Đánh giá chất lượng cuộc sống sau phẫu thuật điều trị bệnh lý ung thư gan mật tụy

Mục tiêu: Mô tả chất lượng cuộc sống sau phẫu thuật điều trị bệnh lý ung thư gan mật tụy và một số

yếu tố liên quan.

Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 102 người bệnh ung thư gan, mật, tụy

được phẫu thuật tại khoa Phẫu thuật Gan - Mật - Tụy bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ tháng 8 năm

2019 đến tháng 6 năm 2020, mô tả dựa vào bộ câu hỏi FACT - Hep.

Kết quả: Tuổi trung bình người bệnh 57,7 ± 12,5 tuổi. Tỷ lệ nam/nữ là 3/1. Người bệnh ở giai đoạn III

của bệnh 32,3%. Tổng điểm FACT - Hep là 127,8 ± 13,3 (tối đa 180 điểm) trong đó điểm trung bình chất

lượng cuộc sống ở lĩnh vực mối quan hệ gia đình xã hội 20,5 ± 3,32; tình trạng hoạt động 19,3 ± 3,41; tinh

thần 16,6 ± 4,36; thể chất 18,2 ± 4,12 và mối quan tâm khác là 53,2 ± 6,27. Một số yếu tố liên quan đến

chất lượng cuộc sống của người bệnh sau phẫu thuật là ngày nằm viện sau mổ, cơ quan ung thư, giai

đoạn ung thư. Ngoài ra, bệnh nhân có một số biểu hiện: sụt cân 96,1% và khô miệng 91,2%.

Kết luận: Nghiên cứu cho thấy sau phẫu thuật điều trị bệnh lý ung thư gan mật tụy người bệnh có chất

lượng cuộc sống ở mức trung bình và liên quan đến ngày nằm viện sau phẫu thuật, cơ quan ung thư và

giai đoạn ung thư.

Đánh giá chất lượng cuộc sống sau phẫu thuật điều trị bệnh lý ung thư gan mật tụy trang 1

Trang 1

Đánh giá chất lượng cuộc sống sau phẫu thuật điều trị bệnh lý ung thư gan mật tụy trang 2

Trang 2

Đánh giá chất lượng cuộc sống sau phẫu thuật điều trị bệnh lý ung thư gan mật tụy trang 3

Trang 3

Đánh giá chất lượng cuộc sống sau phẫu thuật điều trị bệnh lý ung thư gan mật tụy trang 4

Trang 4

Đánh giá chất lượng cuộc sống sau phẫu thuật điều trị bệnh lý ung thư gan mật tụy trang 5

Trang 5

Đánh giá chất lượng cuộc sống sau phẫu thuật điều trị bệnh lý ung thư gan mật tụy trang 6

Trang 6

Đánh giá chất lượng cuộc sống sau phẫu thuật điều trị bệnh lý ung thư gan mật tụy trang 7

Trang 7

pdf 7 trang minhkhanh 10800
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá chất lượng cuộc sống sau phẫu thuật điều trị bệnh lý ung thư gan mật tụy", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá chất lượng cuộc sống sau phẫu thuật điều trị bệnh lý ung thư gan mật tụy

