lê Thị Thu Thảo
Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên
Ngày tòa soạn nhận được bài báo: 03/07/2018
Ngày phản biện đánh giá và sửa chữa: 23/08/2018
Ngày bài báo được duyệt đăng: 10/09/2018
Tóm tắt:
Hoạt động cho vay vốn tín dụng đầu tư là một trong các hoạt động chính của Ngân hàng thương 
mại. Để thực hiện có hiệu quả hoạt động này đòi hỏi các Ngân hàng thương mại phải đảm bảo được tính 
an toàn và hiệu quả khi tiến hành cho vay vốn. Tuy nhiên chất lượng thẩm định dự án vay vốn còn hạn chế 
thể hiện qua tỷ lệ nợ xấu cao, tỷ lệ nợ quá hạn tăng đang diễn ra tại các Ngân hàng thương mại hiện nay 
gây nên những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường đầu tư, cản trở sự phát triển nền kinh tế trong nước.
Bài viết này tập trung đi sâu khảo sát thực trạng công tác thẩm định dự án vay vốn tại Ngân hàng 
TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Bắc Hưng Yên, qua đó đánh giá chất lượng thẩm định dự 
án vay vốn tại chi nhánh, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế trong công tác đánh giá chất lượng thẩm định 
dự án vay vốn, đồng thời đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án vay vốn 
tại các Ngân hàng thương mại.
Từ khóa: Chất lượng, thẩm định, dự án vay vốn.
1. Đặt vấn đề
Chất lượng thẩm định dự án là một khái niệm 
mở. Tuỳ từng đối tượng, giác độ khác nhau mà chất 
lượng thẩm định được hiểu và đánh giá khác nhau. 
Thông thường, chất lượng thẩm định dự án được 
xem xét trên 3 góc độ chính là chủ đầu tư, cơ quan 
quản lý và nhà tài trợ vốn (Ngân hàng thương mại 
- NHTM). Ở đây chỉ đứng trên góc độ của NHTM, 
hoạt động thẩm định dự án vay vốn được coi là có 
chất lượng khi qua quá trình xem xét, đánh giá hồ sơ 
vay vốn, các cán bộ thẩm định phát hiện ra những 
điểm chưa phù hợp mà chủ đầu tư không phát hiện 
ra hay cố tình không phát hiện ra, đồng thời các dự 
án mà ngân hàng đã cho vay hoạt động hiệu quả, trả 
được gốc, lãi vay đúng thời hạn quy định trong hợp 
đồng kí kết.
Như vậy, chất lượng thẩm định dự án vay 
vốn là một trong những yếu tố có tính quyết định 
đối với chất lượng tín dụng. Để nâng cao chất lượng 
tín dụng thì đầu tiên cần nâng cao chất lượng thẩm 
định các dự án vay vốn. Đặc biệt là với các NHTM 
hoạt động trên địa bàn có nhiều khu công nghiệp, 
các hoạt động thương mại, dịch vụ, ngành nghề 
phát triển như Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát 
triển Việt Nam - chi nhánh Bắc Hưng Yên (viết tắt 
BIDV- CN Bắc Hưng Yên hay gọi tắt Chi nhánh). 
Tại đây vấn đề chất lượng thẩm định dự án vay vốn 
càng cần được chú trọng và hoàn thiện.
Mục tiêu của bài viết là phân tích thực trạng 
công tác đánh giá chất lượng thẩm định dự án vay 
vốn tại BIDV- CN Bắc Hưng Yên, đánh giá những 
ưu điểm cũng như những hạn chế còn tồn tại, từ 
đó chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế và đưa 
ra một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác 
đánh giá chất lượng thẩm định dự án vay vốn tại 
Chi nhánh. Để đạt được mục tiêu đó, tác giả chủ 
yếu tập trung nghiên cứu những lý luận về các chỉ 
tiêu đánh giá chất lượng thẩm định dự án vay vốn 
tại NHTM và cụ thể hóa các lý luận tại BIDV- CN 
Bắc Hưng Yên với số liệu minh họa trong giai đoạn 
2013 – 2017.
