Đảm bảo chất lượng kế hoạch xạ trị vmat sử dụng phương pháp 1D, 2D và tái tạo liều 3D cho bệnh nhân ung thư vùng đầu cổ tại bệnh viện ung bướu Tp. HCM

Đặt vấn đề: Đảm bảo chất lượng cho kế hoạch trước khi xạ là một bước quan trọng không thể thiếu

trong một quy trình xạ vị nó ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả điều trị cho bệnh nhân.

Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu này trình bày quy trình và kết quả đảm bảo chất lượng (QA,

quality assurance) cho kế hoạch xạ trị điều biến liều thể tích cung tròn (Volumetric Modulated Arc

Therapy, VMAT) tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM cho bệnh nhân ung thư vùng đầu cổ.

Đối tượng và phương pháp: Có 30 kế hoạch VMAT của bệnh nhân ung thư vùng đầu cổ được thực

hiện trong nghiên cứu này. Mỗi kế hoạch VMAT được lập trên phần mềm lập kế hoạch Eclipse 13.6 với

năng lượng 6 MV phát ra từ máy TrueBeam (Varian Medical Systems, Palo Alto, CA). Các kế hoạch này

đều được tiến hành kiểm tra độ chính xác về liều lượng giữa lập kế hoạch và thực tế trước khi điều trị.

Thiết bị sử dụng trong QA bao gồm buồng ion hóa (1D QA), EPID, ArcCHECK của hãng Sunnuclear (2D

QA) và phần mềm 3DVH (3D QA). Chỉ số Gamma tính bởi bằng phần mềm SNC và phần mềm 3DVH

được sử dụng để so sánh, đánh giá liều sai khác giữa tính toán và thực nghiệm.

Kết quả: Sai khác trung bình giữa liều đo đạc bằng buồng ion hóa và tính toán trên TPS là 0,88%

(1D). tỉ lệ phần trăm gamma (3%/3 mm) cho tất cả 30 bệnh nhân sử dụng 2 thiết bị EPID và ArcCHECK

đều đạt trên 95% (2D). Chỉ số Gamma 3D bằng phương pháp tái tạo liều trên phần mềm 3DVH đối với

PTV (cả 2 tiêu chí D95% và Dmean) và cơ quan lành đều lớn hơn 95% cho tất cả 30 bệnh nhân.

Kết luận: Các kết quả của việc kiểm tra trước khi xạ trị buồng ion hóa, EPID, ArcCHECK và phần

mềm 3DVH đã khẳng định rằng kế hoạch VMAT cho ung thư vùng đầu cổ tại Bệnh viện ung bướu HCM

đảm bảo chất lượng, an toàn trước khi điều trị cho bệnh nhân vì các sai khác liều điểm đều nhỏ hơn 5%

và chỉ số gamma đều lớn hơn 90%.

Đảm bảo chất lượng kế hoạch xạ trị vmat sử dụng phương pháp 1D, 2D và tái tạo liều 3D cho bệnh nhân ung thư vùng đầu cổ tại bệnh viện ung bướu Tp. HCM trang 1

Trang 1

Đảm bảo chất lượng kế hoạch xạ trị vmat sử dụng phương pháp 1D, 2D và tái tạo liều 3D cho bệnh nhân ung thư vùng đầu cổ tại bệnh viện ung bướu Tp. HCM trang 2

Trang 2

Đảm bảo chất lượng kế hoạch xạ trị vmat sử dụng phương pháp 1D, 2D và tái tạo liều 3D cho bệnh nhân ung thư vùng đầu cổ tại bệnh viện ung bướu Tp. HCM trang 3

Trang 3

Đảm bảo chất lượng kế hoạch xạ trị vmat sử dụng phương pháp 1D, 2D và tái tạo liều 3D cho bệnh nhân ung thư vùng đầu cổ tại bệnh viện ung bướu Tp. HCM trang 4

Trang 4

Đảm bảo chất lượng kế hoạch xạ trị vmat sử dụng phương pháp 1D, 2D và tái tạo liều 3D cho bệnh nhân ung thư vùng đầu cổ tại bệnh viện ung bướu Tp. HCM trang 5

Trang 5

Đảm bảo chất lượng kế hoạch xạ trị vmat sử dụng phương pháp 1D, 2D và tái tạo liều 3D cho bệnh nhân ung thư vùng đầu cổ tại bệnh viện ung bướu Tp. HCM trang 6

