Đặc điểm truyền thuyết địa danh có liên quan đến những sự kiện lịch sử và nhân vật có công chống giặc ngoại xâm ở vùng đồng bằng sông Cửu Long

Bài báo phân tích và xác định những đặc điểm truyền thuyết địa danh có liên quan đến những sự

kiện lịch sử và nhân vật có công chống giặc ngoại xâm ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Việc xác

định những đặc điểm của truyền thuyết địa danh có liên quan đến những sự kiện lịch sử và nhân vật

có công chống giặc ngoại xâm vùng Đồng bằng sông Cửu Long được thực hiện bởi quá trình khảo

sát, phân tích đặc điểm cấu tạo cốt truyện và việc tổ chức các yếu tố tự sự của truyền thuyết địa danh

vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Đặc điểm truyền thuyết địa danh có liên quan đến những sự kiện lịch sử và nhân vật có công chống giặc ngoại xâm ở vùng đồng bằng sông Cửu Long trang 1

Trang 1

Đặc điểm truyền thuyết địa danh có liên quan đến những sự kiện lịch sử và nhân vật có công chống giặc ngoại xâm ở vùng đồng bằng sông Cửu Long trang 2

Trang 2

Đặc điểm truyền thuyết địa danh có liên quan đến những sự kiện lịch sử và nhân vật có công chống giặc ngoại xâm ở vùng đồng bằng sông Cửu Long trang 3

Trang 3

Đặc điểm truyền thuyết địa danh có liên quan đến những sự kiện lịch sử và nhân vật có công chống giặc ngoại xâm ở vùng đồng bằng sông Cửu Long trang 4

Trang 4

Đặc điểm truyền thuyết địa danh có liên quan đến những sự kiện lịch sử và nhân vật có công chống giặc ngoại xâm ở vùng đồng bằng sông Cửu Long trang 5

Trang 5

Đặc điểm truyền thuyết địa danh có liên quan đến những sự kiện lịch sử và nhân vật có công chống giặc ngoại xâm ở vùng đồng bằng sông Cửu Long trang 6

Trang 6

Đặc điểm truyền thuyết địa danh có liên quan đến những sự kiện lịch sử và nhân vật có công chống giặc ngoại xâm ở vùng đồng bằng sông Cửu Long trang 7

Trang 7

Đặc điểm truyền thuyết địa danh có liên quan đến những sự kiện lịch sử và nhân vật có công chống giặc ngoại xâm ở vùng đồng bằng sông Cửu Long trang 8

Trang 8

Đặc điểm truyền thuyết địa danh có liên quan đến những sự kiện lịch sử và nhân vật có công chống giặc ngoại xâm ở vùng đồng bằng sông Cửu Long trang 9

Trang 9

pdf 9 trang minhkhanh 12380
Bạn đang xem tài liệu "Đặc điểm truyền thuyết địa danh có liên quan đến những sự kiện lịch sử và nhân vật có công chống giặc ngoại xâm ở vùng đồng bằng sông Cửu Long", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đặc điểm truyền thuyết địa danh có liên quan đến những sự kiện lịch sử và nhân vật có công chống giặc ngoại xâm ở vùng đồng bằng sông Cửu Long