Đánh giá chất lượng cuộc sống sau phẫu thuật điều trị bệnh lý ung thư gan mật tụy
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 501 
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG SAU PHẪU THUẬT 
ĐIỀU TRỊ BỆNH LÝ UNG THƯ GAN MẬT TỤY 
NGUYỄN THỊ VÂN ANH1; ĐÀO ĐỨC HẠNH2; NGUYỄN THANH BÌNH1; 
NGUYỄN THỊ HIỂN1; BÙI BÍCH LIÊN3, ĐỖ SỸ LONG1 
Địa chỉ liên hệ: Nguyễn Thị Vân Anh 
Email: vânnhb3108@gmail.com 
Ngày nhận bài: 02/10/2020 
Ngày phản biện: 03/11/2020 
Ngày chấp nhận đăng: 05/11/2020 
1 Khoa Phẫu thuật Gan - Mật - Tụy - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 
2 Phòng Điều dưỡng - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 
3 Khoa Truyền máu - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Theo thống kê Tổ chức Y tế Thế giới (World 
Health Organization - WHO) năm 2018 số ca mắc 
ung thư trên 18 triệu người và số ca tử vong vì bệnh 
lý này khoảng 9,5 triệu người. Tại Mỹ, năm 2020 
thống kê cho thấy khoảng 1,8 triệu ca ung thư mới 
được chẩn đoán và 606,502 ca tử vong. Tại Việt 
nam, số ca mắc ung thư mới đã tăng lên 165000 ca, 
94000 ca tử vong. Trong đó, ung thư gan mật tuỵ 
phổ biến và tiên lượng xấu[5]. Ngày nay, với những 
tiến bộ vượt bậc trong y học giúp chẩn đoán và điều 
trị tốt hơn kéo dài thời gian sống của bệnh nhân 
(BN) ung thư. Để đánh giá giá trị của một phương 
pháp điều trị, các bác sĩ thường sử dụng các kết quả 
như bệnh tái phát, biến chứng, độc tính của điều trị 
hoặc khả năng sống sót, nhưng ít khi xem xét đến 
chất lượng cuộc sống (CLCS) của BN. Đã có nhiều 
nghiên cứu trên thế giới chứng minh rằng suy giảm 
CLCS ảnh hưởng đến tỷ lệ sống và tiên lượng tỷ lệ 
tử vong của BN ung thư. Các nhà nghiên cứu cũng 
chỉ ra rằng nếu các yếu tố liên quan đến CLCS của 
BN được can thiệp sớm thì hiệu quả điều trị, chăm 
sóc sẽ được cải thiện tốt hơn[5]. Chính vì vậy việc 
đánh giá CLCS được xem là một thành phần thiết 
yếu của quá trình quản lý bệnh ung thư và cần phải 
được thực hiện thường xuyên. Từ đó, nhân viên y tế 
xây dựng được các chiến lược điều trị và chăm sóc 
phù hợp. Tuy nhiên, tại Việt Nam vấn đề này chưa 
được quan tâm đặc biệt là BN sau phẫu thuật điều trị 
các bệnh lý ung thư gan mật tụy. Vì vậy, đề tài 
TÓM TẮT 
Mục tiêu: Mô tả chất lượng cuộc sống sau phẫu thuật điều trị bệnh lý ung thư gan mật tụy và một số 
yếu tố liên quan. 
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 102 người bệnh ung thư gan, mật, tụy 
được phẫu thuật tại khoa Phẫu thuật Gan - Mật - Tụy bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ tháng 8 năm 
2019 đến tháng 6 năm 2020, mô tả dựa vào bộ câu hỏi FACT - Hep. 
Kết quả: Tuổi trung bình người bệnh 57,7 ± 12,5 tuổi. Tỷ lệ nam/nữ là 3/1. Người bệnh ở giai đoạn III 
của bệnh 32,3%. Tổng điểm FACT - Hep là 127,8 ± 13,3 (tối đa 180 điểm) trong đó điểm trung bình chất 
