Can thiệp nội mạch thuyên tắc tĩnh mạch thừng tinh giãn bằng chất keo N-Butyl Cyanoacrylate (NCBA): Ca lâm sàng minh họa

Giãn tĩnh mạch thừng tinh là những tĩnh mạch giãn bất thường trong đám rối tĩnh mạch hình dây leo. Nguyên nhân do sự trào ngược máu ở tĩnh mạch tinh trong. Giãn tĩnh mạch thừng tinh chiếm khoảng 10 – 15% dân số nam giới trưởng thành. Bệnh sinh của giãn tĩnh mạch thừng tinh có thể do nhiều nguyên nhân. Chẩn đoán xác định dựa vào khám lâm sàng và siêu âm Doppler. Điều trị có thể can thiệp nội mạch hoặc phẫu thuật mở. Mục đích của nghiên cứu là để mô tả và đánh giá một phương pháp can thiệp nút mạch mới sử dụng keo n-butyl cyanoacrylate (NCBA)

Can thiệp nội mạch thuyên tắc tĩnh mạch thừng tinh giãn bằng chất keo N-Butyl Cyanoacrylate (NCBA): Ca lâm sàng minh họa trang 1

Trang 1

Can thiệp nội mạch thuyên tắc tĩnh mạch thừng tinh giãn bằng chất keo N-Butyl Cyanoacrylate (NCBA): Ca lâm sàng minh họa trang 2

Trang 2

Can thiệp nội mạch thuyên tắc tĩnh mạch thừng tinh giãn bằng chất keo N-Butyl Cyanoacrylate (NCBA): Ca lâm sàng minh họa trang 3

Trang 3

Can thiệp nội mạch thuyên tắc tĩnh mạch thừng tinh giãn bằng chất keo N-Butyl Cyanoacrylate (NCBA): Ca lâm sàng minh họa trang 4

Trang 4

Can thiệp nội mạch thuyên tắc tĩnh mạch thừng tinh giãn bằng chất keo N-Butyl Cyanoacrylate (NCBA): Ca lâm sàng minh họa trang 5

Trang 5

Can thiệp nội mạch thuyên tắc tĩnh mạch thừng tinh giãn bằng chất keo N-Butyl Cyanoacrylate (NCBA): Ca lâm sàng minh họa trang 6

Trang 6

Can thiệp nội mạch thuyên tắc tĩnh mạch thừng tinh giãn bằng chất keo N-Butyl Cyanoacrylate (NCBA): Ca lâm sàng minh họa trang 7

Trang 7

pdf 7 trang Danh Thịnh 15/01/2024 920
Bạn đang xem tài liệu "Can thiệp nội mạch thuyên tắc tĩnh mạch thừng tinh giãn bằng chất keo N-Butyl Cyanoacrylate (NCBA): Ca lâm sàng minh họa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Can thiệp nội mạch thuyên tắc tĩnh mạch thừng tinh giãn bằng chất keo N-Butyl Cyanoacrylate (NCBA): Ca lâm sàng minh họa