Trang 6

Đảm bảo chất lượng kế hoạch xạ trị vmat sử dụng phương pháp 1D, 2D và tái tạo liều 3D cho bệnh nhân ung thư vùng đầu cổ tại bệnh viện ung bướu Tp. HCM trang 7

Trang 7

Đảm bảo chất lượng kế hoạch xạ trị vmat sử dụng phương pháp 1D, 2D và tái tạo liều 3D cho bệnh nhân ung thư vùng đầu cổ tại bệnh viện ung bướu Tp. HCM trang 8

Trang 8

Đảm bảo chất lượng kế hoạch xạ trị vmat sử dụng phương pháp 1D, 2D và tái tạo liều 3D cho bệnh nhân ung thư vùng đầu cổ tại bệnh viện ung bướu Tp. HCM trang 9

Trang 9

Đảm bảo chất lượng kế hoạch xạ trị vmat sử dụng phương pháp 1D, 2D và tái tạo liều 3D cho bệnh nhân ung thư vùng đầu cổ tại bệnh viện ung bướu Tp. HCM trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 11 trang minhkhanh 12280
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Đảm bảo chất lượng kế hoạch xạ trị vmat sử dụng phương pháp 1D, 2D và tái tạo liều 3D cho bệnh nhân ung thư vùng đầu cổ tại bệnh viện ung bướu Tp. HCM", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đảm bảo chất lượng kế hoạch xạ trị vmat sử dụng phương pháp 1D, 2D và tái tạo liều 3D cho bệnh nhân ung thư vùng đầu cổ tại bệnh viện ung bướu Tp. HCM

