Đặc điểm thạch học, thạch địa hóa granitoid khối Tà Kou, Hàm Thuận Nam, Bình Thuận

Khối Tà Kou có dạng gần đẳng thước với diện lộ khoảng 15 km2. Thành phần thạch học chủ yếu

là granodiorit biotit hornblend; thứ yếu là granit biotit hạt nhỏ sáng màu bị biến đổi. Thành phần

khoáng vật (%) chính là plagioclas (45 – 50), thạch anh (25), feldspar kali (15 – 20), biotit (5 – 10),

hornblend (5 – 7); thứ yếu là pyroxen; khoáng vật phụ gồm có zircon, apatit, orthit, muscovit và

ít quặng. Một số nơi gần đứt gãy hoặc trên vòm cao của khối, đá bị biến đổi hậu magma (granit

biotit hạt nhỏ), đặc biệt do hoạt động magma sau gây kiềm hóa mạnh làm tăng hàm lượng felspar

kali (35 – 50%) và thạch anh 30; giảm hàm lượng plagioclas (30 – 25%); khoáng vật màu amphibol

rất ít và vắng mặt pyroxen. Thành phần hóa học granodiorit có độ acid trung bình SiO2 61,08 –

62,14 (61,85); tổng kiềm (K2O+Na2O) 5,99 – 6,04 (6,00); tỷ số kiềm K2O/Na2O: 0,74 – 0,77 (0,75 <1).

Hàm lượng nguyên tố Ba, Rb thấp nhưng Sr khá cao, tỷ số Rb/Sr: 0,24; Ba/Sr 1,40, Ba/Rb: 5,85; K/Rb:

245,39; La/Yb: 10,33; Ce/Yb: 22,11, dị thường âm Eu trung bình. Khi ảnh hưởng các biến đổi hậu

magma, một số đá granit bị biến đổi thành phần hóa acid hơn: SiO2 72,27 – 74,07 (trung bình

73,17); tổng kiềm (K2O+Na2O): 7,48 – 7,96 (7,72); tỷ số kiềm K2O/Na2O: 1,60 – 1,69 (1,64>1). Hàm

lượng các nguyên tố Ba, Sr thấp nhưng Rb khá cao, tỷ số Rb/Sr: 1,43; Ba/Sr: 3,06, Ba/Rb: 2,79; K/Rb:

218,05; La/Yb: 8,60 và Ce/Yb: 15,74; dị thường âm Eu mạnh. Các đá granitoid Tà Kou thuộc loại

granit nhôm từ trung bình đến cao, loạt vôi-kiềm, kali trung bình đến cao, dị thường âm Eu từ

trung bình đến mạnh, thuộc kiểu I- granit. Nguồn gốc granitoid hình thành chủ yếu từ nguồn gốc

manti trong bối cảnh kiến tạo đới hút chìm- grannit cung núi lửa (VAG), kiểu Đông Á cố, tương tự

đới Andes và bị biến đổi có thể do ảnh hưởng của hoạt động magma giai đoạn sau. Đối sánh với

các thành tạo granitoid ở Nam Việt Nam, granitoid khối Tà Kou thuộc pha 2 phức hệ Định Quán.

 

Đặc điểm thạch học, thạch địa hóa granitoid khối Tà Kou, Hàm Thuận Nam, Bình Thuận trang 1

Trang 1

Đặc điểm thạch học, thạch địa hóa granitoid khối Tà Kou, Hàm Thuận Nam, Bình Thuận trang 2

Trang 2

Đặc điểm thạch học, thạch địa hóa granitoid khối Tà Kou, Hàm Thuận Nam, Bình Thuận trang 3

Trang 3

Đặc điểm thạch học, thạch địa hóa granitoid khối Tà Kou, Hàm Thuận Nam, Bình Thuận trang 4

Trang 4

Đặc điểm thạch học, thạch địa hóa granitoid khối Tà Kou, Hàm Thuận Nam, Bình Thuận trang 5

Trang 5

Đặc điểm thạch học, thạch địa hóa granitoid khối Tà Kou, Hàm Thuận Nam, Bình Thuận trang 6

Trang 6

Đặc điểm thạch học, thạch địa hóa granitoid khối Tà Kou, Hàm Thuận Nam, Bình Thuận trang 7

