Chẩn đoán phân biệt các ung thư biểu mô buồng trứng biệt hóa kém dựa trên đặc điểm giải phẫu bệnh và hóa mô miễn dịch

Đặt vấn đề: Carcinôm buồng trứng gồm nhiều loại mô học có đặc điểm bệnh sinh học khác nhau.

Chẩn đoán chính xác loại mô học trở nên cần thiết do điều trị ngày nay đang dần hướng đến đặc hiệu

theo từng loại mô học. Tuy nhiên, chẩn đoán thường khó khăn trong những trường hợp bướu có hình ảnh

vi thể kém biệt hóa hoặc trên mẫu sinh thiết nhỏ. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu nhằm phân loại cho các

carcinôm buồng trứng kém biệt hóa grad cao bằng các đặc điểm hình thái vi thể và đặc điểm biểu hiện

trên hóa mô miễn dịch.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Gồm 64 trường hợp carcinôm buồng trứng kém biệt hóa

grad cao. (1) Phân loại mô học dựa trên các đặc điểm hình thái vi thể theo tiêu chuẩn của WHO 2014; (2)

Nhuộm hóa mô miễn dịch (HMMD) với 6 dấu ấn WT-1, p53, p16, ER, PR, Napsin A và phân loại mô học

dựa trên đặc điểm biểu hiện của các dấu ấn này; (3) Đối chiếu hai nhóm kết quả phân loại. Các trường

hợp không đồng thuận sẽ được phân tích, kết hợp đặc điểm hình thái và đặc điểm biểu hiện HMMD để

đưa ra chẩn đoán.

Kết quả: Dựa vào đặc điểm hình thái và tiêu chuẩn chẩn đoán về mặt hình thái của WHO 2014,

chúng tôi ghi nhận có 48 trường hợp (chiếm 75%) là carcinôm dịch thanh grad cao, 4 trường hợp (chiếm

6,3%) là carcinôm dạng nội mạc, 5 trường hợp (chiếm 7,8%) là carcinôm tế bào sáng, 7 trường hợp

(chiếm 10,9%) là carcinôm kém biệt hóa. Dựa vào đặc điểm HMMD, chúng tôi ghi nhận 55 trường hợp

(chiếm 85,9%) có đặc điểm HMMD của carcinôm dịch thanh grad cao, 2 trường hợp (chiếm 3,1%) có đặc

điểm HMMD của carcinôm dịch thanh grad thấp, 1 trường hợp chiếm 1,6%) có đặc điểm HMMD của

carcinôm dạng nội mạc, 4 trường hợp (chiếm 6,3%) có đặc điểm HMMD của carcinôm tế bào sáng, có 2

trường hợp (chiếm 3,1%) không thể phân loại dựa vào đặc điểm HMMD với 6 dấu ấn được khảo sát. Có

16 trường hợp có chẩn đoán dựa vào hình thái và chẩn đoán HMMD không đồng thuận, trong đó, có 11

trường hợp (chiếm 68,8% các trường hợp không đồng thuận) có thể đưa ra chẩn đoán cuối cùng khi phối

hợp giữa hình thái và biểu hiện HMMD.

Kết luận: Chỉ dựa vào đặc điểm hình thái hoặc chỉ dựa vào biểu hiện HMMD có thể đưa ra chẩn

đoán cho carcinôm buồng trứng trong 89,1% và 96,8% các trường hợp. Tuy nhiên, sự đồng thuận giữa 2

chẩn đoán chỉ là 75%. Trong những trường hợp không đồng thuận, có 68,8% các trường hợp đưa ra được

chẩn đoán cuối cùng khi kết hợp hình thái và HMMD. Như vậy, dù giúp ích trong nhiều trường hợp,

HMMD không thể độc lập với hình thái trong việc đưa ra chẩn đoán carcinôm buồng trứng.

