Đặc điểm dịch tễ các vụ ngộ độc thực phẩm tại các tỉnh thành phía Nam năm 2010-2018

Đặt vấn đề: Tình hình ngộ độc thực phẩm (NĐTP) tại Việt Nam trong những năm qua có nhiều diễn biến

phức tạp. Trong đó khu vực phía Nam là khu vực trọng điểm có nhiều khu công nghiệp nhất trên cả nước nên có

nhiều nguy cơ xảy ra các vụ NĐTP với quy mô lớn.

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm dịch tễ các vụ NĐTP tại 20 tỉnh thành phía Nam năm 2010-2018.

Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu cắt ngang mô tả, hồi cứu tất cả các báo cáo về các vụ ngộ độc

thực phẩm đã xảy ra tại 20 tỉnh thành phía Nam báo cáo về Viện Y tế Công Cộng TP. Hồ Chí Minh từ năm

2010-2018.

Kết quả: Trong 9 năm (từ 2010-2018) đã xảy ra 454 vụ NĐTP với 18.300 người mắc và 62 người tử vong

tại 20 tỉnh, thành khu vực phía Nam. Trong đó có 35,7% các vụ NĐTP đã xảy ra với quy mô ≥ 30 người mắc

hoặc có trường hợp tử vong. Năm 2010 có số vụ NĐTP cao nhất với 82 vụ, 2.839 người mắc và 12 người tử

vong, trong khi năm 2018 chỉ có 30 vụ với 705 người mắc và 2 người tử vong. Có 36,3% các vụ NĐTP với

69,0% số người mắc đã xảy ra tại các bếp ăn tập thể (BATT) của các các công ty, xí nghiệp, 30,0% các vụ NĐTP

với 4,1% số người mắc và 82,3% số người tử vong xảy ra tại bữa ăn của gia đình. Các nguyên nhân gây NĐTP

gồm vi sinh vật chiếm 47,6%, độc tố tự nhiên 19,2%, hóa chất 4,2% và không rõ nguyên nhân 29,1%. Nguyên

nhân gây tử vong thường gặp nhất là độc tố tự nhiên (do ăn cá nóc, con Sam biển, con cóc, nấm độc) chiếm

59,7% và do hóa chất (rượu giả có chưa methanol) chiếm 30,6%.

Kết luận: Các vụ NĐTP phần lớn xảy ra tại các BATT của các công ty xí nghiệp, do đó cần đẩy mạnh công

tác tập huấn kiến thức đảm bảo an toàn thực phẩm cho người chế biến tại các BATT của các công ty, xí nghiệp.

Bên cạnh đó nguyên nhân gây hầu hết các trường hợp tử vong là do độc tố tự nhiên và hóa chất nên việc

tăng cường truyền thông kiến thức về nhận biết các thực phẩm có độc tố tự nhiên đến các gia đình là rất cần

thiết. Ngoài ra, cần kiểm soát việc buôn bán rượu giả (rượu có chứa methanol) trên thị trường và truyền thông

kiến thức giúp người dân không sử dụng rượu không rõ nguồn gốc.

Đặc điểm dịch tễ các vụ ngộ độc thực phẩm tại các tỉnh thành phía Nam năm 2010-2018 trang 1

Trang 1

Đặc điểm dịch tễ các vụ ngộ độc thực phẩm tại các tỉnh thành phía Nam năm 2010-2018 trang 2

Trang 2

Đặc điểm dịch tễ các vụ ngộ độc thực phẩm tại các tỉnh thành phía Nam năm 2010-2018 trang 3

Trang 3

Đặc điểm dịch tễ các vụ ngộ độc thực phẩm tại các tỉnh thành phía Nam năm 2010-2018 trang 4

Trang 4

Đặc điểm dịch tễ các vụ ngộ độc thực phẩm tại các tỉnh thành phía Nam năm 2010-2018 trang 5

Trang 5

Đặc điểm dịch tễ các vụ ngộ độc thực phẩm tại các tỉnh thành phía Nam năm 2010-2018 trang 6