lượng cuộc sống ở lĩnh vực mối quan hệ gia đình xã hội 20,5 ± 3,32; tình trạng hoạt động 19,3 ± 3,41; tinh 
thần 16,6 ± 4,36; thể chất 18,2 ± 4,12 và mối quan tâm khác là 53,2 ± 6,27. Một số yếu tố liên quan đến 
chất lượng cuộc sống của người bệnh sau phẫu thuật là ngày nằm viện sau mổ, cơ quan ung thư, giai 
đoạn ung thư. Ngoài ra, bệnh nhân có một số biểu hiện: sụt cân 96,1% và khô miệng 91,2%. 
Kết luận: Nghiên cứu cho thấy sau phẫu thuật điều trị bệnh lý ung thư gan mật tụy người bệnh có chất 
lượng cuộc sống ở mức trung bình và liên quan đến ngày nằm viện sau phẫu thuật, cơ quan ung thư và 
giai đoạn ung thư. 
Từ khóa: Chất lượng cuộc sống, ung thư, sau phẫu thuật. 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 502 
nghiên cứu với mục tiêu: Mô tả chất lượng cuộc 
sống sau phẫu thuật điều trị bệnh lý ung thư gan mật 
tuỵ và một số yếu tố liên quan. 
ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Đối tượng 
Bệnh nhân ung thư gan mật tuỵ được phẫu 
thuật tại Khoa Phẫu thuật Gan - Mật - Tụy bệnh viện 
Trung ương Quân đội 108 từ tháng 8 năm 2019 đến 
tháng 6 năm 2020. 
Phương pháp 
Nghiên cứu mô tả cắt ngang. 
Dữ liệu được thu thập từ bệnh án và phỏng vấn 
trực tiếp người bệnh. Các biến số bao gồm: tuổi, giới 
tính, địa dư, BMI, phân loại bệnh, giai đoạn bệnh, 
ngày nằm viện, phương thức phẫu thuật, bảo hiểm y 
tế và các biến số trong bộ câu hỏi FACT - Hep. 
Chất lượng cuộc sống sử dụng bộ câu hỏi 
FACT - Hep được hình thành dựa trên bộ câu hỏi 
FACT - G (Fact General) nằm trong hệ thống bộ câu 
hỏi FACIT (-functional assessment of chronic illness 
therapy) do David Cella biên soạn năm 1997 và 
được dịch, sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Bộ 
câu hỏi FACT - Hep bao gồm cả khía cạnh thể chất 
và tinh thần được thể hiện qua 5 tiêu chí: (1) thể 
chất, (2) mối quan hệ gia đình - xã hội, (3) tinh thần, 
(4) tình trạng hoạt động và (5) mối quan tâm khác 
liên quan đến bệnh lý gan mật tụy với 35 câu hỏi, 
mỗi câu hỏi được tính từ 0 đến 4 điểm tương ứng 
với các mức độ hoàn toàn không, chút ít, đôi chút, 
khá nhiều và rất nhiều. Tổng điểm tối đa 180 điểm, 
điểm càng cao chất lượng cuộc sống càng tốt[6],[9]. 
Nghiên cứu đảm bảo rằng những người bệnh không 
bị thúc ép về thời gian tại thời điểm phỏng vấn. Các 
trường hợp có số điểm rất cao được khảo sát lại để 
đảm bảo phản hồi của họ là chính xác. 
Xử lý số liệu 
Số liệu được phân tích bằng SPSS 22.0, các 
giá trị được biểu thị dưới dạng: Trung bình, tỉ lệ phần 
trăm. T test và ANOVA test dùng để kiểm định sự 
khác biệt điểm trung bình chất lượng cuộc sống giữa 
các nhóm. Chỉ có giá trị p < 0,05 được coi là có ý 
nghĩa. 
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
Đặc điểm chung 
Bảng 1. Đặc điểm chung 
Đặc điểm chung Nội dung Số BN (n) Tỉ lệ (%) 
Tuổi 
< 50 26 25,5 
50 - 70 57 55,9 
