Cơ sở lí luận của mối quan hệ giữa trượt lở đất và mưa ở tỉnh Quảng Nam
Trượt lở đất là một tai biến tự nhiên xảy ra do sự tác động tổng hợp của
nhiều nhân tố: địa chất, địa mạo, khí hậu, thủy văn và các hoạt động nhân sinh.
Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến trượt lở đất bài báo đã
xác định được mối quan hệ giữa trượt lở đất và mưa ở tỉnh Quảng Nam. Kết quả
cho thấy trượt lở lớn xảy ra tập trung vào những năm có lượng mưa lớn và có nhiều
ngày mưa rất lớn (cả năm và vào mùa thu). Tác giả cũng đã trình bày phương pháp
dự báo trượt lở do yếu tố mưa.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Bạn đang xem tài liệu "Cơ sở lí luận của mối quan hệ giữa trượt lở đất và mưa ở tỉnh Quảng Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Cơ sở lí luận của mối quan hệ giữa trượt lở đất và mưa ở tỉnh Quảng Nam
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Natural Sci., 2013, Vol. 58, No. 3, pp. 164-172 This paper is available online at CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA MỐI QUAN HỆ GIỮA TRƯỢT LỞ ĐẤT VÀ MƯA Ở TỈNH QUẢNG NAM Nguyễn Thị Thu Hiền Khoa Địa lý, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Trượt lở đất là một tai biến tự nhiên xảy ra do sự tác động tổng hợp của nhiều nhân tố: địa chất, địa mạo, khí hậu, thủy văn và các hoạt động nhân sinh. Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến trượt lở đất bài báo đã xác định được mối quan hệ giữa trượt lở đất và mưa ở tỉnh Quảng Nam. Kết quả cho thấy trượt lở lớn xảy ra tập trung vào những năm có lượng mưa lớn và có nhiều ngày mưa rất lớn (cả năm và vào mùa thu). Tác giả cũng đã trình bày phương pháp dự báo trượt lở do yếu tố mưa. Từ khóa: Trượt lở, mưa, mối quan hệ, nhân tố. 1. Mở đầu Trượt lở đất là một tai biến tự nhiên xảy ra do sự tác động tổng hợp của nhiều nhân tố: địa chất, địa mạo, khí hậu, thủy văn và các hoạt động nhân sinh. Trong đó khí hậu được xem là nhân tố chịu trách nhiệm chính đối với sự ổn định sườn dốc hay trượt lở, nhất là ở các vùng nhiệt đới (Nagarjan, 2000). Quảng Nam là một tỉnh thuộc Trung Trung Bộ Việt Nam, có khí hậu nhiệt đới với sự phân hóa 2 mùa mưa – khô khá sâu sắc. Mùa mưa chiếm khoảng 60 - 65% lượng mưa cả năm, tập trung chủ yếu vào các tháng 9, 10, 11. Điểm đáng chú ý là mùa mưa ở đây trùng với thời kỳ hoạt động mạnh của bão trên biển Đông nên thường xảy ra mưa lớn và kéo dài từ 2 đến 3 ngày. Trong vài thập kỉ gần đây, do những thay đổi của thời tiết khí hậu, hiện tượng mưa lớn, diện rộng do bão và các nhiễu động gây mưa khác đã làm gia tăng đáng kể tình trạng lũ lụt ở đồng bằng và trượt lở đất ở vùng núi. Vì vậy, việc nghiên cứu tác động của mưa, đặc biệt là mưa lớn đến trượt lở đất như một nhân tố chủ đạo tạo nên trượt lở đất tại Quảng Nam là việc làm cần thiết để làm sáng tỏ thêm về cơ sở lý luận và thực tiễn của mối quan hệ giữa trượt lở đất và biến đổi khí hậu tại vùng nghiên cứu. Ngày nhận bài: 4/6/2012. Ngày nhận đăng: 3/6/2013. Tác giả liên lạc: Nguyễn Thị Thu Hiền, địa chỉ e-mail: 164 Cơ sở lí luận của mối quan hệ giữa trượt lở đất và mưa ở tỉnh Quảng Nam 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến trượt lở đất ở tỉnh Quảng Nam 2.1.1. Ảnh hưởng của địa chất Trượt lở liên quan với nhiều loại vật liệu đất đá khác nhau. Theo Sidle và Ochiai (2006), một số vật liệu nhạy cảm hơn với trượt lở như: trầm tích núi lửa, sét, đá phiến, trầm tích hoàng thổ, sa thạch giàu sét, sa thạch biến chất và cát bột kết, đá granit. Trượt lở đất ở Quảng Nam chủ yếu xảy ra trên các đá trầm tích cát kết, bột kết bị nứt nẻ mạnh; các đá magma xâm nhập granit, granođiorit, điorit dạng gneis và các đá trầm tích bị biến chất như đá phiến sericit, phiến thạch anh, gneis biotit. . . Lớp vỏ phong hóa dày hình thành trên các loại đá này là một nguyên nhân thúc đẩy quá trình trượt lở. Nhân tố địa chất quan trọng khác trong nghiên cứu trượt lở là cấu trúc địa chất. Đặc điểm cấu trúc địa chất bao gồm đứt gãy, nếp uốn, mặt phẳng phân lớp, nứt vỡ, khe nứt. . . . Đá gốc bị nứt nẻ, đứt gãy hoặc phân lớp tạo điều kiện thuận lợi cho nước xâm nhập sâu, làm tăng áp lực nước lỗ hổng và do đó làm giảm độ bền kháng cắt của đất đá (Sidle và Ochiai, 2006). Hệ thống đứt gãy ở Quảng Nam phát triển theo ba hệ thống chính: Tây Bắc - Đông Nam, Đông Bắc - Tây Nam và Bắc – Nam với tám đứt gãy đang hoạt động: đứt gẫy Sông Bung-Trà Bồng, đứt gãy Sông Pô Cô, đứt gãy Đông Bắc Hiên, đứt gãy Trà My - Núi Thành, đứt gãy Điện Bàn - Nam Giang, đứt gãy Hội An - Phước Sơn, đứt gãy Hiệp Đức - Phước Sơn, đứt gãy Tam Kỳ- Hiệp Đức. Các đứt gãy này đan xen tạo nên mật độ đứt gãy lớn. Mật độ đứt gãy > 0,84 km/km2 chiếm 26,8% diện tích của tỉnh. Thực tế cho thấy mức độ trượt lở lớn nhất ở đây xảy ra trong khu vực có mật độ đứt gãy lớn và lớn nhất (tương ứng với 0,84 km/km2 và > 1,12 k/km2). 2.1.2. Ảnh hưởng của địa mạo Độ dốc có vai trò quan trọng trong việc xảy ra trượt lở. Độ dốc càng lớn thì đất đá càng dễ mất ổn định. Vì thế trong hầu hết các nghiên cứu về trượt lở, độ dốc được đưa vào để tính toán như một yếu tố nguyên nhân hay nhân tố gây trượt chủ yếu. Địa hình Quảng Nam được chia thành 3 vùng: miền núi, trung du và đồng bằng, theo hướng thấp dần từ tây sang đông. Miền núi chiếm hơn 70% diện tích với độ dốc khá lớn, từ 150 đến trên 450, trong đó bậc độ dốc trên 250 chiếm 29,1% diện tích của tỉnh. Khảo sát cho thấy phần lớn trượt lở xảy ra ở các sườn có độ dốc từ 250 trở lên, trong đó tập trung nhiều nhất ở bậc độ dốc 35 - 450. 2.1.3. Ảnh hưởng của khí hậu Các yếu tố khí hậu là nhiệt độ, lượng mưa ảnh hưởng lớn đến hoạt động trượt lở. Khí hậu nhiệt đới với nhiệt độ cao, độ ẩm lớn, làm tăng tốc độ phong hóa đất đá của sườn dốc, do đó làm giảm độ bền của đất đá. Lượng mưa lớn kéo dài là nguồn bổ sung quan trọng cho nước dưới đất. Một mặt làm giảm độ bền khối đất đá bờ dốc, mặt khác làm thay đổi trạng thái ứng suất theo hướng 165 Nguyễn Thị Thu Hiền có hại cho ổn định bờ dốc. Do vậy, cùng với mưa lớn, hiện