Chẩn đoán phân biệt các ung thư biểu mô buồng trứng biệt hóa kém dựa trên đặc điểm giải phẫu bệnh và hóa mô miễn dịch trang 1

Trang 1

Chẩn đoán phân biệt các ung thư biểu mô buồng trứng biệt hóa kém dựa trên đặc điểm giải phẫu bệnh và hóa mô miễn dịch trang 2

Trang 2

Chẩn đoán phân biệt các ung thư biểu mô buồng trứng biệt hóa kém dựa trên đặc điểm giải phẫu bệnh và hóa mô miễn dịch trang 3

Trang 3

Chẩn đoán phân biệt các ung thư biểu mô buồng trứng biệt hóa kém dựa trên đặc điểm giải phẫu bệnh và hóa mô miễn dịch trang 4

Trang 4

Chẩn đoán phân biệt các ung thư biểu mô buồng trứng biệt hóa kém dựa trên đặc điểm giải phẫu bệnh và hóa mô miễn dịch trang 5

Trang 5

Chẩn đoán phân biệt các ung thư biểu mô buồng trứng biệt hóa kém dựa trên đặc điểm giải phẫu bệnh và hóa mô miễn dịch trang 6

Trang 6

Chẩn đoán phân biệt các ung thư biểu mô buồng trứng biệt hóa kém dựa trên đặc điểm giải phẫu bệnh và hóa mô miễn dịch trang 7

Trang 7

Chẩn đoán phân biệt các ung thư biểu mô buồng trứng biệt hóa kém dựa trên đặc điểm giải phẫu bệnh và hóa mô miễn dịch trang 8

Trang 8

Chẩn đoán phân biệt các ung thư biểu mô buồng trứng biệt hóa kém dựa trên đặc điểm giải phẫu bệnh và hóa mô miễn dịch trang 9

Trang 9

pdf 9 trang minhkhanh 11580
Bạn đang xem tài liệu "Chẩn đoán phân biệt các ung thư biểu mô buồng trứng biệt hóa kém dựa trên đặc điểm giải phẫu bệnh và hóa mô miễn dịch", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chẩn đoán phân biệt các ung thư biểu mô buồng trứng biệt hóa kém dựa trên đặc điểm giải phẫu bệnh và hóa mô miễn dịch

