Cấu tạo và chức năng ngôn bản của đề ngữ trong câu tồn tại Tiếng Việt

Trong tiếng Việt, chức năng cú pháp lấy trật tự từ làm trọng. Khi những thay đổi trật tự từ xảy ra, ý nghĩa của câu về cơ bản bị ảnh hưởng. Những thay đổi trật tự từ tạo ra những loại Đề ngữ khác nhau trong câu đơn tiếng Việt. Đề ngữ là một phạm trù nổi bật, gắn với những chức năng cụ thể, phản ánh sự lựa chọn mang tính chủ quan, kinh nghiệm và thái độ của người nói/ viết trong sự phát triển ngôn bản. Trong bài báo này, người viết vận dụng lí thuyết ngữ pháp chức năng của Halliday để triển khai vào câu đơn tiếng Việt mà cụ thể là loại câu tồn tại để thấy được sự đa dạng của Đề ngữ trong câu đơn tiếng Việt

Cấu tạo và chức năng ngôn bản của đề ngữ trong câu tồn tại Tiếng Việt trang 1

Trang 1

Cấu tạo và chức năng ngôn bản của đề ngữ trong câu tồn tại Tiếng Việt trang 2

Trang 2

Cấu tạo và chức năng ngôn bản của đề ngữ trong câu tồn tại Tiếng Việt trang 3

Trang 3

Cấu tạo và chức năng ngôn bản của đề ngữ trong câu tồn tại Tiếng Việt trang 4

Trang 4

Cấu tạo và chức năng ngôn bản của đề ngữ trong câu tồn tại Tiếng Việt trang 5

Trang 5

Cấu tạo và chức năng ngôn bản của đề ngữ trong câu tồn tại Tiếng Việt trang 6

Trang 6

Cấu tạo và chức năng ngôn bản của đề ngữ trong câu tồn tại Tiếng Việt trang 7

Trang 7

Cấu tạo và chức năng ngôn bản của đề ngữ trong câu tồn tại Tiếng Việt trang 8

Trang 8

pdf 8 trang minhkhanh 10680
Bạn đang xem tài liệu "Cấu tạo và chức năng ngôn bản của đề ngữ trong câu tồn tại Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Cấu tạo và chức năng ngôn bản của đề ngữ trong câu tồn tại Tiếng Việt