Đặc điểm truyền thuyết địa danh có liên quan đến những sự kiện lịch sử và nhân vật có công chống giặc ngoại xâm ở vùng đồng bằng sông Cửu Long
57
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC ÑOÀNG THAÙP Taïp chí Khoa hoïc soá 36 (02-2019)
ĐẶC ĐIỂM TRUYỀN THUYẾT ĐỊA DANH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN 
NHỮNG SỰ KIỆN LỊCH SỬ VÀ NHÂN VẬT CÓ CÔNG CHỐNG GIẶC 
NGOẠI XÂM Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
 y Đỗ Thị Hồng Hạnh(*)
Tóm tắt
Bài báo phân tích và xác định những đặc điểm truyền thuyết địa danh có liên quan đến những sự 
kiện lịch sử và nhân vật có công chống giặc ngoại xâm ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Việc xác 
định những đặc điểm của truyền thuyết địa danh có liên quan đến những sự kiện lịch sử và nhân vật 
có công chống giặc ngoại xâm vùng Đồng bằng sông Cửu Long được thực hiện bởi quá trình khảo 
sát, phân tích đặc điểm cấu tạo cốt truyện và việc tổ chức các yếu tố tự sự của truyền thuyết địa danh 
vùng Đồng bằng sông Cửu Long. 
Từ khóa: Truyền thuyết, địa danh, lịch sử, cốt truyện, Đồng bằng sông Cửu Long. 
1. Đặt vấn đề
Về khái niệm Truyền thuyết địa danh, chúng 
tôi thống nhất sử dụng theo khái niệm Truyền 
thuyết địa danh của tác giả Kiều Thu Hoạch: 
“Truyền thuyết địa danh chủ yếu là chỉ loại truyền 
thuyết giải thích tên gọi, tức là nói về nguồn gốc 
tên gọi của các địa danh ở các địa phương mà có 
gắn với các sự kiện, nhân vật lịch sử có liên quan” 
[4, tr. 35-36]. Theo khảo sát của chúng tôi, truyền 
thuyết địa danh vùng Đồng bằng sông Cửu Long 
(ĐBSCL) bao gồm 03 tiểu loại: Truyền thuyết địa 
danh liên quan đến những nhân vật tiền hiền có 
công khai phá, xây dựng vùng ĐBSCL; Truyền 
thuyết địa danh liên quan đến những sự kiện lịch 
sử và nhân vật có công chống giặc ngoại xâm; 
Truyền thuyết địa danh liên quan đến nhân vật 
Nguyễn Ánh. Do quy định về dung lượng của một 
bài báo nên trong công trình này chúng tôi chỉ phân 
tích tiểu loại Truyền thuyết địa danh liên quan đến 
những sự kiện lịch sử và nhân vật có công chống 
giặc ngoại xâm (Ký hiệu: TL1B).
Vấn đề giải thích nguồn gốc tên gọi của núi, 
sông, ao hồ, làng, kênh, rạch... vốn đã được nhân 
dân Việt Nam cũng như nhân dân các nước trên 
thế giới từ bao thế hệ quan tâm. Các thể loại tự 
sự dân gian của người Việt cũng đã thể hiện chức 
năng, nhiệm vụ này theo cách riêng. Ở thể loại 
thần thoại, việc lý giải sự hình thành địa danh, tên 
gọi của địa danh thường gắn liền với công tích của 
những nhân vật khổng lồ. “Trong những truyện kể 
về thời khai thiên lập địa, những ông, những bà 
khổng lồ này hiển nhiên không phải là con người 
mà chính là thiên nhiên hoang dã đã được nhào nặn 
theo tư duy thần thoại, tức là sự đồ chiếu sức mạnh 
thiên nhiên theo dạng thức con người”[1, tr. 50].
Khác với thần thoại, truyền thuyết địa danh 
giải thích sự hình thành tên gọi của ao hồ, rừng, 
núi bao giờ cũng gắn liền với việc kể về những 