2. Thực trạng công tác đánh giá chất lượng 
thẩm định dự án vay vốn tại Ngân hàng TMCP 
Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Bắc 
Hưng Yên
BIDV - CN Bắc Hưng Yên là chi nhánh cấp 
1 trực thuộc BIDV Việt Nam. Chi nhánh được thành 
lập ngay sau khi tái lập tỉnh Hưng Yên vào tháng 2 
năm 1997. Sau khi được thành lập, BIDV - CN Bắc 
Hưng Yên đã nhanh chóng khẳng định được vị trí 
của mình là một trong những chi nhánh chủ lực của 
BIDV tại khu vực đồng bằng Bắc Bộ. Nó chứng tỏ 
việc thành lập Chi nhánh là hoàn toàn phù hợp với 
tiến trình đổi mới toàn diện, phát triển vững chắc 
và nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế của nền kinh 
tế quốc gia. 
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ là những khách 
hàng chủ yếu của BIDV Bắc Hưng Yên. Dư nợ cho 
vay dự án của các doanh nghiệp này chiếm tới hơn 
ISSN 2354-0575
Journal of Science and Technology76 Khoa học & Công nghệ - Số 19/Tháng 9 - 2018
70% tổng dư nợ của chi nhánh và chi nhánh luôn 
xác định rõ đây là nhóm khách hàng mục tiêu của 
mình. Song, do những hạn chế, yếu kém trong công 
tác thẩm định dự án nói chung và công tác đánh giá 
chất lượng thẩm định dự án vay vốn nói riêng mà 
tính đến nay rất nhiều dự án khó có khả năng thu 
hồi vốn, thậm chí mất vốn. Điều này gây ảnh hưởng 
không nhỏ tới hoạt động sản xuất kinh doanh của 
toàn doanh nghiệp cũng như tác động trực tiếp tới 
quan hệ tín dụng của doanh nghiệp với ngân hàng.
Bảng 1. Dư nợ theo đối tượng kinh doanh tại Chi nhánh năm 2013 – 2017
ĐVT: triệu đồng
STT Đối tượng Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Tổng số 1.614.680 2.285.322 1.751.509 2.116.590 2.788.527
1 DN vừa và nhỏ 1.102.673 1.565.237 1.041.442 1.296.941 1.873.500
2 Hợp tác xã 0 0 0 0 0
3 Hộ SXKD và cá nhân 355.948 405.247 445.086 503.452 578.553
4 Các thành phần KT khác 156.059 314.838 264.981 316.197 336.474
Nguồn: Phòng Tài chính kế toán BIDV Bắc Hưng Yên
Nhằm đánh giá chất lượng thẩm định dự án 
vay vốn, Chi nhánh sử dụng các tiêu chí sau:
(1) Chất lượng báo cáo thẩm định: Báo cáo 
thẩm định dự án vay vốn là văn bản tổng kết toàn 
bộ các kết quả cuối cùng của quá trình thẩm định dự 
án, đây là căn cứ hàng đầu để các NHTM ra quyết 
định cho vay hay không, do vậy báo cáo thẩm định 
có vai trò rất quan trọng. Nếu như báo cáo thẩm 
định đạt chất lượng tốt thì hoạt động cho vay của 
ngân hàng mới đạt được hiệu quả.
(2) Chất lượng các quyết định cho vay: Vì 
mục tiêu cuối cùng của thẩm định dự án là để ngân 
hàng ra các quyết định cho vay nên chất lượng các 
quyết định cho vay cũng là một chỉ tiêu phản ánh 
chất lượng thẩm định dự án vay vốn. Chất lượng các 
quyết đị ... 
vậy chi phí cơ hội của các ngân hàng là rất lớn vì 
bao gồm chi phí cơ hội của nhiều dự án khác nhau 
tại cùng một thời điểm. NHTM cũng là một doanh 
nghiệp và hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận nên trước 
khi tiến hành thẩm định, các NHTM cũng cần phải 
so sánh giữa thu nhập nhận được và chi phí cơ hội 
phải bỏ ra.