Cấu tạo và chức năng ngôn bản của đề ngữ trong câu tồn tại Tiếng Việt
100 TRNG I HC TH  H NI 
CU TO V CH-C NNG NG6N BN C8A : NG7 
TRONG CU T.N TI TI3NG VI
T 
 Nguyễn Thị Hồng Vân1 
Trường Đại học Thủ đô Hà Nội 
Tóm tắt: Trong tiếng Việt, chức năng cú pháp lấy trật tự từ làm trọng. Khi những thay đổi 
trật tự từ xảy ra, ý nghĩa của câu về cơ bản bị ảnh hưởng. Những thay đổi trật tự từ tạo 
ra những loại Đề ngữ khác nhau trong câu đơn tiếng Việt. Đề ngữ là một phạm trù nổi 
bật, gắn với những chức năng cụ thể, phản ánh sự lựa chọn mang tính chủ quan, kinh 
nghiệm và thái độ của người nói/ viết trong sự phát triển ngôn bản. Trong bài báo này, 
người viết vận dụng lí thuyết ngữ pháp chức năng của Halliday để triển khai vào câu đơn 
tiếng Việt mà cụ thể là loại câu tồn tại để thấy được sự đa dạng của Đề ngữ trong câu 
đơn tiếng Việt. 
Từ khóa: câu tồn tại, đề ngữ, ngữ pháp chức năng của Halliday 
1. MỞ ĐẦU 
Đề ngữ là hệ thống được lựa chọn để hiện thực hoá chức năng ngôn bản của ngôn ngữ. 
Theo Halliday [7], chức năng ngôn bản được xem là chức năng "phương tiện" của ngôn 
ngữ bởi vì hệ thống thuyết minh cho ý nghĩa ngôn bản đóng vai trò trong tổ chức kí hiệu 
học của ý nghĩa liên nhân (những ý nghĩa này liên quan đến mối quan hệ xã hội ứng với 
tình huống lời nói) và ý nghĩa kinh nghiệm (những ý nghĩa này liên quan đến tính chất của 
các tham thể, quá trình, và chu cảnh chứa đựng trong lời nói). Điều này có nghĩa là chức 
năng ngôn bản có quan hệ với cấu trúc kinh nghiệm và ý nghĩa liên nhân "với tư cách là 
thông tin được chia sẻ giữa người nói/nghe và người viết/đọc. 
Thông tin liên quan đến người nói có thể được nhìn nhận qua hệ thống Đề ngữ. 
Halliday [7, tr.308] giải thích điểm này theo cách sau đây: "Đề ngữ là một hệ thống của 
câu và nó được hiện thực hoá bởi chuỗi các yếu tố được sắp đặt trong câu − Đề ngữ xuất 
hiện trước tiên". 
Phân tích đề ngữ của câu trong ngôn bản nói và viết có thể bộc lộ cách thức câu được 
tổ chức với tư cách một thông điệp. Trong kho tàng nghiên cứu về đề ngữ, đã có nhiều 
1 Nhận bài ngày 03.10.2016; gửi phản biện và duyệt đăng ngày 25.10.2016 
 Liên hệ tác giả: Nguyễn Thị Hồng Vân; Email: nthvan@daihocthudo.edu.vn 
TP CH KHOA HC − S
 9/2016 101 
công trình nghiên cứu khái niệm này lấy ngôn ngữ viết làm dữ liệu minh hoạ (ví dụ, Fries [6]; 
Cao Xuân Hạo [2]; Diệp Quang Ban [1]; Hoàng Văn Vân [4]; Nguyễn Thị Hồng Vân [5]. 
Bài viết này thử khảo sát Đề ngữ trong câu tồn tại tiếng Việt. Trước khi trình bày cách 
phân tích và kết quả nghiên cứu, chúng tôi sẽ miêu tả vắn tắt khái niệm Đề ngữ, các kiểu 
Đề ngữ, những tiêu chuẩn và chức năng của Đề ngữ và thông tin mới trong khung lí thuyết 
ngôn ngữ chức năng hệ thống của Halliday. 
2. NỘI DUNG 
2.1. Đề ngữ và các kiểu Đề ngữ 
2.1.1. Tiêu chí nhận diện 
Halliday [7] cho rằng Đề ngữ được hiện thực hoá bằng vị trí trong câu và được nhận 
diện bởi yếu tố đầu trong câu khai triển cho đến hết yếu tố kinh nghiệm đầu tiên của câu. 
Yếu tố kinh nghiệm là những thành phần được phân loại như các tham thể, quá trình và 