Trang 6

pdf 6 trang viethung 3080
Bạn đang xem tài liệu "Đặc điểm dịch tễ các vụ ngộ độc thực phẩm tại các tỉnh thành phía Nam năm 2010-2018", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đặc điểm dịch tễ các vụ ngộ độc thực phẩm tại các tỉnh thành phía Nam năm 2010-2018

Đặc điểm dịch tễ các vụ ngộ độc thực phẩm tại các tỉnh thành phía Nam năm 2010-2018
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 540
ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ CÁC VỤ NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM 
TẠI CÁC TỈNH THÀNH PHÍA NAM NĂM 2010-2018 
Lê Thị Ngọc Ánh*, Đặng Văn Chính* 
TÓM TẮT 
Đặt vấn đề: Tình hình ngộ độc thực phẩm (NĐTP) tại Việt Nam trong những năm qua có nhiều diễn biến 
phức tạp. Trong đó khu vực phía Nam là khu vực trọng điểm có nhiều khu công nghiệp nhất trên cả nước nên có 
nhiều nguy cơ xảy ra các vụ NĐTP với quy mô lớn. 
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm dịch tễ các vụ NĐTP tại 20 tỉnh thành phía Nam năm 2010-2018. 
Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu cắt ngang mô tả, hồi cứu tất cả các báo cáo về các vụ ngộ độc 
thực phẩm đã xảy ra tại 20 tỉnh thành phía Nam báo cáo về Viện Y tế Công Cộng TP. Hồ Chí Minh từ năm 
2010-2018. 
Kết quả: Trong 9 năm (từ 2010-2018) đã xảy ra 454 vụ NĐTP với 18.300 người mắc và 62 người tử vong 
tại 20 tỉnh, thành khu vực phía Nam. Trong đó có 35,7% các vụ NĐTP đã xảy ra với quy mô ≥ 30 người mắc 
hoặc có trường hợp tử vong. Năm 2010 có số vụ NĐTP cao nhất với 82 vụ, 2.839 người mắc và 12 người tử 
vong, trong khi năm 2018 chỉ có 30 vụ với 705 người mắc và 2 người tử vong. Có 36,3% các vụ NĐTP với 
69,0% số người mắc đã xảy ra tại các bếp ăn tập thể (BATT) của các các công ty, xí nghiệp, 30,0% các vụ NĐTP 
với 4,1% số người mắc và 82,3% số người tử vong xảy ra tại bữa ăn của gia đình. Các nguyên nhân gây NĐTP 
gồm vi sinh vật chiếm 47,6%, độc tố tự nhiên 19,2%, hóa chất 4,2% và không rõ nguyên nhân 29,1%. Nguyên 
nhân gây tử vong thường gặp nhất là độc tố tự nhiên (do ăn cá nóc, con Sam biển, con cóc, nấm độc) chiếm 
59,7% và do hóa chất (rượu giả có chưa methanol) chiếm 30,6%. 
Kết luận: Các vụ NĐTP phần lớn xảy ra tại các BATT của các công ty xí nghiệp, do đó cần đẩy mạnh công 
tác tập huấn kiến thức đảm bảo an toàn thực phẩm cho người chế biến tại các BATT của các công ty, xí nghiệp. 
Bên cạnh đó nguyên nhân gây hầu hết các trường hợp tử vong là do độc tố tự nhiên và hóa chất nên việc 
tăng cường truyền thông kiến thức về nhận biết các thực phẩm có độc tố tự nhiên đến các gia đình là rất cần 
thiết. Ngoài ra, cần kiểm soát việc buôn bán rượu giả (rượu có chứa methanol) trên thị trường và truyền thông 
kiến thức giúp người dân không sử dụng rượu không rõ nguồn gốc. 
Từ khóa: Ngộ độc thực phẩm, các tỉnh thành phía Nam 
ABSTRACT 
EPIDEMIOLOGICAL CHARACTERISTICS OF FOODBORNE OUTBREAKS 
IN SOUTHERN VIETNAM FROM 2010 – 2018 
