Đánh giá chất lượng sống liên quan sức khỏe của bệnh nhân ung thư cổ tử cung giai đoạn tiến xa tại chỗ sau hóa xạ trị đồng thời

Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá sự thay đổi chất lượng sống liên quan sức khỏe (HRQOL) của bệnh

nhân ung thư cổ tử cung giai đoạn tiến xa tại chỗ được điều trị bằng hóa xạ trị đồng thời.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu. Đánh giá HRQOL của 60 bệnh nhân

ung thư cổ tử cung giai đoạn tiến xa tại chỗ (FIGO 2009: IB2, IIA2, IIB, III, IVA) được điều trị bằng hai

phác đồ hóa xạ trị đồng thời bằng bảng câu hỏi QLQ-C30 tại 4 thời điểm (trước điều trị, 3 tuần, 7 tuần và

9 tháng) ở Khoa Xạ 2, bệnh viện Ung Bướu TP. HCM từ 1/1/2014 đến hết năm 31/12/2018.

Kết quả: Chỉ số sức khỏe tổng quát (GHS) và các chỉ số chức năng (thể chất, vai trò, nhận thức, xã

hội) đều suy giảm đáng kể trong thời gian điều trị, đạt điểm số thấp nhất tại thời điểm 7 tuần và hồi phục

lại tại thời điểm 9 tháng. Ngoại trừ chức năng cảm xúc cải thiện đáng kể theo thời gian. Trong các đó các

chỉ số triệu chứng như mệt mỏi, nôn/ buồn nôn, khó thở, mất ngủ, chán ăn và tiêu chảy đều có xu hướng

tăng lên trong quá trình điều trị (thời điểm 3 tuần và 7 tuần) sau đó hồi phục lại vào thời điểm 9 tháng. Sự

thay đổi có ý nghĩa thống kê (p <0,05). Chỉ có hai triệu chứng đau và táo bón không có sự thay đổi đáng

kể theo thời gian (p = 0,789 và p = 0,572). Vấn đề tài chính của bệnh nhân cải thiện đáng kể sau điều trị

(p = 0,002).

Trong các yếu tố tuổi và lâm sàng bệnh học, chỉ ghi nhận sự ảnh hưởng đáng kể của BMI lên chỉ số

sức khỏe tổng quát (GHS) tại thời điểm 3 tuần (p = 0,008).

Điểm số GHS của hai phác đồ hóa xạ trị đồng thời thay đổi tương tự nhau theo thời gian.

Kết luận: HRQOL của bệnh nhân ung thư cổ tử cung giai đoạn tiến xa tại chỗ sau hóa xạ trị đồng

thời suy giảm trong quá trình điều trị, xuống thấp nhất tại thời điểm cuối điều trị (thời điểm 7 tuần) và hồi

phục lại tại thời điểm 9 tháng sau điều trị không khác biệt giữa 2 phác đồ hóa trị mỗi tuần và mỗi 3 tuần

Đánh giá chất lượng sống liên quan sức khỏe của bệnh nhân ung thư cổ tử cung giai đoạn tiến xa tại chỗ sau hóa xạ trị đồng thời trang 1

Trang 1

Đánh giá chất lượng sống liên quan sức khỏe của bệnh nhân ung thư cổ tử cung giai đoạn tiến xa tại chỗ sau hóa xạ trị đồng thời trang 2

Trang 2

Đánh giá chất lượng sống liên quan sức khỏe của bệnh nhân ung thư cổ tử cung giai đoạn tiến xa tại chỗ sau hóa xạ trị đồng thời trang 3

Trang 3

Đánh giá chất lượng sống liên quan sức khỏe của bệnh nhân ung thư cổ tử cung giai đoạn tiến xa tại chỗ sau hóa xạ trị đồng thời trang 4

Trang 4

Đánh giá chất lượng sống liên quan sức khỏe của bệnh nhân ung thư cổ tử cung giai đoạn tiến xa tại chỗ sau hóa xạ trị đồng thời trang 5