chu cảnh trong hệ thống chuyển tác1. Thành phần kinh nghiệm đầu tiên của Đề ngữ được 
gọi là Đề ngữ chủ đề. Theo Halliday [7], Đề ngữ của câu có thể bao gồm các yếu tố liên 
nhân hoặc ngôn bản đứng trước yếu tố kinh nghiệm này. Những yếu tố ngôn bản bao gồm 
yếu tố nối tiếp (ồ, à), những yếu tố liên kết (trong khi, ngoài ra). Những yếu tố liên nhân 
bao gồm thành phần xưng hô, thành phần tình thái (theo tôi, rõ ràng là). Halliday (Ibid.) 
cho rằng Đề ngữ có thể bao gồm rất ít thông tin nếu những yếu tố đi sau yếu tố kinh 
nghiệm và đứng trước động từ chính cũng mang tính kinh nghiệm, như trong ví dụ 1 sau 
(Đề ngữ được gạch chân): 
(1) Hôm qua, trước khi mọi người thức dậy, hắn lặng lẽ lẻn ra ngoài bằng cửa sau. 
Nghiên cứu này áp dụng tiêu chí nhận thức của Halliday. Trên thực tế, định nghĩa của 
Halliday về Đề ngữ "những yếu tố khai triển cho đến hết yếu tố kinh nghiệm đầu tiên" là 
thích hợp với mục đích của bài viết này. 
Trong mối quan hệ với tiêu chí "những yếu tố khai triển cho đến hết yếu tố kinh 
nghiệm đầu tiên", Halliday cũng tạo ra một sự phân biệt giữa Đề ngữ đánh dấu và Đề ngữ 
không đánh dấu. Để xác định cái gì được đánh dấu và không đánh dấu, sự quy chiếu hướng 
tới Thức của câu. Chẳng hạn, khi yếu tố kinh nghiệm đầu tiên của một câu chỉ định không 
kết hợp với Chủ ngữ, thì đây là Đề ngữ đánh dấu. Đề ngữ không đánh dấu trong câu chỉ 
1 Chuyển tác là một trong những hệ thống ngữ pháp trong ngữ pháp chức năng của Halliday. Hệ thống 
chuyển tác liên quan đến cách các cú được cấu trúc để thể hiện kinh nghiệm và xử lí các kiểu quá trình 
mỗi cú giải thích: vật chất, tinh thần, hành vi, phát ngôn, quan hệ,... Về cách mô tả đầy đủ hệ thống này 
trong tiếng Anh và tiếng Việt, xin xem Halliday [7]; Hoàng Văn Vân [4]. 
102 TRNG I HC TH  H NI 
định vì thế trùng với Chủ ngữ của câu. Trong hai ví dụ 2 và 3 dưới đây, Đề ngữ của câu 
được xác định theo tiêu chí của Halliday. Ví dụ thứ nhất là Đề ngữ đơn không đánh dấu 
bao gồm yếu tố kinh nghiệm đầu tiên và trùng với Chủ ngữ của câu. Ví dụ 2 là một Đề ngữ 
đa bao gồm yếu tố liên nhân, yếu tố ngôn bản và yếu tố kinh nghiệm. Đề ngữ trong ví dụ 3 
dưới đây cũng là Đề ngữ không đánh dấu vì Đề ngữ chủ đề trùng với với Chủ ngữ của câu. 
(2) Ví dụ về Đề ngữ đơn 
Anh ấy lui vào bên trong 
Kinh nghiệm: Chủ đề 
Đề ngữ/Chủ ngữ 
Thuyết ngữ 
(3) Ví dụ về Đề ngữ đa 
Và ừm bạn thấy đấy chúng tôi đã có vài câu nảy bóng rất đẹp. 
Ngôn bản: 
Liên kết 
Ngôn bản: 
Nối tiếp 
Liên nhân: 
Tình thái 
Kinh nghiệm: 
Chủ đề 
Đề ngữ 
Thuyết ngữ 
2.1.2. Chức năng của Đề ngữ 
Chức năng của Đề ngữ trong ngôn bản là tạo sự nổi bật và được đánh giá khi đủ ngữ 
cảnh ngôn bản được tính đến để biểu hiện sự đóng góp, nếu có thể nói, Đề ngữ đó tạo ra sự 
hiện thực hoá ý nghĩa ngôn bản. Một chức năng của Đề ngữ là xuất phát điểm của câu với 
tư cách là thông điệp. Theo cách này, Mathiessen & Halliday [8, tr.515] giải thích rằng Đề 
ngữ nói về mặt ý nghĩa là điểm xuất phát từ đó câu đi ra khỏi lịch sử riêng của nó và di 
chuyển về phía trước. Ngữ cảnh bộ phận thiết lập câu, Đề ngữ của nó, hướng về ngôn bản 