Le Thi Ngoc Anh, Dang Van Chinh 
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 5 - 2019: 540 - 545 
Background: Foodborne outbreak (FBO) in Vietnam in recent years has been very complicated. The 
Southern Vietnam is densely populated with many industrial areas so there is a high risk of large-scale 
foodborne outbreaks. 
Objective: To describe epidemiological characteristics of FBOs at 20 Southern provinces and cities from 
2010 to 2018. 
Methods: Descriptive cross-sectional studies were conducted by retrospective review of all FBO reports 
*Viện Y tế Cộng Cộng TP. Hồ Chí Minh 
Tác giả liên lạc: ThS. Lê Thị Ngọc Ánh ĐT: 0976119309 Email: lengocanh309@yahoo.com 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 541
submitted from 20 Southern provinces and cities of Vietnam to Institute of Public Health Ho Chi Minh city 
during the period 2010-2018. 
Results: There were 454 FBOs with 18,300 cases and 62 deaths reported in all 20 Southern provinces and 
cities within 9 years (2010-2018). Among those, 35.7% of the total FBOs had more than or equal to 30 cases 
or at least one death. The highest number of FBOs was recorded in 2010 with 82 FBOs, 2,839 cases and 12 
deaths, while only 30 outbreaks, 705 cases and 2 deaths were reported in 2018. More than one-third (36.3%) 
of outbreaks with 69.0% cases occurred in work-place kitchens of companies and factories. About one-third 
(30.0%) of outbreaks affecting 4.1% cases and 82.3% deaths associated with family’s meals. Causes of FBOs 
included: microorganisms accounting for 47.6%, natural toxins for 19.2%, chemicals for 4.2% and 
unknown causes for 29.1%. The most frequent causes of FBOs related to deaths were natural toxins 
(Tetraodontidae, Carcinoscorpius rotundicauda, Toad and poisonous mushrooms) with 59.7% and chemicals 
(methanol-containing alcohol) with 30.6%. 
Conclusions: FBOs occurring in the work-place kitchens highlights the need for strengthening food safety 
awareness and practices for persons directly cooking meals at workplaces. Besides, natural toxins and chemicals 
were the main factors caused most of deaths in FBOs, so families should pay more attention to identification of 
food with natural toxins. In addition, it is necessary to control the sale of counterfeit alcohol (methanol-containing 
alcohol) and communicate knowledge to help people not using alcohol of unknown origin. 
Keywords: foodborne outbreak, southern provinces and cities 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Ngộ độc thực phẩm (NĐTP) là mối quan 
tâm của mỗi người dân và chính quyền các cấp. 
Để nâng cao sức khỏe của cộng đồng, cải thiện 
chất lượng cuộc sống thì đảm bảo an toàn thực 
phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm và các 
bệnh lây truyền qua thực phẩm là nhiệm vụ 
quan trọng không chỉ của ngành y mà còn của 
các cấp chính quyền và mỗi người dân. 