Trang 5

Đánh giá chất lượng sống liên quan sức khỏe của bệnh nhân ung thư cổ tử cung giai đoạn tiến xa tại chỗ sau hóa xạ trị đồng thời trang 6

Trang 6

Đánh giá chất lượng sống liên quan sức khỏe của bệnh nhân ung thư cổ tử cung giai đoạn tiến xa tại chỗ sau hóa xạ trị đồng thời trang 7

Trang 7

Đánh giá chất lượng sống liên quan sức khỏe của bệnh nhân ung thư cổ tử cung giai đoạn tiến xa tại chỗ sau hóa xạ trị đồng thời trang 8

Trang 8

Đánh giá chất lượng sống liên quan sức khỏe của bệnh nhân ung thư cổ tử cung giai đoạn tiến xa tại chỗ sau hóa xạ trị đồng thời trang 9

Trang 9

Đánh giá chất lượng sống liên quan sức khỏe của bệnh nhân ung thư cổ tử cung giai đoạn tiến xa tại chỗ sau hóa xạ trị đồng thời trang 10

Trang 10

pdf 10 trang minhkhanh 6100
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá chất lượng sống liên quan sức khỏe của bệnh nhân ung thư cổ tử cung giai đoạn tiến xa tại chỗ sau hóa xạ trị đồng thời", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá chất lượng sống liên quan sức khỏe của bệnh nhân ung thư cổ tử cung giai đoạn tiến xa tại chỗ sau hóa xạ trị đồng thời