tượng trượt lở phát triển mạnh mẽ. Các nhà nghiên cứu thường xem các thuộc tính mưa ảnh hưởng mạnh đến sự khởi đầu trượt lở: (1) tổng lượng mưa; (2) cường độ mưa; (3) thời gian mưa. Quảng Nam có khí hậu nhiệt đới, lượng mưa trung bình năm trên 2700 mm, cao hơn so với các tỉnh khác trong cả nước. Đặc biệt nhiều nơi lượng mưa đạt trên 3000 mm như Trà My 4160 mm, Tiên Phước 3264 mm, Khâm Đức 3059 mm. Mưa phân hóa theo mùa khá rõ rệt, khoảng 60 - 65% lượng mưa tập trung trong 3 tháng mùa thu (9, 10, 11). Vào thời gian này thường xảy ra những đợt mưa kéo dài 2 - 3 ngày, với lượng mưa trong 24 giờ lên tới trên 100mm thậm chí trên 300 mm, gây trượt lở nghiêm trọng vùng núi phía tây của tỉnh. Thực tế quan trắc trượt lở cho thấy, từ tháng 8 đến tháng 12, đặc biệt 2 tháng 10, 11 là khoảng thời gian thường xảy ra trượt lở đất đá trên sườn dốc nhiều nhất. 2.1.4. Ảnh hưởng của thực vật Thực vật làm tăng sự ... yếu là rừng trung bình, rừng nghèo và rừng phục hồi do hoạt động khai phá của con người, rừng giầu còn rất ít. Quá trình điều tra khảo sát thực địa cho thấy, nhiều vùng đồi bị đốt phá chuyển thành đồi trọc hoặc cây bụi. Và hầu hết các điểm trượt lở xảy ra ở các khu vực có lớp phủ thực vật thưa thớt chủ yếu là cây bụi. 2.1.5. Các hoạt động nhân sinh Các vụ trượt lở có thể là hậu quả trực tiếp hay gián tiếp từ các hoạt động của con người. Các hoạt động của con người thúc đẩy trượt lở bao gồm: cắt xẻ chân sườn trong quá trình xây dựng đường giao thông; chất chứa lên sườn đồi bằng việc xây dựng nhà cửa, các công trình; phá rừng và các thảm thực vật. Việc xây dựng các tuyến đường ở miền núi nói chung và ở miền núi Quảng Nam nói riêng đòi hỏi phải cắt núi, xẻ đồi tạo ra các sườn dốc có độ dốc lớn. Vì thế dọc theo các tuyến giao thông, nguy cơ xảy ra trượt lở rất cao, đặc biệt khi có mưa lớn và kéo dài. Thực tế ở Quảng Nam trong nhiều năm, sau mỗi đợt mưa lớn, hàng trăm tấn đất đá đổ xuống đường, gây ách tắc giao thông nghiêm trọng trên các tuyến tỉnh lộ 616, 604, 615, quốc lộ 14B, 14D, 14E. Từ khi xây dựng tuyến đường Hồ Chí Minh, hoạt động trượt lở ở vùng núi phía tây Quảng Nam diễn biến phức tạp với tần suất lớn hơn. Dọc theo tuyến đường, nhiều điểm 166 Cơ sở lí luận của mối quan hệ giữa trượt lở đất và mưa ở tỉnh Quảng Nam trượt xảy ra với cả taluy âm và taluy dương. 2.2. Mối quan hệ giữa trượt lở đất và mưa ở tỉnh Quảng Nam Sự ổn định sườn dốc được thể hiện bằng hệ số an toàn: s/τ , trong đó s là độ bền và τ là lực trượt. Khi hệ số an toàn là 1, sườn dốc được xem là ở điểm trượt. Khi hệ số an toàn > 1, sườn dốc ổn định và khi hệ số an toàn < 1, sườn dốc mất ổn định và trượt lở xảy ra. Các nhân tố đóng góp cho độ bền và lực trượt có thể bị ảnh hưởng bất lợi trong thời gian mưa hoặc sau sự kiện mưa. Những yếu tố này bao gồm: độ kết dính (nước ảnh hưởng đến độ dính của đất), tỉ trọng tải trọng, áp lực lỗ hổng và trong nhiều trường hợp là ma sát trong. Bảng 1. Những thay đổi trực tiếp và sự ổn định sườn dốc tiềm