trước đó − hướng về cái người nói đã nói; và nó tạo nên xuất phát điểm của bước tiếp theo 
trong sự phát triển của ngôn bản. 
Đề ngữ đóng chức năng như một yếu tố của cấu trúc câu nhưng với tư cách là bộ phận 
của cấu trúc tổng thể và nguồn thông tin trong ngôn bản chứa câu đó; nghĩa là, những sự 
lựa chọn Đề ngữ tạo nên "phương thức phát triển" của một ngôn bản. 
2.2. Kết quả phân tích Đề ngữ trong câu tồn tại tiếng Việt 
Câu tồn tại trong tiếng Việt là một kiểu câu có cấu trúc cú pháp và cấu trúc nghĩa biểu 
hiện riêng. Loại câu này không tập trung vào truyền đạt quan niệm về sự tồn tại hoặc 
TP CH KHOA HC − S
 9/2016 103 
không tồn tại của cái gì đó mà tập trung vào truyền đạt một sự chỉ dẫn để biểu hiện cái gì 
đó trong sự kiện. Nếu như câu đảo ngữ trong tiếng Việt (Đỏ rực hai bên bờ màu hoa 
phượng vĩ) trình diễn một sự khai triển sang trái trong câu với một tác động về xúc cảm thì 
câu tồn tại trình diễn một sự khai triển sang phải trong câu (Có một thời như thế đã qua đi). 
2.2.1. Cấu tạo 
Cấu trúc Đề ngữ này sẽ được mô tả với mối quan hệ với năm tiêu chí sau: (a) Chức 
năng Thức của Đề ngữ; (b) sự hiện thực hoá bên trong và bên ngoài nòng cốt câu; (c) loại 
câu; (d) cấu tạo của Đề ngữ chủ đề; (e) chức năng chuyển tác của Đề ngữ. 
(a) Tiêu chí về chức năng Thức 
Câu tồn tại là loại câu khuyết Chủ ngữ. Vì vậy, xét về chức năng Thức, Đề ngữ trong 
câu tồn tại là động từ vị ngữ tồn tại có hoặc phụ ngữ chỉ thời gian không gian, địa điểm. 
i. Đề ngữ là động từ vị ngữ tồn tại có − câu tồn tại khái quát: Câu tồn tại khái quát 
có cấu trúc như sau: động từ vị ngữ Có +Cụm danh từ (sự hiện hữu). Đề ngữ chỉ sự tồn tại 
khái quát được hiện thực hoá bằng (cụm) từ tồn tại Có đứng đầu câu. Cụm từ Có mang 
nghĩa quy chiếu, nói tới việc tồn tại hoặc không tồn tại của một hay nhiều vật trong thực tế, 
trong tư duy của người phát ngôn, sự tồn tại bao giờ cũng được xác định trong những hoàn 
cảnh không gian − thời gian hoặc phạm vi cụ thể. Trong ngôn bản, tính xác định của sự tồn 
tại có thể được thể hiện bằng ngôn từ với việc dùng Phụ ngữ chỉ không gian, thời gian, 
phạm vi... hoặc hoàn cảnh phát ngôn cho phép hiểu ngầm. Ví dụ: 
(4) Có một thời như thế đã qua đi. 
(5) Có tiếng người hét lên. [3, tr.91] 
(6) Có tiếng trượt chân ngã. [3, tr.91] 
 (7) Có những ngày nóng như mùa hè. 
Vị từ Có trong những câu trên không có ý nghĩa định vị mà chỉ đòi hỏi sự tồn tại của 
một vài thực thể và có thể không chứa thông tin về sự định vị của những tham thể. Trong 
câu hiện hữu, các Phụ ngữ có chức năng định vị cho sự tồn tại hoặc quá trình hiện hữu. 
Ví dụ: 
(8) Có hai mươi thành viên đang trực tuyến hiện giờ. 
(9) Có rất nhiều đường trong cà phê sữa kiểu Việt Nam. 
Như vậy, Đề ngữ có trong những ví dụ trên đi kèm với những cụm danh từ không xác 
định hoặc xác định, tiếp đó là các phụ ngữ có tính mở rộng. Do có sự nhấn mạnh trọng âm 
nên Thuyết ngữ thường mang sức nặng về thông tin nhiều hơn. Có thể thấy, câu tồn tại 
104 TRNG I HC TH  H NI 