Qua nghiên cứu thực trạng công tác đánh 
giá chất lượng thẩm định dự án vay vốn tại Chi 
nhánh, tác giả nhận thấy công tác đánh giá chất 
lượng thẩm định dự án vay vốn tại Chi nhánh đã 
đạt hiệu quả và được thể hiện bởi:
Thứ nhất, chất lượng báo cáo thẩm định 
được nâng cao. Thể hiện bởi hiệu quả hoạt động 
ISSN 2354-0575
Khoa học & Công nghệ - Số 19/Tháng 9 - 2018 Journal of Science and Technology 77
cho vay tại chi nhánh trong thời gian qua thu tín 
dụng đã tăng. Đồng thời số lượng dự án phải tiến 
hành thẩm định lại giảm xuống. Cụ thể, theo tìm 
hiểu tại phòng Quản lý rủi ro tại chi nhánh, trong 
năm 2013 có khoảng 20% số dự án thẩm định phải 
tiến hành thẩm định lại ( tức khoảng 30 dự án) do 
đây là thời điểm sắp xếp lại nhân sự trong chi nhánh, 
một số cán bộ thẩm định, chủ chốt có kinh nghiệm 
phải luân chuyển về một số phòng giao dịch mới 
nên chất lượng các báo cáo thẩm định có một vài 
bất cập. Tuy nhiên, sau 5 năm, với sự nỗ lực phấn 
đấu của cả chi nhánh, đặc biệt với sức trẻ, sự nhiệt 
tình, năng động, nhạy bén với thị trường và trình độ 
chuyên môn vững vàng của các cán bộ thẩm định 
mới thì tỷ lệ số dự án phải tiến hành thẩm định lại 
đã giảm đáng kể, chỉ còn khoảng 7% vào năm 2017 
(tức khoảng 20 dự án). Đây là một sự nỗ lực rất 
đáng khích lệ của Chi nhánh.
Thứ hai, tỷ lệ nợ quá hạn trong tổng dư nợ và 
tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ tại Chi nhánh đã giảm.
Bảng 2. Tỷ lệ dư nợ quá hạn tại Chi nhánh năm 2013 – 2017
STT Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
1 Tổng dư nợ 1.614.680 2.285.322 1.751.509 2.116.590 2.788.527
2 Nợ quá hạn (triệu đồng) 18.691 25.384 23.602 18.458 26.807
3 Nợ xấu (triệu đồng) 7.476 9.392 11.801 10.334 11.245
4 Tỷ lệ nợ quá hạn trong tổng dư nợ (%) 1,16 1,11 1,35 0,87 0,96
5 Tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ (%) 0,46 0,41 0,68 0,49 0,40
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Qua bảng số liệu có thể thấy, mặc dù số 
lượng nợ quá hạn tăng về số tuyệt đối, nhưng tỷ lệ 
nợ quá hạn trong tổng dư nợ lại giảm mạnh. Theo 
đó, việc số lượng nợ quá hạn tăng lên không gây 
ảnh hưởng nhiều đến hoạt động tín dụng của Chi 
nhánh, mà số dư nợ tăng đơn thuần chỉ là do số 
lượng dự án được chi nhánh phê duyệt cho vay vốn 
tăng lên. Tương tự như khoản nợ quá hạn, nợ xấu 
và tỷ lệ nợ xấu tại Chi nhánh cũng biến động theo 
sự biến động của dư nợ. Nhìn chung, tỷ lệ nợ xấu tại 
Chi nhánh luôn duy trì ở mức thấp so với mức bình 
quân của Hệ thống. Năm 2016 tỷ lệ nợ xấu của toàn 
Hệ thống là 1,68%; Năm 2017 là 1,96% trong khi 
đó tại Chi nhánh, tỷ lệ này thấp hơn rất nhiều. Điều 
này được lý giải bởi: Hầu hết dư nợ tại Chi nhánh là 
của nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ, các dự án được 
cho vay hầu hết có thời gian thu hồi vốn ngắn, quy 
mô vay cũng khá khiêm tốn nên các khoản vay nợ 
được thu hồi vốn dễ dàng hơn các dự án xin vay của 
nhóm doanh nghiệp lớn. Hơn nữa, tỷ lệ nợ xấu duy 
trì ở mức thấp còn cho thấy chất lượng thẩm định tại 
Chi nhánh là tương đối tốt, duy trì ổn định, không 
có nhiều sai sót. Thực tế thì, nợ xấu không hoàn 
toàn là mất vốn. Theo tìm hiểu thì tại Chi nhánh, 
hơn 50% số nợ xấu thuộc nhóm 3 (tức là các khoản 
nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày). Như vậy, có thể 
khẳng định rằng công tác thẩm định, cho vay của 
Chi nhánh khá an toàn và đạt hiệu quả.
