Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân phẫu thuật ung thư đường tiêu hóa tại bệnh viện ung bướu Đà Nẵng

Mục tiêu: Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân phẫu thuật ung thư đường tiêu hóa.

Phương pháp: Nghiên cứu trên 90 bệnh nhân điều trị tại bệnh viện Ung Bướu Đà Nẵng từ ngày

1/2/2020 đến 9/9/2020.

Kết quả: Tuổi trung bình của bệnh nhân là 59,3 tuổi, tỷ lệ người bệnh nam giới là 67,8%, cao hơn

bệnh nhân nữ giới là 32,2%. Tại thời điểm nhập viện, tỉ lệ suy dinh dưỡng tính theo BMI, PG-SGA lần lượt

là 29%, 78,9%. Từ ngày nhập viện đến ngày phẫu thuật, có đến 35,6% bệnh nhân tiếp tục sụt cân. Tỉ lệ

bệnh nhân thiếu máu là 28%. Các yếu tố cản trở đến việc ăn uống: đau, ăn không ngon miệng, nôn, nuốt

khó, tiêu chảy, táo bón, lo âu, mất ngủ.

Kết luận: Suy dinh dưỡng rất phổ biến ở bệnh nhân ung thư đường tiêu hóa, không chỉ tại thời điểm

nhập viện mà vẫn tiếp tục trong quá trình điều trị, đây là một vấn đề sức khỏe cần được quan tâm. Cần

thực hiện tầm soát suy dinh dưỡng thường xuyên bằng công cụ thích hợp (BMI, PG-SGA) để can thiệp

dinh dưỡng kịp thời và hiệu quả.

Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân phẫu thuật ung thư đường tiêu hóa tại bệnh viện ung bướu Đà Nẵng trang 1

Trang 1

Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân phẫu thuật ung thư đường tiêu hóa tại bệnh viện ung bướu Đà Nẵng trang 2

Trang 2

Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân phẫu thuật ung thư đường tiêu hóa tại bệnh viện ung bướu Đà Nẵng trang 3

Trang 3

Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân phẫu thuật ung thư đường tiêu hóa tại bệnh viện ung bướu Đà Nẵng trang 4

Trang 4

Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân phẫu thuật ung thư đường tiêu hóa tại bệnh viện ung bướu Đà Nẵng trang 5

Trang 5

Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân phẫu thuật ung thư đường tiêu hóa tại bệnh viện ung bướu Đà Nẵng trang 6

Trang 6

pdf 6 trang minhkhanh 7720
Bạn đang xem tài liệu "Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân phẫu thuật ung thư đường tiêu hóa tại bệnh viện ung bướu Đà Nẵng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân phẫu thuật ung thư đường tiêu hóa tại bệnh viện ung bướu Đà Nẵng

Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân phẫu thuật ung thư đường tiêu hóa tại bệnh viện ung bướu Đà Nẵng
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 416 
TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA BỆNH NHÂN 
PHẪU THUẬT UNG THƯ ĐƯỜNG TIÊU HÓA 
TẠI BỆNH VIỆN UNG BƯỚU ĐÀ NẴNG 
NGUYỄN THANH HÙNG1, NGUYỄN THỊ KHÁNH HOÀI2, PHẠM THỊ NGÂN3 
Địa chỉ liên hệ: Nguyễn Thị Khánh Hoài 
Email: khanhhoai1005@gmail.com 
Ngày nhận bài: 05/10/2020 
Ngày phản biện: 03/11/2020 
Ngày chấp nhận đăng: 05/11/2020 
1 BSCKII. Bệnh viện Ung Bướu Đà Nẵng 
2 BS. Bệnh viện Ung Bướu Đà Nẵng 
3 ĐD. Bệnh viện Ung Bướu Đà Nẵng 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Giảm cân và suy dinh dưỡng thường gặp ở 
bệnh nhân ung thư. Theo Hiệp hội Dinh dưỡng Lâm 
sàng châu Âu ESPEN (2006) thì tỉ lệ suy dinh dưỡng 
chiếm 20 - 60% bệnh nhân nằm viện và có đến 
30 - 90% bệnh nhân bị mất cân trong thời gian 
điều trị. Ung thư đường tiêu hóa là một trong những 
loại ung thư gây suy dinh dưỡng nhiều nhất do có 
khối u nằm ở vị trí ảnh hưởng trực tiếp đến hấp thu, 
tiêu hóa các chất dinh dưỡng. Đối với bệnh nhân 
ngoại khoa, suy dinh dưỡng có thể gặp trước khi 
phẫu thuật do giảm lượng thức ăn bằng miệng. 
Tình trạng suy dinh dưỡng thường tiếp tục diễn 
ra do các rối loạn hậu phẫu, stress liên quan đến 
phẫu thuật. Hậu quả suy dinh dưỡng ở người bệnh 
ung thư bao gồm tăng nguy cơ bội nhiễm, giảm 
chức năng miễn dịch, tình trạng hoạt động, chức 
năng cơ, chất lượng cuộc sống, kém đáp ứng điều 
trị. Do đó, việc đánh giá tình trạng dinh dưỡng của 
người bệnh ung thư khi điều trị phẫu thuật đơn 
thuần hay điều trị phối hợp đóng vai trò rất quan 
trọng, cần được thực hiện song song với các 
phương pháp điều trị đặc hiệu, đặc biệt là với những 
bệnh nhân ung thư đường tiêu hóa. Tại bệnh viện 
Ung Bướu Đà Nẵng, chưa có công trình khảo sát 
tình trạng dinh dưỡng, vì vậy chúng tôi tiến hành 
nghiên cứu: Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân 
phẫu thuật ung thư đường tiêu hóa với 2 mục đích: 
TÓM TẮT 
Mục tiêu: Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân phẫu thuật ung thư đường tiêu hóa. 
Phương pháp: Nghiên cứu trên 90 bệnh nhân điều trị tại bệnh viện Ung Bướu Đà Nẵng từ ngày 
1/2/2020 đến 9/9/2020. 
Kết quả: Tuổi trung bình của bệnh nhân là 59,3 tuổi, tỷ lệ người bệnh nam giới là 67,8%, cao hơn 
bệnh nhân nữ giới là 32,2%. Tại thời điểm nhập viện, tỉ lệ suy dinh dưỡng tính theo BMI, PG-SGA lần lượt 
là 29%, 78,9%. Từ ngày nhập viện đến ngày phẫu thuật, có đến 35,6% bệnh nhân tiếp tục sụt cân. Tỉ lệ 
bệnh nhân thiếu máu là 28%. Các yếu tố cản trở đến việc ăn uống: đau, ăn không ngon miệng, nôn, nuốt 
khó, tiêu chảy, táo bón, lo âu, mất ngủ. 
Kết luận: Suy dinh dưỡng rất phổ biến ở bệnh nhân ung thư đường tiêu hóa, không chỉ tại thời điểm 
nhập viện mà vẫn tiếp tục trong quá trình điều trị, đây là một vấn đề sức khỏe cần được quan tâm. Cần 
thực hiện tầm soát suy dinh dưỡng thường xuyên bằng công cụ thích hợp (BMI, PG-SGA) để can thiệp 
dinh dưỡng kịp thời và hiệu quả. 
Từ khóa: Suy dinh dưỡng, phẫu thuật, ung thư, đường tiêu hóa, tình trạng dinh dưỡng. 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 417 
Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân 
ung thư đường tiêu hóa có chỉ định phẫu thuật tại 
bệnh viện Ung Bướu Đà Nẵng năm 2020. 
So sánh hiệu quả của 2 công cụ đánh giá tình 
trạng dinh dưỡng người bệnh là BMI và PG-SGA. 
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
90 bệnh nhân được chẩn đoán xác định ung 
thư đường tiêu hóa có chỉ định phẫu thuật (bao gồm: 
ung thư thực quản, dạ dày, đại trực tràng) nhập viện 
điều trị tại khoa Ngoại 1 Bệnh viện Ung Bướu Đà 
Nẵng từ tháng 2 đến tháng 9/2020. 
Tiêu chuẩn lựa chọn 
Người trưởng thành trên 18 tuổi. 
Bệnh nhân được giải thích đầy đủ và tự nguyện 
tham gia vào nghiên cứu. 
Tiêu chuẩn loại trừ 
Bệnh nhân đang trong tình trạng cấp cứu, hạn 
chế giao tiếp và không thể trả lời được. 
Bệnh nhân không tự nguyện tham gia. 
Phương pháp đánh giá 
Bệnh nhân ung thư đường tiêu hóa có chỉ định 
phẫu thuật được đánh giá 3 thời điểm: ngày nhập 
viện, ngày trước mổ, ngày ra viện với các chỉ số: 
Chiều cao, cân nặng (cân nặng hiện tại và cách 
ngày nhập viện 1 tháng, 6 tháng), BMI (BMI < 18,5 
suy dinh dưỡng, BMI từ 18,5 - 22,99 bình thường, 
BMI ≥ 23 thừa cân), PG-SGA (PG-SGA A: dinh 
dưỡng tốt, PG-SGA B: nguy cơ suy dinh dưỡng nhẹ 
và vừa, PG-SGA C: nguy cơ suy dinh dưỡng nặng). 
Hemoglobin máu (giảm nếu < 120g/l) của bệnh nhân 
được thu thập từ hồ sơ bệnh án. 
KẾT QUẢ 
Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 
Nghiên cứu được tiến hành trên 90 bệnh nhân: 
61 nam và 29 nữ. Tuổi trung bình là 59,3 tuổi. 
Có 27,8% ung thư thực quản, 13,3% ung thư 
dạ dày, 58,9% ung thư đại trực tràng. 
Bảng 1. Tỉ lệ loại bệnh ung thư theo giới tính (n = 90) 
Phân loại Nam Nữ Tổng 
Ung thư thực quản 22 3 25 (27,8%) 
Ung thư dạ dày 5 7 12 (13,3%) 
Ung thư đại trực tràng 34 19 53 (58,9%) 
Tổng 61 (67,8%) 29 (32,2%) 90 (100%) 
Trong tổng số 90 bệnh nhân, ung thư đại trực 
tràng chiếm tỉ lệ lớn nhất (58,9%), tiếp đó là ung thư 
thực quản (27,8%) và ung thư dạ dày ít nhất 
(13,3%). Ung thư dạ dày và đại trực tràng lại chiếm tỉ 
lệ ở nữ giới nhiều hơn, trong khi ung thư thực quản 
chiếm đa số ở nam giới (22/25 ca ung thư thực 
quản). 
Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân phẫu 
thuật ung thư đường tiêu hóa. 
Bảng 2. Tỉ lệ bệnh nhân sụt cân trong quá trình 
nằm viện (trước và sau mổ) theo bệnh (n = 90) 
Tỉ lệ bệnh nhân sụt cân Trước mổ Sau mổ n % n % 
Ung thư thực quản 14 15,6 25 27,8 
Ung thư dạ dày 5 5,6 11 12,2 
Ung thư đại trực tràng 13 14,4 46 51,1 
Tổng 32 35,6 82 91,1 
Nhận xét: Tỉ lệ sụt cân trước mổ chiếm 35,6%, 
nhưng sau mổ tỉ lệ sụt cân lên đến 91,1%. Ung thư 
thực quản có tỉ lệ sụt cân trước mổ cao nhất (trước 
mổ 15,6%). Tỉ lệ sụt cân của ung thư đại tràng trước 
mổ là thấp nhất (24,5%). Nhìn chung, số lượng bệnh 
nhân sụt cân ngày càng nhiều lên trong quá trình 
điều trị (từ 35,6% trước mổ tăng lên 91,1% sau mổ). 
So sánh các thời điểm đánh giá, tỉ lệ đánh giá 
dinh dưỡng theo BMI và PG-SGA đều có sự thay đổi. 
Bảng 3. Đánh giá dinh dưỡng theo BMI của 
bệnh nhân tại ba thời điểm (n = 90) 
BMI Ngày nhập viện Ngày trước mổ Ngày ra viện SL % SL % SL % 
< 18,5 26 29 24 26,7 31 34 
18,5 - 22,99 47 52 50 55,6 51 57 