con người cụ thể đã góp phần làm nên địa danh ấy. 
Hay nói cách khác “Khác với thế giới tưởng tượng 
hào hùng và kỳ vĩ trong thần thoại, truyền thuyết 
địa danh có cảm hứng lịch sử, đặt câu chuyện vào 
một khung cảnh, một thời gian với những nhân vật 
cụ thể” [1, tr. 50]. Trong khi đó, ở thể loại cổ tích, 
truyện kể địa danh lại lồng vào trong nó những 
câu chuyện của đời thường, của những mối quan 
hệ anh em, vợ chồng, cha con...
Việc nghiên cứu truyền thuyết địa danh ở 
Việt Nam đã được một số nhà nghiên cứu quan 
tâm. Những công trình đáng chú ý đó là Truyện 
kể địa danh từ góc nhìn thể loại (Trần Thị An, 
Tạp chí Văn học, số 3/1999), Bước đầu tìm hiểu 
nguồn truyện kể địa danh Việt Nam (Nguyễn Bích 
Hà, Tuyển tập 40 năm Tạp chí Văn học, tr.416), 
Truyền thuyết dân gian và địa danh (Thái Hoàng, 
Tạp chí Văn học, số 9, 1999)... Trong những công 
trình này, các tác giả đã đề cập đến những vấn đề 
mang tính lý luận về đặc trưng thể loại của truyện 
kể địa danh nói chung như: đặc trưng nội dung, ý 
thức nghệ thuật và chức năng thể loại. Những kiến 
thức lý luận này có ý nghĩa là những kiến thức nền 
tảng, định hướng cho việc nghiên cứu loại truyền 
thuyết địa danh ở vùng ĐBSCL.
Để xác định được những đặc điểm mang tính (*) Trường Đại học Đồng Tháp.
58
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC ÑOÀNG THAÙP Taïp chí Khoa hoïc soá 36 (02-2019)
đặc trưng của truyền thuyết địa danh có liên quan 
đến những sự kiện lịch sử và nhân vật có công 
chống giặc ngoại xâm vùng ĐBSCL, công trình 
này sẽ tiến hành khảo sát, phân tích đặc trưng cấu 
tạo cốt truyện và việc tổ chức các yếu tố tự sự của 
truyền thuyết địa danh có liên quan đến những sự 
kiện lịch sử và nhân vật có công chống giặc ngoại 
xâm vùng ĐBSCL. 
2. Khái niệm cốt truyện và các yếu tố tự 
sự của thể loại truyền thuyết
2.1. Khái niệm cốt truyện
Khái niệm Cốt truyện trong cuốn Oxford 
Advanced Learners Dictionary đã được tác 
giả A. Hornby định nghĩa như sau: “The series of 
events that form the story of a novel, play, fi lm” 
(Dịch ra tiếng Việt: Cốt truyện là một loạt những 
sự kiện góp phần hình thành câu chuyện của một 
tiểu thuyết hoặc một bộ phim) [5, tr. 1163]. 
Ở Việt Nam, khái niệm Cốt truyện cũng đã 
được Từ điển Tiếng Việt định nghĩa: “Cốt truyện 
là hệ thống sự kiện làm nòng cốt cho sự diễn biến 
các mối quan hệ và sự phát triển của tính cách 
nhân vật trong tác phẩm văn học loại tự sự” [9, 
tr. 233]. Khái niệm Cốt truyện và vai trò của cốt 
truyện trong tác phẩm tự sự đã được minh định một 
cách cụ thể hơn trong một số công trình nghiên 
cứu của các nhà lí luận văn học. Trong Từ điển 
thuật ngữ Văn học, các tác giả viết: “Cốt truyện 
là hệ thống sự kiện cụ thể được tổ chức theo yêu 
cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định tạo thành bộ 
phận cơ bản, quan trọng nhất của tác phẩm văn học 
thuộc loại tự sự” [3, tr. 70]. Ở đây, các tác giả Lê 
Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đã xem 
cốt truyện là “bộ phận cơ bản, quan trọng nhất” 
của một tác phẩm tự sự. Họ đã đánh giá cao vai 
trò của cốt truyện trong tác phẩm văn học thuộc 
loại tự sự nói chung. Căn cứ vào khái niệm này 
thì việc nghiên cứu về cấu tạo cốt truyện của một 
thể loại văn học cụ thể cũng có nghĩa là nghiên 
cứu về đặc điểm nội dung tư tưởng và đặc điểm 
nghệ thuật  ...  
truyền thuyết địa danh vùng ĐBSCL so với truyền 
thuyết địa danh cùng tiểu loại ở các vùng miền 
khác trong cả nước. 
Tuy nhiên, bên cạnh điểm tương đồng về nội 
dung so với truyền thuyết địa danh ở các vùng 
miền khác như vừa nêu, truyền thuyết địa danh 
TL1B còn có những nét đặc trưng riêng. 
Nét đặc trưng nổi bật trước hết thể hiện ở cảm 
hứng sáng tác. Bên cạnh những truyền thuyết địa 
danh thể hiện cảm hứng tôn vinh, ngợi ca những 
con người có công trong công cuộc chống giặc 
ngoại xâm, chống lại chế độ phong kiến hà khắc 
ở một số tỉnh thuộc vùng ĐBSCL thì truyền thuyết 
địa danh TL1B còn thể hiện những tội ác dã man 
của giặc Pháp và bọn tay sai, ghi giữ lại những 
mất mát, đau thương cùng với lòng căm thù, cảm 
xúc bi thương và tinh thần bi tráng của quần chúng 
nhân dân vùng ĐBSCL trong giai đoạn chống giặc 
Pháp xâm lược. Những truyền thuyết tiêu biểu cho 
nội dung này: Lai lịch Trường Án Cần Lố, Khu 
Mả Lớn (Đồng Tháp), Sự tích Vũng Liêm (Vĩnh 
Long), Sự tích Mả Hộc, Gò Trăm Đầu (Long An).
 Chẳng hạn như ở lớp truyện thứ ba của truyền 
thuyết Gò Trăm Đầu được sưu tầm ở tỉnh Long 
An đã kể về tội ác của giặc Pháp với tình tiết như 
sau: “Pháp đã cho chém đầu hàng loạt nghĩa quân 
rồi chôn chung thành một gò mả ở ruộng Cây Keo 
nên nhân dân gọi đây là Gò Trăm Đầu”. Hay là 
lớp truyện thứ ba của truyền thuyết Sự tích Vũng 
Liêm, tác giả dân gian đã kể lại tội ác của tên tay 
sai ác ôn Trần Bá Lộc: “Để trả thù cho quan thầy, 
Trần Bá Lộc được lệnh kéo binh về tàn sát toàn bộ 
dân chúng trong vùng, nhà cửa đốt sạch. Kẻ chết 
đâm, người chết chém, chết bắn, người nào sống 
sót chúng bắt được ném vào lửa đỏ, cả một vùng 
hồn linh dật dờ trong khói lửa. Nên dân chúng 
quanh vùng gọi đây là Vũng Linh. Qua năm tháng 
Vũng Linh được nói trại thành Vũng Liêm” (Sự 
tích Vũng Liêm). Trong những truyền thuyết này, 
tác giả dân gian vừa ghi giữ tội ác của kẻ thù, vừa 
ghi lại những mất mát, đau thương của các nghĩa 
binh, của nhân dân vùng ĐBSCL trong giai đoạn 
lịch sử chống Pháp. Ở đây, cảm xúc bi thương xen 
lẫn lòng căm thù của nhân dân đối với tội ác của 
giặc Pháp và lũ tay sai ác ôn đã tạo nên những 
câu chuyện dân gian nhằm lý giải sự hình thành 
tên gọi của một số địa danh thuộc vùng ĐBSCL. 
Đây là một nội dung mang tính đặc trưng của thể 
loại truyền thuyết dân gian vùng ĐBSCL. Bởi vì 
khảo sát một số truyền thuyết địa danh ở một số 
tỉnh thuộc Bắc Bộ, chúng tôi nhận thấy tên gọi 
một con sông, một đồi gò, một cái ao, một cánh 