Tình hình NĐTP tại Việt Nam trong những 
năm qua có nhiều diễn biến phức tạp. Các vụ 
ngộ độc thực phẩm có chiều hướng gia tăng cả 
về số vụ, quy mô mắc. Theo thống kê của Cục 
An toàn thực phẩm trong 10 năm từ 2006-2015 
cả nước trung bình mỗi năm có 180 vụ NĐTP, 
5.913 người mắc và 42 người tử vong(1). Nguyên 
nhân gây NĐTP chủ yếu do vi sinh vật (chiếm 
40,2%), kế đến là do độc tố tự nhiên 27,9%, do 
hoá chất 4,3% và 26,6% các vụ không xác định 
được nguyên nhân gây ngộ độc. Số vụ NĐTP 
xảy ra tại các bếp ăn gia đình chiếm tỉ lệ cao nhất 
(51,97%), kế đến là bếp ăn tập thể 18,56%. Tuy 
nhi ... -2018. 
Phương pháp thu thập số liệu 
Hồi cứu tất cả các báo cáo về các vụ ngộ độc 
thực phẩm đã xảy ra tại 20 tỉnh thành phía Nam 
báo cáo về Viện Y tế Công Cộng TP. Hồ Chí 
Minh từ năm 2010-2018. Các biến số nghiên cứu 
gồm số vụ, số mắc, số tử vong, quy mô mắc, nơi 
xảy ra NĐTP, căn nguyên, tình hình lấy mẫu 
thực phẩm và bệnh phẩm. 
Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 
Số liệu được nhập liệu bằng phần mềm Excel 
và phân tích bằng Sata 13.0. 
Thống kê mô tả sử dụng trong nghiên cứu là 
tần số (n), tỉ lệ (%). 
KẾT QUẢ 
Các đặc điểm chung của các vụ NĐTP tại khu 
vực Phía Nam từ năm 2010-2018 
Số liệu thống kê 9 năm (2010-2018) tại khu 
vực phía Nam cho thấy: tổng cộng có 454 vụ 
NĐTP với 18300 người mắc và 62 người tử vong. 
Trung bình mỗi năm khu vực Phía Nam có 50,4 
vụ NĐTP với 2033,3 người mắc và 6.9 người tử 
vong (Bảng 1). 
Bảng 1: Các đặc điểm chung của các vụ NĐTP khu vực phía Nam từ 2010-2018 
Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Tổng (%) Trung bình/năm 
Số vụ NĐTP 82 51 55 48 42 52 55 39 30 454 50,4 
Số mắc 2839 1720 2299 2077 1924 2834 2177 1725 705 18300 2033,3 
Số chết 12 15 13 4 7 2 5 2 2 62 6,9 
Quy mô mắc 0 0,0 
≥ 30 người /có tử vong 21 13 22 13 20 26 22 15 10 162 (35,7) 18,0 
< 30 người (0 tử vong) 61 38 33 35 22 26 33 24 20 292 (64,3) 32,4 
Năm 2010 là năm có số vụ và số mắc nhiều 
nhất với 82 vụ và 2839 người mắc, 2 người tử 
vong. Trong khi năm 2018 là năm có số vụ và số 
mắc ít nhất trong 9 năm qua với 30 vụ và 705 
người mắc. Số vụ, số mắc và số tử vong có vẻ 
giảm trong 2 năm gần đây từ 2017-2018. 
Về quy mô mắc, trung bình mỗi năm khu 
vực phía Nam có 18 vụ ngộ độc với quy mô ≥ 30 
người mắc hoặc có trường hợp tử vong. 
Số vụ, số mắc, số chết theo nơi xảy ra ngộ độc 
thực phẩm 
Số liệu thống kê 9 năm cho thấy các vụ 
NĐTP xảy ra tại bếp ăn tập thể (BATT) chiếm 
phần lớn 36,3% (165/454 vụ) và tại gia đình 
chiếm 30% (136/454 vụ), phần còn lại xảy ra tại 
các đám tiệc, nhà hàng, bếp ăn trường học hoặc 
nhà trẻ, thức ăn đường phố và các quán ăn nhỏ 
(Bảng 2). 
Bảng 2: Số vụ, số mắc, số chết theo nơi xảy ra NĐTP tại khu vực phía Nam (2010-2018) 
Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Tổng (%) 
Số vụ theo nơi xảy ra NĐTP 
Bếp ăn tập thể 27 13 18 21 16 29 20 9 12 165 (36,3) 