Đảm bảo chất lượng kế hoạch xạ trị vmat sử dụng phương pháp 1D, 2D và tái tạo liều 3D cho bệnh nhân ung thư vùng đầu cổ tại bệnh viện ung bướu Tp. HCM
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 233 
XẠ TRỊ - KỸ THUẬT PHÓNG XẠ 
ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG KẾ HOẠCH XẠ TRỊ VMAT SỬ DỤNG 
PHƯƠNG PHÁP 1D, 2D VÀ TÁI TẠO LIỀU 3D CHO BỆNH NHÂN 
UNG THƯ VÙNG ĐẦU CỔ TẠI BỆNH VIỆN UNG BƯỚU TP.HCM 
PHAN QUỐC UY1, NGUYỄN TRUNG HIẾU2, ĐẶNG THỊ MINH TÂM3, 
VÕ TẤN LINH3,TRƯƠNG HỮU THANH3 
Địa chỉ liên hệ: Phan Quốc Uy 
Email: phanquocuy_real@yahoo.com 
Ngày nhận bài: 12/10/2020 
Ngày phản biện: 03/11/2020 
Ngày chấp nhận đăng: 05/11/2020 
1 KS. Phó Trưởng Khoa Kỹ thuật Phóng xạ - Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM 
2 KS. Trưởng Khoa Kỹ thuật Phóng xạ - Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM 
3 KS Khoa Kỹ thuật Phóng xạ - Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM 
GIỚI THIỆU 
Kỹ thuật xạ trị điều biến liều thể tích cung tròn 
(VMAT) hay còn gọi là RapidArc là kỹ thuật tiên tiến 
phát triển từ kỹ thuật xạ trị (IMRT) cho phép giảm 
đáng kể thời gian trong quá trình điều trị do sự thay 
đổi đồng thời tốc độ quay đầu máy gia tốc. Do 
những hạn chế về thiết bị và thuật toán sử dụng 
TÓM TẮT 
Đặt vấn đề: Đảm bảo chất lượng cho kế hoạch trước khi xạ là một bước quan trọng không thể thiếu 
trong một quy trình xạ vị nó ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả điều trị cho bệnh nhân. 
Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu này trình bày quy trình và kết quả đảm bảo chất lượng (QA, 
quality assurance) cho kế hoạch xạ trị điều biến liều thể tích cung tròn (Volumetric Modulated Arc 
Therapy, VMAT) tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM cho bệnh nhân ung thư vùng đầu cổ. 
Đối tượng và phương pháp: Có 30 kế hoạch VMAT của bệnh nhân ung thư vùng đầu cổ được thực 
hiện trong nghiên cứu này. Mỗi kế hoạch VMAT được lập trên phần mềm lập kế hoạch Eclipse 13.6 với 
năng lượng 6 MV phát ra từ máy TrueBeam (Varian Medical Systems, Palo Alto, CA). Các kế hoạch này 
đều được tiến hành kiểm tra độ chính xác về liều lượng giữa lập kế hoạch và thực tế trước khi điều trị. 
Thiết bị sử dụng trong QA bao gồm buồng ion hóa (1D QA), EPID, ArcCHECK của hãng Sunnuclear (2D 
QA) và phần mềm 3DVH (3D QA). Chỉ số Gamma tính bởi bằng phần mềm SNC và phần mềm 3DVH 
được sử dụng để so sánh, đánh giá liều sai khác giữa tính toán và thực nghiệm. 
Kết quả: Sai khác trung bình giữa liều đo đạc bằng buồng ion hóa và tính toán trên TPS là 0,88% 
(1D). tỉ lệ phần trăm gamma (3%/3 mm) cho tất cả 30 bệnh nhân sử dụng 2 thiết bị EPID và ArcCHECK 
đều đạt trên 95% (2D). Chỉ số Gamma 3D bằng phương pháp tái tạo liều trên phần mềm 3DVH đối với 
PTV (cả 2 tiêu chí D95% và Dmean) và cơ quan lành đều lớn hơn 95% cho tất cả 30 bệnh nhân. 
Kết luận: Các kết quả của việc kiểm tra trước khi xạ trị buồng ion hóa, EPID, ArcCHECK và phần 
mềm 3DVH đã khẳng định rằng kế hoạch VMAT cho ung thư vùng đầu cổ tại Bệnh viện ung bướu HCM 
đảm bảo chất lượng, an toàn trước khi điều trị cho bệnh nhân vì các sai khác liều điểm đều nhỏ hơn 5% 
và chỉ số gamma đều lớn hơn 90%. 
Từ khóa: VMAT, ArcCHECK, QA 1D, QA 2D, QA 3D. 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 234 