≥ 23 17 19 16 17,7 8 9 
Tổng 90 100 90 100 90 100 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 418 
Nhận xét: Tỉ lệ bệnh nhân suy dinh dưỡng tính theo BMI có thay đổi qua ba thời điểm nằm viện. Trong đó 
tỉ lệ suy dinh dưỡng cao nhất tính theo BMI là ở ngày ra viện (sau mổ) (34%). 
Bảng 4. Đánh giá dinh dưỡng theo PG-SGA tại 
ba thời điểm (n = 90) 
PG-SGA Ngày nhập viện Ngày trước mổ Ngày ra viện n % n % n % 
A 19 21,1 18 20 5 5,6 
B 40 44,4 35 38,9 11 12,2 
C 31 34,5 37 41,1 74 82,2 
Tổng 90 100 90 100 90 100 
Nhận xét: Tỉ lệ bệnh nhân suy dinh dưỡng tính 
theo PG-SGA khá cao (PG-SGA B và C). Ngày nhập 
viện có 78,9% bệnh nhân suy dinh dưỡng, trong đó: 
44,4% mức độ vừa và nhẹ, 34,5% mức độ nặng. 
Tỉ lệ này tăng lên vào ngày trước phẫu thuật và sau 
phẫu thuật (80% và 94,4%). Bệnh nhân có dinh 
dưỡng tốt vào ngày ra viện chiếm 5,6%. 
Hình 1. Nồng độ Hemoglobin của bệnh nhân trước phẫu thuật 
28
72
<120 g/l
>120 g/l
Nhận xét: 28% bệnh nhân có thiếu máu trước phẫu thuật (Hb < 120g/l). 
So sánh hiệu quả giữa 2 công cụ đánh giá tình trạng dinh dưỡng là BMI và PG-SGA 
Hình 2. Biểu đồ so sánh tỉ lệ (%) SDD bằng 2 công cụ: Theo BMI và theo PG-SGA 
Nhận xét: Việc phát hiện suy dinh dưỡng và nguy cơ suy dinh dưỡng bằng các công cụ khác nhau sẽ cho 
ra kết quả khác nhau. Trong đó, tỉ lệ phát hiện nguy cơ suy dinh dưỡng bằng công cụ PG-SGA cao hơn nhiều 
so với BMI. 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 419 
BÀN LUẬN 
Vấn đề sụt cân là một trong những yếu tố tiên 
lượng suy giảm khả năng hồi phục của người bệnh 
ung thư nói chung và ung thư phẫu thuật đường tiêu 
hóa nói riêng. Kết quả nghiên cứu có 91,1% bệnh 
nhân sụt cân, cao hơn một số kết quả nghiên cứu 
khác trên bệnh nhân ung thư như: nghiên cứu của 
Nguyễn Thị Thanh tại bệnh viện ĐH Y Hà Nội và 
bệnh viện Bạch Mai năm 2016 - 2017 có 82,7% 
bệnh nhân ung thư đại trực tràng sụt cân, hay 
nghiên cứu của Ngô Thị Linh tại bệnh viện Hữu Nghị 
Việt Đức Hà Nội với 80,8% sụt cân. Điều này có thể 
lý giải vì sụt cân trong ung thư đường tiêu hóa rất dễ 
xảy ra do giảm ăn vào, đồng thời bệnh nhân sau 
phẫu thuật cũng mất đi một lượng protein nhất định, 
ăn uống hậu phẫu ung thư đường tiêu hóa khó khăn 
(đa phần đều phải can thiệp dinh dưỡng tĩnh mạch), 
vì vậy việc sụt cân xảy ra với tỉ lệ rất cao. Điều này 
cũng cho thấy việc tầm soát và can thiệp dinh dưỡng 
khi bệnh nhân nằm viện vẫn còn nhiều trở ngại. 
Đánh giá tình trạng dinh dưỡng theo BMI khá 
đơn giản, dễ thực hiện và không tốn kém. Song BMI 
cũng có nhược điểm là theo dõi trọng lượng có độ 
nhạy kém, nhất là khi sử dụng độc lập và không tiên 
lượng được nguy cơ suy dinh dưỡng cho người 
bệnh. Vì vậy, phương pháp kém hiệu quả, không 
phù hợp dùng trong việc phát hiện thiếu hụt dinh 
dưỡng trong thời gian ngắn, cũng như thiếu hụt chất 
dinh dưỡng đặc hiệu. Tỉ lệ suy dinh dưỡng theo BMI 
trước phẫu thuật của chúng tôi là 26,7%. Tương tự 
kết quả một số nghiên cứu khác cũng thực hiện trên 
bệnh nhân ung thư như nghiên cứu Phan Thị Bích 
Hạnh (25,9%), nghiên cứu Ngô Thị Linh (24%), 
Nguyễn Thị Thanh (26%). 
Trong khi đó, đánh giá tình trạng dinh dưỡng 
theo PG-SGA có thể đánh giá toàn diện các yếu tố 