đồng đa số đều được gắn với một chiến công dựng 
nước và giữ nước của cha ông. Chẳng hạn như: 
“Tên gọi Thăng Long của thủ đô gắn với truyền 
thuyết về Lý Công Uẩn, tên gọi Hồ Gươm gắn với 
chiến công của Lê Lợi. Ở Vĩnh Phú có cánh đồng 
Dai, cánh đồng Võ, có vực Chuông ghi lại chiến 
công trong cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Lạng 
Sơn có hang Thái Đức, có núi Vua Ngự gắn liền 
với chiến công giữ nước của Lê Hoàn” [1, tr. 52]. 
Cảm hứng bao trùm trong những truyền thuyết 
dân gian nói trên là cảm hứng ca ngợi, tôn vinh 
những chiến công, những người anh hùng dân tộc 
có nhiều công lao đối với cộng đồng. Trong khi 
đó, ở vùng ĐBSCL, tên gọi một địa danh, một 
con sông, một cánh đồng không chỉ gắn với chiến 
công dựng nước và giữ nước của cha ông mà đó 
còn là nơi ghi dấu tội ác của quân thù, là nơi ghi 
dấu lòng căm thù của nhân dân đối với giặc ngoại 
xâm và bè lũ tay sai. Ở những địa danh này không 
chỉ có những chiến công vẻ vang mà còn có cả 
những mất mát, hi sinh, là nơi đầu rơi, máu chảy 
của quần chúng nhân dân trong lịch sử chống thù 
trong, giặc ngoài. Vì vậy mà một số truyền thuyết 
địa danh vùng ĐBSCL không chỉ chứa đựng cảm 
63
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC ÑOÀNG THAÙP Taïp chí Khoa hoïc soá 36 (02-2019)
hứng ca ngợi và tôn vinh mà còn có cả cảm hứng 
bi tráng khi kể về những mất mát, đau thương 
của nhân dân, đặc biệt là trong thời kỳ chống giặc 
Pháp xâm lược của nhân dân Nam Bộ khi chưa có 
Đảng lãnh đạo.
Đặc điểm mang tính đặc trưng này của truyền 
thuyết địa danh TL1B có cơ sở từ đặc điểm lịch 
sử, xã hội của vùng ĐBSCL, đặc biệt là giai đoạn 
lịch sử 1858- 1918, giai đoạn Pháp xâm lược Nam 
Bộ. Nhân dân đứng lên chống Pháp bằng những vũ 
khí thô sơ như dao phay, rơm con cúi trong hoàn 
cảnh triều đình nhà Nguyễn bất lực, yếu hèn. Cuộc 
chiến đấu khi chưa có một chính đảng lãnh đạo và 
các cuộc khởi nghĩa hầu như đều thất bại. Hoàn 
cảnh lịch sử ấy đã tác động rất lớn đến những nội 
dung mang tính đặc trưng của truyền thuyết địa 
danh TL1B nói riêng và của thể loại truyền thuyết 
dân gian vùng ĐBSCL nói chung.
Mặt khác, khảo sát truyền thuyết địa danh 
TL1B, chúng tôi nhận thấy sự vắng bóng của yếu 
tố thần kỳ trong cấu tạo cốt truyện của các tác 
phẩm. Đây là nét đặc trưng thứ hai của truyền 
thuyết địa danh TL1B so với các truyền thuyết 
cùng tiểu loại ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. 
Chẳng hạn như truyền thuyết Sự tích xã Quán 
Triều [4, tr. 515] lưu hành ở các tỉnh thuộc Bắc Bộ, 
truyền thuyết này lí giải tên gọi địa danh xã Quán 
Triều gắn liền với việc kể về chiến công chống 
giặc Tống của nhân vật Quán Triều ở tỉnh Thái 
Nguyên. Trong truyền thuyết này, yếu tố thần kỳ 
hay là sự hư cấu, tưởng tượng đóng vai trò quan 
trọng trong cấu trúc tác phẩm. Yếu tố thần kì xuất 
kiện ngay từ đầu tác phẩm với sự kiện Quán Triều 
được tiên nữ cho chiếc áo tàng hình. Nhờ chiếc áo 