Đánh giá chất lượng sống liên quan sức khỏe của bệnh nhân ung thư cổ tử cung giai đoạn tiến xa tại chỗ sau hóa xạ trị đồng thời
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 378 
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG SỐNG LIÊN QUAN SỨC KHỎE CỦA 
BỆNH NHÂN UNG THƯ CỔ TỬ CUNG GIAI ĐOẠN TIẾN XA 
TẠI CHỖ SAU HÓA XẠ TRỊ ĐỒNG THỜI 
TRẦN ĐẶNG NGỌC LINH1, LƯƠNG QUỐC THIỆN2, 
HOÀNG THỊ THANH THÚY3, ĐẶNG HUY QUỐC THỊNH4 
Địa chỉ liên hệ: Trần Đặng Ngọc Linh 
Email: tranhlinhub04@yahoo.com 
Ngày nhận bài: 09/10/2020 
Ngày phản biện: 03/11/2020 
Ngày chấp nhận đăng: 05/11/2020 
1 TS.BS. Trưởng Khoa Xạ trị phụ khoa - Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM 
 Trưởng Bộ Môn Ung thư Trường Đại học Y Dược TP. HCM 
2 Bác sĩ nội trú Bộ môn Ung thư Đại học Y Dược TP.HCM 
3 Khoa Vận hành máy xạ - Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM 
4 TS.BS. Phó Giám đốc - Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Trên thế giới, ung thư cổ tử cung là một trong 
mười ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ và là ung thư 
phụ khoa phổ biến thứ hai sau ung thư vú. Tại Việt 
Nam, theo dữ liệu từ GLOBOCAN 2018 ung thư cổ 
tử cung đứng thứ 2 về ung thư phụ khoa, đứng thứ 
7 về các loại ung thư thường gặp ở phụ nữ với xuất 
độ chuẩn tuổi là 7,1/100000 dân. Tại Việt Nam bệnh 
TÓM TẮT 
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá sự thay đổi chất lượng sống liên quan sức khỏe (HRQOL) của bệnh 
nhân ung thư cổ tử cung giai đoạn tiến xa tại chỗ được điều trị bằng hóa xạ trị đồng thời. 
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu. Đánh giá HRQOL của 60 bệnh nhân 
ung thư cổ tử cung giai đoạn tiến xa tại chỗ (FIGO 2009: IB2, IIA2, IIB, III, IVA) được điều trị bằng hai 
phác đồ hóa xạ trị đồng thời bằng bảng câu hỏi QLQ-C30 tại 4 thời điểm (trước điều trị, 3 tuần, 7 tuần và 
9 tháng) ở Khoa Xạ 2, bệnh viện Ung Bướu TP. HCM từ 1/1/2014 đến hết năm 31/12/2018. 
Kết quả: Chỉ số sức khỏe tổng quát (GHS) và các chỉ số chức năng (thể chất, vai trò, nhận thức, xã 
hội) đều suy giảm đáng kể trong thời gian điều trị, đạt điểm số thấp nhất tại thời điểm 7 tuần và hồi phục 
lại tại thời điểm 9 tháng. Ngoại trừ chức năng cảm xúc cải thiện đáng kể theo thời gian. Trong các đó các 
chỉ số triệu chứng như mệt mỏi, nôn/ buồn nôn, khó thở, mất ngủ, chán ăn và tiêu chảy đều có xu hướng 
tăng lên trong quá trình điều trị (thời điểm 3 tuần và 7 tuần) sau đó hồi phục lại vào thời điểm 9 tháng. Sự 
thay đổi có ý nghĩa thống kê (p <0,05). Chỉ có hai triệu chứng đau và táo bón không có sự thay đổi đáng 
kể theo thời gian (p = 0,789 và p = 0,572). Vấn đề tài chính của bệnh nhân cải thiện đáng kể sau điều trị 
(p = 0,002). 
Trong các yếu tố tuổi và lâm sàng bệnh học, chỉ ghi nhận sự ảnh hưởng đáng kể của BMI lên chỉ số 
sức khỏe tổng quát (GHS) tại thời điểm 3 tuần (p = 0,008). 
Điểm số GHS của hai phác đồ hóa xạ trị đồng thời thay đổi tương tự nhau theo thời gian. 
Kết luận: HRQOL của bệnh nhân ung thư cổ tử cung giai đoạn tiến xa tại chỗ sau hóa xạ trị đồng 
thời suy giảm trong quá trình điều trị, xuống thấp nhất tại thời điểm cuối điều trị (thời điểm 7 tuần) và hồi 
phục lại tại thời điểm 9 tháng sau điều trị không khác biệt giữa 2 phác đồ hóa trị mỗi tuần và mỗi 3 tuần. 