Chẩn đoán phân biệt các ung thư biểu mô buồng trứng biệt hóa kém dựa trên đặc điểm giải phẫu bệnh và hóa mô miễn dịch
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 196 
CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT CÁC UNG THƯ BIỂU MÔ BUỒNG 
TRỨNG BIỆT HÓA KÉM DỰA TRÊN ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU BỆNH 
VÀ HÓA MÔ MIỄN DỊCH 
PHẠM MINH TÂM1, NGUYỄN PHAN HOÀNG ĐĂNG2, ÂU NGUYỆT DIỆU2, NGUYỄN VĂN THÀNH1 
Địa chỉ liên hệ: Âu Nguyệt Diêu 
Email: aungdieu@gmail.com 
Ngày nhận bài: 07/10/2020 
Ngày phản biện: 03/11/2020 
Ngày chấp nhận đăng: 05/11/2020 
1 Khoa Giải phẫu bệnh - Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM 
2 Bộ môn Giải phẫu bệnh - Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch 
TÓM TẮT 
Đặt vấn đề: Carcinôm buồng trứng gồm nhiều loại mô học có đặc điểm bệnh sinh học khác nhau. 
Chẩn đoán chính xác loại mô học trở nên cần thiết do điều trị ngày nay đang dần hướng đến đặc hiệu 
theo từng loại mô học. Tuy nhiên, chẩn đoán thường khó khăn trong những trường hợp bướu có hình ảnh 
vi thể kém biệt hóa hoặc trên mẫu sinh thiết nhỏ. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu nhằm phân loại cho các 
carcinôm buồng trứng kém biệt hóa grad cao bằng các đặc điểm hình thái vi thể và đặc điểm biểu hiện 
trên hóa mô miễn dịch. 
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Gồm 64 trường hợp carcinôm buồng trứng kém biệt hóa 
grad cao. (1) Phân loại mô học dựa trên các đặc điểm hình thái vi thể theo tiêu chuẩn của WHO 2014; (2) 
Nhuộm hóa mô miễn dịch (HMMD) với 6 dấu ấn WT-1, p53, p16, ER, PR, Napsin A và phân loại mô học 
dựa trên đặc điểm biểu hiện của các dấu ấn này; (3) Đối chiếu hai nhóm kết quả phân loại. Các trường 
hợp không đồng thuận sẽ được phân tích, kết hợp đặc điểm hình thái và đặc điểm biểu hiện HMMD để 
đưa ra chẩn đoán. 
Kết quả: Dựa vào đặc điểm hình thái và tiêu chuẩn chẩn đoán về mặt hình thái của WHO 2014, 
chúng tôi ghi nhận có 48 trường hợp (chiếm 75%) là carcinôm dịch thanh grad cao, 4 trường hợp (chiếm 
6,3%) là carcinôm dạng nội mạc, 5 trường hợp (chiếm 7,8%) là carcinôm tế bào sáng, 7 trường hợp 
(chiếm 10,9%) là carcinôm kém biệt hóa. Dựa vào đặc điểm HMMD, chúng tôi ghi nhận 55 trường hợp 
(chiếm 85,9%) có đặc điểm HMMD của carcinôm dịch thanh grad cao, 2 trường hợp (chiếm 3,1%) có đặc 
điểm HMMD của carcinôm dịch thanh grad thấp, 1 trường hợp chiếm 1,6%) có đặc điểm HMMD của 
carcinôm dạng nội mạc, 4 trường hợp (chiếm 6,3%) có đặc điểm HMMD của carcinôm tế bào sáng, có 2 
trường hợp (chiếm 3,1%) không thể phân loại dựa vào đặc điểm HMMD với 6 dấu ấn được khảo sát. Có 
16 trường hợp có chẩn đoán dựa vào hình thái và chẩn đoán HMMD không đồng thuận, trong đó, có 11 
trường hợp (chiếm 68,8% các trường hợp không đồng thuận) có thể đưa ra chẩn đoán cuối cùng khi phối 
hợp giữa hình thái và biểu hiện HMMD. 
Kết luận: Chỉ dựa vào đặc điểm hình thái hoặc chỉ dựa vào biểu hiện HMMD có thể đưa ra chẩn 
đoán cho carcinôm buồng trứng trong 89,1% và 96,8% các trường hợp. Tuy nhiên, sự đồng thuận giữa 2 
chẩn đoán chỉ là 75%. Trong những trường hợp không đồng thuận, có 68,8% các trường hợp đưa ra được 
chẩn đoán cuối cùng khi kết hợp hình thái và HMMD. Như vậy, dù giúp ích trong nhiều trường hợp, 
HMMD không thể độc lập với hình thái trong việc đưa ra chẩn đoán carcinôm buồng trứng. 