Trang 7

Đặc điểm thạch học, thạch địa hóa granitoid khối Tà Kou, Hàm Thuận Nam, Bình Thuận trang 8

Trang 8

Đặc điểm thạch học, thạch địa hóa granitoid khối Tà Kou, Hàm Thuận Nam, Bình Thuận trang 9

Trang 9

Đặc điểm thạch học, thạch địa hóa granitoid khối Tà Kou, Hàm Thuận Nam, Bình Thuận trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 19 trang viethung 3100
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Đặc điểm thạch học, thạch địa hóa granitoid khối Tà Kou, Hàm Thuận Nam, Bình Thuận", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đặc điểm thạch học, thạch địa hóa granitoid khối Tà Kou, Hàm Thuận Nam, Bình Thuận

Đặc điểm thạch học, thạch địa hóa granitoid khối Tà Kou, Hàm Thuận Nam, Bình Thuận
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Tự nhiên, 4(1):357-375
Open Access Full Text Article Bài Nghiên cứu
1Liên đoàn Bản đồ Địa chất miền Nam,
Việt Nam
2Trường Đại học Khoa học Tự nhiên,
ĐHQG-HCM, Việt Nam
Liên hệ
Nguyễn Kim Hoàng, Trường Đại học Khoa
học Tự nhiên, ĐHQG-HCM, Việt Nam
Email: nkhoang@hcmus.edu.vn
Lịch sử
 Ngày nhận: 05-12-2018
 Ngày chấp nhận: 12-3-2019
 Ngày đăng: 31-3-2020
DOI : 10.32508/stdjns.v4i1.597
Bản quyền
© ĐHQG Tp.HCM. Đây là bài báo công bố
mở được phát hành theo các điều khoản của
the Creative Commons Attribution 4.0
International license.
Đặc điểm thạch học, thạch địa hóa granitoid khối Tà Kou, Hàm
Thuận Nam, Bình Thuận
Nguyễn Thị Thu Thủy1, Nguyễn Kim Hoàng2,*
Use your smartphone to scan this
QR code and download this article
TÓM TẮT
Khối Tà Kou có dạng gần đẳng thước với diện lộ khoảng 15 km2 . Thành phần thạch học chủ yếu
là granodiorit biotit hornblend; thứ yếu là granit biotit hạt nhỏ sáng màu bị biến đổi. Thành phần
khoáng vật (%) chính là plagioclas (45 – 50), thạch anh (25), feldspar kali (15 – 20), biotit (5 – 10),
hornblend (5 – 7); thứ yếu là pyroxen; khoáng vật phụ gồm có zircon, apatit, orthit, muscovit và
ít quặng. Một số nơi gần đứt gãy hoặc trên vòm cao của khối, đá bị biến đổi hậu magma (granit
biotit hạt nhỏ), đặc biệt do hoạt độngmagma sau gây kiềm hóamạnh làm tăng hàm lượng felspar
kali (35 – 50%) và thạch anh 30; giảm hàm lượng plagioclas (30 – 25%); khoáng vật màu amphibol
rất ít và vắng mặt pyroxen. Thành phần hóa học granodiorit có độ acid trung bình SiO2 61,08 –
62,14 (61,85); tổng kiềm (K2O+Na2O) 5,99 – 6,04 (6,00); tỷ số kiềm K2O/Na2O: 0,74 – 0,77 (0,75 <1).
Hàm lượng nguyên tố Ba, Rb thấp nhưng Sr khá cao, tỷ số Rb/Sr: 0,24; Ba/Sr 1,40, Ba/Rb: 5,85; K/Rb:
245,39; La/Yb: 10,33; Ce/Yb: 22,11, dị thường âm Eu trung bình. Khi ảnh hưởng các biến đổi hậu
magma, một số đá granit bị biến đổi thành phần hóa acid hơn: SiO2 72,27 – 74,07 (trung bình
73,17); tổng kiềm (K2O+Na2O): 7,48 – 7,96 (7,72); tỷ số kiềm K2O/Na2O: 1,60 – 1,69 (1,64>1). Hàm
lượng các nguyên tố Ba, Sr thấp nhưng Rb khá cao, tỷ số Rb/Sr: 1,43; Ba/Sr: 3,06, Ba/Rb: 2,79; K/Rb:
218,05; La/Yb: 8,60 và Ce/Yb: 15,74; dị thường âm Eu mạnh. Các đá granitoid Tà Kou thuộc loại
