Đặc điểm các vùng phổi theo thang điểm siêu âm phổi ở bệnh nhân suy hô hấp cấp tiến triển được thông khí xâm nhập

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm các vùng phổitheo

bảng điểm siêu âm phổi ở bệnh nhân suy hô hấp cấp

tiến triển (Acute Respiratory Distress Syndrome –

ARDS) được thông khí xâm nhập. Đối tượng và

phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả tiến

cứu thực hiện trên 24 bệnh nhân ARDS được thông

khí xâm nhập tại khoa Cấp cứu và khoa Hồi sức tích

cực bệnh viện Bạch Mai từ tháng 10/2019 đến tháng

10/2020. Siêu âm được thực hiệntrên 12 vùng phổi

theo bảng điểm siêu âm phổi điểm cao nhất 3 điểm

khi có hình ảnh đông đặc, thấp nhất là 0 điểm khi có

hình ảnh A – line. Phân tích phân bố của hình ảnh siêu

âm phổi này theo mức độ nặng của ARDS và theo các

vùng của phổi bằng phần mềm thống kê y học SPSS

20.0. Kết quả nghiên cứu: Nghiên cứu thực hiện 64

lần siêu âm phổi trên 24 bệnh nhân ARDS được thông

khí xâm nhập có tuổi trung bình 44±13 (năm), tỷ lệ

nam: nữ là 2:1. Hình ảnh đông đặc và B – line xuất

hiện chủ yếu tại vùng sau, dưới của phổi. Hình ảnh B2

xuất hiện ở 100% bệnh nhân nghiên cứu. Bệnh nhân

ARDS nặng có nhiều hình ảnh B2 (75%)

Đặc điểm các vùng phổi theo thang điểm siêu âm phổi ở bệnh nhân suy hô hấp cấp tiến triển được thông khí xâm nhập trang 1

Trang 1

Đặc điểm các vùng phổi theo thang điểm siêu âm phổi ở bệnh nhân suy hô hấp cấp tiến triển được thông khí xâm nhập trang 2

Trang 2

Đặc điểm các vùng phổi theo thang điểm siêu âm phổi ở bệnh nhân suy hô hấp cấp tiến triển được thông khí xâm nhập trang 3

Trang 3

Đặc điểm các vùng phổi theo thang điểm siêu âm phổi ở bệnh nhân suy hô hấp cấp tiến triển được thông khí xâm nhập trang 4

Trang 4

Đặc điểm các vùng phổi theo thang điểm siêu âm phổi ở bệnh nhân suy hô hấp cấp tiến triển được thông khí xâm nhập trang 5

Trang 5

Đặc điểm các vùng phổi theo thang điểm siêu âm phổi ở bệnh nhân suy hô hấp cấp tiến triển được thông khí xâm nhập trang 6

Trang 6

pdf 6 trang minhkhanh 9240
Bạn đang xem tài liệu "Đặc điểm các vùng phổi theo thang điểm siêu âm phổi ở bệnh nhân suy hô hấp cấp tiến triển được thông khí xâm nhập", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đặc điểm các vùng phổi theo thang điểm siêu âm phổi ở bệnh nhân suy hô hấp cấp tiến triển được thông khí xâm nhập