> 70 19 18,6 
Giới Nam 76 74,5 
Nơi ở Thành thị 61 59,8 
BMI 
Thừa cân (> 25) 6 5,9 
Bình thường(18,5 - 25) 86 84,3 
Thiếu năng lượng trường diễn (< 18,5) 10 9,8 
Phân loại bệnh 
Gan 66 64,7 
Mật 15 14,7 
Tụy 21 20,6 
Giai đoạn ung thư 
I 16 15,7 
II 31 30,4 
III 33 32,3 
IV 22 21,6 
Bệnh kết hợp 
Tiểu đường 10 32,3 
Tăng huyết áp 5 16,1 
Viêm gan virus (B,C) 9 29,0 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 503 
Khác (COPD, tim mạch...) 7 22,6 
Số ngày nằm viện sau phẫu thuật ≤ 7 ngày 28 27,5 > 7 ngày 75 72,5 
Phương thức phẫu thuật Mổ mở 73 71,6 Nội soi 29 28,4 
Bảo hiểm Có 96 96,1 
Nhận xét: Nghiên cứu cho thấy tuổi trung bình: 57,75 ± 12,52 tuổi; Tỉ lệ Nam/nữ 3/1; 9,8% BN thiếu năng 
lượng trường diễn. Số BN mắc ung thư gan chiếm tỷ lệ nhiều nhất (64,7%); phần lớn các BN được phẫu thuật 
ở giai đoạn II và III (62,7%). Số BN điều trị trên 7 ngày (72,5%). Tỷ lệ mổ nội soi 28,4%. Đa số BN có thẻ bảo 
hiểm y tế 96,1%. 
Chất lượng cuộc sống 
Bảng 2. Chất lượng cuộc sống sau phẫu thuật 
Giá trị 
Chất lượng cuộc sống Giá trị lớn nhất Giá trị nhỏ nhất Điểm trung bình 
Thể chất 27 10 18,2 ± 4,12 
Mối quan hệ gia đình - xã hội 26 11 20,5 ± 3,32 
Tinh thần 24 8 16,6 ± 4,36 
Tình trạng hoạt động 25 7 19,3 ± 3,41 
Mối quan tâm khác liên quan đến 
bệnh lý gan mật tụy 
67 30 53,2 ± 6,27 
Tổng điểm 160 92 127,8 ± 13,30 
Nhận xét: Bảng 2 cho thấy CLCS sau phẫu thuật dựa vào bộ câu hỏi FACT-Hep có điểm trung bình: 
127,8 ± 13,3 điểm, BN có điểm thấp nhất 92 điểm, cao nhất 160 điểm. 
Một số biểu hiện khác 
Bảng 3. Một số biểu hiện khác 
Mức độ 
Biểu hiện khác 
Hoàn toàn không (0 điểm) 
(n, %) 
Trung bình (1 - 2 điểm) 
(n, %) 
Nhiều (3 - 4 điểm) 
(n, %) 
C1 Cảm thấy đau thắt ở bụng 12 (12,8) 58 (56,9) 32 (31,3) 
C2 Bị sút cân 4 (3,9) 27 (26,5) 71 (69,6) 
C3 Kiểm soát, tự chủ được đi đại tiện 0 (0) 11 (10,8) 91 (89,2) 
C4 Có thể tiêu hóa tốt thức ăn 3 (2,9) 34 (33,3) 65 (63,8) 
C5 Tiêu chảy 94 (92,1) 7 (6,9) 1 (1,0) 
C6 Ngon miệng 4 (3,9) 47 (46,1) 51 (50,0) 
Hep1 Buồn vì thay đổi hình dáng cơ thể 59 (57,9) 29 (28,4) 14 (13,7) 
CNS7 Đau nhức ở lưng 43 (42,2) 43 (42,2) 16 (15,6) 
Cx6 Cảm thấy khó chịu vì bị táo bón 73 (71,6) 21 (20,6) 8 (7,8) 
H17 Cảm thấy mệt mỏi 18 (17,6) 73 (71,6) 11 (10,8) 
An7 Tôi có khả năng làm việc 9 (8,8) 28 (27,5) 65 (63,7) 
Hep2 Tôi bị khó chịu bởi vàng da 92 (90,2) 4 (3,9) 6 (5,9) 
Hep3 Sốt 92 (90,2) 10 (9,8) 0 (0) 
Hep4 Ngứa 73 (71,6) 26 (25,5) 3 (2,9) 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 504 
Hep5 Thay đổi khẩu vị 54 (52,9) 46 (45,1) 2 (2,0) 
Hep6 Gai lạnh 41 (40,2) 57 (55,9) 4 (3,9) 
HN2 Khô miệng 9 (8,8) 57 (55,9) 36 (35,3) 
Hep8 Cảm thấy khó chịu hoặc đau ở dạ dày 37 (36,3) 59 (57,8) 6 (5,9) 
Nhận xét: Bảng 3 cho thấy một số biểu hiện khác cần quan tâm chăm sóc: Sút cân (96,1%); khô miệng 
(91,2%); đau thắt ở bụng (87,2%) và mệt mỏi (82,4%). 