khái quát tuân theo nguyên tắc tiêu điểm cuối, hoặc phối cảnh chức năng câu (Thuyết ngữ 
nhận được sự nhấn mạnh về ngữ điệu). 
Trong câu tồn tại khái quát, Đề ngữ liên nhân hiếm khi xuất hiện, Đề ngữ ngôn bản thì 
xuất hiện phổ biến. Ví dụ: 
(10) Rồi có ai đó phát vào vai rất mạnh. [3, tr.102] 
(11) Và có ai đó đã khóc, nước mắt rơi trên vai tôi âm ấm. [3, tr.96] 
ii. Đề ngữ là Phụ ngữ − Câu tồn tại định vị: Câu tồn tại định vị thông báo sự tồn tại 
của một điều gì đó đi cùng với sự xác định về thời gian và không gian đứng ở đầu câu. Câu 
tồn tại định vị có cấu trúc như sau: Phụ ngữ không gian, thời gian + Vị từ tồn tại (có, 
xuất hiện, hiện ra...) + Cụm danh từ (sự hiện hữu). Do đó Đề ngữ chỉ sự tồn tại định vị là 
một Phụ ngữ chu cảnh chỉ vị không gian, thời gian... Ví dụ: 
(12) Trong nhà có khách. 
(13) Đằng sau lố nhố năm sáu bóng mũ sắt nữa. [3, tr.24] 
(14) Đằng xa trong sương mờ đã hiện ra bóng những nhịp cầu sắt uốn cong vắt qua 
dòng sông lạnh. [3, tr.46] 
Đề ngữ chỉ sự tồn tại định vị thường thấy trong phần mở đầu của những câu chuyện cổ 
tích, thần thoại. Ví dụ: 
(15) Ngày xưa, ở một làng nọ, có hai anh em nhà kia... 
(16) Ngày xưa, có hai anh em nhà kia... 
(17) Xưa có anh nhà giàu... 
Như đã đề cập, Đề ngữ trong câu tồn tại định vị được hiện thực hoá bằng Phụ ngữ 
không gian, Phụ ngữ thời gian. Đề ngữ loại này thường tách biệt với phần còn lại của câu 
bởi sự ngừng ngắt: 
(18) Trên đường Lê Lợi, không có chiếc xe xích lô nào. 
(19) Trong ví tiền của tôi, không có lấy một xu. 
(b) Tiêu chí về sự hiện thực hoá bên trong hay bên ngoài nòng cốt câu 
Loại Đề ngữ này nhìn chung được hiện thực hoá bên trong nòng cốt câu. Ví dụ: 
(20) Giữa trời có đám mây trắng trông hệt dáng điệu một nhà hiền triết. [3, tr.7] 
(21) Có một chiếc máy bay đang bay qua. 
(c) Tiêu chí về loại câu 
Cấu trúc tồn tại xuất hiện chủ yếu trong những câu đơn tường thuật và ở dạng câu chủ 
động hơn là dạng câu bị động. Ví dụ: 
TP CH KHOA HC − S
 9/2016 105 
(22) Trong góc phòng có đặt một cái tủ rượu. 
(23) Có tiếng chó sủa inh ỏi. 
(d) Tiêu chí về cấu tạo của Đề ngữ 
Các yếu tố cấu thành Đề ngữ trong câu tồn tại thường là động từ, các danh từ/cụm 
danh từ và cụm giới từ. Ví dụ: 
(24) Buổi sáng có mấy đứa trẻ trong xóm Giếng đi học chữ Nho ở nhà thầy Miên về. 
[3,tr.113] 
(25) Một ngày mưa bụi đầu xuân, có một đàn vành khuyên bay về và nhặt sâu trong 
lá thiên lí. [3; 18] 
(26) Ở quầy bên cạnh có tiếng hai người xì xào bàn tán. 
(e) Tiêu chí về chức năng của Đề ngữ trong cấu trúc chuyển tác. Trong những kiểu 
câu này, tác nhân thường ít xuất hiện, Đề ngữ trong câu tồn tại bao hàm quá trình tồn tại và 
các chu cảnh cho thấy những cấu trúc Đề ngữ này đem đến những bức tranh khái quát và 
những nhìn nhận chủ quan của người nói về hiện thực. Như vậy, trọng tâm hướng đến của 
những cấu trúc Đề ngữ tồn tại là làm nổi bật các quá trình và chu cảnh. 
(27) Trên cửa sổ có bày mấy chậu hoa. 
(28) Có tiếng bước chân lên thang gác sầm sập. [3, tr.16] 
Đề ngữ chỉ sự tồn tại định vị ứng với các động từ không chuyển tác. Các động từ 