tàng hình này mà Quán Triều lấy được nhiều của 
cải trong kho chứa của nhà vua để chia cho dân 
nghèo, nhờ áo tàng hình mà Quán Triều giúp vua 
chiến thắng giặc Tống xâm lược, nhờ áo tàng hình 
mà Quán Triều được vua gả công chúa Hồng Liên 
và được phong tước Hộ Quốc công. Có thể nói 
yếu tố thần kỳ hiện diện trong suốt tác phẩm này. 
Hay là truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm cũng 
chứa đựng trong nó nhiều yếu tố thần kỳ: Từ chi 
tiết ba lần thanh sắt đều chui vào lưới của Lê Thận 
đến chi tiết chuôi gươm nạm ngọc trên ngọn cây 
đa và chi tiết rùa vàng nhận lại gươm thần. Tất cả 
những chi tiết kể trên đều là sản phẩm của sự hư 
cấu, tưởng tượng của tác giả dân gian trong quá 
trình giải thích tên gọi Hồ Gươm gắn liền với chiến 
công của Lê Lợi.
 Khác với những truyền thuyết vừa nêu trên, 
trong 21 truyền thuyết thuộc TL1B chỉ có 01 
truyền thuyết chứa đựng yếu tố thần kỳ trong cốt 
truyện. Đó là truyền thuyết Đám lá tối trời. Trong 
truyền thuyết Đám lá tối trời, yếu tố thần kỳ chỉ 
xuất hiện ở phần cuối của tác phẩm chứ không 
xuất hiện với mật độ dày đặc như trong 02 truyền 
thuyết ở vùng Bắc Bộ vừa kể trên: “Từ đó, thiên 
hạ đồn rằng, đêm hôm ở vùng đám lá tối trời như 
có tiếng gào thét, như tiếng binh đao va chạm. Có 
khi, nghe như tiếng thiên binh vạn mã rầm rộ kéo 
đi, có lúc lại nghe ngựa hí, người la và tiếng trống 
trận”. Theo cách lý giải của dân gian thì những âm 
thanh bí ẩn đó chính là sự xuất hiện của đội quân 
âm binh trong “đám lá tối trời”. Yếu tố thần kỳ 
này có ý nghĩa ca ngợi và tôn vinh những người 
nghĩa sĩ đã hi sinh thân mình cho quê hương, cho 
Tổ quốc. Lúc sống, họ là những anh hùng, khi 
chết, hồn thiêng của họ vẫn còn luôn luôn gây nên 
nỗi lo sợ, hốt hoảng đối với quân thù. Đồng thời, 
vai trò của yếu tố thần kỳ trong truyền thuyết này 
còn là để linh thiêng hoá địa danh được đề cập đến 
trong câu chuyện kể.
So với một số truyền thuyết địa danh có liên 
quan đến những nhân vật có công chống giặc ngoại 
xâm tiêu biểu ở một số tỉnh thuộc Bắc Bộ, chẳng 
hạn như Sự tích Hồ Gươm gắn với nhân vật Lê Lợi, 
với chiến công lẫy lừng chiến thắng giặc Minh xâm 
lược của dân tộc ở thế kỷ XV đã được nhiều người 
thuộc nhiều địa phương trong cả nước đều biết 
đến. Trong khi đó, những nhân vật xuất hiện trong 
truyền thuyết địa danh TL1B này thường không có 
những công trạng lớn. Vì thế mà tầm ảnh hưởng 
của nhân vật chỉ giới hạn trong phạm vi một địa 
phương, một vùng nhất định. Cũng chính vì vậy 
mà sự lan toả của mỗi câu chuyện kể thường không 
rộng, thông thường chỉ giới hạn trong một vài địa 
phương lân cận. Điều này sẽ dẫn đến một hệ quả 
tất yếu là những địa danh có liên quan đến những 
nhân vật này chỉ được một số địa phương thuộc khu 
vực ĐBSCL biết và hiểu được ý nghĩa, nguồn gốc 
của địa danh vốn rất gắn bó với nơi mình sinh sống.
64
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC ÑOÀNG THAÙP Taïp chí Khoa hoïc soá 36 (02-2019)