Từ khóa: Carcinôm buồng trứng, hóa mô miễn dịch, hình thái, loại mô học. 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 197 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Theo Globocan 2018, ung thư buồng trứng 
đứng hàng 8 trong các ung thư ở giới nữ[3]. 
Carcinôm buồng trứng chiếm 95% các u ác tính của 
buồng trứng, là một nhóm không thuần nhất, gồm 
nhiều thực thể khác biệt nhau[4]. Trước đây, người ta 
xem các carcinôm buồng trứng chỉ là một thực thể 
duy nhất, điều trị dựa vào grad mô học và giai đoạn 
bệnh. Nhưng gần đây, các nghiên cứu cho thấy 
carcinôm buồng trứng gồm nhiều thực thể khác biệt 
nhau về tổn thương tiền ung, đặc điểm phân tử trong 
tiến trình sinh ung, kiểu lan tràn, đáp ứng với điều trị 
và tiên lượng. Do đó, chẩn đoán chính xác loại mô 
học của carcinôm buồng trứng trở nên cần thiết trên 
lâm sàng do khuynh hướng điều trị ngày nay đang 
dần hướng đến đặc hiệu theo từng loại mô học 
[12],[15]. 
Theo Bảng phân loại của WHO năm 2014[10], 
carcinôm buồng trứng có năm nhóm thường gặp 
nhất là carcinôm dịch thanh grad thấp, carcinôm dịch 
thanh grad cao, carcinôm dịch nhầy, carcinôm dạng 
nội mạc và carcinôm tế bào sáng. Với tiêu chuẩn rõ 
ràng, phân loại mô học carcinôm buồng trứng có thể 
thực hiện chính xác dựa trên các đặc điểm giải phẫu 
bệnh, đạt được tỉ lệ đồng thuận chẩn đoán cao, từ 
85% đến 94%[9]. Tuy nhiên, vẫn còn một tỉ lệ nhỏ các 
trường hợp carcinôm buồng trứng kém biệt hóa 
không thể chẩn đoán xác định chỉ dựa trên hình thái 
mô học. Các nghiên cứu cho thấy kết hợp với 
nhuộm hóa mô miễn dịch (HMMD) giúp nâng cao độ 
chính xác của chẩn đoán[6],[8],[11],[16]. Do đó, HMMD có 
thể được sử dụng như phương tiện hỗ trợ hoặc xác 
định chẩn đoán loại mô học cho các carcinôm buồng 
trứng biệt hóa kém, các trường hợp mẫu sinh thiết 
quá nhỏ lấy từ các nốt di căn trên mạc nối hoặc các 
tế bào từ dịch màng bụng[9]. 
Tại Khoa Giải phẫu bệnh Bệnh viện Ung bướu 
TP. Hồ Chí Minh, mỗi năm chúng tôi chẩn đoán 
khoảng hơn hai trăm trường hợp ung thư buồng 
trứng, trong đó có những trường hợp carcinôm kém 
biệt hóa, tái phát hoặc di căn khó chẩn đoán chính 
xác loại mô học. Chúng tôi thực hiện đề tài nghiên 
cứu này nhằm phân loại các trường hợp carcinôm 
buồng trứng kém biệt hóa dựa trên các tiêu chuẩn 
về hình thái theo bảng phân loại mới của WHO 
2014, đồng thời kết hợp với nhuộm HMMD để xác 
nhận hoặc hỗ trợ cho chẩn đoán trong những trường 
hợp không thể chẩn đoán phân loại được bằng hình 
thái mô học đơn thuần. Nghiên cứu này bao gồm 
các mục tiêu: 
1. Khảo sát đặc điểm giải phẫu bệnh vi thể, 
phân loại các carcinôm buồng trứng biệt hóa kém 
2. Khảo sát đặc điểm biểu hiện HMMD, phân 
loại các carcinôm buồng trứng biệt hóa kém 
3. Kết hợp đặc điểm giải phẫu bệnh và đặc 
điểm HMMD, phân loại các carcinôm buồ ... arcinôm dịch thanh grad cao. Cũng như trường hợp 
biểu hiện không điển hình thứ nhất, đối với nhóm 
này, chúng tôi thấy cần phải kết hợp với hình thái 
vi thể để đưa đến chẩn đoán sau cùng. Với dấu ấn 
ER/PR, chúng tôi có 74,5% có ER (+), không quá 
thấp so với con số 80% ER(+) trong các nghiên cứu; 
PR cho tỉ lệ dương tính rất thấp. 
Carcinôm dịch thanh grad thấp. Chúng tôi có 2 
trường hợp (3,1%) đưa vào nhóm carcinôm dịch 
thanh grad thấp dựa trên kết quả biểu hiện HMMD. 