Thứ ba, thời gian thẩm định được rút ngắn: 
Tại BIDV Bắc Hưng Yên, thời gian thẩm định tính 
từ ngày cán bộ thẩm định nhận đủ hồ sơ dự án theo 
quy định đến thời điểm có văn bản thông báo kết 
quả thẩm định. Theo đó, nếu một dự án vay vốn 
phức tạp, cần phải trình lên Hội đồng tín dụng tại 
chi nhánh thảo luận, xem xét đánh giá thì tối đa 
phải mất 50 ngày làm việc. Tuy nhiên, trên thực tế, 
các cán bộ thẩm định tại chi nhánh đã rất nỗ lực để 
không phải kéo dài thời gian thẩm định dự án mà 
vẫn đảm bảo chất lượng công tác thẩm định bằng 
các biện pháp như: Sử dụng tối đa các phần mềm hỗ 
trợ, giữ mối quan hệ tốt với các cơ quan chức năng 
để nhận được sự hỗ trợ nhanh nhất khi cần thiết, 
giữ tinh thần đoàn kết với các thành viên cùng chi 
nhánh để có thể chia sẻ công việc khi gấp gáp khẩn 
trương,  Nhờ vậy mà thời gian thẩm định hầu hết 
các dự án xin vay đã giảm xuống từ 15 - 30 ngày 
làm việc trong năm 2013 xuống còn 10 - 25 ngày 
làm việc vào năm 2017. Mục tiêu của chi nhánh là 
phấn đấu đến năm 2020 giảm giới hạn số ngày làm 
việc thẩm định trên mỗi dự án xuống còn từ 10 đến 
20 ngày làm việc.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công 
tác đánh giá chất lượng thẩm định dự án vay vốn 
còn tồn tại những hạn chế sau:
Thứ nhất, số lượng dự án vay vốn phải thẩm 
định lại đã giảm nhưng vẫn duy trì mức tỷ lệ cao so 
với các Chi nhánh khác trong cùng hệ thống. Như 
đã phân tích trong thực trạng, tỷ lệ số lượng dự án 
vay vốn phải thẩm định lại năm 2013 và 2017 lần 
lượt là 20% và 7%. Qua tìm hiểu, một số Chi nhánh 
khác cùng hệ thống có mức tỷ lệ này thấp hơn như: 
BIDV- CN Thành phố Hưng Yên là 6,5%; BIDV Hà 
Nam 6,8 %; BIDV Hải Dương 6%...Rõ ràng điều 
này cho thấy vấn đề chất lượng thẩm định tại Chi 
ISSN 2354-0575
Journal of Science and Technology78 Khoa học & Công nghệ - Số 19/Tháng 9 - 2018
nhánh còn nhiều yếu điểm và cần phải được khắc 
phục sớm.
Thứ hai, thời gian tiến hàng thẩm định bị 
cứng nhắc và không hợp lý. Mặc dù Chi nhánh đã 
rất nỗ lực để rút ngắn thời gian thẩm định còn 10 – 
25 ngày làm việc trong năm 2017. Tuy nhiên, với 
các dự án vay vốn của các DNNVV ( nhóm khách 
hàng chủ yếu tại Chi nhánh) thì số ngày tiến hàng 
thẩm định như trên vẫn là quá lâu. Trên thực tế, với 
các DNNVV thì qui mô vốn vay không lớn, hồ sơ 
vốn vay đơn giản, cán bộ thẩm định không mất quá 
nhiều thời gian để xác minh tính khả thi và trung 
thực của thông tin khách hàng cung cấp. Do vậy mà 
thời gian thẩm định bị kéo dài chủ yếu nằm ở các 
khâu hành chính, thủ tục rườm rà. Đây là lý do mà 
nhiều khách hàng tại Chi nhánh đã chủ động hủy 
bỏ hồ sơ vay vốn khi đang tiến hành thẩm định vì 
không thể đợi kết quả thẩm định quá lâu.
Thứ ba, chi phí thẩm định không hợp lý với 
từng dự án vay vốn. Hiện tại Chi nhánh chỉ áp dụng 
một cách tính chi phí thẩm định là: Phí thẩm định = 
Tổng mức đầu tư được duyệt x Mức thu. Tuy nhiên 
phí thẩm định này không bao gồm một số khoản 
phụ phí khác như phí công chứng hồ sơ và phí thẩm 
định tài sản. Điều này gây ra sự mất cân đối về chi 
phí thẩm định các dự án của các nhóm khách hàng 
khác nhau. Cụ thể, nhóm DNNVV vay được ít vốn 
nhưng phải trả phí nhiều vì có thêm các khoản phụ 
phí. Điều này thực sự khiến nhóm DNNVV có tâm 
lý sợ phí thẩm định tại Chi nhánh.
3. Một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm 
định dự án vay vốn tại Ngân hàng Thương mại 
cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam, chi 
nhánh Bắc Hưng Yên
Giải pháp nâng cao chất lượng báo cáo 
thẩm định.