Gia đình 26 20 18 15 15 12 16 8 6 136 (30,0) 
Đám tiệc (cưới/giỗ/sinh nhật) 13 12 2 3 1 3 2 2 5 43 (9,5) 
Nhà hàng 0 1 1 1 1 0 1 5 2 12 (2,6) 
Bếp ăn nhà trẻ, trường học 0 0 2 0 0 2 2 4 3 13 (2,9) 
Thức ăn đường phố 7 4 4 8 4 5 4 0 0 36 (7,9) 
Khác (Quán ăn nhỏ, suất ăn chế biến sẵn) 9 1 10 0 5 1 10 11 2 49(10,8) 
Số mắc theo nơi xảy ra NĐTP 
Bếp ăn tập thể 1968 672 1789 1630 1460 2493 1453 816 351 12632 (69,0) 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 543
Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Tổng (%) 
Gia đình 193 92 101 64 73 52 98 53 29 755 (4,1) 
Đám tiệc (cưới/giỗ/sinh nhật) 448 421 103 57 25 101 63 34 138 1390 (7,6) 
Nhà hàng 0 439 21 39 27 0 16 161 88 791 (4,3) 
Bếp ăn nhà trẻ, trường học 0 0 42 0 0 76 96 264 65 543 (3,0) 
Thức ăn đường phố 74 69 163 287 41 101 123 0 0 858 (4,7) 
Khác (Quán ăn nhỏ, suất ăn chế biến sẵn) 156 27 80 0 298 11 328 397 34 1331 (7,3) 
Số chết theo nơi xảy ra NĐTP 
Bếp ăn tập thể 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 
Gia đình 12 11 7 4 7 2 4 2 2 51 (82,3) 
Đám tiệc (cưới/giỗ/sinh nhật) 0 1 0 0 0 0 0 0 0 1 (1,6) 
Nhà hàng 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 
Bếp ăn nhà trẻ, trường học 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 
Thức ăn đường phố 0 0 0 0 0 0 0 0 0 
Khác (Quán ăn nhỏ, suất ăn chế biến sẵn) 0 3 6 0 0 0 1 0 0 10 (16,1) 
Về số người mắc NĐTP đa số xảy ra tại 
BATT chiếm 69% (12632/18300 người). Mặc dù 
số người mắc xảy ra tại gia đình chỉ chiếm 4,1% 
(755/18300 người) nhưng tỉ lệ tử vong xảy ra tại 
gia đình chiếm hầu hết trong số các trường hợp 
tử vong do NĐTP trong 9 năm qua 82,3% (51/62 
trường hợp tử vong). 
Số vụ, số mắc, số chết theo theo nguyên nhân 
mắc 
Trong số các nguyên nhân gây ngộ độc thực 
phẩm tại khu vực phía Nam trong thời gian từ 
2010-2018 thì nguyên nhân do vi sinh vật chiếm 
47,6% (216/454 vụ) các vụ NĐTP đã xảy ra và 
68,2% (12484/18300 người) số người mắc do 
NĐTP. Tuy nhiên vi sinh vật chỉ chiếm 1,6% 
(1/62) trong số các trường hợp tử vong do NĐTP 
(Bảng 3). 
Bên cạnh đó, các độc tố tự nhiên (cá nóc, con 
sam biểm, con so biển, con cóc) là nguyên nhân gây 
ra 18,2% (78/454 vụ) các vụ ngộ độc thực phẩm. 
Tuy độc tố tự nhiên chỉ chiếm 3,3% (608/18300 
người) số người mắc NĐTP nhưng đã gây ra 
59,7% (37/62) các trường hợp tử vong trong số 
các trường hợp tử vong do NĐTP. 
Ngoài ra, hóa chất (ngộ độc rượu chứa 
methanol) cũng là nguyên nhân gây ra 4,2% 
(19/454 vụ) vụ NĐTP và 2,6% (476/18300) số 
người mắc NĐTP, dẫn đến 30,6% (19/62) các 
trường hợp tử vong trong số các trường hợp tử 
vong do NĐTP. Có đến 29,1% (132/454 vụ) vụ 
ngộ độc thực phẩm không xác định được 
nguyên nhân. 
Bảng 3: Số vụ, số mắc, số chết theo nơi xảy ra NĐTP theo nguyên nhân mắc tại khu vực phía Nam (2010-2018) 
Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Tổng (%) 
Số vụ theo nguyên nhân mắc 
Vi sinh 36 22 18 20 27 31 30 13 19 216 (47,6) 