Đặc điểm các vùng phổi theo thang điểm siêu âm phổi ở bệnh nhân suy hô hấp cấp tiến triển được thông khí xâm nhập
vietnam medical journal n01 - MAY - 2021 
264 
tâm Y tế huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên vào 
năm 2020 trong giai đoạn biến động về cơ cấu 
tổ chức của trung tâm Y tế huyện. Kết quả chỉ ra 
tỷ lệ gắn kết của NVYT với Trung tâm Y tế huyện 
Sông Hinh ở mức trung bình. Trong các cấu 
phần của sự gắn kết, cấu phần niềm tự hào là 
cấu phần cần được khắc phục nhất. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. O’Reilly C. and Chatman J. (1986), 
‘Organizational commitment and psychological 
attachment: The effects of compliance, 
identification, internalization of prosocial 
behaviors’, Journal of Applied Psychology, 71, p. 
492-499. 
2. Allen, N. and J. Meyer. (1990). The 
measurement and antecedents of affective, 
continuance, and normative commitment to the 
organization. Journal of Occupational Psychology, 
No. 63, 1-18. 
3. Đỗ Phú Trần Tình và Cộng sự (2012), ‘Phân 
tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự gắn bó lâu dài 
của nhân viên trẻ với doanh nghiệp’, Tạp chí phát 
triển và hội nhập, 7, tr. 54 - 60. 
4. S.M and Akhtar. N Azeem (2014), "Job 
satisfaction and organizational commitment among 
public sector employees in Saudi Arabia. ", 
nternational Journal of Business and Social 
Science, 5(7), p. 128 - 133. 
5. Trần Thị Bích Ân (2017), ‘Sự gắn bó của điều 
dưỡng lâm sàng với bệnh viện quận Thủ Đức 
Thành phố Hồ Chí Minh và một số yếu tố liên 
quan’, Luận văn Thạc sĩ Y tế Công cộng, Hà Nội. 
6. Mowday, Richard T, Richard M Steers and 
Lyman W Porter, (1979). The measurement of 
organizational commitment. Journal of Vocational 
Behavior, No.14, pp. 224-247. 
7. Trần Kim Dung (2011). Quản trị nguồn nhân 
lực. Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. 
8. Nehrir B., Ebadi Abas, Toufighi Shahram, et al. 
Relationship of job satisfaction and organizational 
commitment in hospital nurses. Journal of Military 
Medicine. 2010. 
ĐẶC ĐIỂM CÁC VÙNG PHỔI THEO THANG ĐIỂM SIÊU ÂM PHỔI Ở BỆNH 
NHÂN SUY HÔ HẤP CẤP TIẾN TRIỂN ĐƯỢC THÔNG KHÍ XÂM NHẬP 
Đỗ Ngọc Sơn1, Đặng Thị Xuân2, Đặng Duy Hiển3 
TÓM TẮT62 
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm các vùng phổitheo 
bảng điểm siêu âm phổi ở bệnh nhân suy hô hấp cấp 
tiến triển (Acute Respiratory Distress Syndrome – 
ARDS) được thông khí xâm nhập. Đối tượng và 
phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả tiến 
cứu thực hiện trên 24 bệnh nhân ARDS được thông 
khí xâm nhập tại khoa Cấp cứu và khoa Hồi sức tích 
cực bệnh viện Bạch Mai từ tháng 10/2019 đến tháng 
10/2020. Siêu âm được thực hiệntrên 12 vùng phổi 
theo bảng điểm siêu âm phổi điểm cao nhất 3 điểm 
khi có hình ảnh đông đặc, thấp nhất là 0 điểm khi có 
hình ảnh A – line. Phân tích phân bố của hình ảnh siêu 