Để chất lượng báo cáo thẩm định được cải 
thiện đòi hỏi Chi nhánh phải thay đổi cả nội dung 
thẩm định và năng lực của cán bộ thẩm định. 
Với nội dung thẩm định, Chi nhánh không 
nên áp dụng một nội dung chung cho tất cả các loại 
dự án mà nên phân chia từng nội dung thẩm định 
khác nhau cho mỗi loại dự án. Đồng thời, với mỗi 
loại dự án vay vốn thì nội dung thẩm định nên đi sâu 
kiểm tra một vấn đề khác. Ví dụ, với dự án vay vốn 
của DNNVV, khi thẩm định nên tập trung vào kiểm 
tra tính chính xác về năng lực tài chính, tài sản đảm 
bảo trả nợ của khách hàng. Hay với dự án vay vốn 
của DN sản xuất thì nên tập trung kiểm tra tính khả 
thi về tài chính của dự ánNgoài ra, trong quá trình 
tiến hành thẩm định tài chính các dự án, Chi nhánh 
cũng nên đưa thêm vào các chỉ tiêu đánh giá khác 
như chỉ tiêu B/C, lợi nhuận sau thế,
Với năng lực của cán bộ thẩm định, cần chọn 
lọc những cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ 
cao, có kinh nghiệm trong lĩnh vực thẩm định, có 
phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tốt để thành lập một 
phòng thẩm định riêng, chỉ làm các công tác liên 
quan đến thẩm định dự án vay vốn. Thường xuy-
ên cho phép nhân viên tham gia các lớp bồi dưỡng 
kiến thức, kỹ năng thẩm định, các hội nghị hội thảo, 
đánh giá năng lực thực trạng tổng kết để đúc rút 
kinh nghiệm, nhìn nhận những sai sót, yếu kém của 
cán bộ Chi nhánh. Khuyến khích, tạo điều kiện, 
hỗ trợ cho các cán bộ thẩm định học thêm các văn 
bằng, chứng chỉ về các lĩnh vực kỹ thuật liên quan 
đến dự án thẩm định.Tạo những chính sách ưu đãi 
hơn những ngân hàng thương mại khác nhằm thu 
hút những cán bộ giỏi về làm việc cho ngân hàng 
hoặc làm cộng tác viên, cố vấn chuyên môn trong 
công tác thẩm định.
Giải pháp hoàn thiện quy trình thẩm định.
Đây là giải pháp giúp rút ngắn thời gian thẩm 
định kéo dài cho các dự án vay vốn của DNNVV. 
Như đã phân tích trong nội dung đánh giá thực trạng 
quy trình thẩm định tại BIDV Bắc Hưng Yên thì 
hiện nay Chi nhánh vẫn áp dụng quy trình thẩm 
định chung cho tất cả các dự án, lĩnh vực mà Hội sở 
đưa ra, đồng thời không có phòng ban riêng chuyên 
trách về thẩm định. Đây là nguyên nhân gây ra hạn 
chế kéo dài thời gian trong việc ra các quyết định 
cho vay. Vậy để giải quyết tình trạng trên, BIDV 
Bắc Hưng Yên cần đổi mới quy trình thẩm định 
theo hướng sau:
Một là sau khi thành lập được một phòng 
thẩm định chuyên sâu thì mọi công việc liên quan 
đến thẩm định đều nên để phòng tự xử lý và hoàn 
thiện, tránh tình trạng phải đi xin các ý kiến từ 
phòng ban khác gây lãng phí thời gian. Đồng thời 
nên chuyên môn hóa cán bộ thẩm định bằng cách 
để mỗi cán bộ thẩm định chuyên sâu vào một loại 
dự án vay vốn khác nhau, như vậy thời gian thực 
hiện sẽ được rút ngắn vì không xảy ra tình trạng cán 
bộ thẩm định phải làm quen với một loại dự án vay 
vốn mới.
Hai là quy trình thẩm định cần được điều 
chỉnh linh hoạt sao cho phù hợp với từng loại hình 
dự án và với diễn biến tình hình xung quanh. Ngoài 
ra, Chi nhánh cũng cần bổ sung một số văn bản 
hướng dẫn chi tiết quy trình thẩm định riêng để áp 
dụng với các dự án có đặc điểm tính chất khác nhau 
sao cho phù hợp với từng ngành nghề, lĩnh vực hoạt 
động. Việc hướng dẫn các quy trình thẩm định riêng 
phù hợp với mỗi loại dự án là việc làm thiết thực vì 
trên thực tế, rất nhiều các dự án xin vay của doanh 
nghiệp vừa và nhỏ rất đơn giản, thậm chí chỉ là xin 
vay để thực hiện một phương án kinh doanh nhỏ. 