Từ khóa: Chất lượng sống liên quan sức khỏe, ung thư cổ tử cung giai đoạn tiến xa tại chỗ, hóa xạ 
trị đồng thời. 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 379 
nhân thường nhập viện ở giai đoạn tiến xa tại chỗ và 
di căn[11]. 
Trong vài thập kỉ qua, sự quan tâm về vấn đề 
chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân ung thư đang 
được gia tăng. Điều này đi liền với hiệu quả điều trị 
gia tăng thời gian và tỉ lệ sống còn và việc sử dụng 
các liệu pháp điều trị đa mô thức với những lo ngại 
về ảnh hưởng của độc tính lên chất lượng cuộc 
sống bệnh nhân. Việc đưa chất lượng sống vào như 
kết quả của các thử nghiệm lâm sàng là rất quan 
trọng để đánh giá tác động đầy đủ của các mô thức 
điều trị đối với bệnh nhân. 
Đối với ung thư cổ tử cung giai đoạn tiến xa tại 
chỗ, hóa xạ trị đồng thời dựa trên cisplatin là 
phương pháp điều trị chuẩn hiện nay với nhiều 
nghiên cứu đã chứng minh hiệu quả trên giảm đáng 
kể tái phát tại chỗ và có lợi ích trên sống còn. Tuy 
nhiên hóa xạ trị đồng thời cũng gia tăng đáng kể độc 
tính độ 3, độ 4 huyết học và đường tiêu hóa[2],[4]. 
Không có nhiều nghiên cứu đánh giá chất 
lượng sống ung thư cổ tử cung. Trong đó đa số là 
các nghiên cứu cắt ngang và không đồng nhất bao 
gồm cả giai đoạn sớm và giai đoạn tiến xa với nhiều 
phương pháp điều trị khác nhau. Một số nghiên cứu 
đánh giá tác động của điều trị trên bệnh nhân ung 
thư cổ tử cung giai đoạn tiến xa, hầu hết các triệu 
chứng và điểm số chức năng suy giảm nhiều nhất tại 
thời điểm kết thúc điều trị (sau 5 tuần) hoặc 1 tuần 
sau điều trị và nhìn chung hầu hết các triệu chứng 
và thang điểm chức năng trở lại mức cơ bản một lần 
nữa sau khoảng 3 tháng sau điều trị[5-7]. 
Việc đánh giá chất lượng sống bệnh nhân ung 
thư cổ tử cung giai đoạn tiến xa tại chỗ sau hóa xạ 
trị đồng thời giúp bác sĩ lâm sàng có thêm thông tin 
đầy đủ về các tác động của điều trị, từ đó giúp tư 
vấn và hỗ trợ bệnh nhân tốt hơn trong quá trình điều 
trị trên nhóm bệnh nhân này. 
Nghiên cứu này đánh giá chất lượng sống liên 
quan sức khỏe của bệnh nhân ung thư cổ tử cung 
giai đoạn tiến xa tại chỗ sau hóa xạ trị đồng thời. 
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Nghiên cứu hồi cứu 
Dân số chọn mẫu: Bệnh nhân ung thư cổ tử 
cung điều trị tại Khoa Xạ 2 Bệnh viện Ung Bướu 
Thành phố Hồ Chí Minh từ 1/1/2014 đến hết năm 
31/12/2018. 
Tiêu chuẩn chọn bệnh 
Ung thư nguyên phát cổ tử cung có giải phẫu 
bệnh là carcinôm tế bào gai, carcinôm tuyến hoặc 
carcinôm gai tuyến. 
Giai đoạn tiến xa tại chỗ (FIGO 2009: IB2, IIA2, 
IIB, III, IVA). 
Chỉ số hoạt động cơ thể (KPS) ≥60 hoặc ECOG 
0 - 2. 
Bệnh nhân có dự trữ tủy và chức năng gan thận 
chịu đựng được hóa trị. 
Bệnh nhân biết có khả năng đọc hiểu và trả lời 
câu hỏi. 
Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu và ký 
giấy xác nhận. 
Tiêu chuẩn loại trừ 
Bệnh nhân đã được phẫ ... hư cổ tử cung giai đoạn tiến xa 
tại chỗ được điều trị một trong hai phác đồ hóa xạ trị 
đồng thời (cisplatin 40 mg/m2 da mỗi tuần hoặc 
cisplatin 75 mg/m2 da mỗi ba tuần) 
Đánh giá chất lượng sống liên quan sức khỏe: 
Bảng câu hỏi QLQ-C30 được bệnh nhân thực hiện 
tại 4 thời điểm: trước điều trị, tuần thứ 3 và tuần thứ 
7 của điều trị hóa xạ đồng thời và tháng thứ 9 sau 
điều trị hóa xạ đồng thời. Trong đó, thời điểm 3 tuần 