Can thiệp nội mạch thuyên tắc tĩnh mạch thừng tinh giãn bằng chất keo N-Butyl Cyanoacrylate (NCBA): Ca lâm sàng minh họa
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân năm 2018 317
CAN THIỆP NỘI MẠCH THUYÊN TẮC TĨNH MẠCH 
THỪNG TINH GIÃN BẰNG CHẤT KEO N-BUTYL 
CYANOACRYLATE (NCBA): CA LÂM SÀNG MINH HỌA 
Đỗ Anh Tòan**, Nguyễn Tuấn Vinh*, Nguyễn Phúc Cẩm Hoàng*, Vũ Lê Chuyên*, Đặng Đình Hoan*, 
Nguyễn Ngọc Thái**, Phan Thành Thống* 
TÓM TẮT 
Đặt vấn đề: Giãn tĩnh mạch thừng tinh là những tĩnh mạch giãn bất thường trong đám rối tĩnh mạch hình 
dây leo. Nguyên nhân do sự trào ngược máu ở tĩnh mạch tinh trong. Giãn tĩnh mạch thừng tinh chiếm khoảng 10 
– 15% dân số nam giới trưởng thành. Bệnh sinh của giãn tĩnh mạch thừng tinh có thể do nhiều nguyên nhân. 
Chẩn đoán xác định dựa vào khám lâm sàng và siêu âm Doppler. Điều trị có thể can thiệp nội mạch hoặc phẫu 
thuật mở. Mục đích của nghiên cứu là để mô tả và đánh giá một phương pháp can thiệp nút mạch mới sử dụng 
keo n-butyl cyanoacrylate (NCBA) 
Phương pháp: Trình bày trường hợp lâm sàng điển hình, một bệnh nhân được điều trị giãn tĩnh mạch 
thừng tinh bằng phương pháp can thiệp nội mạch sử dụng NCBA. Một microcatheter 2,8 Fr và hỗn hợp NCBA 
và lipiodol tỷ lệ 1:1 được sử dụng để tạo nút mạch trong tĩnh mạch thừng tinh. 
Kết quả: Một trường hợp điều trị thành công và không có biến chứng. 
Kết luận: Điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh bằng phương pháp can thiệp nội mạch sử dụng keo NCBA là 
rất hiệu quả 
Từ khóa: Giãn tĩnh mạch thừng tinh, can thiệp nội mạch, thuyên tắc mạch, nút mạch, keo sinh học, n-butyl 
cyanoacrylate (NBCA). 
ABSTRACT 
ENDOVASCULAR EMBOLIZATION OF VARICOCELES USING N-BUTYL CYANOACRYLATE 
(NBCA) GLUE: AN ILLUSTRATIVE CASE REPORT 
Do Anh Toan, Nguyen Tuan Vinh, Nguyen Phuc Cam Hoang, Vu Le Chuyen, Dang Dinh Hoan, 
Nguyen Ngoc Thai, Phan Thanh Thong 
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 2- 2018: 317 - 323 
Background: Varicoceles are abnormally dilated veins within the pampiniform plexus. They are caused by 
reflux of blood in the internal spermatic vein. The incidence of varicoceles is approximately 10 – 15% of the 
adolescent male population. The etiology of varicoceles is probably multifactorial. The diagnosis is based on clinical 
exam and Doppler US. Treatment could be endovascular or surgical. The aim of the study was to describe and 
evaluate a novel method of endovascular embolization of varicoceles using n-butyl cyanoacrylate (NBCA) glue. 
Material and Methods: A patients were subjected to endovascular treatment of varicoceles using NBCA. A 
2.8 Fr microcatheter and a 1:1 mixture of NBCA and lipiodol were used for embolization of the internal spermatic 
vein. The procedures were successful without any complications. 
* Bệnh viện Bình Dân, Tp.HCM ** Đại học Y Dược Tp.HCM 