không chuyển tác có thể được sử dụng như đứng, nằm, treo, diễn tả các trạng thái vị trí, và 
một số ít động từ tính chất động diễn tả khái niệm "sự kiện xảy ra" (xuất hiện, xảy ra, hiện 
ra). Ví dụ: 
(29) Trên tường treo một chiếc gương. 
(30) Trên sân khấu xuất hiện sáu thiếu nữ xinh đẹp. 
Trong câu tồn tại định vị, động từ Vị ngữ tồn tại có có thể lược bỏ đi khi một Phụ ngữ 
chỉ vị trí hoặc chỉ phương hướng đứng đầu câu, còn các sự tồn tại là thông tin mang tính 
hiển nhiên và quan trọng. Ví dụ: 
(31) Trên mặt bàn đặt một lọ hoa. 
(32) Đứng ở ngoài sân là một người lạ mặt. 
Những câu trên trình bày sự ảnh hưởng lẫn nhau của các quá trình quan hệ nào đó với 
chức năng chỉ dẫn một chu cảnh. 
2.2.2. Chức năng thông báo 
Câu tồn tại khái quát với vị từ tồn tại có mở đầu một cấu trúc biểu hiện cụ thể, không 
thiết lập một sự định vị cụ thể đối với người nghe. Lí do cơ bản là tính liên nhân của câu 
106 TRNG I HC TH  H NI 
tồn tại có không tập trung vào truyền đạt quan niệm về sự tồn tại hoặc không tồn tại của cái 
gì đó mà tập trung vào truyền đạt một sự chỉ dẫn để biểu hiện cái gì đó trong sự kiện. Theo 
quan niệm này, từ có chuyển tải một cái gì đó vào nhận thức của người nhận. Tính quan 
yếu chức năng của nó thể hiện ở sự khác biệt của vị từ có. Cụm từ có không chuyển tại nội 
dung tiêu điểm, nó tác động một sự thay đổi về trọng tâm của sự chú ý, vì vậy có giống 
như một những từ hồi chỉ có thể nắm bắt sự quy chiếu của chúng từ ngữ cảnh; chúng đề 
cập trở lại bất cứ điều gì đã được thiết lập khi sự kiện có tính quan yếu hoặc tình huống 
quy chiếu trong ngữ cảnh trước đó. Kết quả cho thấy câu tồn tại khái quát thường chứa sự 
biểu đạt số lượng và đề cập đến mảng thông tin phi hồi chiếu, không cụ thể. 
Câu tồn tại tuân theo nguyên tắc tiêu điểm cuối và phối cảnh chức năng câu (Thông tin 
cũ đứng trước Thông tin mới). Để duy trì tiêu điểm cuối, số lượng từ ngữ và thông tin 
trong Thuyết ngữ của loại câu này có thể lớn gấp nhiều lần so với Đề ngữ. Trong trường 
hợp của Đề ngữ tồn tại khái quát thì thông tin cho quá trình tồn tại khái quát này được đặt 
ở cuối câu (Thuyết ngữ) và không làm xáo trộn Đề ngữ ngữ, đồng thời cung cấp một 
khung biểu hiện sự hiện hữu. Tuy nhiên, với trường hợp của Đề ngữ trong câu tồn tại định 
vị thì cho dù số lượng từ hiếm khi vượt lên số lượng từ trong Thuyết ngữ nhưng chúng vẫn 
dài dòng và có sự nhấn mạnh. 
Đề ngữ tồn tại khái quát thực hiện một chức năng nối kết, nói chung truyền đạt một 
thông tin được xác nhận. Loại Đề ngữ này thao tác như một phương tiện biểu hiện, đảm 
bảo trật tự thông báo, đồng thời thực hiện một chức năng biểu hiện trong sự kiện ngôn bản 
và trong Thuyết ngữ, đề cập đến sự tồn tại (một sự kiện hoặc một tham thể) một cách khứ 
chiếu để thuyết minh cho số lượng hoặc sự liệt kê ở một đích có sẵn trong ngôn bản. Vì 
vậy sự tồn tại được chuyển đến vị trí sau vị từ tồn tại có, chuyển tải tiêu điểm cuối câu. 
Ngoài ra, vị từ tồn tại có là quá trình tồn tại ảnh hưởng đến sự biểu đạt một tình huống 
hoặc một sự kiện như thể nó là một trạng thái hoặc một sự việc. 