là thời điểm bắt đầu có thể đánh giá được các tác 
động phụ sớm của điều trị; thời điểm 7 tuần giúp 
đánh giá HRQOL tại thời điểm kết thúc điều trị hóa 
xạ trị đồng thời; và thời điểm 9 tháng là thời điểm 
bệnh ổn định, có thể bắt đầu đánh giá được tác 
động của các tác dụng phụ muộn của điều trị. 
Ghi nhận thông tin bệnh nhân qua hồ sơ theo 
dõi. 
Xử lý số liệu: Phần mềm SPSS 21,0. 
KẾT QUẢ 
Tổng cộng có 60 bệnh nhân thỏa mãn các tiêu 
chuẩn của nghiên cứu, trong đó có 29 bệnh nhân 
điều trị phác đồ cisplatin mỗi tuần và 31 bệnh nhân 
điều trị phác đồ cisplatin mỗi 3 tuần. Bệnh nhân có 
độ tuổi trung bình là 51,2 tuổi. Chỉ số khối cơ thể 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 380 
(BMI) trung bình là 2,4kg/m2. Chỉ có 30% bệnh nhân 
có bệnh lý mãn tính kèm theo, trong đó chủ yếu là 
bệnh lý tăng huyết áp và đái tháo đường. Tỷ lệ thiếu 
máu trước điều trị khoảng khá cao 32,7%. Bệnh 
nhân chủ yếu ở giai đoạn IIB, bướu >4cm 
(kích thước trung bình 4,5cm), giải phẫu bệnh 
carcinôm tế bào gai và grad 2. 
Các đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và bệnh học 
của hai nhóm bệnh nhân trước điều trị là tương 
đồng nhau, trừ chỉ số BMI. Bệnh nhân điều trị với 
phác đồ hóa xạ trị đồng thời với liều cisplatin mỗi 
tuần có chỉ số BMI cao hơn nhóm bệnh nhân điều trị 
với phác đồ hóa xạ trị đồng thời với cisplatin mỗi 3 
tuần (p = 0,017). 
Biểu đồ 1. Chỉ số GHS theo thời gian 
Chỉ số GHS thay đổi theo có ý nghĩa thống kê 
theo thời gian (p < 0,001). Chỉ số GHS giảm trong 
quá trình điều trị hóa xạ đồng thời và đạt điểm số 
thấp nhất tại thời điểm 7 tuần, sau đó tăng lên đạt 
điểm số cao nhất tại thời điểm 9 tháng với điểm 
trung bình là 84,7. 
Biểu đồ 2. Các chỉ số chức năng theo thời gian 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 381 
Tất cả các điểm số chức năng đều thay đổi có ý nghĩa thống kê theo các thời điểm đánh giá (p <0,05). 
Chức năng cảm xúc hồi phục sớm, các chức năng còn lại đều suy giảm trong thời gian điều trị, đạt điểm số 
thấp nhất tại thời điểm 7 tuần và hồi phục lại tại thời điểm 9 tháng. 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 382 
Biểu đồ 3. Các chỉ số triệu chứng theo thời gian 
Trong các chỉ số triệu chứng, chỉ có hai triệu chứng đau và táo bón không có sự thay đổi đáng kể theo 
thời gian (p = 0,789 và p = 0,572). Các triệu chứng còn lại như mệt mỏi, nôn/ buồn nôn, khó thở, mất ngủ, 
chán ăn và tiêu chảy đều có xu hướng tăng lên trong quá trình điều trị (thời điểm 3 tuần và 7 tuần) sau đó hồi 
phục lại vào thời điểm 9 tháng. Vấn đề tài chính giảm dần theo thời gian tại các thời điểm theo dõi. Sự thay đổi 
có ý nghĩa thống kê (p <0,05). 
Bảng 1. Giá trị p khi so sánh điểm số GHS theo từng yếu tố tại các thời điểm 
 Ban đầu 3 tuần 7 tuần 9 tháng 
Tuổi 0,752 0,316 0,74 0,539 
BMI 0,298 0,008 0,359 0,762 
Bệnh kèm theo 0,312 0,917 0,415 0,857 
Thiếu máu 0,938 
Giai đoạn 0,118 0.324 0,705 0,687 
Kích thước bướu 0,933 0,1 0,925 0,179 
Phác đồ hóa trị 0,519 0,144 0,137 0,781 
Chỉ ghi nhận sự khác biệt đáng kể của chỉ số sức khỏe tổng quát (GHS) giữa hai nhóm BMI <23mg/m2 và 
≥23mg/m2 tại thời điểm 3 tuần (p = 0,008). 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 383 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 384 