Hai trường hợp này có biểu hiện HMMD WT-1 (+) 
p53 (-) p16 (-) ER/PR(+) Napsin A (-). Dựa trên thuật 
toán do Kobel đề nghị[13], chúng tôi xếp các trường 
hợp này vào nhóm carcinôm dịch thanh grad thấp. 
Chúng tôi đã không chọn các trường hợp carcinôm 
grad thấp vào lô nghiên cứu; do đó, chúng tôi nghĩ 
rằng kết quả này không hợp lý. Xếp vào nhóm dịch 
thanh nhờ có WT-1 dương tính là hợp lý. Dựa trên 
biểu hiện âm tính của p53 để xếp vào nhóm grad 
thấp chưa thuyết phục, bởi vì các nghiên cứu cho 
biết carcinôm dịch thanh grad cao vẫn có trường 
hợp biểu hiện p53 kiểu hoang dại. Xét đến cặp dấu 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 202 
ấn p53/p16 - được khuyến cáo sử dụng để phân biệt 
carcinôm dịch thanh grad thấp và grad cao, theo 
nghiên cứu của Altman, độ mạnh của xét nghiệm là 
ở giá trị tiên đoán âm (đạt 98%), nghĩa là trong 
những trường hợp có p53 biểu hiện bất thường, 
kèm p16 dương hoặc âm tính, chẩn đoán bướu dịch 
thanh grad cao là rất khó xảy ra; ngược lại, giá trị 
tiên đoán dương lại thấp (đạt 68%), nghĩa là kết quả 
xét nghiệm tự một mình nó không thể sử dụng để 
chẩn đoán bướu dịch thanh grad thấp. Cần kết hợp 
với hình thái vi thể với cấu trúc đặc trưng, với biểu 
hiện p53 kiểu hoang dại, p16 nhuộm lốm đốm để 
khẳng định chẩn đoán[1]. Chúng tôi thấy cả hai 
trường hợp này đều có tỉ lệ nhân tế bào bướu bắt 
màu từ 50 - 60% với p53. Một số nghiên cứu đã 
chọn 60% là ngưỡng dương tính. Do đó, các trường 
hợp này đều có tỉ lệ bắt màu xấp xĩ ngưỡng dương 
tính, đó cũng chính là một khó khăn trong phân tích 
kết quả p53, và cũng là nguyên nhân đưa đến kết 
quả âm tính giả. Đối với p16, một trường hợp có 
biểu hiện lốm đốm, một trường hợp dương tính 
thành khối (nhưng tỉ lệ <90% tế bào bướu), do đó 
được đánh giá là âm tính. Xét lại lần nữa cặp dấu ấn 
p53/p16, nếu chúng tôi sử dụng một ngưỡng dương 
tính của p53 thấp hơn, nhưng vẫn trong khoảng đề 
nghị của các nghiên cứu, chúng tôi sẽ rơi vào tình 
huống p53 biểu hiện quá mức/p16 lốm đốm, khi đó 
dự báo cho chẩn đoán carcinôm dịch thanh grad cao 
có độ chính xác lên đến 97%. Như vậy, hai trường 
hợp này thực sự là grad thấp hay grad cao ? Chúng 
tôi nghĩ cần phải kết hợp thêm với hình thái vi thể và 
có thể làm thêm những xét nghiệm khác nữa để có 
chẩn đoán chính xác. 
Carcinôm dạng nội mạc. Chỉ có 1 trường hợp 
chẩn đoán carcinôm dạng nội mạc trên HMMD. 
Trường hợp này biểu hiện cũng không điển hình, với 
WT-1 (-) do đó không xếp vào nhóm dịch thanh; p16 
(<90%) và Napsin A đều âm tính; ER/PR dương 
tính, ủng hộ cho chẩn đoán carcinôm dạng nội mạc. 
Chỉ có p53 biểu hiện quá mức ( 70%). p53 dương 
tính trong 7% các carcinôm dạng nội mạc; đột biến 
TP53 tìm thấy trong 8,8% carcinôm dạng nội mạc ở 
buồng trứng[7]. Tuy nhiên, chúng tôi chưa thấy hợp lý 
khi phân tích trường hợp này: p53 biểu hiện quá 
mức, p16 bắt màu thành khối nhưng chỉ xấp xĩ 40% 
mô bướu; không loại trừ khả năng biểu hiện không 
điển hình của carcinôm dịch thanh grad cao và biểu 
hiện không phù hợp có thể do tính không đồng nhất 
của kháng nguyên trong bướu đã dẫn đến sai lầm 
khi nhuộm HMMD trên mẫu sinh thiết nhỏ hoặc mẫu 
TMA. Trường hợp này cũng nên được kết hợp hình 
ảnh vi thể, thêm các xét nghiệm khác để có chẩn 
đoán chính xác. 
Carcinôm tế bào sáng. Có 4 trường hợp được 