liên quan đến dinh dưỡng, đồng thời có yếu tố tiên 
lượng và dự phòng, độ nhạy và độ đặc hiệu cao. 
Kết quả đánh giá tình trạng dinh dưỡng theo 
PG-SGA của chúng tôi cho thấy tỉ lệ bệnh nhân có 
nguy cơ suy dinh dưỡng là 80%, trong đó nguy cơ 
suy dinh dưỡng nặng chiếm 41,1%. Kết quả này của 
chúng tôi có sự tương đồng với nghiên cứu của Ngô 
Thị Linh tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức Hà Nội 
(85,6%), nhưng lại cao hơn nhiều so với kết quả 
nghiên cứu của Phan Thị Bích Hạnh (58,5%) và 
Nguyễn Thị Hương Quỳnh tại bệnh viện Quân Y 103 
(58%). Sự khác biệt này có thể là do nghiên cứu của 
chúng tôi đánh giá trên đối tượng bệnh nhân ung thư 
phẫu thuật đường tiêu hóa (cùng đối tượng với 
nghiên cứu của Ngô Thị Linh), trong khi các nghiên 
cứu khác đánh giá trên đối tượng ung thư nói chung 
hoặc ung thư đường tiêu hóa điều trị hóa chất. 
Nhưng dù là trên đối tượng nào, bộ công cụ 
PS-SGA vẫn cho ra kết quả có độ nhạy cao, có thể 
phân loại bệnh nhân ngay cả khi chưa có thay đổi 
cân nặng và mới chỉ xuất hiện triệu chứng về dinh 
dưỡng (chán ăn, nuốt nghẹn, nôn, buồn nôn). Thêm 
vào đó, nghiên cứu cho thấy có đến 28% người 
bệnh thiếu máu, tỉ lệ này thấp hơn nghiên cứu của 
Bệnh viện ĐH Y Hà Nội (2016) với 59,2%. 
Một số bệnh nhân có BMI thừa cân béo phì 
nhưng PG-SGA cho kết quả có nguy cơ suy dinh 
dưỡng nặng và ngược lại, một số bệnh nhân có BMI 
< 18,5 nhưng PG-SGA lại đánh giá dinh dưỡng tốt. 
Trong những trường hợp như vậy, có thể xem xét 
sử dụng thêm bộ công cụ khác và các xét nghiệm 
chỉ số máu để làm rõ tình trạng dinh dưỡng. Để tầm 
soát dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư có nhiều 
phương pháp. Cho đến nay chưa có phương pháp 
nào được xem là phương pháp tiêu chuẩn để đánh 
giá. Mỗi phương pháp đều có ưu và nhược điểm 
riêng. Tùy vào mục đích sử dụng mà lựa chọn 
phương pháp phù hợp. Nếu cần tầm soát dinh 
dưỡng khi nhập viện, cần sự đơn giản, dễ dàng, 
nhanh và thuận tiện thì có thể dùng phương pháp 
tính chỉ số BMI. Nếu đánh giá tình trạng dinh dưỡng 
toàn diện, độ nhạy và đặc hiệu cao, hỗ trợ tiên 
lượng suy dinh dưỡng thì nên dùng bộ công cụ 
PG-SGA. Trong một số trường hợp cho kết quả mâu 
thuẫn, cần sử dụng thêm các phương pháp khác để 
đánh giá. 
KẾT LUẬN 
Qua nghiên cứu 90 bệnh nhân phẫu thuật ung 
thư đường tiêu hóa có độ tuổi trung bình 59,3 tuổi, 
có 26,7% bệnh nhân suy dinh dưỡng theo đánh giá 
BMI, có 80% bệnh nhân suy dinh dưỡng/ nguy cơ 
suy dinh dưỡng theo đánh giá PG-SGA, và 91,1% 
bệnh nhân sụt cân sau khi điều trị. Việc đánh giá tình 
trạng dinh dưỡng cho bệnh nhân cần được quan 
tâm hơn, đặc biệt là tầm soát dinh dưỡng khi nhập 
viện. Điều này sẽ giúp ích trong việc tiên lượng, can 
thiệp dinh dưỡng sớm cho bệnh nhân, đặc biệt là 
bệnh nhân phẫu thuật ung thư đường tiêu hóa. 
Các phương pháp đánh giá tình trạng dinh 
dưỡng đều có ưu và nhược điểm riêng, cần linh hoạt 
sử dụng phối hợp các công cụ đánh giá để có hiệu 
quả cao nhất, hỗ trợ cho việc can thiệp dinh dưỡng 
sớm và kịp thời. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Phan Thị Bích Hạnh. (2017). Tình trạng dinh 
dưỡng và khẩu phần thực tế của bệnh nhân ung 