tàng phản ứng với mưa (theo Crozier M.J., 2010) Sự thay đổi mưa Điều kiện/quá trình bị ảnh hưởng Phản ứng của sự ổn định sườn dốc Các điều kiện tiền đề ẩm ướt hơn Lượng mưa đòi hỏi để đạt mức nước tới hạn ít hơn trong một trận mưa. Giảm sức hút của mao mạch đất - giảm độ kết dính. Các lớp bị mềm hóa có thể hoạt động như chất bôi trơn. Gương nước ngầm cao hơn - giảm độ bền. Tăng Tăng trọng lượng (tải trọng) Tăng khối lượng, dẫn đến giảm tỉ lệ độ bền/lực trượt trong vật liệu kết dính. tổng Gương nước ngầm cao hơn trong thời gian dài Mức nước đạt đến tới hạn thường xuyên hơn trong suốt các sự kiện mưa. lượng Sự bôi trơn của bề mặt tiếp xúc giữa các vật liệu tăng lên Giảmma sát (chỉ xảy ra với các vật liệu phẳng, ví dụ mica). mưa Tăng lưu lượng nước sông Tăng xói lở bờ sông và sự di chuyển bên và hoạt động cơ bản từ sườn dốc. Mực nước cao, tăng bảng nước ở xung quanh sườn dốc. Mực nước tăng giảm nhanh chóng dẫn đến lực trượt tăng cao. Tăng Sự xâm nhập nhiều có thể vượt quá mức độ chứa của gần bề mặt. Tăng nhanh chóng gương nước ngầm tầng trên Gây ra trượt lở do giảm ứng suất hiệu dụng thông thường dẫn đến giảm độ bền. cường độ Tăng áp lực nước trong khe nứt. mưa Dòng chảy mặt tăng lên Tăng quá trình thấm và lực trượt, sự tách rời giữa các phần tử và ống dẫn. ống dẫn di chuyển dưới tầng cấu trúc. Tăng cường sức chứa trừ khi tắc nghẽn xảy ra. 167 Nguyễn Thị Thu Hiền Bảng 1 chỉ ra các quá trình thay đổi của mưa có thể ảnh hưởng đến sự ổn định sườn dốc. Những tác động này trong nhiều trường hợp bằng cách giảm độ bền và nhiều trường hợp khác bằng cách tăng lực trượt. Trong tất cả các tham số thường được sử dụng để xác định ảnh hưởng của mưa đến sự ổn định của sườn dốc hoặc những tác động liên quan giữa trượt lở sườn và mưa, cường độ mưa và tổng lượng mưa được sử dụng nhiều nhất. Brand (1984) trong một nghiên cứu về trượt lở đất ở Hồng Kông đã xác định mối liên quan giữa trượt lở đất và mưa. Tác giả cho rằng nguyên nhân chính của trượt lở đất ở Hồng Kông là do mưa thời gian ngắn trong phạm vi hẹp nhưng với cường độ cao. Cường độ mưa gây ra trượt lở được xác định là 70 mm/h. Đối với Quảng Nam là tỉnh có lượng mưa lớn và tập trung theo mùa, mưa có vai trò quan trọng trong việc hình thành trượt lở. Theo số liệu thống kê hàng năm của UBND tỉnh Quảng Nam, trượt lở đất thường xảy ra từ tháng 9 cho đến tháng 12, tập trung chủ yếu vào tháng 10, 11 tức là vào thời kì cao điểm của mùa mưa (mùa thu). Trượt lở đất thường xảy ra trong và sau các đợt mưa lớn. Vào thời gian này, sự kết hợp của bão, áp thấp nhiệt đới và gió mùa đông bắc lạnh gây ra các đợt mưa kéo dài 3 - 4 ngày với lượng mưa đạt 400 - 500 mm, thậm chí nhiều nơi tới 700 - 900 mm. Mưa lớn tập trung trong thời gian ngắn gây trượt lở nghiêm trọng trên các vùng đồi núi phía tây của tỉnh. Bảng 2. So sánh lượng mưa trung bình, số ngày mưa rất lớn với khối lượng đất đá bị trượt lở trên các con đường của tỉnh Quảng Nam giai đoạn 1981 - 1995 Lượng mưa trung bình Số ngày