granit nhôm từ trung bình đến cao, loạt vôi-kiềm, kali trung bình đến cao, dị thường âm Eu từ
trung bình đến mạnh, thuộc kiểu I- granit. Nguồn gốc granitoid hình thành chủ yếu từ nguồn gốc
manti trong bối cảnh kiến tạo đới hút chìm- grannit cung núi lửa (VAG), kiểu Đông Á cố, tương tự
đới Andes và bị biến đổi có thể do ảnh hưởng của hoạt động magma giai đoạn sau. Đối sánh với
các thành tạo granitoid ở Nam Việt Nam, granitoid khối Tà Kou thuộc pha 2 phức hệ Định Quán.
Từ khoá: thạch học, thạch địa hóa, granitoid, Tà Kou
MỞĐẦU
Granitoid khối Tà Kou thuộc địa phận thị trấnThuận
Nam, xã Hàm Minh và xã Tân Thuận, huyện Hàm
Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận, rộng khoảng 15 km2;
cách Tp. PhanThiết 35 km về phía Tây Nam, cách Tp.
Hồ Chí Minh khoảng 160 km về phía Đông. Tọa độ
địa lý của khối là 10o47’38” đến 10o50’25” vĩ độ Bắc
và 107o52’18” đến 107o55’19” kinh độ Đông. Grani-
toid khối Tà Kou có dạng núi sót trong đồng bằng bóc
mòn - tích tụ ven biển.
Trong Đo vẽ địa chất lãnh thổ Nam Việt Nam tỷ
lệ 1/500.000, khối này được xếp vào phức hệ Định
Quán1. Khi hiệu đính thành lập Bản đồ địa chất Việt
Nam tỷ lệ 1/500.000, khối này được xếp vào phức hệ
Ankroet - Định Quán2. Ở mức độ nghiên cứu chi
tiết hơn trong Đo vẽ Bản đồ địa chất và tìm kiếm
khoáng sản tỷ lệ 1/50.000 nhóm tờ Hàm Tân - Côn
Đảo, phần lớn (khoảng 80%) khối granitoid cũng liên
hệ vào thành phần của pha 2 phức hệ Định Quán;
một phần gồm các thể nhỏ (khoảng 20%) được xếp
vào pha 2 và pha 3 phức hệ Đèo Cả3. Tuy nhiên, các
kết quả nghiên cứu chưa làm sáng tỏ đặc điểm thạch
học- thạch địa hóa để phân biệt rõ các đá giữa phức
hệ Định Quán và phức hệ Đèo Cả.
Các nghiên cứu của nhóm tác giả tại thực địa cũng
như kết quả phân tích trong phòng thí nghiệm cho
thấy, những đặc trưng cơ bản về thạch học - khoáng
vật, thạch địa hóa của granitoid khối Tà Kou khá
tương đồng với tài liệu đo vẽ địa chất của các nhà địa
chất trước đây2–4 được xếp vào phức hệ Định Quán.
Kết quả nghiên cứu cũng thể hiện, các thể nhỏ granit
được xếp phức hệĐèo Cả gồm từ pha 1 (monzodiorit,
monzogranodiorit, granodiorit biotit có hornblend),
pha 2 (granit, granit biotit, granosyenit hạt vừa) đến
pha 3 (granit biotit porphyr hạt nhỏ và granit peg-
matit)3 trong nội khối Tà Kou cũng chỉ là granitoid
thuộc pha 2 phức hệ Định Quán nhưng bị biến đổi
hậu magma.
CƠ SỞ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
Trích dẫn bài báo này: Thủy N T T, Hoàng N K. Đặc điểm thạch học, thạch địa hóa granitoid khối Tà 
Kou, Hàm Thuận Nam, Bình Thuận. Sci. Tech. Dev. J. - Nat. Sci.; 4(1):357-375.
357
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Tự nhiên, 4(1):357-375
Đặc điểm cấu trúc địa chất
Đới Đà Lạt được tạo thành từ trầm tích Mesozoi đến
Kainozoi, đá magmaMesozoi muộn, đến Paleogen và
Neogen đến bazan tuổi Đệ tứ. Các thành tạoMesozoi
trong khu vực này là các đá trầm tích tuổi Jura. Các