âm phổi này theo mức độ nặng của ARDS và theo các 
vùng của phổi bằng phần mềm thống kê y học SPSS 
20.0. Kết quả nghiên cứu: Nghiên cứu thực hiện 64 
lần siêu âm phổi trên 24 bệnh nhân ARDS được thông 
khí xâm nhập có tuổi trung bình 44±13 (năm), tỷ lệ 
nam: nữ là 2:1. Hình ảnh đông đặc và B – line xuất 
hiện chủ yếu tại vùng sau, dưới của phổi. Hình ảnh B2 
xuất hiện ở 100% bệnh nhân nghiên cứu. Bệnh nhân 
ARDS nặng có nhiều hình ảnh B2 (75%), C (75%) tuy 
1Trung tâm Cấp cứu A9- Bệnh viện Bạch Mai, 
2Trung tâm Chống độc – Bệnh viện Bạch Mai 
3Trường Đại học Y Hà Nội, 
Chịu trách nhiệm chính: Đỗ Ngọc Sơn 
Email: sonngocdo@gmail.com 
Ngày nhận bài: 4.3.2021 
Ngày phản biện khoa học: 27.4.2021 
Ngày duyệt bài: 7.5.2021 
nhiên điểm siêu âm phổi tổng và từng vùng không 
tăng dần theo mức độ nặng theo phân loại Berlin 
2012. Kết luận: Hình ảnh siêu âm phân bố không 
đều giữa các vùng phổi với hình ảnh đông đặc, B2 tập 
trung chủ yếu tại vùng sau, dưới của phổi. 
Từ khóa: suy hô hấp cấp tiến triển, bảng điểm 
siêu âm phổi. 
SUMMARY 
CHARACTERISTICS OF LUNG REGIONAL 
DISTRIBUTION BY LUNG ULTRASOUND 
SCORE IN PATIENTS WITH ACUTE 
RESPIRATORY DISTRESS SYNDROME ON 
INVASIVE VENTIATION 
Objective: to describe lung regional distribution 
by lung ultrasound score in patients with Acute 
Respiratory Distress Syndrome (ARDS) on invasive 
ventilation. Patients and Methods: A prospective 
observational study was carried outon 24 patients with 
ARDS who were on invasive ventilation at the 
Emergency Department and Intensive Care Unit of 
Bach Mai Hospital from October 2019 to October 
2020. Lung ultrasound was performed on the 12 
regions according to the lung ultrasound score, the 
highest score was 3 points with consolidation, the 
lowest was 0 points with the A – line. Analysis of the 
distribution of the lung ultrasound images by the 
severity of ARDS and by lung regional areas, using 
medical statistical software SPSS 20.0. Results: 64 
lung ultrasounds were performed on 24 ARDS patients 
on invasive ventilation with an average age of 44 ± 13 
TẠP CHÍ Y häc viÖt nam tẬP 502 - th¸ng 5 - sè 1 - 2021 
265 
(years), the men:women ratio was 2:1. Consolidation 
and B-line image appeared mainly in the posterior and 
lower areas of the lung, B2 image appeared in 100% 
of patients. Majority of patients with severe ARDS 
showed B2 image on their lungs (75%), C (75%), but 
the total and regional ultrasound scores did not 
change accordingly to the severity of ARDS (Berlin 
2012) .Conclusion:Lung ultrasonography showed 
heterogeneously in distribution between lung areas 
with consolidation and B-line image appeared mainly 
in the posterior and lower areas of the lung. 
Keyword: Acute respiratory distress syndrome, 
lung ultrasound score. 
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS) 
rất thường gặp trong các khoa hồi sức cấp cứu 