mưa rất lớn Khối lượng Stt Năm (mm) (p ≥ 100mm) đất đá Cả năm Mùa thu Cả năm Mùa thu bị trượt lở(m3) 1 1981 4208,7 2918,1 59 52 291,700 2 1995 3353,1 2346,8 48 47 127,784 3 1990 2968,1 2096,2 38 38 55,100 4 1994 2332,6 1328,0 19 15 53,632 5 1986 2650,5 1379,5 35 24 40,960 6 1992 3023,4 1808,3 33 30 28,545 7 1988 2321,7 1461,6 17 15 26,151 8 1993 2650,6 1626,1 30 26 26,059 9 1984 2715,4 1645,1 30 23 21,000 10 1983 2778,4 1891,5 40 37 20,700 11 1985 3148,7 2079,2 34 33 16,000 12 1987 2302,3 1488,1 20 19 15,975 13 1989 1963,4 903,5 13 6 12,870 14 1991 2538,9 1242,4 19 13 1,069 15 1982 1941,9 1038,5 16 15 # 168 Cơ sở lí luận của mối quan hệ giữa trượt lở đất và mưa ở tỉnh Quảng Nam Trên cơ sở số liệu lượng mưa theo ngày tại 6 trạm của tỉnh Quảng Nam (Nông Sơn, Quế Sơn, Hiệp Đức, Khâm Đức, Tam Kì, Trà My) từ năm 1981 - 2007, chúng tôi đã tính lượng mưa trung bình năm, lượng mưa trung bình mùa thu (các tháng 9, 10, 11), số ngày có mưa rất lớn trong năm và số ngày có mưa rất lớn trong mùa thu của cả 6 trạm. Kết quả tính toán lượng mưa, số ngày mưa rất lớn được so sánh với khối lượng đất đá bị trượt lở dọc các đường giao thông theo báo cáo của Phòng Quản lí mạng đường giao thông số 5 và UBND tỉnh Quảng Nam (Bảng 2 và Bảng 3). Bảng 3. So sánh lượng mưa trung bình, số ngày mưa rất lớn với khối lượng đất đá bị trượt lở ở tỉnh Quảng Nam giai đoạn 1998 - 2007 Lượng mưa trung bình Số ngày mưa rất lớn Khối lượng Stt Năm (mm) (p ≥ 100mm) đất đá Cả năm Mùa thu Cả năm Mùa thu bị trượt lở(m3) 1 1999 4726,4 2178,0 57 34 1517840 2 2007 4030,2 2578,4 52 43 1085000 3 1998 3473,8 2324,9 50 44 1041902 4 2004 2748,1 1540,3 35 29 684960 5 2006 2872,0 1244,4 35 23 470000 6 2005 3583,4 2224,9 46 37 448684 7 2000 4248,8 2162,0 44 33 360863 8 2001 3020,4 1269,5 38 23 185680 9 2003 2755,8 1727,6 31 28 150000 10 2002 2803,6 1694,7 23 19 Không đángkể Bảng 2 và Bảng 3 cho thấy từ năm 1981 đến 2007 (trừ năm 1982, 1996, 1997 không có số liệu) năm nào trên địa bàn tỉnh Quảng Nam cũng xảy ra trượt lở đất (riêng 2002 khối lượng không đáng kể). Những năm có khối lượng đất đá bị trượt lở lớn thường là những năm có lượng mưa lớn hơn, lượng mưa mùa thu lớn hoặc số ngày mưa rất lớn nhiều hơn. Đặc biệt xu hướng này thể hiện rõ nét trong giai đoạn 1998 - 2007. Theo số liệu thống kê và khảo sát thực địa, trong đợt mưa lớn 2 ngày 28 và 29 do cơn bão số 9 năm 2009, lượng mưa trên hầu khắp các khu vực tỉnh Quảng Nam đạt trên 300 mm, đặc biệt một số nơi cao hơn như Tam Kì 443 mm, Hiệp Đức 521,4 mm, Trà My 575,3 mm, Trao 601,7 mm. Đợt mưa lớn này đã gây trượt lở nhiều khu vực, nhất là những nơi có lượng mưa lớn. Tuyến tỉnh lộ 616 nối Tam Kì với thị trấn Tắc Pỏ (Nam Trà My) ghi nhận được 66 điểm trượt lở, đáng chú ý là điểm trượt gần thủy điện sông Tranh 2, diện tích trượt 50 m × 30 m, xô đẩy kè đá xuống đường. Càng đi về phía huyện Nam Trà My, số lượng trượt đất càng nhiều. Trượt lở lớn đã vùi lấp trường THCS Trà Nam làm 3 người thiệt mạng. Trên tuyến