thành tạo Jura bị uốn nếp, thường bị biến chất yếu nơi
tiếp xúc của các pluton Mesozoi muộn. Ở phần phía
Đông của khu vực, đá núi lửa Mesozoi muộn và đá
núi lửa rất phổ biến và được hiểu là các sản phẩm liên
quan đến hút chìm. Phần phía Tây bị ảnh hưởng yếu
bởi các sự kiện kiến tạo Mesozoi muộn, sự phát triển
rộng rãi núi lửa bazan trong Kainozoi5,6.
Khối Tà Kou (Hình 1) phân bố ở phía Đông Nam
đới Đà Lạt, thành tạo địa chất chỉ là các đá pha 2
phức hệ Định Quán với thành phần thạch học khá
đồng nhất chủ yếu granodiorit biotit hornblend hạt
vừa (Hình 2), đôi nơi nhất là phần trên cao chuyển
tiếp sang granit biotit hornblend, granit biotit hạt vừa-
nhỏ hoặc bị biến đổi do hoạt động magma về sau.
Granitoid này bị các đámạch sẫmmàu có thành phần
là diabas, gabrodiabas được xếp vào phức hệCùMông
vàmạch granit  ... 7,3 24,6 22,5 24,8 4,1 9,4 36,3 37,3 27,7 4,6
Ce 100,0 56,5 53,0 50,1 53,2 0,5 18,0 66,2 67,1 50,5 0,5
Pr 1,2 6,4 6,1 6,1 6,2 5,2 2,3 7,3 7,4 5,7 4,7
Continued on next page
369
Tạp chí Phát triển K
hoa học và C
ông nghệ – K
hoa học Tự
 nhiên, 4(1):357-375
Table 2 continued
SHM Trị số Clark Granodiorit biotit hornblend Granit biến đổi
TC01 TC09 TC13 Trung bình TB/Clark TC02 TC06 TC06 R Trung
bình
TC/Clark
Nd 4,6 24,3 24,1 24,2 24,2 5,3 8,7 25,8 26,3 20,3 4,4
Sm 9,0 5,0 4,9 5,2 5,0 0,6 2,3 5,1 5,2 4,2 0,5
Eu 1,5 1,1 1,1 1,1 1,1 0,7 0,5 0,6 0,6 0,5 0,4
Gd 9,0 4,4 4,3 4,8 4,5 0,5 2,5 4,8 4,9 4,0 0,4
Tb 2,5 0,7 0,7 0,8 0,7 0,3 0,4 0,8 0,8 0,7 0,3
Dy 6,7 4,1 4,0 4,8 4,3 0,6 2,9 5,1 5,1 4,4 0,7
Ho 2,0 0,8 0,8 1,0 0,9 0,4 0,6 1,1 1,1 0,9 0,5
Er 4,0 2,4 2,3 2,8 2,5 0,6 1,8 3,3 3,3 2,8 0,7
Tm 0,3 0,3 0,3 0,4 0,4 1,2 0,3 0,5 0,5 0,4 1,5
Yb 4,0 2,3 2,2 2,8 2,4 0,6 1,9 3,5 3,5 3,0 0,7
Lu 1,0 0,3 0,3 0,4 0,4 0,4 0,3 0,5 0,5 0,5 0,5
Hf 1,0 4,6 4,8 4,3 4,6 4,6 3,1 4,8 4,8 4,2 4,2
Ta 3,5 0,6 0,6 0,6 0,6 0,2 1,1 1,4 1,4 1,3 0,4
Sn 300,0 11,0 11,0 0,04 13,0 13,0 13,0 0,04
W 1,5 1,3 4,3 5,4 3,7 2,5 5,0 1,5 1,3 2,6 1,7
Pb 20,0 22,5 22,1 12,2 18,9 0,9 16,8 25,0 25,0 22,3 1,1
Th 18,0 7,9 8,2 7,7 7,9 0,4 6,5 31,4 31,3 23,1 1,3
U 3,5 1,5 1,6 4,9 2,7 0,8 4,3 8,2 8,0 6,9 2,0
K 33400 21245 21080 21577 21301 0,6 38175 41495 39835,2 1,2
Th/U 5,1 5,1 5,2 1,6 4,0 0,8 1,5 3,8 3,9 3,1 0,6
Zr/Hf 200,0 37,2 37,9 35,7 36,9 0,2 30,4 27,4 28,3 28,7 0,1
Nb/Ta 5,7 13,6 14,3 13,0 13,6 2,4 10,6 7,2 7,2 8,3 1,5
Rb/Sr 0,7 0,2 0,2 0,2 0,24 0,4 1,1 1,6 1,4 1,4 2,0
Ba/Sr 2,8 1,4 1,4 1,4 1,4 0,5 2,7 3,9 3,3 3,3 1,2
Ba/Rb 4,2 5,8 5,7 6,0 5,9 1,4 2,4 2,4 2,4 2,4 0,6
K/Rb 167,0 238,4 236,8 261,0 245,4 1,5 211,4 217,9 214,6 214,6 1,3
Continued on next page
370
Tạp chí Phát triển K
hoa học và C
ông nghệ – K
hoa học Tự
 nhiên, 4(1):357-375
Table 2 continued
SHM Trị số Clark Granodiorit biotit hornblend Granit biến đổi
TC01 TC09 TC13 Trung bình TB/Clark TC02 TC06 TC06 R Trung
bình
TC/Clark
Ca/Sr 52,7 92,9 92,6 106,5 97,3 1,8 82,0 69,5 0,0 50,5 1,0
Rb/Sr 40,0 5,9 6,0 4,9 5,58 0,1 35,1 50,4 51,4 44,5 1,1
Rb/Cs 1,5 11,8 11,1 8,1 10,17 6,8 4,9 10,3 10,7 9,3 6,2