Câu tồn tại khái quát cho phép người nói xác định một số lượng hoặc sự liệt kê những 
thực thể và tình huống với ngữ cảnh trước đó được biểu hiện trong sự kiện ngữ cảnh và 
trong Thuyết ngữ, vì vậy trở thành tiêu điểm cuối không đánh dấu, cho phép người nói 
tránh được trách nhiệm về sự xác nhận được bàn đến. Cấu trúc Đề ngữ hiện hữu "có" 
thường trì hoãn thông tin đến cuối câu khiến quá trình lĩnh hội thông tin của người nghe/ 
đọc chậm hơn. 
3. KẾT LUẬN 
Phần đầu của bài viết này chúng tôi đã đề cập rằng Đề ngữ là sự hiện thực hoá của 
chức năng ngôn bản của ngôn ngữ và chúng đóng góp cho cấu trúc kinh nghiệm và ý nghĩa 
TP CH KHOA HC − S
 9/2016 107 
liên nhân "với tư cách là thông tin mà có thể được chia sẻ giữa người nói và người viết" 
(Mathiessen) [8, tr.20]. Trong câu tồn tại, Đề ngữ được miêu tả với tư cách là những 
phương tiện biểu hiện để mở đầu sự kiện ngôn bản bằng một sự tồn tại không xác 
định/không nổi bật/một số lượng/ sự liệt kê những thực thể hoặc tình huống đối với ngữ 
cảnh trước đó và biểu hiện chúng trong sự kiện của ngôn bản, đem đến một sức nặng thông 
tin ở cuối câu. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Diệp Quang Ban (2005), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 
2. Cao Xuân Hạo (2004), Tiếng Việt: sơ thảo ngữ pháp chức năng, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 
3. Nhiều tác giả (2001), Truyện ngắn hay, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 
4. Hoàng Văn Vân (2005), Ngữ pháp kinh nghiệm của cú tiếng Việt: Mô tả theo quan điểm chức 
năng hệ thống, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 
5. Nguyễn Thị Hồng Vân (2006), "Phần đề trong câu − một thành tố với chức năng tạo văn bản", 
Tạp chí Ngôn ngữ, số 6, tr.21 − 26. 
6. Fries, P. H (1981), "On the Status of Theme in English: argument from discourse", Forum 
Linguisticum, 6 (1), pp.1 − 38. 
7. Halliday, M. A. K (1994), An Introduction to Functional Grammar, (2nd Edition) London: 
Edward Arnold. 
8. Matthiessen, C. M. I. M., and M. A. K. Halliday (1997), Systemic Functional Grammar: A 
first step in to the theory. London: France Pinter. 
STRUCTURE AND DISCOURSE FUNCTION OF THEME IN THE 
VIETNAMESE THERE − EXISTENTIAL CONSTRUCTIONS 
Abstract: It was explained that, in Vietnamese clauses, word order is first and foremost 
determined by syntactic function. It was noted that, when word order variation takes 
place, other levels of sentence meaning, but not the semantic and grammatical role 
structures, are substantially affected. The change of word order creates various Themes. 
In additon, the use of different classes and type of Themes reflect their affinities with 
specific text type and speaker’s attitudes. This article is concerned with Theme in the 
Vietnamese there − existential constructions, basing on System Functional Grammar 
(SFG) of Halliday. 
Keywords: There − existential constructions, Theme, System Functional Grammar (SFG) 
of Halliday 

File đính kèm:

  • pdfcau_tao_va_chuc_nang_ngon_ban_cua_de_ngu_trong_cau_ton_tai_t.pdf