Biểu đồ 4. So sánh điểm số các chỉ số HRQOL giữa hai phác đồ hóa xạ trị đồng thời 
Điểm số GHS của hai phác đồ hóa xạ trị đồng thời thay đổi tương tự nhau theo thời gian với p < 0,001. 
Nhìn chung, cả 5 chỉ số chức năng của hai phác đồ đều thay đổi tương tự nhau. Tuy nhiên, bệnh nhân điều trị 
phác đồ mỗi 3 tuần có chức năng nhận thức thay đổi chưa có ý nghĩa thống kê (p = 0,865). Các thang điểm 
triệu chứng giữa hai phác đồ cũng thay đổi khá tương đồng. Chỉ duy nhất triệu chứng khó thở thay đổi có ý 
nghĩa thống kê ở phác đồ mỗi tuần (p = 0,024), tuy nhiên không có ý nghĩa ở phác đồ mỗi 3 tuần (p = 0,21). 
BÀN LUẬN 
Tùy theo phác đồ hóa xạ trị đồng thời, thời điểm 
kết thúc hóa xạ trị có thể là 5 tuần, 6 tuần hay 7 
tuần. Trong nghiên cứu của chúng tôi, bệnh nhân có 
hai phác đồ hóa xạ trị, phác đồ một tuần hóa trị kết 
thúc vào tuần thứ 6, phác đồ mỗi 3 tuần hóa trị kết 
thúc vào tuần thứ 7, xạ trị kết thúc vào khoảng tuần 
thứ 8. Vì vậy thời điểm 7 tuần là thời điểm độc tích 
cấp tích lũy nhiều nhất là phù hợp. Đây là thời điểm 
có điểm số chức năng suy giảm mạnh nhất cũng 
như triệu chứng tích lũy nhiều nhất. Điều này cũng 
thấy tương tự trong một số nghiên cứu của tác giả 
Heijkoop và Krichheniner. Trong các nghiên cứu, 
thời điểm hồi phục bắt đầu từ tháng thứ 3 sau điều 
trị[5],[6]. Trong nghiên cứu này, chỉ số GHS và các chỉ 
số chức năng bị suy giảm cũng như các triệu chứng 
tăng lên trong quá trình điều trị đều hồi phục tại thời 
điểm 9 tháng là phù hợp. Chức năng cảm xúc cải 
thiện sau điều trị cho thấy sự lo lắng của bệnh nhân 
được giảm bớt sau đáp ứng lâm sàng của hóa xạ trị 
đồng thời. Vấn đề tài chính cải thiện sau điều trị do 
không còn gánh nặng về các chi phí điều trị cũng 
như sinh hoạt và đi lại. 
Một số nghiên cứu ghi nhận tuổi là yếu tố ảnh 
hưởng đến điểm số sức khỏe chung, trong khi đó 
một số khác ngược lại[3], [8], [8], [10], [12], [13]. Không ghi 
nhận sự ảnh hưởng của giai đoạn bệnh lên chỉ số 
GHS tương tự như nghiên cứu của tác giả Distefano 
M.(2008) và Pasek (2012)[3], [12]. Có sự khác biệt với 
tác giả Singh U (2019) khi tác giả ghi nhận kích 
thước bướu liên quan đến chỉ số GHS[13], tuy nhiên 
trong nghiên cứu của chúng tôi 9 trường hợp <4cm 
đều có kích thước 3cm. Một số nghiên cứu ghi nhận 
bệnh đồng mắc và thiếu máu có ảnh hưởng đến sức 
khỏe tổng quát[3],[14]. Trong nghiên cứu này, bệnh 
đồng mắc phổ biến nhất là tăng huyết áp đều được 
điều trị và kiểm soát ổn, thiếu máu đa số ở mức độ 
nhẹ trước điều trị, điều này có thể dẫn đến sự khác 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 385 
biệt trong kết quả nghiên cứu. Tác giả Mikkelsen 
(2016) không ghi nhận sự khác biệt chỉ số GHS với 
BMI bệnh nhân, tương đồng với nghiên cứu của 
chúng tôi[9]. 
HRQOL tương đồng giữa hai nhóm bệnh nhân 
được điều trị với hai phác đồ hóa xạ trị đồng thời 
một lần nữa khẳng định hiệu quả tương đương của 
hai phác đồ này. Trong đó tỉ lệ tái phát, sống còn 
cũng như độc tính cấp hay muộn đã được chứng 
minh là tương đương ở nhiều nghiên cứu, kể cả trên 
nhóm bệnh nhân của nghiên cứu này[1], [15]. 
KẾT LUẬN 
Chất lượng sống liên quan sức khỏe của bệnh 
nhân ung thư cổ tử cung giai đoạn tiến xa được hóa 
xạ trị đồng thời ở cả hai phác đồ đều có sự thay đổi 
tương tự nhau. Đa số đều suy giảm đáng kể trong 