Tác giả liên lạc: Ths.Bs. Đỗ Anh Toàn ĐT: 0983707036 Email: doanhtoan2004@yahoo.com 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân năm 2018 318
Result: A case of symptomatic varicocel successfully treated with embolization using NBCA. 
Conclusion: Embolization of varicoceles using NBCA glue is efficient and safe for all patients. The method 
should be considered as a method of choice in all patients. Phlebography and Valsalva maneuver are crucial for 
technical success and avoidance of complications. Endovascular treatment of varicoceles using NBCA glue is very 
effective and safe. 
Key words: Varicoceles, embolization, n-butyl cyanoacrylate (NBCA). 
GIỚI THIỆU 
Giãn tĩnh mạch thừng tinh là những tĩnh 
mạch giãn bất thường bao gồm đám rối tĩnh 
mạch dây leo (pampiniform plexus) và những 
thân chính của tĩnh mạch tinh. Sự giãn rộng tĩnh 
mạch tinh do tình trạng dòng máu ngược về 
phía tinh hoàn. Tần suất giãn tĩnh mạch thừng 
tinh từ 10 – 15%, thường gặp ở nam giới trẻ (15 – 
35 tuổi)(1). Giãn tĩnh mạch thừng tinh hầu như 
không ghi nhận ở trẻ dưới 10 tuổi; tuy nhiên tỉ lệ 
này có thể lên cao đến 45% ở nam giới bị hiếm 
muộn(2). Đại đa số giãn tĩnh mạch tinh xảy ra bên 
trái (90%); 10% bệnh nhân bị cả 2 bên, và chỉ 1 – 
2% bị một bên phải(3, 4). 
Bệnh sinh của giãn tĩnh mạch thừng tinh 
thường do nhiều yếu tố. Nhiều tác giả nhấn 
mạnh vai trò của khiếm khuyết bẩm sinh ở tĩnh 
mạch tinh, suy van tĩnh mạch tinh bẩm sinh, 
hoặc tĩnh mạch thận trái bị chèn ép giữa động 
mạch chủ và động mạch mạc treo tràng trên 
(“Hội chứng nutcracker”)(5,6). 
Giãn tĩnh mạch thừng tinh có thể gây ra các 
triệu chứng lâm sàng như đau tức- khó chịu 
vùng bìu, cảm giác bìu to dày lên, cũng như bất 
thường về tinh trùng đồ (số lượng và khả năng 
di động của tinh trùng sụt giảm, các thể bất 
thường tăng cao). Mối tương quan giữa giãn tĩnh 
mạch thừng tinh và sự suy giảm chất lượng tinh 
trùng được cho là do tình trạng nhiệt độ trong 
tinh hoàn tăng cao, tăng nồng độ những 
hormone vận mạch và tình trạng mất cân bằng 
oxy hóa tăng cao(7). 
Chẩn đoán giãn tĩnh mạch thừng tinh chủ 
yếu dựa vào thăm khám lâm sàng và siêu âm 
Doppler. Tầm quan trọng của siêu âm màu mạch 
máu ở tư thế đứng và nghiệm pháp Valsava nên 
được nhấn mạnh. Triệu chứng điển hình đó là 
thời gian hồi lưu máu trong tĩnh mạch tinh, kéo 
dài tối thiểu 2 giây. Ba mức phân loại giãn tĩnh 
mạch thừng tinh dựa trên lâm sàng và siêu âm 
thành được chấp nhận rộng rãi(8). X-quang tĩnh 
mạch (phlebography) hiện nay vẫn được xem là 
tiêu chuẩn vàng vì khả năng cung cấp hình ảnh 
toàn bộ hệ tĩnh mạch từ bìu tốt nhất; tuy nhiên, 
vì đây là phương pháp xâm lấn nên chỉ được áp 
dụng ngay khi can thiệp nội mạch điều trị hoặc 
để chẩn đoán những trường hợp bệnh tái phát. 
Giãn tĩnh mạch thừng tinh có triệu chứng 