trong tính toán liều nên mặc dù VMAT đã được phát 
triển từ rất sớm - năm 1995[1], nhưng mãi cho đến 
năm 2007 VMAT được giới thiệu lần đầu trong lâm 
sàng[2]. VMAT cho phép thay đổi đồng thời 3 thông 
số trong quá trình phát tia là: tốc độ quay đầu máy 
gia tốc, hình dạng chùm tia tạo ra nhờ MLC và suất 
liều. Trong khi đó, kỹ thuật IMRT chỉ cho phép thay 
đổi 2 thông số đó là hình dạng chùm và suất liều. Kỹ 
thuật VMAT không những tạo ra phân bố liều tốt hơn 
với IMRT mà còn có thời gian phát tia ngắn hơn. 
Chính vì lý do đó mà kỹ thuật VMAT ngày càng 
được sử dụng rộng rãi tại nhiều nước trên thế giới 
như Hoa Kỳ, Pháp, Anh, Nhật, Hàn Quốc,[3]. Tại 
Việt Nam, kỹ thuật VMAT vẫn chưa được sử dụng 
thường quy, rộng rãi tại trên toàn quốc mà chỉ được 
áp dụng tại một số cơ sở xạ trị lớn như Bệnh viện 
Ung bướu Tp.HCM, Bệnh viện 108, Bệnh viện Chợ 
Rẫy,... 
Kỹ thuật VMAT rất phức tạp vì có nhiều thông 
số thay đổi trong quá trình phát tia nên thực nghiệm 
tiến hành kiểm tra độ chính xác về liều lượng giữa 
lập kế hoạch và thực tế trước khi điều trị cho kế 
hoạch xạ trị VMAT được bắt buộc phải tiến hành tại 
các cơ sở xạ trị. Do đó, việc đảm bảo chất lượng kế 
hoạch xạ trị VMAT thu hút được quan tâm chú ý bởi 
các nhà vật lý y khoa trong nước và quốc tế. Có 
nhiều phương pháp và thiết bị khác nhau để đảm 
bảo chất lượng kế hoạch xạ trị VMAT. Nhìn chung, 
có ba phương pháp chính được áp dụng phổ biến 
đó là phương pháp đo liều một chiều (1D) sử dụng 
đầu dò, nhiệt kế phát quang (TLD); phương pháp đo 
liều phân bố hai chiều (2D) sử dụng mảng đầu dò 2 
chiều hoặc dùng film; và phương pháp phân bố ba 
chiều (3D) sử dụng các mảng đầu dò 3 chiều hoặc 
tái tạo lại phân bố liệu bằng các phần mềm chuyên 
dụng. Thiyagarajan và cộng sự [4] đánh giá kế 
hoạch VMAT của họ bằng buồng ion hóa (IC-15) và 
ArcCHECK. Kết quả chỉ ra rằng, sai khác giữa TPS 
và thực nghiệm sử dụng buồng ion hóa là 0,5% và 
chỉ số gamma trung bình với tiêu chí 3%/ 3mm là 
98.53%. Nghiên cứu của Li và công sự[5] sử dụng 
ArcCHECK để QA cho 10 kế hoạch IMRT và VMAT. 
Chỉ số gamma trung bình (3%/3 mm) cho 10 kế 
hoạch IMRT và VMAT lần lượt là 95% và 93%. 
Tại Việt Nam, kỹ thuật VMAT chỉ vừa mới được 
ứng dụng trong một vài năm gần đây. Trong đó, 
Bệnh viện Ung bướu TP.HCM đã từng bước áp 
dụng kỹ thuật VMAT trong lâm sàng và đã trang bị 
được các thiết bị như ArcCHECK, phần mềm 3DVH 
để QA cho kỹ thuật VMAT. Do đó, mục tiêu của 
nghiên cứu này là đánh giá kỹ thuật VMAT cho bệnh 
nhân ung thư vùng đầu cổ tại Bệnh viện Ung bướu 
TP.HCM (Bệnh viện) bằng các thiết bị trên. 
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Kế hoạch xạ trị VMAT 
Ba mươi bệnh nhân ung thư đầu cổ được lựa 
chọn ngẫu nhiên được lập kế hoạch xạ trị VMAT 
bằng thuật toán tính liều AAA trên phần mềm lập kế 
hoạch điều trị (TPS) Eclipse phiên bản 13.6 với năng 
lượng 6 MV và suất liều 600 MU/phút p ... ế hoạch xạ trị (ảnh CT, 
cấu trúc cơ quan, kế hoạch xạ trị) và file tính liều từ 
phần mềm SNC trên thiết bị QA ArcCHECK được 
đưa vào phần mềm 3DVH thực hiện tái tạo liều bằng 
giải thuật AC_PDP. Kết quả được đánh giá chỉ số 
Gamma và sự chênh lệch liều của các cơ quan và 
PTV giữa tính toán trên TPS và đo đạc. 
Phương pháp đánh giá 
Độ lệch tương đối 
Độ lệch tương đối của liều giữa thực nghiệm và 