Hóa chất 5 4 6 0 0 1 0 1 2 19 (4,2) 
Độc tố tự nhiên 10 11 11 12 11 11 12 4 5 87 (19,2) 
Không rõ nguyên nhân 31 14 20 16 4 9 13 21 4 132 (29,1) 
Số mắc NĐTP theo nguyên nhân 
Vi sinh 1485 1218 776 1651 1742 2550 1396 1060 606 12484 (68,2) 
Hóa chất 228 85 33 0 0 3 0 97 30 476 (2,6) 
Độc tố tự nhiên 29 49 32 77 109 163 62 60 27 608 (3,3) 
Không rõ nguyên nhân 1097 368 1458 349 73 118 719 508 42 4732 (25,9) 
Số chết theo nguyên nhân 
Vi sinh 0 0 0 0 0 0 0 0 1 1 (1,6) 
Hóa chất 3 6 9 0 0 1 0 0 0 19 (30,6) 
Độc tố tự nhiên 8 9 1 3 7 1 5 2 1 37 (59,7) 
Không rõ nguyên nhân 1 0 3 1 0 0 0 0 0 5 (8,1) 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 544
BÀN LUẬN 
Các đặc tính chung của các vụ NĐTP tại khu 
vực phía Nam từ 2010-2018 
Kết quả nghiên cứu số liệu 9 năm (2010-2018) 
của 20 tỉnh thành cho thấy trung bình mỗi năm 
khu vực phía Nam có 50,4 vụ NĐTP xảy ra với 
2033,3 người mắc và 6,9 người tử vong. Kết quả 
này thấp hơn so với nghiên cứu của tác giả Vo 
HT thực hiện 5 năm (2009-2013) tại 19 tỉnh thành 
phía Nam với trung bình mỗi năm có 52,2 vụ 
NĐTP, 2052,6 người mắc và 10 người tử vong(10). 
Ngoài ra nghiên cứu của chúng tôi cho thấy 
năm 2010 là năm có số vụ và số mắc nhiều nhất 
với 82 vụ và 2839 người mắc, 2 người tử vong. 
Trong khi năm 2018 là năm có số vụ và số mắc ít 
nhất trong 9 năm qua với 30 vụ, 705 người mắc 
và 2 người tử vong. Kết quả này cho thấy theo 
thời gian số vụ, số mắc và số tử vong có vẽ giảm 
đi. Điều này có thể là do sự nỗ lực trong công tác 
phòng chống NĐTP của các ban ngành đoàn thể, 
đặc biệt là ngành y tế. Tuy nhiên số lượng các vụ 
NĐTP với số người mắc và tử vong còn cao, do 
đó công tác quản lý và truyền thông đảm bảo an 
toàn vệ sinh thực phẩm tại khu vực phía Nam 
cần tiếp tục được phát huy. 
Về quy mô mắc, tổng cộng 9 năm qua khu 
vực phía Nam có 162 vụ NĐTP xảy ra với quy 
mô ≥ 30 người hoặc có trường hợp tử vong 
chiếm 35,7% trong tổng số các vụ NĐTP đã xảy 
ra. Kết quả này gần tương đồng với nghiên cứu 
của tác giả Đoàn Thanh Phong thực hiện tại Tiền 
Giang năm 2006-2015 với số vụ NĐTP có từ 30 
người mắc hoặc có tử vong chiếm 36,7%(3). 
Nơi xảy ra các vụ NĐTP và nguyên nhân gây 
NĐTP 
Nghiên cứu cho thấy phần lớn các vụ NĐTP 
xảy ra tại bếp ăn tập thể (BATT) của các công ty, 
xí nghiệp (36,3%, 165/454 vụ) và gia đình (30%, 
136/454 vụ) và phần còn lại xảy ra tại các đám 
tiệc, nhà hàng, bếp ăn trường học/nhà trẻ, thức 
ăn đường phố, các quán ăn nhỏ và các suất ăn 
sẵn. Mặc dù tỉ lệ các vụ NĐTP xảy ra tại BATT 
gần bằng các vụ xảy ra tại gia đình nhưng số 
người mắc tại các bếp ăn tập thể chiếm 69% 
(12632/18300 người) trong số những người mắc 
NĐTP trong thời gian qua. Kết quả này gần 
tương đồng với nghiên cứu của tác giả Vo HT và 
cộng sự (năm 2017) với tỉ lệ các vụ NĐTP xảy ra 
tại BATT là 38% và tại gia đình là 31% nhưng số 
người mắc tại BATT chiếm 70% và gia đình chỉ 