có tỷ lệ tử vong cao và di chứng nặng nề. Đặc 
trưng của ARDS là tổn thương màng phế nang 
mao mạch lan tỏa, tăng tính thấm mao mạch 
phổi, làm cho dịch và các chất có trong lượng 
phân tử cao từ trong lòng mạch thoát ra ngoài 
khoảng kẽ vào phế nang dẫn đến mất thể tích 
thông khí bình thường còn gọi là hiện tượng 
“phổi nhỏ”(baby lung). Bên cạnh đó tổn thương 
phổi trong ARDS phân bố không đồng đều mà 
p ... hiên cứu 
2. Phương pháp nghiên cứu 
Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu mô tả 
tiến cứu 
Phương tiện nghiên cứu 
- Máy siêu âm SonoSite Edge 2 hãng Fujifilm 
có đầu dò cong tần số 3 - 8 MHz và máy siêu âm 
LOGIQ P7 của hãng G.E có đầu dò cong tần số 1 
– 5 MHz. 
- Máy phân tích khí máu Stat Profile Phox 
Ultra của hãng NOVA biomedical 
- Máy thở The Puritan Bennett 840 của hãng 
Medtronic sản xuất tại Ireland 
- Máy monitor GE theo dõi tần số tim, tần số 
thở, SpO2, huyết áp không xâm nhập và huyết áp 
động mạch xâm nhập, áp lực tĩnh mạch trung tâm. 
- Các máy xét nghiệm khác: tại labo trung 
tâm bệnh viện Bạch Mai 
Quy trình nghiên cứu 
− Lựa chọn tất cả những bệnh nhân đủ tiêu 
chuẩn trong thời gian nghiên cứu 
− Điều trị chuẩn theo quy trình điều trị của 
Khoa cấp cứu và Hồi sức tích cực 
− Siêu âm tại 12 vùng phổi, ghi lại hình ảnh 
thu được mỗi vùng theo bảng điểm siêu âm phổi 
tại thời điểm t0 (vào viện), t0 +24h, t0 + 48h 
− Xử lý và phân tích số liệu theo mục tiêu 
Quy trình siêu âm phổi. 
Chuẩn Bị: 
* Người thực hiện: Bác sỹ được đào tạo về 
siêu âm phổi, một người hỗ trợ, một chuyên gia 
chẩn đoán hình ảnh. 
vietnam medical journal n01 - MAY - 2021 
266 
* Dụng cụ: Máy siêu âm Sonosite của hãng 
Fujifilm có đầu dò cong tần số 3 - 8 MHz, máy 
siêu âm LOGIQ P7 của hãng G.E có đầu dò cong 
tần số 1 – 5 MHz,máy monitor GE theo dõi, bộ 
nhớ USB ghi lại video, hình ảnh siêu âm phổi 
* Bệnh nhân: tư thế nằm ngửa, đầu bằng. 
Tiến hành. 
Bước 1: Kiểm tra dấu hiệu sinh tồn: Mạch, 
huyết áp, SpO2, phải đảm bảo tình trạng huyết 
động ổn định trước khi tiến hành siêu âm. Kiểm 
tra tình trạng ống nội khí quản, đường truyền 
catheter. 
Bước 2: Mỗi bên phổi được chia thành 3 
vùng trước, bên, sau bằng các đường giữa 
xương ức, đường nách trước, đường nách sau. 
Mỗi vùng này lại được chia làm phần trên và 
phần dưới bởi đường nằm ngang đi qua khoang 
liên sườn 5 được đánh dấu bởi bút mực. 
Bước 3: Siêu âm lần lượt 8 vùng ở phía 
trước và bên của hai bên phổi. 
Tiếp theo, người hỗ trợ nghiêng bệnh nhân, 
bộc lộ lần lượt vùng phía sau hai bên phổi. Bác 
sỹ tiến hành siêu âm 4 vùng phổi còn lại phía 
sau hai bên. 
 Siêu âm sử dụng lát cắt ngang: đầu dò cắt 
ngang qua 2 cung sườn và vuông góc với xương 
sườn. Định hướng đầu dò quay lên phía đầu, chỉ 
điểm màn hình ở góc bên trái. Hình ảnh của siêu 
âm phổi được lưu lại trên USB có đánh dấu chú 
thích vùng phổi và thời điểm được siêu âm (t0, 