tính toán từ TPS được tính [3]: 
 Meas TPS
Meas
D D%DD 100D
(2.1) 
Trong đó: DMeas là giá trị liều từ đo đạc thực 
nghiệm và DTPS là giá trị liều được tính bởi TPS. 
Tính chỉ số Gamma 
Sai khác liều điểm được sử dụng để đánh giá 
kết quả độ lệch giữa thực nghiệm và tính toán có thể 
gây ra các sai số ở các vùng liều thấp và khu vực có 
độ biên thiên liều cao [7]. Do đó, chỉ số Gamma là 
một phương pháp được dùng để đánh kết hợp giữa 
sai số liều lượng ∆D trong phạm vi khoảng cách cho 
phép DTA (thông thường ∆D/DTA = 3%/3 mm hoặc 
∆D/DTA = 2%/2 mm). 
Chỉ số Gamma được tính theo công thức [7]: 
 2 2m c m cm c 2 2
M M
r r ,r δ r ,rΓ r ,r = +Δd ΔD (2.2) 
Trong đó: 
+ ∆D = m c c c m mδ r ,r = D (r ) -D (r ) là sai khác liều 
tính toán với liều đo. 
+ ∆d = 2 m c m cr r ,r = r - r là sai khác về vị trí đối 
với cùng một giá trị liều. 
+ rm là vị trí của điểm đo, rc là vị trí không gian 
của phân bố tính toán ứng với điểm đo. 
KẾT QUẢ 
Kết quả QA kế hoạch VMAT theo phương pháp 
1D 
Tiến hành QA theo phương pháp đo liều điểm 
(QA 1D) sử dụng ArcCHECK kết nối buồng ion hóa 
PTW 31010. Kết quả so sánh liều đo đạc tại tâm 
ArcCHECK bằng buồng ion hóa PTW 31010 với 
điểm liều tương ứng được tính từ Eclipse - TPS cho 
30 kế hoạch điều trị VMAT của bệnh nhân ung thư 
vòm được thể hiện trong hình 3. 
Hình 3. Kết quả liều lượng giữa TPS và đo đạc bằng 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 237 
buồng ion hóa 
Hình 3 cho thấy mối quan hệ tuyến tính giữa 
liều đo bằng buồng ion hóa PTW 31010 và liều tính 
từ TPS với giá trị R2 cao hơn 0,9961. Thống kê kết 
quả từ chương trình SPSS phiên bản 22 trong 
trường hợp QA 1D cho 30 kế hoạch được trình bày 
ở bảng 1. 
Bảng 1. Kết quả thống kê liều tại tâm từ kế hoạch xạ 
trị VMAT tính toán trên Eclipse – TPS và đo bằng 
buồng ion hóa PTW 31010 
Độ lệch TB (%) Độ lệch chuẩn tương đối (%) P (Độ tin cậy) 
0,88 1,33 0,001 
Bảng 1 cho thấy kết quả QA theo phương pháp 
đo liều điểm (QA 1D) cho 30 kế hoạch điều trị VMAT 
có độ lệch trung bình giữa TPS và đo đạc bằng 
buồng ion hóa là 0.88%, độ lệch chuẩn tương đối < 
1.35% với độ tin cậy 0,001. 
Kết quả QA kế hoạch VMAT theo phương pháp 
2D 
Phương pháp đánh giá chỉ số Gamma với tiêu 
chí 3%/3mm và 2%/2mm được sử dụng để đánh giá 
kế hoạch VMAT bằng ArcCHECK với phần mềm 
SNC và giá trị liều được tính từ thiết bị EPID a-
S1200 trên hệ thống máy TrueBeam tại Bệnh viện 
so với kết quả tính toán từ Eclipse - TPS. Kết quả 
đánh giá chỉ số Gamma của liều tính từ TPS - 
Eclipse so với liều đo đạc trên 2 thiết bị ArcCHECK 
và EPID được thể hiện trên hình 4. 
Hình 4. Đường biểu diễn phần trăm gamma (a) 2%/2 mm và (b) 3%/3 mm đạt của Eclipse -TPS với 2 thiết bị 
ArcCHECK và EPID 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 238 
Hình 4 cho thấy tỉ lệ gamma đạt với tiêu chí 3%/3 mm đạt trên 95% và 2%/2 mm trên 87% của 2 thiết bị 
EPID và ArcCHECK so với liều tính toán từ Eclipse - TPS. ArcCHECK cho thấy sự phù hợp với TPS tốt hơn so 
với kết quả đánh giá chỉ số gamma giữa EPID và TPS. Kết quả thống kê bằng SPSS cho tỉ lệ gamma đạt của 
30 kế hoạch VMAT giữa 2 thiết bị EPID và ArcCHECK được trình bày trong bảng 2. 
Bảng 2. Kết quả thống kê về so sánh chỉ số phù hợp gamma giữa 2 thiết bị EPID, ArcCHECK và Eclipse - 