ISSN 2354-0575
Khoa học & Công nghệ - Số 19/Tháng 9 - 2018 Journal of Science and Technology 79
Do vậy nếu chỉ áp dụng một quy trình thẩm định 
chung mà Hội sở quy định thì sẽ không hợp lý, thậm 
chí là không hiệu quả vì thời gian tiến hành thẩm 
định bị kéo dài gây ra lãng phí những khoản chi phí 
không cần thiết. Thêm vào đó, nếu so sánh số tiền 
lãi vay mà ngân hàng nhận được của các phương án 
kinh doanh nhỏ này với chi phí mà ngân hàng bỏ ra 
để thực hiện thẩm định theo đúng quy trình mà Hội 
sở quy định thì ngân hàng đang bị lỗ.
Thứ ba, cần công khai và chủ động phát tài 
liệu về quy trình thẩm định, những nội dung giấy tờ 
mà khách hàng phải chuẩn bị để hạn chế tình trạng 
khách hàng phải đi lại nhiều lần gây ảnh hưởng 
không tốt đến tâm lý của khách hàng về chi nhánh. 
Hơn nữa, khi khách hàng nắm được quy trình thẩm 
định và các nội dung mình cần chuẩn bị, họ sẽ chủ 
động hơn đồng thời góp phần làm rút ngắn thời gian 
thẩm định.
Giải pháp cho chi phí thẩm định.
Để khắc phục tình trạng mất cân đối về chi 
phí thẩm định giữa các nhóm khách hàng, cấp thiết 
cần phải đưa ra các qui định rõ ràng về tổng chi phí 
thẩm định mà các nhóm khách hàng phải trả sau 
khi công tác thẩm định kết thúc. Đặc biệt với nhóm 
khách hàng DNNVV, vì tài sản đảm bảo có giá trị 
không lớn nên có thể bỏ qua phần phí thẩm định 
tài sản đảm bảo. Hồ sơ vay vốn của các DN này 
cũng không phức tạp, do vậy với các thủ tục cần 
phải công chứng, cán bộ thẩm định có thể thông báo 
trước cho khách hàng để họ chủ động công chứng 
các giấy tờ cần thiết. Như vậy các DN này sẽ chỉ 
phải nộp duy nhất một mức phí thẩm định chung 
tại Chi nhánh.
Ngoài ra, Chi nhánh cũng cần phải thiết lập 
mối quan hệ lâu dài với các tổ chức, chuyên gia uy 
tín để tiết kiệm các khoản phí để thẩm định báo cáo 
tài chính, tài sản đảm bảo từ đó tiết kiệm được chi 
phí thẩm định cho khách hàng, tạo tâm lý thoải mái 
và hài lòng khi tiến hành thảm định tại Chi nhánh.
Tài liệu tham khảo
[1]. BIDV Bắc Hưng Yên, Báo cáo hoạt động thẩm định từ 2013-2017.
[2]. BIDV Bắc Hưng Yên, Báo cáo tài chính các năm từ 2013-2017.
[3]. Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam, Báo cáo thường niên từ 2013-2017.
[4]. Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN.
[5]. Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN.
[6]. Thông tư số 14/2014/TT-NHNN.
EVALUATE QUALITY OF APPRAISAL CAPITAL LOAN PROJECT
AT VIETNAM DEVELOPMENT AND INVESTMENT JOINT STOCK COMMERCIAL BANK
– BAC HUNG YEN BRANCH
Abstract:
Credit investment is one of the main activities of commercial banks. To effectively carry out this 
activity requires commercial banks to ensure the safety and efficiency when lending. However, the quality 
of loan appraisal is still limited, reflecting the high non-performing loans, the rising rate of overdue 
debt at commercial banks is causing negative impacts on the investment environment and hindering the 
development of the domestic economy.
This article focuses on investigating the status of the loan appraisal project at Vietnam Development 
Investment Joint Stock Commercial Bank - Bac Hung Yen Branch, thereby evaluating the quality of loan 
appraisal at Point out the advantages and disadvantages in the appraisal of loan projects and propose 
some solutions to complete the appraisal of loan projects at commercial banks.
Keywords: Quality, appraisal, loan projects.

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_chat_luong_tham_dinh_du_an_vay_von_tai_ngan_hang_tm.pdf