La/Yb 1,5 24,4 23,9 18,0 21,81 14,5 9,3 18,7 19,2 16,9 11,2
Ce/Yb 20,4 14,6 14,6 14,9 14,72 0,7 7,2 7,6 7,6 7,5 0,4
SREE 46,2 25,6 25,0 26,7 25,75 0,6 11,6 26,0 26,5 21,4 0,5
Eu/Eu* 34,7 16,8 16,7 18,7 17,41 0,5 9,5 18,4 18,8 15,6 0,4
Ghi chú: Nguyên tố vết, hiếm được phân tích bằng phương pháp ICP-MS tại Viện Vật lý Địa cầu và Địa chất, Viện HLKH Trung Quốc.
371
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Tự nhiên, 4(1):357-375
Nguồn gốc và bối cảnh thành tạo
Theo đặc điểm thạch học- khoáng vật và thạch địa
hóa, granitoid khối Tà Kou là loại granit trung bình
đến cao nhôm, loạt vôi-kiềm, potassium trung bình
đến cao, mang đặc điểm I-granit10–12. Các nguyên tố
vi lượng nhóm lithophil (LIL) có sự tăng cao Rb, Sr và
thấp Ba. Các biểu đồ chuẩn hóa nguyên tố đất hiếm có
sự nghiêng thoải nguyên tố đất hiếm nhẹ và nguyên
tố đất hiếm nặng có sự bình ổn nằm ngang, khá phù
hợp với các đá có nguồn gốc manti. Dị thường âm Eu
trung bình đến mạnh chứng tỏ granitoid có phân dị
trong quá trình hình thành plagioclas. Các nguyên
tố vết chuẩn hóa granit sống núi đại dương (ORG)
có yếu tố đới hút chìm bởi dị thường âm Ta, Nb so
với các nguyên tố đứng trước và sau chúng, phản ánh
bối cảnh hình thành granit rìa lục địa tích cực hoặc
cung đảo. Đồng thời, các nguyên tố vết chuẩn hóa
biến thiên khá tương đồng với granit cung magma rìa
lục địa - VAG Chile (đới Andes). Trên các biểu đồ
phân loại theo bối cảnh kiến tạo Batchelor & Bowden,
1985 (Hình 19)15 và Harris et al., 1986 (Hình 20)16,
granitoid chủ yếu thuộc trường cung núi lửa trước va
chạm. Sự tương quan các nguyên tố vết không tương
hợp giữa Rb với tổng Y+Nb và Yb+Ta; Nb với Y; Ta
với Yb (Hình 21)13 đặc trưng cho granitoid cung núi
lửa.
Kết quả nghiên cứu thể hiện địa hóa của granitoid
khối Tà Kou khá tương đồng với các nghiên cứu trước
đây: rất thấp các nguyên tố trường lực cao (Nb, Ta, Zr
và Hf). Trong đó, Nb thường thấp hơn giá trị trung
bình của I-type (14 ppm) và felsic I-type (21 ppm)
granites trong vành đai Lachlan của đông nam Úc17.
Kết quả chuẩn hóa manti nguyên thủy các đá phức hệ
ĐịnhQuán cho thấy sự làm giàu trong các thành phần
ion lithium (LIL) lớn (Cs, Rb,Th, K, vàU) và biểu hiện
các dị thường trường lực mạnh (Nb và Ta)5,9.
Như vậy, granitoid khối Tà Kou thuộc I-granit, loạt
vôi-kiềm, nhôm trung bình đến cao; phân dị từ gra-
nodiorit đến granit và có nguồn gốc xuất sinh từ
magma manti được hình thành trong bối cảnh cung
xâm nhập-núi lửa của rìa lục địa tích cực kiểu Đông
Á cổ, tương tự đới Andes. Đối sánh với các kết quả
nghiên cứu trước đây1–4,8,18–20 5,6,9, có thành phần
thạch học, khoáng vật – thạch địa hóa tương ứng pha
2, phức hệ Định Quán phát triển mạnh trong đới Đà
Lạt, tuổi Creta sớm.
KẾT LUẬN
Granitoid khối Tà Kou có thành phần thạch học hầu
hết là granodiorit biotit hornblend; gần đứt gãy hoặc
trên vòm cao của khối, đá bị biến đổi hậu magma,
đặc biệt do hoạt độngmagma sau gây kiềm hóa mạnh