4. Kết luận
Với những đặc điểm của thể loại, truyền 
thuyết địa danh TL1B vùng ĐBSCL không chỉ 
giải thích tên gọi của địa danh mà quan trọng hơn, 
truyền thuyết địa danh TL1B ở vùng đất mới phía 
Nam này còn phản ánh và ghi giữ những nhân vật 
và sự kiện lịch sử trong quá khứ có liên quan đến 
địa danh theo quan điểm, thái độ, tình cảm của 
nhân dân vùng ĐBSCL. Việc phản ánh này đã góp 
phần lấp đầy một số khoảng trống trong lịch sử, 
ghi nhận và khẳng định vai trò, sự ảnh hưởng của 
một số nhân vật lịch sử trong quá khứ. 
Cùng với cảm hứng ca ngợi và tôn vinh các 
nhân vật tiền hiền, các nhân vật chống giặc ngoại 
xâm... truyền thuyết địa danh TL1B vùng ĐBSCL 
còn chứa đựng cả cảm hứng lên án, tố cáo những 
tội ác dã man của quân thù - mà chủ yếu là giặc 
Pháp xâm lược. Thực tế khảo sát hệ thống truyền 
thuyết địa danh TL1B vùng ĐBSCL đã cho thấy, 
truyền thuyết địa danh TL1B vùng ĐBSCL không 
phải bao giờ cũng gắn với chiến công dựng nước 
và giữ nước của cha ông như truyền thuyết địa 
danh ở một số vùng miền khác trong cả nước mà 
truyền thuyết địa danh TL1B ở vùng đất mới phía 
Nam này còn gắn với những tội ác của giặc Pháp 
và bọn tay sai ác ôn. Đây cũng là một đặc điểm 
mang tính đặc trưng của thể loại truyền thuyết dân 
gian vùng ĐBSCL.
So với truyền thuyết địa danh ở vùng Bắc Bộ, 
truyền thuyết địa danh TL1B vùng ĐBSCL có một 
số điểm tương đồng và dị biệt. Điểm tương đồng 
thể hiện chủ yếu ở nội dung dân tộc lịch sử, ở cốt 
lõi lịch sử của tác phẩm luôn gắn bó chặt chẽ với 
những đặc điểm lịch sử - xã hội và văn hóa ở một 
vùng miền cụ thể. Điểm dị biệt thứ nhất thể hiện ở 
xu hướng bám sát hiện thực lịch sử của tác phẩm, 
yếu tố thần kỳ xuất hiện thưa thớt trong hệ thống 
truyền thuyết địa danh có liên quan đến những sự 
kiện và nhân vật có công chống giặc ngoại xâm 
vùng ĐBSCL, cốt truyện thường đơn giản và ít 
tình tiết.
Trong cấu tạo cốt truyện của các tác phẩm 
truyền thuyết địa danh có liên quan đến những sự 
kiện và nhân vật có công chống giặc ngoại xâm 
vùng ĐBSCL không thấy sự xuất hiện của motif 
nhân vật “thụ thai và sinh nở thần kỳ” trong tiểu 
loại truyền thuyết địa danh này. Kể cả motif nhân 
vật “hiển linh” cũng xuất hiện một cách thưa thớt 
trong hệ thống tác phẩm truyền thuyết địa danh 
có liên quan đến những sự kiện và nhân vật có 
công chống giặc ngoại xâm vùng ĐBSCL. Nhìn 
chung, các yếu tố thần kỳ ít tham gia vào cốt 
truyện. Trong khi đó, motif “sự thụ thai và sinh 
nở thần kỳ”, motif “hóa thân”, motif “hiển linh” 
xuất hiện khá phổ biến nếu không nói là một 
thành tố không thể thiếu trong các truyền thuyết 
dân gian ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ. 
Thứ hai, bên cạnh cảm hứng sáng tác chủ đạo 
là ca ngợi và tôn vinh các nhân vật lịch sử trong 
quá khứ, truyền thuyết địa danh có liên quan đến 
những sự kiện và nhân vật có công chống giặc 
ngoại xâm vùng ĐBSCL còn chứa đựng cả cảm 