quá trình điều trị, trong đó suy giảm mạnh nhất tại 
thời điểm cuối điều trị (thời điểm 7 tuần) và hồi phục 
lại tại thời điểm 9 tháng sau điều trị. Điểm số tại thời 
điểm 9 tháng cải thiện hơn so với thời điểm ban đầu 
tuy nhiên khác biệt không có ý nghĩa thống kê. 
Các yếu tố như tuổi và lâm sàng bệnh học 
(BMI, bệnh lý đi kèm, thiếu máu, giai đoạn bệnh, 
kích thước bướu và phác đồ điều trị) dù ảnh hưởng 
đến các chỉ số thành phần khác nhau nhưng nhìn 
chung đều không ghi nhận sự ảnh hưởng đáng kể 
lên chỉ số sức khỏe tổng quát (GHS). 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Đường Hùng Mạnh (2018). "So sánh hiệu quả 
hóa xạ trị triệt để ung thư cổ tử cung giai đoạn 
tiến xa tại chỗ với cisplatin liều cao mỗi ba tuần 
và liều thấp mỗi tuần". Luận văn tốt nghiệp bác 
sĩ nội trú, Đại học y dược TP. Hồ Chí Minh. 
2. Chemoradiotherapy for Cervical Cancer Meta-
Analysis Collaboration 2008. "Reducing 
uncertainties about the effects of 
chemoradiotherapy for cervical cancer: a 
systematic review and meta-analysis of 
individual patient data from 18 randomized 
trials". J Clin Oncol, 26(35), 5802 - 12. 
3. Distefano M., Riccardi S., Capelli G., et al. 
(2008). "Quality of life and psychological distress 
in locally advanced cervical cancer patients 
administered pre-operative chemoradiotherapy". 
Gynecol Oncol, 111(1), 144 - 50. 
4. Green J. A., Kirwan J. M., Tierney J. F., et al. 
(2001). "Survival and recurrence after 
concomitant chemotherapy and radiotherapy for 
cancer of the uterine cervix: a systematic review 
and meta-analysis". Lancet, 358(9284), 781 - 6. 
5. Heijkoop S. T., Nout R. A., Quint S., et al. 
(2017). "Dynamics of patient reported quality of 
life and symptoms in the acute phase of online 
adaptive external beam radiation therapy for 
locally advanced cervical cancer". Gynecol 
Oncol, 147(2), 439 - 449. 
6. Kirchheiner K., Nout R. A., Czajka-Pepl A., et al. 
(2015). "Health related quality of life and patient 
reported symptoms before and during definitive 
radio (chemo) therapy using image-guided 
adaptive brachytherapy for locally advanced 
cervical cancer and early recovery - a mono-
institutional prospective study". Gynecol Oncol, 
136(3), 415 - 23. 
7. Kirchheiner K., Potter R., Tanderup K., et al. 
(2016). "Health-Related Quality of Life in Locally 
Advanced Cervical Cancer Patients After 
Definitive Chemoradiation Therapy Including 
Image Guided Adaptive Brachytherapy: An 
Analysis From the EMBRACE Study". Int J 
Radiat Oncol Biol Phys, 94(5), 1088 - 98. 
8. Kumar Satwant, Rana Madhu Lata, Verma 
Khushboo, et al. (2014). "PrediQt-Cx: post 
treatment health related quality of life prediction 
model for cervical cancer patients". PloS one, 
9(2), e89851. 
9. Mikkelsen Tina Broby, Sørensen Bente, 
Dieperink Karin B (2017). "Prediction of 
rehabilitation needs after treatment of cervical 
cancer: what do late adverse effects tell us?". 
Supportive care in cancer, 25(3), 823 - 831. 
10. Nie Shu-xia, Gao Chuan-qiang (2014). "Health 
behaviors and quality of life in Chinese survivors 
of cervical cancer: a retrospective study". 
OncoTargets and therapy, 7, 627. 
11. Organization World Health (2018). "International 
Agency of Research on Cancer. GLOBOCAN 
2018". CANCER TODAY-Cancer Incidence, 