làm tăng hàm lượng felspar kali, giảm khoáng vậtmàu
như biotit, hornblend và vắng mặt pyroxen. Thành
phần khoáng vật chính là plagioclas, felspar kali và
thạch anh; khoáng vật phụ là zircon, apatit, orthit và
ít quặng. Các đá thuộc loạt granitoid vôi-kiềm, potas-
sium trung bình đến cao, nhôm từ trung bình đến cao;
dị thường âm Eu từ trung bình đến mạnh, thuộc kiểu
I- granit. Nguồn gốc granitoid hình thành chủ yếu từ
nguồn manti trong bối cảnh kiến tạo đới hút chìm -
grannit cung núi lửa (VAG), kiểu Đông Á cố, tương
tự đới Andes. Các đá này được xếp vào pha 2 phức
hệ Định Quán phát triển mạnh mẽ trong đới Đà Lạt.
Kết luận này phù hợp với mô hình chung, granitoid
đới Đà Đạt thuộc bối cảnh hút chìm - cung núi lửa 5,9
hoạt động từ giữa Jura muộn đến cuối Kreta, ở khu
vực Đông Nam Á là xâm nhập - núi lửa kiểu Andes.
XUNGĐỘT LỢI ÍCH
Nhóm tác giả cam kết không mâu thuẫn quyền lợi và
nghĩa vụ của các thành viên.
ĐÓNGGÓP CỦA TÁC GIẢ
Tác giả Nguyễn Thị Thu Thủy chịu trách nhiệm gia
công, phân tích mẫu thạch học và gửi phân tích các
loại hóa học đến các phòng thí nghiệm, mô tả và trình
đặc điểm thạch học- khoáng vật, thạch địa hóa, viết
bài báo các nội dung: cơ sở tài liệu và phương pháp
nghiên cứu, đặc điểm thạch học – khoáng vật và đặc
điểm thạch hóa.
Tác giả Nguyễn Kim Hoàng chịu trách nhiệm khảo
sát địa chất, thu thập mẫu ngoài trời, mô tả đặc điểm
địa chất và luận giải nguồn gốc và điều kiện thành tạo
của granitoid, viết bài báo các nội dung: mở đầu, đặc
điểm địa hóa và kết luận; liên hệ phản hồi các câu hỏi
và yêu cầu của phản biện và ban biên tập tạp chí.
TÀI LIỆU THAMKHẢO
1. Trung H, nnk. Các giai đoạn hoạt động magma- kiến tạo chủ
yếuởmiềnNamViệtNam. Bảnđồđịa chất số47, HàNội. 1980;.
2. Bao NX, Lương TD, nnk. Thuyết minh tóm tắt và Bản đồ địa
chất Việt Nam, tỷ lệ 1:500.000. Liên đoànBảnđồĐịa chấtmiền
Nam, Tp HCM. 1982;.
3. Cường NV, nnk. Báo cáo đo vẽ bản đồ địa chất và tìm kiếm
khoáng sản nhóm tờ Hàm Tân - Côn Đảo, tỷ lệ 1: 50.000. Liên
đoàn Bản đồ Địa chất miền Nam, Tp HCM. 2001;.
4. Đ Lương T, Bao NX. Các thành tạo magma Việt Nam, Tập II.
Cục Địa chất Việt Nam. 1995;.
5. Thuy-Nguyen TB. Geochemical and isotopic constraints on
the petrogenesis of granitoids from the Dalat zone, southern
Vietnam; 2003. Journal of Asian Earth Sciences. 2004;23:467–
482. Available from: https://doi.org/10.1016/j.jseaes.2003.06.
001.
6. J S, C-Y L, T L, T U, H-J Y, S M, et al. Formation of Cretaceous
Cordilleran and post-orogenic granites and their microgran-
ular enclaves from the Dalat zone, southern Vietnam: Tec-
tonic implications for the evolution of Southeast Asia. Lithos.
2013;182-183:229–241. Available from: https://doi.org/10.
1016/j.lithos.2013.09.016.
372
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Tự nhiên, 4(1):357-375
Hình 19: Biểu đồ thể hiện bối cảnh kiến tạo tạo núi của granitoid theo Batchelor & Bowden, 1985 15 . Harris
et al., 1986 16 .