đường 604 đoạn từ Prao đến Túy Loan xuất hiện 66 điểm trượt lở, trong 169 Nguyễn Thị Thu Hiền đó lớn nhất là điểm lũ quét ở bản Ka Tum, xã A Tinh, huyện Đông Giang. Trận lũ quét đã cuốn trôi hoàn toàn hai ngôi nhà. Các sản phẩm từ dòng lũ quét bao gồm đá tảng, dăm, bùn sét hỗn độn nằm trên một dải dài khoảng 250 m, rộng 50 m. Đường Hồ Chí Minh đoạn từ Thạnh Mỹ đi Prao dài hơn 30 km. Trong đợt mưa do cơn bão số 9 đoạn đường này bị trượt lở nghiêm trọng, kết quả khảo sát ghi nhận được 81 điểm trượt lở. Có những đoạn trượt lở xảy ra liên tiếp với cả taluy dương và taluy âm. Nhiều nơi nước xuất lộ gây phá hủy nền đường. Như vậy có thể thấy nhân tố mưa đóng vai trò là nhân tố thúc đẩy trượt lở đất ở tỉnh Quảng Nam. 2.3. Phương pháp phân vùng trượt lở và dự báo trượt lở do mưa ở tỉnh Quảng Nam Trong nghiên cứu này, để xây dựng bản đồ phân vùng nguy cơ trượt lở, chúng tôi sử dụng phương pháp chỉ số thống kê (statistical index method). Đây là một trong các phương pháp thống kê 2 biến được giới thiệu bởi Van Westen và được sử dụng cho việc phân tích nhạy cảm trượt lở (Van Westen, C., 1997). Theo phương pháp này, giá trị trọng số của một lớp tham số, được xác định bằng logarit tự nhiên của mật độ trượt lở trong lớp đó chia cho mật độ trượt lở của toàn bộ bản đồ. Công thức tính toán như sau: Wi,j = ln ( fij f ) = ln ( A∗ij Ai,j × A A∗ ) = ln ( A∗ij A∗ × A Aij ) trong đó, Wij : trọng số đối với lớp i của tham số j; fij: mật độ trượt lở trong lớp i của tham số j; f: mật độ trượt lở của toàn bộ bản đồ; A∗ij: diện tích trượt lở đối với lớp i của tham số j; Aij: diện tích lớp i của tham số j; A∗: tổng diện tích trượt lở trong toàn bộ bản đồ; A: tổng diện tích của toàn bộ bản đồ. Chỉ số nhạy cảm trượt lở được tính theo công thức sau: LSI = n∑ j=i Wij trong đó, LSI: là chỉ số nhạy cảm trượt lở; Wij: trọng số của lớp i trong tham số j; n: số lượng tham số. 170 Cơ sở lí luận của mối quan hệ giữa trượt lở đất và mưa ở tỉnh Quảng Nam Trên cơ sở chỉ số nhạy cảm này, các vùng có nguy cơ trượt lở khác nhau được thể hiện trên bản đồ. Trong khi xây dựng bản đồ phân vùng trượt lở ở tỉnh Quảng Nam, chúng tôi sử dụng nhiều tham số khác nhau, bao gồm: độ dốc, độ cao địa hình, lớp vỏ phong hóa, lớp phủ thực vật, đất, mật độ đứt gãy và lượng mưa. Điểm đáng chú ý là trong nghiên cứu này, chúng tôi không sử dụng lượng mưa trung bình năm như nhiều nghiên cứu trước đây mà thay bằng lượng mưa trung bình của mùa thu (tháng 9, 10, 11). Bởi vì theo như phân tích ở trên thì trượt lở đất ở Quảng Nam chủ yếu xảy ra vào mùa thu, trùng với thời kì mùa mưa. Để dự báo nguy cơ trượt lở đất tại Quảng Nam do mưa, chúng tôi giả định rằng các tham số khác không thay đổi, và chỉ có sự biến thiên của lượng mưa mùa thu. áp dụng phương pháp phân vùng trượt lở trên với lượng mưa mùa thu của năm 2020 và 2050, chúng tôi xây dựng được bản đồ dự báo nguy cơ trượt lở của tỉnh Quảng Nam vào năm 2020 và 2050. 