Mortality and Prevalence Worldwide in. 
12. 12. Pasek Małgorzata, Suchocka Lilia, Urbański 
Krzysztof (2013). "Quality of life in cervical 
cancer patients treated with radiation therapy". 
Journal of clinical nursing, 22(5 - 6), 690 - 697. 
13. 13. Singh Uma, Verma Manju Lata, Rahman 
Zakia, et al. (2019). "Factors affecting quality of 
life of cervical cancer patients: A multivariate 
analysis". Journal of Cancer Research and 
Therapeutics, 15(6), 1338. 
14. Vaz Ana Francisca, Pinto-Neto Aarão Mendes, 
Conde Délio Marques, et al. (2007). "Quality of 
life of women with gynecologic cancer: 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 386 
associated factors". Archives of gynecology and 
obstetrics, 276(6), 583. 
15. Zhu Jiahao, Zhang Zheng, Bian Dongyan, et al. 
(2020). "Weekly versus triweekly cisplatin-based 
concurrent chemoradiotherapy in the treatment 
of locally advanced cervical carcinoma: An 
updated meta-analysis based on randomized 
controlled trials". Medicine, 99(1). 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 387 
ABSTRACT 
Health related quality of life in locally advanced cervical cancer patients after concurrent 
chemoradiation 
Purpose: To evaluate heath related quality of life (HRQOL) after chemoradiotherapy in locally advanced 
cervical cancer patients and analyze factors that influence HRQOL. 
Patient and methods: Retrospective study. Sixty locally advanced cervical cancer patients (FIGO 2009: 
IB2, IIA2, IIB, III, IVA) were treated with two concurrent chemoradiation regimens in Gynecological 
Radiotherapy Deparment, Ho Chi Minh Oncology Hospital from 1/1/2014 to 31/12/2018, HRQOL were 
assessed with QLQ-C30 questionnaire at four time points of treatment (baseline, 3 weeks, 7 weeks and 9 
months). 
Results: Global health status, physical, role, social and cognitive functioning are impaired significally 
during treatment with lowest scores at 7 weeks and improve at 9 months after treatment. Emotional functioning 
improves significally over time. Fatique, vomiting/nausea, dyspnea, insomnia, appetite loss and diarrhea 
increase during treatment (3 weeks, 7 weeks) and decrease at 9 months. The change was statistical 
significance (p <0,05). Two symptoms (pain and constipation) did not change significantly over time (p = 0,789 
and p = 0,572). Financial difficulty improved significally after treatment (p = 0,002). 
Among age, clinical and pathology factors, there was only a significant association between GHS and BMI 
at 3 weeks (p = 0,21). 
GHS scores of two concurrent chemotherapy regimens changed similarly over time (p < 0.001). In general, 
five functionings and symptoms of 2 regimens change similarly. 
Conclusion: HRQOL in locally advanced cervical cancer patients treated with two concurrent 
chemoradiation regimens changed similarly. HRQOL was impaired significally during treatment with lowest 
scores at 7 weeks and improve at 9 months after treatment. Age, clinical and pathology factors did not 
generally have a significant association with GHS. 
Keywords: Heath ralated quality of life, Locally advanced cervical cancer, Concurrent chemoradiation. 

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_chat_luong_song_lien_quan_suc_khoe_cua_benh_nhan_un.pdf