t0 + 24h, t0 + 48h). 
Đánh dấu các vùng phổi quy ước: 
L1: vùng trước trên trái , L2, vùng trước dưới 
trái, L3: vùng bên trên trái, L4: vùng bên dưới 
trái, L5: vùng sau trên trái, L6 vùng sau dưới 
trái, R1: vùng trước trên phải, R2, vùng trước 
dưới phải, R3: vùng bên trên phải, R4: vùng bên 
dưới phải, R5: vùng sau trên phải, R6 vùng sau 
dưới phải 
Bác sỹ thực hiện ghi điểm từng vùng vào 
mẫu nghiên cứu dựa trên nhận định hình ảnh 
siêu âm như sau: 0 điểm - đường A hoặc đường 
B nhưng số lượng ≤ 3, 1 điểm: đường B1: số 
lượng đường B lớn hơn 3, khoảng cách ngang 
giữa các đường B > 3mm, 2 điểm: đường B2: số 
lượng đường B lớn hơn 3 khoảng cách ngang 
giữa các đường B < 3mm, 3 điểm: hình ảnh 
đông đặc phổi. 
Hình ảnh, video siêu âm phổi của 12 vùng 
được đánh giá lại bởi chuyên gia chẩn đoán hình 
ảnh được làm mù, không biết về các dữ liệu lâm 
sàng của bệnh nhân. 
Điểm LUS cuối cùng ghi nhận theo chuyên 
gia chẩn đoán hình ảnh. 
Lưu ý: khi bệnh nhân được thông khí nhân 
tạo nằm sấp, bệnh nhân được siêu âm theo thứ 
tự vùng sau, vùng bên, vùng trước. 
Bước 4. Đưa bệnh nhân về tư thế ban đầu. 
Kiểm tra dấu hiệu sinh tồn: M, HA, SpO2, kiểm 
tra tình trạng catheter, ống nội khí quản 
3. Phương pháp xử lý số liệu: Các số liệu 
được phân tích theo phương pháp thống kê y 
học, trên chương trình SPSS 20.0.Các thuật toán 
sử dụng bao gồm: Mô tả trung bình và độ lệch 
chuẩn cho biến định lượng phân bố chuẩn và mô 
tả trung vị và tứ phân vị cho biến không chuẩn. 
Mô tả tần số và tỉ lệ phần trăm cho biến định 
tính. Các biến liên tục có phân phối chuẩn được 
kiểm tra bằng phép thử Kolmogorov-Smirno, so 
sánh bằng phép thử T-Test.Sự khác biệt có ý 
nghĩa thống kê khi p < 0,05. 
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên 
cứu 
Bảng 1.1. Đặc điểm nhân khẩu học của 
đối tượng nghiên cứu 
Đặc điểm nhân khẩu 
học 
Tần số 
(n) 
Tỉ lệ 
(%) 
Giới tính 
Nam 16 67 
Nữ 8 33 
Tuổi nghiên cứu (năm) 
(Trung bình ± SD) 
44 ±13 (năm) 
Cao nhất: 66, thấp 
nhất:16 
Tổng 24 100 
Nhận xét: Đối tượng nghiên cứu là nam giới 
chiếm tỷ lệ cao với độ tuổi trung bình tương đối 
thấp. 
Bảng 1.2. Nguyên nhân ARDS 
Nguyên nhân 
Tần số 
(n) 
Tỷ lệ 
(%) 
Tại phổi 
Viêm phổi do vi khuẩn 
Viêm phổi do virut 
Viêm phổi do nấm 
Viêm phổi chưa rõ căn nguyên 
19 79,1 
7 29,2 
1 4,2 
3 12,5 
8 33,3 
Đuối nước 3 12,5 
Nhiễm khuẩn ngoài phổi 2 8,3 
Nhận xét: Nguyên nhân ARDS phần lớn là 
tại phổi, trong nhóm này có 1/3 bệnh nhân chưa 
xác được căn nguyên vi sinh gây bệnh 
Bảng 1.3. Tỷ lệ các biện pháp điều trị 
Biện pháp điều trị Tần số Tỷ lệ (%) 
An thần 24 100 
Giãn cơ 20 83 
Kháng sinh 24 100 
Kháng nấm 3 12,5 
Kháng virus 2 8,3 
TẠP CHÍ Y häc viÖt nam tẬP 502 - th¸ng 5 - sè 1 - 2021 
267 
Lọc máu liên tục 16 66,7 
Nằm sấp 9 37,5 
Mở phổi 3 12,5 
Tuần hoàn ngoài cơ thể 1 4,2 
Nhận xét: 100% bệnh nhân được sử dụng 