được điều trị bằng cách ngăn chặn dòng máu 
trào ngược trong tĩnh mạch tinh và những 
nhánh của nó trên đám rối tĩnh mạch hình dây 
leo. Phương pháp điều trị chủ yếu hiện nay bao 
gồm phẫu thuật (mổ mở và phẫu thuật nội soi) 
và can thiệp nội mạch (thuyên tắc mạch). 
Phương pháp nội mạch cho phép  ...  trái bằng 3/4 so với bên phải. Bệnh 
nhân được tư vấn phẫu thuật cột tĩnh mạch tinh 
giãn vi phẫu. Tuy nhiên, bệnh nhân tự tìm hiểu 
về các phương pháp điều trị và được biết hiện 
nay đơn vị can thiệp mạch tiết niệu sinh dục 
bệnh viện Bình Dân có áp dụng kỹ thuật can 
thiệp nội mạch điều trị giãn tĩnh mạch tinh. Bệnh 
nhân được thăm khám và hội chẩn với kết quả: 
Giãn tĩnh mạch tinh trái độ III (theo thang điểm 
hiệu chỉnh của Dublin và Amelar)(15), gây đau 
bìu, giảm kích thước tinh hoàn và ảnh hưởng 
đến số lượng và chất lượng tinh trùng. 
Yêu cầu cần thiết trước khi điều trị là xét 
nghiệm nhóm máu và chức năng đông máu 
(INR) được thực hiện trước phẫu thuật, siêu âm 
Doppler bìu xác định hình thái học tổn thương, 
xác định thời gian hồi lưu tĩnh mạch tinh khi làm 
Nghiệm pháp Valsava ở tư thế đứng (hồi lưu ≥ 2 
giây). Thăm khám tương tự được thực hiện 03 
tháng sau thủ thuật để xác định hiệu quả kỹ 
thuật: khám lâm sàng, xét nghiệm tinh trùng đồ, 
siêu âm Doppler bìu. 
Qui trình thuyên tắc tĩnh mạch được thực hiện 
như sau: 
1. Tư thế Trendelenburg, gây tê tại chỗ bằng 
4mL lidocaine vào vùng bẹn nơi dự kiến chọc 
kim vùng tĩnh mạch đùi phải. Lưu ý che chắn 2 
tinh hoàn bệnh nhân bằng tấm chì nhằm hạn chế 
phơi nhiễm tia X. 
2. Yêu cầu bệnh nhân thực hiện nghiệm 
pháp Valsava, đồng thời chọc dò tĩnh mạch đùi 
bằng bộ kim luồn 5 Fr (5Fr access sheath), tiếp 
theo bơm 3000 đơn vị Heparine vào hệ tuần 
hoàn qua ngã này. 
Tiếp theo, dùng ống thông Cobra (5 Fr) 
được đưa vào tĩnh mạch chủ dưới theo dây 
dẫn (loại phủ hydrophilic kích thước 0,035’’) 
đến tĩnh mạch thận trái (ở mức L1/L2). Tùy 
vào cấu trúc giải phẫu, ống thông Cobra được 
đưa vào tĩnh mạch thận hoặc đưa sâu vào tĩnh 
mạch tinh trái. Để lại đầu catheter trong tĩnh 
mạch thận trái cho phép tránh xơ hóa tĩnh 
mạch tinh, nhưng giảm mức độ ổn định của 
hệ thống. 
Sau đó, luồn microcatheter phủ hydrophyllic 
2,7 Fr (Progreat, Terumo), theo kỹ thuật đồng 
trục vào xuống tĩnh mạch tinh qua dây dẫn 
0,018’’ (hydrophyllic). Khi đưa microcatheter 
đến đoạn gần của tĩnh mạch tinh, tiến hành khảo 
sát hệ tĩnh mạch tinh (phlebography) khảo sát 
mức độ trào ngược (xác định tình trạng suy van 
tĩnh mạch) và để phát hiện các bất kỳ bất thường 
giải phẫu. Theo đó, phân loại theo phân độ của 
Bahren(16). 
Lưu ý: 
- Hiện tượng co thắt tĩnh mạch tinh có thể xảy 
ra khi luồn thông Cobra vào, lúc này có thể hiện 
tượng co thắt sẽ tự hết sau 5-10 phút. Nếu không 
cải thiện, có thể tiến hành tiêm tĩnh mạch 50-100 
μg nitroglycerin. 