Một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống 
Bảng 4. Một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống 
CLCS 
Yếu tố Thể chất 
MQH 
gia đình - xã hội Tinh thần Hoạt động 
Đặc điểm 
bệnh lý 
FACT - 
HEP 
Cơ quan 
Gan 19,0 20,4 17,2* 19,8 54,5* 130,9* 
Mật 16,4 20,9 13,3 19,6 51,2 121,4 
Tụy 16,2 20,6 15,9 17,7 49,9 120,3 
p 0,27 0,91 0,048 0,11 0,01 0,01 
Giai đoạn bệnh 
I 20,8* 20,8 16,2 19,2 52,1 125,1 
II 19,9 21,0 17,2 18,9 52,9 129,9 
III 17,4 20,9 16,7 20,2 53,6 128,8 
IV 17,7 19,2 16,1 18,8 53,6 125,4 
p 0,03 0,22 0,77 0,36 0,85 0,51 
Ngày nằm viện 
sau mổ 
≤ 7 19,6 20,6 15,8 20,0 55,7* 131,7 
>7 17,6 20,5 17,0 19,0 52,2 126,3 
p 0,31 0,90 0,23 0,20 0,01 0,07 
Phương pháp 
mổ 
Mở 18,7 20,6 15,9 19,5 54,4 129,1 
Nội soi 17,9 20,5 16,9 19,3 55,7* 127,3 
p 0,40 0,93 0,31 0,72 0,02 0,53 
Bảo hiểm 
Không 17,5 17,5 14 19,3 51,5 119,8 
Có 18,2 20,7 16,7 19,3 53,2 128,1 
p 0,75 0,06 0,22 0,97 0,59 0,22 
Nhận xét: Bảng 4. cho thấy yếu tố liên quan đến CLCS: BN ung thư gan có CLCS cao hơn BN ung thư tụy 
và mật, BN nằm viện ≤ 7 ngày có CLCS cao hơn BN nằm viện trên 7 ngày và BN mổ nội soi có CLCS cao hơn 
BN mổ mở (p < 0,05). 
BÀN LUẬN 
Nghiên cứu CLCS của 102 BN sau phẫu thuật 
điều trị bệnh lý ung thư gan mật tụy dựa vào bộ 
FACT-Hep cho thấy tỷ lệ người trẻ tuổi (< 50 tuổi) 
mắc ung thư 25,5% tương tự với nghiên cứu của Bùi 
Vũ Bình, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội 23,4%[1] và 
cao hơn nghiên cứu của Trần Thị Huyền Nga, bệnh 
viện Bạch Mai là 18%[2]. Tuổi trung bình trong nghiên 
cứu là 57,7 ± 12,5 thấp hơn thống kê của Stell trên 
158 BN ung thư gan mật công bố trên tạp chí 
Oncology ở Mỹ tuổi trung bình 64 tuổi[7]. Tỷ lệ nam 
giới mắc bệnh gần gấp 3 lần so với nữ giới. 59,8% 
BN đến từ thành thị phù hợp với sự phân bố chung 
của BN ung thư tại Việt Nam. 
Tỷ lệ BN bị thiếu năng lượng trường diễn sau 
phẫu thuật dưới 10% tương tự với kết quả của Trần 
Thị Huyền Nga trên BN ung thư gan 10,3%[2]. Phân 
bố tỷ lệ các cơ quan bệnh lý có sự khác biệt rõ ràng 
tỷ lệ chiếm đa số là ung thư gan 64,7%; cao hơn 
nghiên cứu của Susan Yount 58%; phù hợp với 
những nghiên cứu của Tổ chức Nghiên cứu Ung thư 
thế giới về tỷ lệ mắc ung thư gan so với các ung thư 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 505 
khác hiện nay[5]. Phần lớn BN được phẫu thuật ở 
giai đoạn II, III (62,7%). Trên thực tế một số đặc tính 
bệnh lý gan mật thường không có biểu hiện sớm 
trên lâm sàng; mặt khác, triệu chứng của ung thư 
gan mật tụy không đặc hiệu nên rất dễ nhầm lẫn với 
các bệnh gan mật tụy mạn tính khác nên rất khó để 
phát hiện ở giai đoạn đầu. Số BN có bệnh lý kết hợp 
khi phẫu thuật là 38,2. Số BN phải điều trị tại viện 
trên 7 ngày 72,5%; cao nhất là 22 ngày ở phẫu thuật 
cắt khối tá tụy vì đây là một phẫu thuật phức tạp của 