TPS với tiêu chí 3%/3 mm và 2%/2 mm. 
Tiêu chí gamma Thiết bị Gamma TB (%) Độ lệch chuẩn (%) Độ tin cậy (P) 
3%/3 mm ArcCHECK 99,7 0,68 < 0,001 EPID 98,5 1,11 < 0,001 
2%/2 mm 
ArcCHECK 98,4 2,37 < 0,001 
EPID 94,1 3,18 < 0,001 
Bảng 2 cho thấy có sự chêch lệch nhỏ giữa đánh giá chỉ số gamma bằng 2 thiết bị ArcCHECK và EPID 
với tiêu chí 3%/3mm và 2%/2mm. Với tiêu chí 3%/3mm tỉ lệ gamma đạt trung bình cho 30 kế hoạch trên EPID 
và ArcCHECK là 98,5% và 99,7%, tương ứng với độ lệch chuẩn lần lượt là 1,11% và 0,68% với độ tin cậy 
<0.001. Với tiêu chí 2%/2mm tỉ lệ gamma đạt trung bình cho 30 kế hoạch trên EPID và ArcCHECK lần lượt là 
94,1% và 98,4% với độ tin cậy < 0.001. 
Kết quả QA kế hoạch VMAT theo phương pháp 3D 
Hình 5 đánh sự sai khác về liều lượng và khoảng cách qua so sánh chỉ số Gamma giữa liều ghi nhận từ 
phần mềm tái tạo từ phần mềm 3DVH và liều tính toán từ Eclipse – TPS. Kết quả sự khác nhau về liều lượng 
của PTV và các cơ quan lành với 30 kế hoạch xạ trị VMAT vùng đầu cổ được tái tạo liều trên phần mềm 3DVH 
và tính toán từ thuật toán AAA trên Eclipse -TPS được thể hiện trong các hinh 7, 8. 
Hình 5. Kết quả đánh giá chỉ số phù hợp Gamma giữa 3DVH và Eclipse – TPS với tiêu chí (a) 3%/3 mm và (b) 
2%/2 mm. 
Bảng 3. Kết quả thống kê về so sánh chỉ số gamma giữa phần mềm tái tạo liều 3DVH của ArcCHECK và liều 
tính toán từ Eclipse - TPS với tiêu chí 3%/3 mm và 2%/2mm 
Tiêu chí Gamma TB (%) Độ lệch chuẩn (%) Độ tin cậy (P) 
3%/3 mm 99,3 1,19 < 0,001 
2%/2 mm 96,9 3,18 < 0,001 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 239 
Hình 5 cho thấy tỷ lệ phần trăm gamma đạt giữa thuật toán AC_PDP trong phần mềm tái tạo liều 3DVH và 
Eclipse - TPS là trên 85% với tiêu chí 2%/2 mm và trên 95 % với tiêu chí 3%/3 mm. Thống kê tỉ lệ đạt gamma 
trung bình trên 30 bệnh nhân đối với tiêu chí gamma 3%/3 mm, 2%/2 mm là 99.3% và 96.9% với độ tin cậy < 
0,001 (Bảng 3). 
Biểu đồ liều lượng thể tích (hình 6) so sánh liều lượng của 1 bệnh nhân điều trị VMAT trên Eclipse –TPS 
so với kết quả thực nghiệm trên ArcCHECK. 
Hình 6. So sánh DVH của một bệnh nhân ung thư đầu cổ điều trị VMAT trên Eclipse –TPS so với kết quả thực 
nghiệm trên ArcCHECK 
Biểu đồ DVH (hình 6) cho thấy liều đến PTV và các cơ quan là tương đương nhau ở giữa tính toán và đo 
đạc. Kết quả liều lượng của PTV trên phần mềm lập kế hoạch TPS và phần mềm QA 3DVH cho 30 bệnh nhân 
được biểu diễn bằng đồ thị hình 7. Liều D95% là liều tại 95% thể tích, liều Dmean là giá trị liều trung bình, liều 
Dmax là giá trị liều cực đại. 
Hình 7. Kết quả QA của PTV với 2 tiêu chí (a) D95%, (b) Dmean 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 240 
Hình 8. Kết quả QA của (a) Tủy sống, (b) thân não tiêu chí Dmax 
Bảng 4. Kết quả thống kê trên 30 bệnh nhân của cơ 
quan PTV, tủy sống và thân não giữa 3DVH với 
Eclipse - TPS. 
 Độ lệch TB (%) 
Độ lệch 
chuẩn (%) 
Độ tin 
cậy(P) 
PTV 
(D95%) 
TPS 0,52 0,71 < 0,001 
3DVH 
PTV 
(Dmean) 
TPS 
0,85 0,71 < 0.001 3DVH 
Tủy sống 
(Dmax) 
TPS 
0,85 2,26 0,047 3DVH 
Thân não 
(Dmax) 
TPS 0,33 1,29 0,172 
3DVH 
Từ các bảng 4 và hình 7 và hình 8 cho thấy kết 
quả QA bằng phương pháp 3D tái tạo liều trên phần 
mềm 3DVH. Giá trị liều tới PTV và các cơ quan có 
sự phù hợp tốt giữa TPS và thực nghiệm, độ dốc 