Hình 20: Phân loại đá dựa vào bối cảnh kiến tạo theo Harris et al., 1986 16 .
7. Hieu PT, et al. Late Permian to Early Triassic crustal evo-
lution of the Kontum massif, centralVietnam: zircon U-Pb
ages and geochemical and Nd-Hf isotopic composition of the
Hai Van granitoid complex. International Geology Review.
2015;57(15):1877–1888. Available from: https://doi.org/10.
1080/00206814.2015.1031194.
8. Đức Thắng N, nnk. Đo vẽ lập bản đồ địa chất và tìm kiếm
khoáng sản nhóm tờ Bến Khế - Đồng Nai. Liên đoàn Bản đồ
Địa chất miền Nam, Tp HCM. 1988;.
9. Thuy-Nguyen TB, et al. Geochronology of granitoids from the
Dalat zone, southern Vietnam. European Journal of Mineral-
ogy, Abstract. 2000;12-1.
10. Rollison H. Using geochemical data: evalution, presentation,
interpretation. Longman Group Ltd England. 1993;p. 58–59,
75 – 77, 142 – 144, 202 – 206.
11. Chappell BW, White AJR. Two constrasting granite types. Pa-
cific Geology. 1974;8:173–174.
12. Irvine TN, Baragar WRA. A guide to the chemical classification
of the commonvolcanic rocks. Can Jour Earth Sci. 1971;8:523–
548. Available from: https://doi.org/10.1139/e71-055.
13. Pearce JA, et al. Trace element discrimination diagrams for the
tectonic interpretation of granite rocks. Petrol. 1984;25:956–
983. Available from: https://doi.org/10.1093/petrology/25.4.
956.
14. Voitevits GV, nnk. Tra cứu địa hóa, dịch sang tiếng Việt: Đặng
Trung Thuận và nnk. NXB Khoa học và Kỹ thuật. 1985;.
15. Batchelor RA, Bowden P. Petrogenetic Interpretation of Grani-
toidRock SeriesUsingMulticationic Parameters. ChemicalGe-
ology. 1985;48:43–55. Available from: https://doi.org/10.1016/
0009-2541(85)90034-8.
16. Harris NB, et al. Geochemical characteristics of collision-zone
magmatism. Geo Soc Spec Pub. 1986;19:67–81. Available
from: https://doi.org/10.1144/GSL.SP.1986.019.01.04.
17. Chappell BW, White AJRI. S-type granites in the Lachlan
Fold Belt. Earth and Environmental Science Transactions of
The Royal Society of Edinburgh. 1992;83(1-2):1–26. Available
from: https://doi.org/10.1017/S0263593300007720.
18. Thủy NTT. Đặc điểm thạch học-thạch địa hóa và khoáng hóa
liên quangraniotid khối Tà Kou, HàmThuậnNam, Bình Thuận.
Luận văn thạc sĩ địa chất, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên,
Đại học Quốc gia Tp HCM. 2018;.
19. Trị TV, Khúc V, nnk. Địa chất và Tài nguyên Việt Nam. Cục Địa
chất và Khoáng sản Việt Nam, NXBKhoa học Tự nhiên và Công
nghệ, Hà Nội. 2008;.
373
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Tự nhiên, 4(1):357-375
Hình 21: Các biểu đồ phân chia bối cảnh kiến tạogranitoid khối Tà Kou theo J. A. Pearce (1984) 13 .
20. Trung H, nnk. Thạch luận và sinh khoáng đại cương. NXB Đại
học Quốc gia Tp HCM. 2006;.
374
Science & Technology Development Journal – Natural Sciences, 4(1):357-375
Open Access Full Text Article Research Article
1South Viet Nam Geological Mapping
Division, Vietnam
2University of Science, VNU-HCM,
Vietnam
Correspondence