chuyên khoa Gan - Mật - Tụy, BN có nguy cơ gặp 
một số biến chứng sau mổ dẫn tới thời gian nằm 
viện kéo dài. Tỷ lệ mổ nội soi/mổ mở là 1/3. 
Phương thức chi trả viện phí: 96,1% BN có thẻ 
bảo hiểm y tế, tỷ lệ BN tham gia bảo hiểm rất cao 
trong cộng đồng, cơ quan bảo hiểm BN đã phần nào 
đỡ được gánh nặng kinh tế trong điều trị. Do đó việc 
tuyên truyền để người dân hiểu được ý nghĩa và tầm 
quan trọng của bảo hiểm y tế là rất cần thiết cho 
ngành y tế. 
CLCS của BN sau phẫu thuật đánh giá theo bộ 
câu hỏi FACT - Hep có điểm thấp nhất là 92 điểm và 
cao nhất là 160 điểm, trung bình là 127,8 ± 13,3 
điểm. Trong các lĩnh vực CLCS điểm trung bình về 
tinh thần là thấp nhất 16,6 ± 4,36 điểm, cao hơn so 
với nghiên cứu của Bùi Vũ Bình(12,26) điểm[1] và 
thấp hơn Trần Thị Huyền Trang (20,9 ± 3,5). Phù 
hợp với đặc điểm lâm sàng của BN ung thư thường 
gặp các vấn đề: buồn, lo lắng tử vong hay bệnh 
nặng lên một số nghiên cứu cho thấy rối loạn trầm 
cảm là trạng thái bệnh lý không chỉ gặp trong bệnh 
tâm thần mà còn gặp ở nhiều bệnh khác đặc biệt là 
ung thư. Họ dễ rơi vào trạng thái tâm lý lo âu, sợ hãi, 
thậm chí là trầm cảm khiến BN gặp nhiều khó khăn 
trong điều trị bệnh. Nghiên cứu của Cao Đức Tiến, 
Phạm Quỳnh Giang (2012) trên đối tượng BN ung 
thư 81,7% có rối loạn lo âu và 65% trầm cảm[3]. Vì 
vậy phát hiện sớm và điều trị trầm cảm có ý nghĩa 
quan trọng đối với bệnh nhân ung thư. 
Lĩnh vực thể chất có điểm trung bình 
18,2 ± 4,12 bao gồm các triệu chứng như đau, buồn 
nôn hay khó chịu bởi tác dụng phụ của điều trị. 
Điểm thể chất trong nghiên cứu này cao hơn thống 
kê của Bùi Vũ Bình 16,2 điểm[1]. Do đó nhân viên y 
tế cần quan tâm hơn tới một số biện pháp giảm đau 
cho BN. 
Tình trạng hoạt động của BN được đánh giá 
bởi các câu hỏi về vấn đề hài lòng với CLCS hiện 
tại, tham gia các hoạt động thường ngày, giải trí và 
hạn chế khi thực hiện công việc đó. Lĩnh vực này 
điểm cao hơn đại diện cho mức độ tốt hơn của chức 
năng hoạt động. Điểm trung bình về lĩnh vực hoạt 
động 19,3 ± 3,41 cao gấp 3 lần so với nghiên cứu 
của Bùi Vũ Bình năm 2015 là 6,14 điểm[1]. BN sau 
mổ thể lực còn chưa hồi phục, tuy nhiên vấn đề tập 
vận động sớm là hết sức quan trọng giúp đường tiêu 
hóa được lưu thông sớm, hạn chế những biến 
chứng không mong muốn về phổi hay một số cơ 
quan khác. 
Điểm trung bình về lĩnh vực mối quan hệ gia 
đình, xã hội 20,5 ± 3,32 điểm, thấp hơn so với 
nghiên cứu của tác giả Trần Thị Huyền Trang năm 
2015 là 22,7 điểm[2]. Đây là một lĩnh vực rất quan 
trọng trong vấn đề chất lượng cuộc sống của BN 
ung thư hiện nay giúp họ có thêm động lực và cảm 
thấy không cô đơn trên con đường chiến đấu với 
bệnh hiểm nghèo mà họ đang mang trong mình. 
Một số yếu tố ảnh hưởng đến CLCS: Nhóm BN 
ung thư gan có CLCS về đặc điểm bệnh lý và điểm 
FACT-Hep lần lượt là 54,5 và 130,9 cao hơn so với 