thuốc an thần, kháng sinh. Tỷ lệ bệnh nhân 
được lọc máu liên tục 2/3 số bệnh nhân; nằm 
sấp được triển khai trên nhiều bệnh nhân. 
Bảng 1.3. Chỉ số lâm sàng ngày thứ nhất 
Chỉ số 
Trung bình ± độ 
lệch chuẩn 
SOFA 9 ± 5 
LIS 2,8± 0,5 
Độ giãn nở phổi 
(mL/cm H2O) 
25,8 ± 7,5 
PaO2/FiO2(mmHg) 171 ± 67 
LUS 21,9 ± 4,2 
Nhận xét: Chỉ số SOFA, LIS, LUS của nhóm 
nghiên cứu trong ngày thứ nhất tương đối cao, 
trong khi đó có sự giảm mạnh về độ giãn nở 
phổi và chỉ số PaO2/FiO2 
2. Đặc điểm hình ảnh siêu âm phổi theo bảng điểm siêu âm phổi 
Biểu đồ 2.1. Phân bố hình ảnh siêu âm phổi theo các vùng của phổi phải (trên) 
và phổi trái (dưới) 
Biểu đồ 2.2. Điểm siêu âm phổi theo các vùng của phổi 
Nhận xét: Hình A chủ yếu xuất hiện ở vùng R1, R2, L1,L2, ít hơn ở vùng L3, R3 và không xuất 
hiện tại vùng R6, L6. Hình đông đặc xuất hiện chủ yếu tại vùng phổi bên và sau đặc biệt nhiều tại 
vùng R4, R6, L4, L6 
Nhận xét: Điểm siêu âm phổi tăng dần theo vị trí vùng phổi theo chiều từ trước ra sau, từ trên 
xuống dưới. Điểm siêu âm phổi của vùng phổi phải và trái cũng khác nhau. Sự khác biệt có ý nghĩa 
thống kê với p< 0,05. 
vietnam medical journal n01 - MAY - 2021 
268 
Bảng 2.1. Phân bố hình ảnh siêu âm phổi theo mức độ nặng (Berlin 2012) 
Phân nhóm 
Hình ảnh siêu âm phổi n (%) 
A B1 B2 C 
Nhẹ (n = 8) 4 (50) 3 (37,5) 8 (100) 3 (37,5) 
Vừa(n= 12) 8 (66,7) 10 (83,3) 12(100) 9 (75) 
Nặng (n = 4) 2 (50) 0 (0) 4(100) 3 (75) 
Nhận xét: Hình ảnh B2 xuất hiện trên tất cả bệnh nhân nghiên cứu, hình ảnh đông đặc xuất hiện 
ít ở bệnh nhân ARDS nhẹ, nhiều hơn ở nhóm ARDS nặng và trung bình. Nhóm ARDS nặng không 
thấy xuất hiện hình ảnh B1 
Biểu đồ 2.3. Điểm siêu âm phổi vùng trước, bên, sau 
và tổng theo mức độ nặng của ARDS (Berlin 2012) 
Nhận xét: Điểm siêu âm phổi vùng và siêu âm phổi tổng không liên quan với mức độ nặng của 
ARDS theo phân loại Berlin. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. 
IV. BÀN LUẬN 
1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên 
cứu. Nghiên cứu được thực hiện trên 24 bệnh 
nhân ARDS được thông khí xâm nhập có độ tuổi 
trung bình là 44 ± 13 (năm), nam giới chiếm đa 
số với tỷ lệ nam/nữ: 2/1 (Bảng 1.1). Trong các 
yếu tố nguy cơ dẫn đến ARDS, căn nguyên chủ 
yếu vẫn là viêm phổi (79%). Trong ngày thứ 
nhất, chỉ số LIS, SOFA cao còn PaO2/FiO2 và độ 
giãn nở phổi giảm nhiều (Bảng 1.3). Hầu hết các 
phương pháp điều trị đều đã được áp dụng trên 
nhóm bệnh nhân nghiên cứu từ điều trị nền tảng 
(an thần, giãn cơ , thở máy theo ARDSnet, 
kháng sinh) cho đến điều trị cứu vãn (mở phổi, 
nằm sấp, ECMO), tuy nhiên tỷ lệ tử vong vẫn 
cao (67%) (Bảng 1.2) 
2. Đặc điểm hình ảnh siêu âm phổi theo 
bảng điểm siêu âm phổi 
2.1. Phân bố hình ảnh theo mức độ 
nặng. Hình ảnh B2 xuất hiện trên tất cả bệnh 
nhân trong nghiên cứu (Bảng 2.1), khác với 
nghiên cứu của Sanjan khi hình ảnh B2 chỉ xuất 