của các đường gần bằng 1, biểu thị mối quan hệ 
tuyến tính giữa liều đo bằng phương pháp tái tạo và 
liều tính từ TPS. Theo thống kê trên 30 bênh nhân 
ung thư vòm bao gồm các ca điều trị tái phát cho 
thấy độ lệch trung bình nhỏ (<1%) trên cà 2 tiêu chí 
D95% và Dmean tới PTV, độ lệch chuẩn tương ứng 
là 0.71% và 0.71% với độ tin cậy <0.001. Gía trị liều 
lớn nhất (Dmax) tới cơ quan tủy sống và thân não có 
độ lệch trung bình rất nhỏ tương ứng là 0.85% và 
0.33% giữa tính liều từ TPS và thực nghiệm. 
THẢO LUẬN 
Đảm bảo chất lượng cho kế hoạch xạ trị VMAT 
bằng các thiết bị đo liều đã được tìm hiểu từ khi 
VMAT ra đời. Tại Việt Nam kỹ thuật VMAT chỉ vừa 
mới được ứng dụng gần đây và nên các tìm hiểu về 
quá trình QA của kỹ thuật này chưa được phổ biến. 
Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã thực hiện QA 
cho 30 kế hoạch xạ trị VMAT (vùng đầu cổ được 
chọn ngẫu nhiên bao gồm các ca điều trị tái phát) 
bằng 3 phương pháp 1D, 2D và 3D đối với máy 
TrueBeam-2 tại Bệnh viện Ung bướu Tp.HCM. Kết 
quả cho thấy sự phù hợp tốt của 3 phương pháp QA 
thực nghiệm so với liều tính toán từ thuật toán AAA 
trên Eclipse - TPS. 
Kết quả phương pháp đo liều điểm tại tâm của 
phantom QA - 1D (hình 3) cho thấy sự phù hợp 
tuyến tính giữa liều đo đạc liều đo bằng buồng ion 
hóa PTW 31010 tại tâm phantom ArcCHECK và liều 
tính toán từ Eclipse –TPS. Kết quả thống kê trong 
bảng 1 cho 30 kế hoạch điều trị VMAT có độ lệch 
trung bình giữa TPS và đo đạc bằng buồng ion hóa 
rất nhỏ (<1%), độ lệch chẩn <1.4% với độ tin cậy 
0.001. Điều này phù hợp với kết quả trong nghiên 
cứu của Thiyagarajan và cộng sự [4], so sánh thực 
nghiệm sử dụng đầu dò IC-15 tại tâm ArcCHECK với 
tính toán liều từ Eclipse - TPS với sai khác là 0.5 ± 
0.51%. 
Đối với phương pháp QA 2D, chúng tôi đã thực 
hiện đánh giá gamma với 2 tiêu chí 3%/3 mm và 
2%/2 mm giữa thực nghiệm trên thiết bị EPID và 
ArcCHECK so với kết quả tính toán trên Eclipse – 
TPS sau đó so sánh kết quả của 2 phương pháp 
ArcCHECK và EPID. Chúng tôi thấy sự chêch lệch 
không đáng kể giữa 2 thiết bị ArcCHECK và EPID 
theo tiêu chí gamma 3%/3 mm. 
Đối với phương pháp 3D, phương pháp tái tạo 
liều 3D trên thiết bị ArcCHECK sử dụng phần mềm 
3DVH với thuật toán tái tạo liều AC_PDP được thực 
hiện, đánh giá cụ thể 30 bệnh nhân ung thư vùng 
đầu cổ trên tiêu chí gamma 3%/3mm, 2%/2mm và 
liều trên từng cơ quan lành và bướu. Trên phần 
mềm tái tạo liều 3DVH, chỉ số gamma giữa liều tính 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 241 
toán bằng thuật toán AAA trên Eclipse - TPS và tái 
tạo từ phần mềm 3DVH. Ngoài ra, các cơ quan như 
tủy sống, thân não và PTV từ hệ thống TPS được 
tác giả QA bằng phương pháp tái tạo liều trên phần 
mềm 3DVH có kết quả rất tốt, được biểu diễn bằng 
các đồ thị hình 7 và hình 8 với độ dốc gần bằng 1, 
cho thấy mối quan hệ tuyến tính giữa liều đo bằng 
phương pháp tái tạo và liều tính từ TPS là phù hợp. 
Kết quả QA bằng phương pháp 3D sử dụng phần 
mềm 3DVH trên thiết bị ArcCHECK là phù hợp với 
nghiên cứu Masahide Saito năm 2017[8]. 
KẾT LUẬN 
Kết quả của nghiên cứu này khẳng định kế 
hoạch VMAT cho ung thư vùng đầu cổ tại Bệnh viện 
ung bướu HCM đảm bảo chất lượng, an toàn trước 
khi điều trị cho bệnh nhân vì các sai khác liều điểm 