nhóm có bệnh lý về tụy 49,9 và 120,3 (p = 0,01). 
Điều này phù hợp với đặc điểm bệnh lý về tụy tương 
đối phức tạp và thường là các phẫu thuật lớn nên 
tình trạng CLCS có xu hướng kém hơn. Về mặt thể 
chất BN giai đoạn đầu ung thư có điểm trung bình 
cao hơn BN ở giai đoạn muộn. Ngày nằm viện sau 
mổ ít hơn 7 ngày sẽ có chất lượng cuộc sống tốt 
hơn so với BN phải nằm viện kéo dài xét về đặc 
điểm bệnh lý (p = 0,01). Đối với BN mổ nội soi có 
chất lượng cuộc sống tốt hơn so với mổ mở 
(p = 0,02) tính theo lĩnh vực đặc điểm bệnh lý. 
Nghiên cứu của Kandil và cộng sự trên các BN mổ 
nội soi đã chứng minh rằng thời gian mổ nội soi 
bằng một nửa thời gian mổ mở, ít mất máu và thời 
gian nằm viện ngắn hơn. Ngoài ra, tỷ lệ sống thêm 3 
năm của nhóm nội soi so với nhóm mở là tốt hơn 
(73,3% so với 47,8%) mang lại CLCS tốt hơn[8]. 
Nghiên cứu chỉ ra rằng BN có bảo hiểm y tế thì 
CLCS tốt hơn so với không có bảo hiểm; tuy nhiên 
sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê. 
Bộ công cụ đề cập đến một số các triệu chứng 
phổ biến trên BN ung thư gan mật tụy như: đau thắt 
ở bụng, khó chịu ở dạ dày, bị sút cân, khô miệng 
hay táo bónKết quả cho thấy gầy sút cân rất điển 
hình 96,1. Cải thiện tình trạng sụt cân ở BN ung thư 
rất quan trọng trong quyết định hiệu quả điều trị[5]. 
Khô miệng là một tình trạng hay gặp ở BN ung 
thư nói chung và ung thư gan mật nói riêng với 
91,2%; trong quá trình điều trị sau phẫu thuật có thể 
sẽ phải dùng một số loại thuốc giảm đau, giãn cơ 
phần nào gây nên triệu chứng khô miệng ở BN. 
Trong bệnh lý ung thư đau là điều khó có thể 
tránh khỏi; 87,2% BN cảm giác đau thắt ở bụng, cơn 
đau biểu hiện đa dạng với nhiều tính chất khác 
nhau, tuy vậy chỉ có 31,3% đau nhiều; tỷ lệ đau cao 
hơn so với nghiên cứu của Bùi Vũ Bình với 54,3%[1]. 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 506 
KẾT LUẬN 
Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư 
gan mật tụy sau phẫu thuật ở mức trung bình, điểm 
trung bình chất lượng cuộc sống theo bộ câu hỏi 
FACT-Hep 127,8 ± 13,3 điểm (tối đa 180). Một số 
yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống: ngày 
nằm viện sau phẫu thuật, cơ quan ung thư và giai 
đoạn ung thư. Các triệu chứng người bệnh sau phẫu 
thuật Gan - Mật - Tụy gặp phải: sụt cân 95,6%, khô 
miệng 88,2% và triệu chứng khác: Đau bụng, táo 
bón, ngứa, vàng da, đau lưng. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bùi Vũ Bình, Đỗ Thị Anh, Dương Tiến Đỉnh, 
Trương Quang Trung (2015), “Khảo sát chất 
lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư và một 
số yếu tố ảnh hưởng tại Bệnh viện Đại Học Y Hà 
Nội năm 2015”. Báo cáo hội nghị khoa học điều 
dưỡng Bệnh viện Quân Y 103. Bệnh viện Quân 
Y 103 ngày 08/12/2015. 
2. Trần Thị Huyền Nga, GS TS Đào Văn Long 
(2015), “Đánh giá chất lượng cuộc sống của 