hiện ở 25%, 70% và 92% trên nhóm bệnh nhân 
nhẹ, vừa và nặng5. Hình ảnh B2 thể hiện sự 
giảm thông khí phổi mức độ nặng, khi có nước, 
dịch rỉ viêm, fibrin xâm nhập vào mô kẽ phổi. Có 
sự khác biệt như vậy có thể do thời gian từ khi 
chẩn đoán ARDS đến thời điểm lấy vào nghiên 
cứu của hai nghiên cứu khác nhau. Đa số bệnh 
nhân trong nghiên cứu của chúng tôi (71%) có 
thời gian từ khi chẩn đoán ARDS đến khi lấy vào 
nghiên cứu trên 48 giờ, trong khi đó nghiên cứu 
của Sanjan thực hiện trên bệnh nhân ARDS tại 
khoa Cấp cứu nên đa số trong giai đoạn sớm. 
2.2. Phân bố hình ảnh theo vùng của 
phổi. Kiểu hình phân bố trên siêu âm phổi trong 
nghiên cứu của chúng tôi giống nghiên cứu của 
Sanjan, hình ảnh phân bố không đều với hình 
ảnh B2, C tập trung chủ yếu tại vùng phổi phụ 
thuộc trọng lực vùng sau và dưới, hình ảnh A tập 
trung ở vùng phổi trước không phụ thuộc trọng 
lực (Biểu đồ 2.1). Kiểu hình này tương tự như 
phân bố của tổn thương phổi ARDS khảo sát 
trên phim cắt lớp vi tính. Điểm siêu âm phổi tăng 
TẠP CHÍ Y häc viÖt nam tẬP 502 - th¸ng 5 - sè 1 - 2021 
269 
dần theo thứ tự trước, bên, sau, từ trên xuống 
dưới sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 
0,05 (Biểu đồ 2.2). Hơn nữa điểm siêu âm phổi 
vùng sau đóng góp nhiều nhất trong tổng điểm 
siêu âm của cả phổi giống với nghiên cứu của 
Luigi Pisani (2019)6. Điều này được có thể giải 
thích do ngoài tác dụng của trọng lực, vùng phổi 
này còn chịu tác động của lực bên ngoài như áp 
lực ổ bụng, dịch màng phổi, áp lực ổ bụng và 
kích thước tim. 
Điểm siêu âm phổi tổng và ba vùng trước, 
bên, sau ở ba phân nhóm mức độ nhẹ, vừa, 
nặng theo phân loại Berlin khác biệt không có ý 
nghĩa thống kê với p > 0,05 (Biểu đồ 2.3) khác 
với nghiên cứu của Luigi Pisani (2019) khi điểm 
siêu âm phổi vùng sau tăng dần theo mức độ 
nặng của ARDS. 
3. Hạn chế của nghiên cứu. Nghiên cứu 
của chúng tôi còn một số hạn chế nhất định. Kết 
quả siêu âm phổi có được phụ thuộc chủ quan 
của người nghiên cứu, chúng tôi cũng chưa đưa 
đánh giá được độ lặp lại (Repeatablity/Test-
retest reliability), sự nhất quán của người chẩn 
đoán cũng như giữa những người chẩn đoán 
(intraobserver và interobserver ). Cỡ mẫu của 
chúng tôi nhỏ, cần có những nghiên bổ sung để 
đưa đưa ra những kết luận có thể đại diện tốt 
cho quần thể nghiên cứu. 
V. KẾT LUẬN 
Hình ảnh siêu âm phân bố không đều giữa 
các vùng phổi với hình ảnh đông đặc, B2 tập 
trung chủ yếu tại vùng sau, dưới của phổi 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Gattinoni L, Pesenti A. The concept of “baby 
lung.” Intensive Care Med. 2005;31(6):776-84. 
2. Mongodi S, Pozzi M, Orlando A et al. Lung 
ultrasound for daily monitoring of ARDS patients 
on extracorporeal membrane oxygenation: 
preliminary experience. ntensive Care Med . 
2018;44(1):123-124. 
3. Bouhemad B, Brisson H, Le-Guen M et al. 
Bedside ultrasound assessment of positive end-