xác định là carcinôm tế bào sáng trên hóa mô miễn 
dịch, chỉ chiếm 6,3%. Với biểu hiện Napsin A (+), 
WT-1 âm tính, p53 kiểu hoang dại, p16 âm tính, các 
trường hợp này phù hợp với nhóm carcinôm tế bào 
sáng. Một trong 4 trường hợp trên có p16 dương 
tính. Tỉ lệ p16 dương tính trong carcinôm tế bào 
sáng theo các nghiên cứu là 9 - 13,6%. Chúng tôi chỉ 
có 4 trường hợp chẩn đoán carcinôm tế bào sáng, tỉ 
lệ p16 (+) là 25%. 
Không phân loại. Các trường hợp không phân 
loại được có biểu hiện hóa mô miễn dịch WT-1 (-) 
p53 (+) p16 (-) ER/PR (-) Napsin A (-) có thể là biểu 
hiện không điển hình của những loại mô học thường 
gặp, hoặc là biểu hiện của những loại mô học hiếm 
gặp, ví dụ nhưng carcinôm không biệt hóa. Những 
trường hợp này cần thiết đối chiếu với hình thái vi 
thể và làm thêm những xét nghiệm cần thiết để phân 
loại. 
Kết hợp đặc điểm hình thái và đặc điểm biểu 
hiện HMMD phân loại carcinôm buồng trứng 
Đồng thuận giữa chẩn đoán dựa trên đặc điểm 
hình thái và chẩn đoán dựa trên biểu hiện HMMD. 
Chúng tôi có 48/64 (75%) trường hợp đồng thuận 
giữa chẩn đoán hình thái và chẩn đoán trên HMMD. 
Không cần phải phân tích thêm nhóm này. 
Kết hợp đặc điểm hình thái và đặc điểm biểu 
hiện HMMD để phân loại các trường hợp không 
đồng thuận giữa chẩn đoán dựa trên đặc điểm hình 
thái và chẩn đoán dựa trên biểu hiện HMMD. 
*Với 11 trường hợp có chẩn đoán trên HMMD 
là carcinôm dịch thanh grad cao, chẩn đoán dựa trên 
đặc điểm hình thái gồm nhiều thực thể khác nhau 
như carcinôm dạng nội mạc (n=4), carcinôm tế bào 
sáng (n = 1), carcinôm kém biệt hóa (n = 6). 
Carcinôm dịch thanh grad cao là loại mô học thường 
gặp nhất. Carcinôm dịch thanh grad cao có những 
đặc điểm vi thể đặc trưng và nhiều đặc điểm không 
đặc trưng, có thể tìm thấy hình ảnh tương tự này 
trong các loại mô học khác. Kobel đưa ra 1 tiêu 
chuẩn chẩn đoán mở rộng cho loại mô học này: 
bướu grad cao có thành phần dịch thanh và thành 
phần đặc hoặc không biệt hóa được chẩn đoán là 
carcinôm dịch thanh grad cao; biệt hóa tuyến là một 
phần trong phổ hình thái của carcinôm dịch thanh 
grad cao; chẩn đoán carcinôm dạng nội mạc chỉ nên 
dành cho các bướu rất giống với carcinôm dạng nội 
mạc của tử cung[6]. Do đó, với 4 trường hợp được 
chẩn đoán trước đó là carcinôm dạng nội mạc, 
chuyển thành carcinôm dịch thanh grad cao sau khi 
được nhuộm hóa mô miễn dịch cho thấy chẩn đoán 
carcinôm dạng nội mạc trên vi thể cần tuân thủ tiêu 
chuẩn chặt chẽ hơn để tránh chẩn đoán nhầm. 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 203 
Tương tự với các trường hợp carcinôm kém biệt hóa 
và carcinôm tế bào sáng cũng được thay đổi chẩn 
đoán sau khi nhuộm hóa mô miễn dịch cho thấy tính 
chất grad cao kém biệt hóa của carcinôm dịch thanh 
grad cao, cũng như bướu này thường hay mang các 
đặc điểm vi thể thấy được trong các loại bướu khác. 
Như vậy, sau khi kết hợp phân tích đặc điểm hình 
thái và biểu hiện HMMD, tất cả 11 trường hợp nêu ở 
đây được xếp vào nhóm carcinôm dịch thanh grad 
cao. 
*Với 2 trường hợp chẩn đoán trên HMMD là 
carcinôm dịch thanh grad thấp, chẩn đoán dựa trên 
hình thái là carcinôm dịch thanh grad cao. Hình thái 
vi thể của 2 trường hợp này mang đủ đặc điểm để 
chẩn đoán carcinôm dịch thanh grad cao với kiểu 
sắp xếp nhú, tạo khe mảnh, đặc, nhân grad cao, dị 