Nguyen Kim Hoang, University of
Science, VNU-HCM, Vietnam
Email: nkhoang@hcmus.edu.vn
History
 Received: 05-12-2018
 Accepted: 12-3-2019
 Published: 31-3-2020
DOI : 10.32508/stdjns.v4i1.597
Copyright
© VNU-HCM Press. This is an open-
access article distributed under the
terms of the Creative Commons
Attribution 4.0 International license.
Petrographical, petrochemical characteristics of Ta Koumassif
granitoids, Ham Thuan Nam, Binh Thuan
Nguyen Thi Thu Thuy1, Nguyen Kim Hoang2,*
Use your smartphone to scan this
QR code and download this article
ABSTRACT
Ta Kou is isometric shape with an area of about 15 km2 . Petrographical composition is mainly
biotite-hor blende granodiorite; minor are altered light colored fine grained biotite granite. Min-
eral composition is mainly plagioclase 45–50, quartz 25, potassium feldspar 15–20, biotite 5–10,
hornblende (5–7); secondary is pyroxen; Accessory minerals include zircon, apatite, orthit, mus-
covite and rare ore. In some places, near fault or high arch of massif, rocks have been altered
by other magma, especially near faults due to post-magma activity including fine grained biotite
granite which caused strongly by alkalization such as increasing the content of potassium felspar
(35–50%) and quartz 30; reducing plagioclase content (30–25%); amphibole -colored minerals is
rare and pyroxene is absent. Chemical composition of medium acid granodiorite SiO2 61.08–62.14
(61.85); total alkalinity (K2O+Na2O) 5,99–6,04 (6.00); ratio of alkaline K2O/Na2O: 0.74-0.77 (0.75 <1).
Characterized trace elements content of granodiorite: Rb and Ba are low but Sr is quite high; ratios
Rb/Sr: 0.24; Ba/Sr 1.40, Ba/Rb: 5.85; K/Rb: 245.39; La/Yb: 10.33; Ce/Yb: 22.11; normal Eu anomalies.
When influencing the post-magmatic activity, some granite is more acidific, chemical composition
of altered graniteSiO2 72.27–74.07 (73.17); total alkalinity (K2O+Na2O): 7.48–7.96 (7.72); ratio of al-
kaline K2O/Na2O: 1.60–1.69 (1.64>1). Characterized trace elements content of altered granite: Ba
and Sr are low but high Rb; ratios of Rb/Sr: 1.43; Ba/Sr: 3.06, Ba/Rb: 2.79; K/Rb: 218.05; La/Yb: 8.60
and Ce/Yb: 15.74; strong Eu anomalies.Ta Kou granitoids belong to the medium to high aluminum
series, medium to high potassium alkaline series, negative Eu anomalies is from normal to strong,
type of I- granite. Granitoid characterized subduction-related formation and altered which may be
due to the effects of later phase magmatic activity. Compared with granitoid formations in South
Vietnam, Ta Kou massif granitoids belong to phase 2 of Định Quán complex.
Key words: petrography, petrochemical, granitoid, Ta Kou
Cite this article : Thi Thu Thuy N, Kim Hoang N. Petrographical, petrochemical characteristics of Ta 
Kou massif granitoids, Ham Thuan Nam, Binh Thuan. Sci. Tech. Dev. J. - Nat. Sci.; 4(1):357-375.
375

File đính kèm:

  • pdfdac_diem_thach_hoc_thach_dia_hoa_granitoid_khoi_ta_kou_ham_t.pdf