thư đường tiêu hóa có điều trị hóa chất tại Bệnh 
viện Đại học Y Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ Dinh 
dưỡng, Trường Đại Học Y Hà Nội, Hà Nội. 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 420 
2. Nguyễn Thị Thanh (2017), Thực trạng dinh 
dưỡng trước và sau phẫu thuật của bệnh nhân 
ung thư đại trực tràng tại bệnh viện Bạch Mai và 
bệnh viện Đại Học Y Hà Nội năm 2016-2017, 
Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội. 
3. Ngô Thị Linh, Hà Nguyễn Kính Long, Nguyễn 
Xuân Hùng và cộng sự (2017). Tình trạng dinh 
dưỡng trước phẫu thuật của bệnh nhân ung thư 
đại trực tràng tại bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức 
và một số yếu tố liên quan. Tạp chí Dinh dưỡng 
và thực phẩm. 
4. Phạm Thanh Thúy, Ngô Mộng Tuyền, Trần Thị 
Anh Tường và cộng sự (2010). Khảo sát tình 
trạng dinh dưỡng bệnh nhân ung thư vùng đầu 
cổ. Tạp chí nghiên cứu Y học tập 14, phụ bản 
số 4. 
5. Dương Thị Phượng, Lê Thị Hương, Nguyễn 
Thùy Linh và cộng sự (2016). Tình trạng dinh 
dưỡng của bệnh nhân ung thư tại bệnh viện Đại 
học Y Hà Nội. Tạp chí Nghiên cứu y học. 
6. Ngô Thị Linh, Pham Văn Phú, Đỗ Tất Thành và 
cộng sự. Tình trạng dinh dưỡng và biến chứng 
của bệnh nhân ung thư đường tiêu hóa tại bệnh 
viện Hữu Nghị Việt Đức. Tạp chí Y học cộng 
đồng 2020. 
7. WHO Expert Consultation. (2004). Appropriate 
body-mass index for Asian populations and its 
implications for policy and intervention 
strategies. Lancet (London, England). 
8. Vivien Choo. (2002). WHO reassesses 
appropriate body-mass index for Asian 
populations. The Lancet, 360(9328), 235. 
9. J. Bauer, S. Capra, and M. Ferguson. (2002). 
Use of the scored Patient-Generated Subjective 
Global Assessment (PG-SGA) as a nutrition 
assessment tool in patients with cancer. 
European Journal of Clinical Nutrition, 56(8), 
779-785. 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 421 
ABSTRACT 
Assessing the nutritional status of gastrointestinal cancer surgery patients 
in Danang Oncology Hospital 
Objective: To assess the nutrition status of gastrointestinal cancer surgery patients. 
Method: A prospective study was performed on 90 patients treated in the Danang Oncology Hospital in 
2020. 
Result: According to the research, the average patient’s age is 59,3, the proportion of male patients is 
67,8%, was higher than female ones (32,2%). At the administration, the prevalence of malnutrition according to 
BMI, PGSGA is 29%, 78,9%, respectively. Until the administration to the surgery day, 35,6% of patients kept 
losing weight. The rate of anemic patients is 28%. The causes may be pain, nausea, anorexia, problems 
swallowing, diarrhea, constipation. 
Conclusion: Malnutrition is very common gastrointestinal cancer patients not only occurred at the 
administration, but also happened during or at the end of treatment, and this health prolem needs to be 
considered. We should perform nutritional screening for all gastrointestinal cancer patients. 
Key words: Malnutrition, surgery, cancer, gastrointestinal tract, nutritional status. 

File đính kèm:

  • pdftinh_trang_dinh_duong_cua_benh_nhan_phau_thuat_ung_thu_duong.pdf