hứng bi tráng, đó là sự thương cảm, xót xa của 
nhân dân đối với những mất mát, hy sinh của 
những nghĩa sĩ nông dân, những anh hùng trong 
lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm ở vùng 
ĐBSCL. Cảm hứng sáng tác này đã bổ sung thêm 
những gam trầm, bổ sung thêm giọng điệu bi tráng 
cho bản hợp ca về các nhân vật lịch sử trong quá 
khứ của Việt Nam.
 Với những đặc điểm mang tính đặc trưng 
này, truyền thuyết địa danh TL1B nói riêng, truyền 
thuyết dân gian của người Việt vùng ĐBSCL nói 
chung đã có nhiều biến đổi khi được sáng tác và 
lưu truyền từ vùng ngoài vào vùng ĐBSCL và có 
những đặc trưng riêng so với truyền thuyết dân 
gian ở các vùng miền khác trong cả nước, đặc biệt 
là so với vùng đồng bằng Bắc Bộ. Những nét đặc 
trưng này một mặt là do tác động bởi các yếu tố 
về lịch sử - địa lý - văn hóa - xã hội và mặt khác, 
do tính độc đáo trong sáng tác nghệ thuật của tác 
giả dân gian ở mỗi vùng miền của Việt Nam./.
Tài liệu tham khảo
[1]. Trần Thị An (1999), “Truyện kể địa danh, từ góc nhìn thể loại”, Tạp chí Văn học, (số 3), tr. 50.
[2]. Nguyễn Tấn Đắc (2001), Truyện kể dân gian đọc bằng type và Motif, NXB Khoa học Xã 
hội, Hà Nội.
65
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC ÑOÀNG THAÙP Taïp chí Khoa hoïc soá 36 (02-2019)
[3]. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (1992), Từ điển thuật ngữ Văn học, NXB Giáo 
dục, Hà Nội.
[4]. Kiều Thu Hoạch (2004), Tổng tập Văn học dân gian người Việt, tập 4, NXB Khoa học Xã 
hội, Hà Nội. 
[5]. A. Hornby (2010), Oxford Advanced Learners Dictionary, Oxford University press.
[6]. Phương Lựu, Trần Đình Sử, Nguyễn Xuân Nam (2006), Lý luận Văn học, NXB Giáo dục, 
Hà Nội.
[7]. Nguyễn Thị Nguyệt (2000), Khảo sát và so sánh một số type và motif truyện cổ dân gian Việt 
Nam - Nhật Bản, Luận án tiến sĩ Ngữ văn.
[8]. Lê Trường Phát (2000), Thi pháp Văn học Dân gian, NXB Giáo dục, Hà Nội.
[9]. Hoàng Phê (1988), Từ điển Tiếng Việt, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.
[10]. Nguyễn Minh Phúc (2008), “Anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ với chiến thắng Rạch Gầm 
- Xoài Mút”, Tiền Giang - Nhân vật lịch sử và di tích liên quan, tập 1, Sở Văn hóa Thể thao Du lịch 
Tiền Giang.
THE CHARACTERISTICS OF PLACE-NAME LEGENDS RELATED TO HISTORICAL 
EVENTS AND ANTI-INVASION FIGURES IN THE MEKONG DELTA
Summary
This article analyzes and identifi es the characteristics of place-name legends related to historical 
events and anti-invasion fi gures in the Mekong Delta. These characteristics are identifi ed by surveying 
and analyzing the plot, structural features of narrative elements in the Mekong Delta place-name legends.
Keywords: Legends, place names, history, plot, the Mekong Delta. 
Ngày nhận bài: 03/01/2019; Ngày nhận lại: 15/02/2019; Ngày duyệt đăng: 25/02/2019.

File đính kèm:

  • pdfdac_diem_truyen_thuyet_dia_danh_co_lien_quan_den_nhung_su_ki.pdf