bệnh nhân ung thư tế bào gan bằng bộ câu hỏi 
FACT – HEP’’. Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội 
trú chuyên ngành Nội khoa, mã số NT 
62722050, trường Đại học Y Hà Nội. 
3. Phạm Quỳnh Giang, Cao Đức Tiến 
(2012),“Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng rối loạn 
trầm cảm và lo âu ở người bệnh ung thư dạ 
dày”,Tạp chí ung thư Việt Nam; Số 2, tr.261-265. 
4. American Joint Committee on Cancer (AJCC) 
TNM Staging for Hepatocellular cancer (8th ed., 
2017). 
5. Economist Intelligence Unit (EIU), World Cancer 
Initiative 2018. 
6. FACIT Measurement system, [online] Available 
at:  
[Accessed 13 November 2016]. 
7. J. L. Stell, K. Chopra, M. C. Olek et al (2007), 
“Health-related quality of life: Hepatocellular 
carcinoma, chronic liver disease, and the general 
population’’, Quality of life reseach, 16 (2), 
203-215. 
8. Kandil E, Noureldine SI, Koffron A, Yao L, Saggi 
B(2012),“Outcomes of laparoscopic and open 
resection for neuroendocrine liver metastases 
surgery’’.152:1225-1231. 
9. Nancy Heffernan, David Cella, Kimberly 
Webster, Linda Odom, Mary Martone, Steven 
Pasik, Marilyn Bookbinder, Yuman Fong, William 
Jarnagin, and Leslie Blumgart (2002) Measuring 
Health - Related quality of life in patients with 
Hepatobiliary cancers: The Funtional 
Assessment of Cancer Therapy-Hepatobiliary 
Questionaire. 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 507 
ABSTRACT 
Quality of life after surgical treatment of hepato - biliary and pancreatic cancer 
Aim: To describe the quality of life and related factors after surgical treatment of Hepato - Biliary and 
Pancreatic cancer. 
Materials and methods: A total of 102 patients who underwent surgical in 108 Military Central Hospital 
from August 2019 to June 2020 were evaluated in a descriptive cross-sectional study. The FACT-HEP was 
used in this study. 
Results: Mean age was 57.7 ± 12.5. Male/female: 3/1. The proportion of patients in stage II and stage III 
was 32,3%. The total score of FACT-Hep is 127.8 ± 13.3 (max 180) points. The mean score about social/family 
wellbeing 20.5 ± 3.32; functional wellbeing 19.3 ± 3.41; emotional wellbeing 16.6 ± 4.36; physical wellbeing 
18.2 ± 4.12; and Hepatobiliary cancer subscale 53.2 ± 6.27. Related factors in patients’quality of life after 
surgery are the post-day hospital, cancer organs, and cancer stage. Furthermore, 96.1% losing weight and 
91.2% mouth being dry. 
Conclusion: The quality of life after surgery in Hepato - Biliary and Pancreatic cancer was average. The 
factors associated with the quality of life were the post-day hospital, cancer organs, and cancer stage. 
Key words: Quality of life, cancer, after surgery. 

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_chat_luong_cuoc_song_sau_phau_thuat_dieu_tri_benh_l.pdf