đều nhỏ hơn 5% và chỉ số gamma đều lớn hơn 90%. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. C X Yu, Physics in Medicine and Biology (1995), 
"Intensity-modulated arc therapy with dynamic 
multileaf collimation: an alternative to 
tomotherapy" 40(9), 1435 - 1449. 
2. K Otto, Medical Physics (2007), “Volumetric 
modulated arc therapy: IMRT in a single gantry 
arc” 35(1), 310 - 317. 
3. Website của tập đoàn ARC về các trung tâm xạ 
trị kỹ thuật cao VMAT tại Mỹ, 
https://advancedradiationcenters.com 
4. R Thiyagarajan, A Nambiraj, S N Sinha, G 
Yadav, A Kumar, S Vikraman, and 
Kothandaraman, Reports of Practical Oncology 
and Radiotherapy (2016), "Analyzing the 
performance of ArcCHECK diode array detector 
for VMAT plan" 21(1), 50 - 56. 
5. G Li, Y Zhang, X Jiang, S Bai, G Peng, K Wu, J 
Qingfeng, Physica medica (2013), "Evaluation of 
the ArcCHECK QA system for IMRT and VMAT 
verification" 29(3), 295 - 303. 
6. Website của hãng Sun Nuclear, 
https://sunnuclear.com 
7. D A Low, W B Harms, S Mutic, and J A Purdy, 
Medical Physics (1998), “A technique for the 
quantitative evaluation of dose distributions” 25 
(5), 656 - 661. 
8. M Saito, N Kadoya, K Sato, K Ito, S Dobashi, K 
Takeda, H Onishi, and K Jingu, Journal of 
Applied Clinical Medical Physics (2017), 
“Comparison of DVH-based plan verification 
methods for VMAT: ArcCHECK-3DVH system 
and dynalog-based dose reconstruction” 18(4), 
206 - 214. 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 242 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 243 
ABSTRACT 
Background: Quality assurance (QA) for VMAT are important and should be done before treatment that 
directly affects the the outcome of treatment for the patients. 
Aim: The purpose of this study is to presents t the quality assurance QA procedures and results for the 
Volumetric Modulated Arc Therapy (VMAT) plans at Ho Chi Minh City Oncology Hospital in VietNam for head 
and neck patients cancer. 
Materials and methods: 30 VMAT plans of head and neck cancer patients was seleted in this study. Each 
VMAT plan was planned on Eclipse 13.6 with 6 MV photon from the TrueBeam LINAC (Varian Medical 
Systems, Palo Alto, CA). QA were performed for all patients' VMAT plans using an ionization chamber (1D QA), 
EPID, ArcCHECK of Sunnuclear (2D QA) and 3DVH software (3D QA). Gamma index calculated by SNC 
software and 3DVH software was used to compare and evaluate dose difference between calculation and 
measurment. 
Results: The mean relative difference dose between the measured by the ionization chamber and 
calculated on the TPS was 0.88% (1D). The gamma percentage (3% / 3 mm) for all 30 patients using EPID and 
ArcCHECK were higher than 95% (2D). Gamma 3D index by dose reconstruction method on 3DVH software 
for PTV (both D95% and Dmean criteria) and organ were greater than 95% for all 30 patients. 
Conclusion: The results form the ionization chamber, EPID, ArcCHECK measurement and 3DVH 
calculation confirmed that the VMAT plan for head and neck cancer at HCM Oncology Hospital is good for 
treatmenting because the relative differences dose are smaller than 5% and the gamma index greater than 
90%. 
Keywords: VMAT, ArcCHECK, QA 1D, QA 2D, QA 3D. 

File đính kèm:

  • pdfdam_bao_chat_luong_ke_hoach_xa_tri_vmat_su_dung_phuong_phap.pdf