- Hướng dẫn bệnh nhân tư thế đúng trong 
nghiệm pháp Valsava là rất quan trọng. Nghiệm 
pháp này cho phép giảm đáng kể hoặc ngăn 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân năm 2018 320
hoàn toàn dòng máu chảy trong tĩnh mạch tinh, 
bảo đảm an toàn khi thực hiện kỹ thuật này. 
Hơn nữa, chụp X-quang tĩnh mạch cho phép ước 
lượng đến thể tích chất keo cần sử dụng. 
3. Sau đó, hỗn hợp chất keo NBCA và 
lipiodol được chuẩn bị ở một bàn vô trùng riêng 
sau khi thay mới đôi găng tay tiệt trùng. Dùng 
ống tiêm đựng 1ml chất keo (2 ống) và 1 ml 
lipiodol và được trộn kỹ trong ống. Sau đó, dung 
dịch keo màu xanh này được đưa vào một ống 
2,5 ml hoặc 3 ml có nắp vặn. 
4. Chụp X-quang tĩnh mạch được thực hiện 
lại đồng thời bệnh nhân làm nghiệm pháp 
Valsava để xác định lại vị trí của catheter và khả 
năng của bệnh nhân duy trì nín thở. 
5. Microcatheter được rửa 2 lần với dung 
dịch glucose 5% (không ion hóa) để tránh chất 
keo bị trùng hợp trong lòng ống catheter. 
6. Tiếp theo, bơm chất keo vào tĩnh mạch 
tinh từ ống bẹn đến phần trên của thân đốt sống 
L3. Chất keo được bơm vào sau khi bắt đầu 
nghiệm pháp Valsava. Khi rút catheter ra đến 
gần nơi giao nhsau với các nhánh bên, rút 
catheter chậm lại và chất keo được đưa vào 
nhanh hơn để thuyên tắc những nhánh bên này. 
Chất keo NCBA khi ra khỏi microcatheter sẽ bị 
trùng hợp khi gặp máu (chất ion hóa). Phản ứng 
này làm tăng nhiệt độ dẫn đến bít tắc lòng tĩnh 
mạch và bệnh nhân cảm nhận cơn đau mức độ 
vừa phải, mơ hồ vùng hông lưng. Khi rút đầu xa 
của microcatheter bờ trên thân đốt sống L3, lúc 
này cần duy trì áp lực âm để tránh chất keo rơi 
vãi xung quanh và nhanh chóng rút ra vkhỏi 
catheter 4 Fr để tránh dính đầu microcatheter 
vào thành mạch. 
7. Sau đó, phẫu thuật viên sẽ cố gắng rút 
máu từ catheter Cobra. Trong trường hợp nghi 
ngờ catheter nghẹt do sự hiện diện của keo trong 
lòng ống, khi đó thong Cobra được rút ra ngay 
khỏi cơ thể bệnh nhân. Việc chụp X quang tĩnh 
mạch sẽ không được thực hiện và mức độ 
thuyên tắc tĩnh mạch được quan sát thông qua 
hình ảnh cột keo NBCA cản quang. 
8. Sau can thiệp, rút bỏ access sheath khỏi 
tĩnh mạch đùi và băng ép trong 10 – 15 phút. Sau 
đó, chụp 01 phim X quang để đánh giá lại vị trí 
cột keo trước khi băng ép vùng chọc kim và bất 
động vùng bẹn trong 04 giờ sau đó. 
9. Sau 6 giờ, bệnh nhân được vận động và 
ăn uống bình thường và xuất viện ngày hôm 
sau. Dặn dò bệnh nhân tránh gắng sức làm gia 
tăng áp lực ổ bụng và dung thực phẳm dễ tiêu 
trong 07 ngày. 
10. Tái khám sau 03 tháng đánh giá lại lâm 
sàng, tinh dịch đồ và siêu âm Doppler bìu. 
Hình 1. Phân loại Bähren (tĩnh mạch tinh trong trái 
(ISV)) 
Típ 0: Tĩnh mạch thừng tinh trong không bị suy 
Típ 1: Suy đơn độc tĩnh mạch thừng tinh trong kèm suy 
van đường ra; 
Típ 2: Suy tĩnh mạch thừng tinh trong kèm nhiều dòng 