expiratory pressure-induced lung recruitment. Am 
J Respir Crit Care Med. 2011;183(3):341-7. 
4. Ferguson N. D, Fan E, Camporota L. The Berlin 
definition of ARDS: an expanded rationale, 
justification, and supplementary material. 
Intensive Care Med. 2012;38(10):1573-82. 
5. A. Sanjan, S. Vimal Krishnan, Siju V. Abraham, 
Babu Urumese Palatty. Utility of Point-of-Care 
Lung Ultrasound for Initial Assessment of Acute 
Respiratory Distress Syndrome Patients in the 
Emergency Department. J Emerg Trauma Shock. 
2019;12(4):248-253. 
6. Luigi P et al. The diagnostic accuracy for ARDS of 
global versus regional lung ultrasound scores - a 
post hoc analysis of an observational study in 
invasively ventilated ICU patient. Intensive Care 
Medicine Experimental. 2019;7(Suppl 1):44. 
ĐẶC ĐIỂM TRẦM CẢM TRÊN THANG ĐIỂM PHQ-9 
Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ ĐƯỜNG TIÊU HÓA TẠI BỆNH VIỆN K 
Đỗ Tuyết Mai1, Nguyễn Tiến Quang1 
TÓM TẮT63 
Mục tiêu: Đánh giá đặc điểm trầm cảm trên 
thang điểm PHQ-9 ở bệnh nhân ung thư đường tiêu 
hóa tại bệnh viện K. Đối tượng: 124 bệnh nhân đã 
chẩn đoán xác định ung thư đường tiêu hóa và điều 
trị tại bệnh viện K từ tháng 8/2020 đến tháng 
10/2020. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt 
ngang. Kết quả: Tỷ lệ nam/nữ là 2,6/1, tuổi trung 
bình là 57,9 ± 9,65. Đa số có trình độ dưới lớp 10 
(57,3%) và độc thân/góa (93,5%). Trầm cảm thường 
gặp nhất ở ung thư đại trực tràng (52,4%), tiếp theo 
là ung thư thực quản (27,4%) và ít nhất ở ung thư dạ 
dày (20,2%), đa số bệnh nhân ở giai đoạn III-IV 
(64,5%). Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa 
1Bệnh viện K 
Chịu trách nhiệm chính: Đỗ Tuyết Mai 
Email: bsdotuyetmai@gmail.com 
Ngày nhận bài: 5.3.2021 
Ngày phản biện khoa học: 28.4.2021 
Ngày duyệt bài: 6.5.2021 
trầm cảm với ung thư thực quản (p < 0,001; OR = 
1,009, 95% CI = 0,359-2,838) và ung thư đại trực 
tràng (p < 0,05; OR = 0,901, 95%CI = 0,358-2,273). 
Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa trầm cảm 
với giai đoạn IV với p < 0,05 (OR = 0,196; 95%CI = 
0,058-0,660). Theo thang điểm PHQ-9 có 45,2% bệnh 
nhân ung thư đường tiêu hóa có biểu hiện trầm cảm 
và 17,8% có trầm cảm mức độ trung bình trở lên cần 
được can thiệp. Kết luận: Trầm cảm thường gặp ở 
người bệnh ung thư đường tiêu hoa. Có mối liên quan 
có ý nghĩa thống kê giữa trầm cảm với ung thư thực 
quản, đại trực tràng và giai đoạn muộn. 
Từ khóa: Trầm cảm, ung thư đường tiêu hóa, đặc 
điểm, PHQ-9. 
SUMMARY 
THE CHARACTERISTICS OF DEPRESSION 
WITH THE PHQ-9 IN GASTROINTESTINAL 
CANCER PATIENTS AT K HOSPITAL 
Objective: To assess the characteristic of 
depression with PHQ-9 in patients with gastrointestinal 
cancers at K hospital. Subject: 124 patients were 

File đính kèm:

  • pdfdac_diem_cac_vung_phoi_theo_thang_diem_sieu_am_phoi_o_benh_n.pdf