dạng, hạch nhân ái toan rõ, phân bào nhiều, phân 
bào bất thường và hoại tử bướu nhiều. Nếu chỉ dựa 
trên biểu hiện HMMD, sẽ có những tình huống 
không điển hình; do đó, khi phân tích kết quả HMMD 
luôn kết hợp giữa giải phẫu bệnh và HMMD. Chẩn 
đoán phân biệt giữa carcinôm dịch thanh grad thấp 
và grad cao dựa trên tính chất không điển hình của 
nhân và phân bào. Kết hợp với các dấu ấn p53, p16 
và Ki-67 để phân tích. Chúng tôi nghĩ rằng trường 
hợp cụ thể này nên nhuộm lại hóa mô miễn dịch trên 
mẫu mô khác, đánh giá lại p53, p16, và Ki-67; kết 
hợp đặc điểm hình thái có thể đưa chẩn đoán sau 
cùng là carcinôm dịch thanh grad cao. 
*Với 1 trường hợp chẩn đoán carcinôm dạng 
nội mạc trên HMMD, chẩn đoán dựa trên hình thái là 
carcinôm dịch thanh grad cao. Biểu hiện HMMD: 
WT-1 (-), p53 biểu hiện quá mức, p16 bắt màu thành 
khối nhưng có ít hơn 90% tế bào bướu bắt màu, ER 
(+) PR (+), Napsin A (-), có thể được biện luận như 
là một biểu hiện không điển hình của carcinôm dạng 
nội mạc, nhưng cũng không loại bỏ được khả năng 
biểu hiện không điển hình của carcinôm dịch thanh 
grad cao, đặc biệt trong tình huống sử dụng dấu ấn 
WT-1 với clôn 6F-h2 thường cho kết quả nhuộm 
yếu. Hơn nữa, nhuộm trên mảnh mô nhỏ có thể bị 
âm giả do tính không đồng nhất của bướu, trong khi 
chỉ cần 1% tế bào bắt màu là có thể chẩn đoán WT-
1 dương tính. Trường hợp này trên vi thể chúng tôi 
thấy hình ảnh sắp xếp kiểu nhú, tuyến có các khe 
mảnh, hoặc đám đặc có nhân lớn dị dạng, hạch 
nhân to, rõ ái toan, phân bào nhiều và có phân bào 
bất thường, không phù hợp với chẩn đoán carcinôm 
dạng nội mạc. Carcinôm dạng nội mạc có vimentin 
dương tính, bêta-catenin dương tính màng và có thể 
dương tính với nhân; trong khi carcinôm dịch thanh 
grad cao có vimentin âm tính và bêta-catenin nhuộm 
màng. Cần nhuộm thêm HMMD với các dấu ấn này 
để xác định chẩn đoán. 
*Với 2 trường hợp không phân loại được sau 
nhuộm HMMD, chẩn đoán dựa trên đặc điểm hình 
thái bao gồm carcinôm dịch thanh grad cao (n = 1) 
và carcinôm kém biệt hóa (n = 1). Kết hợp phân tích 
đặc điểm hình thái và HMMD, chúng tôi nghĩ đến 
khả năng đây là các trường hợp carcinôm dịch thanh 
grad cao, cần thiết phải làm lại HMMD với dấu ấn 
WT-1 trên mẫu mô khác và nhuộm thêm các dấu ấn 
khác chẳng hạn như Ki-67. 
KẾT LUẬN 
Chỉ dựa trên đặc điểm hình thái có thể phân loại 
carcinôm buồng trứng trong đa số trường hợp 
(89,1%). Chỉ dựa trên biểu hiện HMMD có thể phân 
loại carcinôm buồng trứng trong hầu hết trường hợp 
(96,8%). Nhưng đồng thuận giữa hai chẩn đoán chỉ 
có 75%. Không đồng thuận gặp trong các trường 
hợp hình thái chồng lấp hoặc kém biệt hóa, các 
trường hợp biểu hiện HMMD không điển hình. Kết 
hợp đặc điểm hình thái và HMMD phân loại được 
68,8% các trường hợp không đồng thuận. HMMD 
giúp ích cho phân loại nhưng không thể độc lập với 
hình thái trong phân loại carcinôm buồng trứng. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Altman A.D., Nelson G.S., Ghatage P., McIntyre 
J.B., Capper D., Chu P., Nation J.G., Karnezis 
A.N., Han G., Kalloger S.E., Kobel M. (2013). 
“The diagnostic utility of TP53 and CDKN2A to 
distinguish ovarian high-grade serous carcinoma 
from low-grade serous ovarian tumours”. Modern 
Pathology, 26:1255-1263. 
2. Assem H., Rambau P.F., Lee S., Ogilvie T., 
Sienko A., Kelemen L.E., Kobel M. (2018). 