chiếm 4%(10). Một trong các nguyên nhân gây 
NĐTP tại BATT của công ty, xí nghiệp là do thực 
hành vệ sinh cá nhân của người chế biến thực 
phẩm không được đảm bảo và thời gian từ khi 
thực phẩm được nấu xong để đến khi phục vụ 
quá 2 giờ(4,9). Điều này có thể đã dẫn đến ô nhiễm 
vào thực phẩm và vi khuẩn tăng sinh trong thực 
phẩm(7,8). Như vậy công tác truyền thông kiến 
thức đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong 
quá trình chế biến và bảo quản thực phẩm cho 
người chế biến thực phẩm tại các BATT của các 
công ty, xí nghiệp cần phải được tăng cường. 
Mặc dù tỉ lệ người mắc NĐTP tại gia đình 
chỉ chiếm 4,1% (755/18300 người) nhưng tỉ lệ tử 
vong xảy ra tại gia đình chiếm hầu hết trong số 
các trường hợp tử vong do NĐTP trong 9 năm 
qua với 82,3% (51/62 trường hợp tử vong). Trong 
đó, kết quả của chúng tôi cho thấy các độc tố tự 
nhiên là nguyên nhân gây ra tử vong 59,7% 
(37/62 trường hợp tử vong) các trường hợp tử 
vong do NĐTP. Các thực phẩm có độ tố tự nhiên 
như cá nóc, con sam biểm, con so biển, con cóc, 
nấm độc có thể gây tử vong nếu ăn phải. Ngoài 
ra, NĐTP do hóa chất (Rượu có chứa methanol 
nồng độ cao) cũng là nguyên nhân dẫn đến 
30,6% (19/62) các trường hợp tử vong trong 9 
năm qua. Như vậy để hạn chế các tử vong đáng 
tiếc do NĐTP gây ra thì công tác truyền thông 
kiến thức về nhận biết các thực phẩm có độc tố 
tự nhiên đến các gia đình cần được đẩy mạnh. 
Bên cạnh đó cần tăng cường kiểm soát viêc buôn 
bán rượu giả (rượu có chứa methanol) trên thị 
trường và truyền thông kiến thức giúp người 
dân không sử dụng rượu không rõ nguồn gốc. 
Trong số các nguyên nhân gây ngộ độc thực 
phẩm thì vi sinh vật chiếm 47,6% (216/454 vụ) 
các vụ NĐTP đã xảy ra và 68,2% người mắc 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 545
(12484/18300 người) và 01 người tử vong trong 9 
năm qua. Các vi sinh vật thường gây ngộ độc 
thực phẩm tìm thấy gồm E. coli, S. aureus, 
Salmonella spp., B. cereus, C. perfringens, Shigella 
spp. và Coliforms. Kết quả này phù hợp với 
nghiên cứu của Vo HT và cộng sự (năm 2017) 
cũng cho thấy có 41% các NĐTP tại khu vực 
phía Nam là do vi sinh vật gây nên (3). Điều này 
có thể là do khu vực phía Nam khí hậu ấm áp và 
ẩm ướt nhiệt độ khoảng từ 28°C đến 35°C cho 
phép các vi sinh vật phát triển và tăng sinh 
nhanh hơn trong thực phẩm bị ô nhiễm(5,6). 
Ngoài ra, kết quả nghiên cứu này còn cho 
thấy có đến 29,1% (132/454 vụ) vụ NĐTP không 
xác định được nguyên nhân. Kết quả này tương 
đồng với nghiên cứu của Vo HT và cộng sự 
(năm 2017) với 22,6% (59/261 vụ) vụ NĐTP 
không xác định được nguyên nhân(10). Điều này 
một phần có thể là do một số vụ NĐTP xảy ra, 
các cơ quan chức năng đã không thể thu thập 
được các mẫu thực phẩm nghi ngờ để xét 
nghiệm do nhiều nguyên nhân. Mặt khác các 
mẫu bệnh phẩm (phân, dịch nôn) từ người nghi 
bị ngộ độc thực phẩm cũng không thu thập 
được gây khó khăn cho công tác xác định 