3. Kết luận Trượt lở phát sinh do nhiều nhân tố, trong đó các nhân tố địa chất, địa mạo, thủy văn được xem là nhân tố tác động thường xuyên. Khí hậu (mưa lớn), hoạt động nhân sinh được xem là các nhân tố tác động tức thời hay động lực thúc đẩy trượt lở. Vai trò của khí hậu (mưa) đối với trượt lở được thể hiện rõ nét ở Quảng Nam, nơi có lượng mưa lớn và sự phân hóa hai mùa mưa khô khá sâu sắc. Phần lớn các vụ trượt lở ở đây thường xảy ra vào mùa thu, tức là mùa mưa và trong những ngày mưa rất lớn. Việc khoanh vùng trượt lở do mưa có thể áp dụng các phương pháp thống kê và trên cơ sở nguồn dữ liệu đầy đủ về các nhân tố ảnh hưởng đến trượt lở. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Brand, E.W., 1984. Landslides in Southeast Asia: a state-of-the-art report, in Proceedings, 4th International Symposium on Landslides: Toronto, Canadian Geotechnical Society, v. 1, p. 17-59. [2] Crozier M.J., 2010. Deciphering the effect of climate change on landslide activity: A review. Geomorphology 124, pp. 260-267. [3] Đặng Vũ Khắc, 2007. Sử dụng GIS để đánh giá độ nhạy cảm của trượt đất: trường hợp đoạn đi qua tỉnh Quảng Nam của đường Hồ Chí Minh. Viện Địa chất, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. [4] Nagarjan R., Roy A., Vinod Kumar R., Mukherjee A., Khire M.V., 2000. Landslide hazard susceptibility mapping based on terrain and climate factors for tropical monsoon regions. Bull Engineer Geology Environment 58, pp. 275-287. [5] Rahardjo, H., Rezaur, R.B., and Leong, E.C. Mechanism of rainfall-induced slope failures in tropical regions. [6] Sidle Roy C., Ochiai Hirotaka, 2006. Landslides: processes, prediction, and land use. American Geophysical Union, Washington, D.C. Water Resources Monograph No.18: p. 312. 171 Nguyễn Thị Thu Hiền [7] Phan Văn Tân và nnk, 2010. Nghiên cứu xây dựng kịch bản biến đổi khí hậu chi tiết cho khu vực Trung Trung Bộ. Viện Địa lí, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. [8] Van Westen, C., 1997. Statistical landslide hazard analysis. ILWIS 2.1 for Windows application guide. ITC Publication, Enschede: 73-84. [9] Van Westen, 2000. The modelling of landslide hazards using gis. Surveys in Geophysics 21: 241-255. ABSTRACT The relationship between landslides and rainfall in Quang Nam Province Landslides, a geological phenomenon, are the result of geological, geomorphologic, climatic, hydrographical factors and human activities. Based on a careful analysis of these factors, the relationship between landslides and rainfall in Quang Nam province has been determined. It was found that landslide occurrences depend on the amount of annual rainfall and the number of rainy days in a year. The amount of rain that falls within a short period of time – like right before a landslide - was found to be of no consequence. Upstream and local deforestation were also found to be insignificant. Methods of predicting landslides are now being looked into. 172
File đính kèm:
- co_so_li_luan_cua_moi_quan_he_giua_truot_lo_dat_va_mua_o_tin.pdf