“High-grade endometrioid carcinoma of the 
ovary. A clinical pathologic study of 30 cases”. 
Am J Sur Pathol 00:000-000. 
3. Bray F., Ferlay G., Soerjomataram I., Siegel 
R.L., Torre L.A., Jemal A. (2018). “Global cancer 
statistics 2018: GLOBOCAN estimates of 
incidence and mortality worldwide for 36 cancers 
in 185 countries”. Cancer J Clin; 68:394 - 424. 
4. Clarke B.A., Gilks B. (2011). “Ovarian 
carcinoma: recent developments in classification 
of tumour histological subtype”. Canadian journal 
of pathology, Fall 2011: 33 - 42 
5. Howitt B.E., Lee K.R., Muto M.G., Nucci M.R., 
Crum C.P. (2019). “The pathology of pelvic -
ovarian epithelial (epithelial - stromal) tumors”. In 
Crum C.P. “Diagnostic gynecologic and obstetric 
pathology’ 3rd edition, Elsevier. 
6. Kobel M., Kalloger S.E., Lee S. et al (2013). 
“Biomarker-based ovarian carcinoma typing: A 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 204 
histologic investigation in the ovarian tumor 
tissue analysis consortium”. Cancer Epidemiol 
Biomarker Prev, 22:1677 - 1686. 
7. Kobel M., Piskorz A.M., Lee S. et al (2016). 
“Optimized p53 immunohistochemistry is a 
accurate predictor of TP53 mutation in ovarian 
carcinoma”. J. Path: Clin Res, 2:247 - 258. DOI: 
10.1002/cjp2.53. 
8. Kobel M., Rahimi K., Rambau P.F., et al (2016). 
“An immunohistochemical algorithm for ovarian 
carcinoma typing”. International Journal of 
Gynecological Pathology, 00: 1 - 12. 
9. Kobel M., Bak J., Bertelsen B.I., et al. (2014). 
“Ovarian histotype determination is highly 
reproducible, and is improved through the use of 
immunohistochemistry”. Histopathology 64, 
1004 - 1013. 
10. Kurman R.J., Carcangiu M.L., Herrington C.S., 
Young R.H. (2014). “WHO classification of 
tumours of female reproductive organs”. 4th 
edition. IARC Lyon. ISBN: 978-92-832-2435-8 
11. Lee S., Piskorz A.M., Le Page C., et al (2015). 
“Calibration and optimization of p53, WT1, and 
Napsin A Immunohistochemistry Ancillary tests 
for histotyping of ovarian carcinoma: Canadian 
immunohistochemistry quality control (CIQC) 
experience”. International journal of 
gynecological pathology, 35:209 - 221. 
12. Lheureux S., Braunstein M., Oza A.M. (2019). 
“Epithelial Ovarian Cancer: Evolution of 
Management in the Era of Precision Medicine”. 
CA Cancer J Clin, 0:1 - 25. 
13. Peres L.C., Cushing-Haugen K.L., Anglesio M., 
Wicklund K., Bentley R., Berchuck A., Kelemen 
L.E., Nazeran T.M., Gilks C.B., Harris H.R., 
Huntsman D.G., Schildkraut J.M., Rossing M.A., 
Kobel M., Doherty J.A. (2018). “Histotype 
classification of ovarian carcinoma: A 
comparison of approaches”. Gynecol Oncol, 
https://doi.org/10.1016/j.ygyno.2018.08.016 
14. Rosai, Gilks B., Goldblum J.R., Lamps L.W., 
McKenney J.K., Myers J.L. (2018). “Rosai and 
Ackerman’s surgical pathology”. 11th edition, 
Elsevier 
15. Soslow R.A., Tornos C.. (2011).”Diagnostic 
Pathology of Ovarian Tumors”. Springer. ISBN 
978-1-4419-9750-0. 
16. Wilson A.B., Kobel M., Luo L., Grevers X., Lee 
S., Gilks C.B., Le N.D., Cook L.S. (2018). 
“Ovarian carcinoma histotype: Strengths and 
limitations of intergrating morphology with 
immunohistochemical predictions”. Int J Gyneco 
Pathol, 00:1-10. 

File đính kèm:

  • pdfchan_doan_phan_biet_cac_ung_thu_bieu_mo_buong_trung_biet_hoa.pdf