nguyên nhân gây NĐTP. 
KẾT LUẬN 
Các vụ NĐTP xảy ra phần lớn tại các BATT 
tại các công ty, xí nghiệp và tại gia đình. Nguyên 
nhân gây NĐTP chủ yếu do vi sinh vật và 
nguyên nhân gây hầu hết các trường hợp tử 
vong là do độc tố tự nhiên và hóa chất (rượu có 
chứa methanol). 
KIẾN NGHỊ 
Đẩy mạnh công tác tập huấn kiến thức đảm 
bảo an toàn thực phẩm trong quá trình chế biến 
và bảo quản thực phẩm cho người chế biến tại 
các BATT của các công ty, xí nghiệp. 
Tăng cường truyền thông kiến thức về nhận 
biết các thực phẩm có độc tố tự nhiên đến các gia 
đình, đặc biệt là tại các tỉnh vùng biển. Bên cạnh 
đó cần kiểm soát viêc buôn bán rượu giả (rượu 
có chứa methanol) trên thị trường và truyền 
thông kiến thức giúp người dân không sử dụng 
rượu không rõ nguồn gốc. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Cục An toàn Thực phẩm- Bộ Y tế (2016). Báo cáo kết quả 
Chương trình mục tiêu quốc gia Vệ sinh an toàn thực phẩm từ 
năm 2006 đến 2015. 
2. Chính Phủ Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2017). 
Báo cáo tình hình thực thi chính sách, pháp luật về quản lý an 
toàn thực phẩm giai đoạn 2011 - 2016, tr 25. 
3. Đoàn Thanh Phong (2016). Đặc điểm dịch tễ các vụ ngộ độc 
thực phẩm tại Tiền Giang từ năm 2006-2015. Y học TP. Hồ Chis 
Minh, 20(S5):209-215. 
4. Greig JD, Todd EC, Bartleson CA, Michaels BS (2007). 
Outbreaks where food workers have been implicated in the 
spread of foodborne disease. Part 1. Description of the problem, 
methods, and agents involved. J Food Prot, 70:1752-1761. 
5. Kovats R, Edwards S, Hajat S, Armstrong B, Ebi K, Menne B 
(2004). The effect of temperature on food poisoning: a time-
series analysis of salmonellosis in ten European countries. 
Epidemiol Infect, 132:443-453. 
6. Lake IR, Gillespie IA, Bentham G, et al (2009). A re-evaluation of 
the impact of temperature and climate change on foodborne 
illness. Epidemiol Infect, 137:1538-1547. 
7. Ministry of Health (2006). Promulgating the regulation on 
reporting regime and forms of reports on food hygiene and 
safety. Decision No. 01/2006/QD-BYT, 
01-2006-QD-BYT-che-do-bao-cao-va-mau-bao-cao-ve-ve-sinh-
an-toan-thuc-pham/9385/noi-dung.aspx. 
8. Ministry of Health (2015). Issuing regulations for foodborne 
diseases investigations. Decision No. 39/2006/QD-BYT. 
9. Vo Huu Thuan, et al (2014). Applying Standard 
Epidemiological Methods for Investigating Foodborne Disease 
Outbreak in Resource-Poor Settings: Lessons from Vietnam. J 
Food Prot, 77:1229-1231. 
10. Vo Huu Thuan, et al (2017). Epidemiologic Characteristics of 
Foodborne Outbreaks in Southern Vietnam, 2009–2013. Journal 
of Microbiology and Infectious Diseases, 7(1):13-20. 
Ngày nhận bài báo: 15/08/2019 
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 31/08/2019 
Ngày bài báo được đăng: 15/10/2019 

File đính kèm:

  • pdfdac_diem_dich_te_cac_vu_ngo_doc_thuc_pham_tai_cac_tinh_thanh.pdf