chảy thoát ra hoặc có kết nối phía trong của tĩnh mạch 
thừng tinh trong và tĩnh mạch thận; 
- 2a: suy van đường ra 
- 2b: van đường ra còn tốt; 
Típ 3: Tồn tại 1 bản sao của tĩnh mạch thừng tinh trong 
nằm ở phía trong của tĩnh mạch thừng tinh ban đầu, 
kèm suy van đường ra; 
Típ 4: Tĩnh mạch thừng tinh trong nối với tĩnh mạch 
thận, tĩnh mạch bao thận, hoặc tĩnh mạch sau phúc mạc; 
- 4a, suy van đường ra; 
- 4b, van đường ra còn tốt; 
Típ 5: tĩnh mạch thận đôi. 
KẾT QUẢ 
Thời gian can thiệp 90 phút. 
Thuyên tắc thành công tĩnh mạch tinh giãn. 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân năm 2018 321
Chất liệu thuyên tắc: 1,5mL NBCA pha 
Lipiodol tỷ lệ 1:1 
Thời gian chiếu tia (fluoroscopy time) 15 phút. 
Không ghi nhận tai biến – biến chứng sau 
can thiệp: Đau ít vùng hông lưng, tự giới hạn với 
thuốc giảm đau Paracetamol uống, không tụ 
máu vùng đùi, không sốt. 
Hình 2. Giãn tĩnh mạch tinh trái độ III (trước và sau 
can thiệp) 
Hình 3. Tinh dịch đồ trước can thiệp: thiểu, ngược tinh 
Hình 4. Ekip can thiệp 
Hình 5. Microcatheter trong tĩnh mạch tinh 
Hình 6. Cột keo NBCA trong tĩnh mạch tinh sau 
thuyên tắc 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân năm 2018 322
Xuất viện ngày hôm sau. Chúng tôi duy trì 
liên lạc với bệnh nhân qua điện thoại, không 
ghi nhận triệu chứng liên quan, bệnh nhân rất 
hài lòng. 
Tái khám sau 6 tuần: Tình trạng đau bìu 
giảm đáng kể (bệnh nhân khai giảm > 90%), siêu 
âm Doppler bìu ghi nhận tĩnh mạch tinh giãn 
nhẹ, Valsava (-), chưa làm được tinh dịch đồ 
(hẹn kiểm tra sau 3 tháng). 
BÀN LUẬN 
Phương pháp thuyên tắc nội mạch trong 
giãn tĩnh mạch thừng tinh sử dụng chất keo 
NBCA là phương pháp điều trị an toàn và hiệu 
quả. Tuy nhiên, điều kiện và yêu cầu tiên quyết 
để đạt hiệu quả cao là những hình ảnh X quang 
tĩnh mạch chẩn đoán phải thật chính xác. Chúng 
ta phải chú ý và cố gắng thuyên tắc những 
nhánh của tĩnh mạch tinh, triệt tiêu tuần hoàn 
bàng hệ. Một số báo cáo cho thấy phương pháp 
này an toàn và hiệu quả cao nếu phẫu thuật viên 
được đào tạo bài bản, có kinh nghiệm trong lĩnh 
vực can thiệp nội mạch(17,18). 
Phương pháp này được hình thành qua 
nhiều năm kinh nghiệm và trên thế giới đã được 
đưa vào thực hành từ năm 2007. Do đặc điểm về 
giải phẫu của tĩnh mạch chủ dưới, tĩnh mạch 
thận và góc giao nhau với tĩnh mạch tinh, thông 
mạch máu Cobra có thể trượt ra khỏi tĩnh mạch 
tinh, nhưng không thể đặt catheter vào sâu hơn 
do dây dẫn không thể đi sâu thêm. Những lý do 
trên làm kéo dài thời gian thủ thuật và, có tác giả 
báo cáo 02 trường hợp bị tổn thương bóc tách 
thành mạch gây thoát thuốc cản quang ra ngoài. 
Do vậy, không khuyến cáo chụp X quang tĩnh 
mạch kiểm tra sau can thiệp(19). 
Chất keo n-butyl cyanoacrylate đã được sử 
dụng trong nhiều năm trong lĩnh vực thần kinh 
can thiệp (neuroradiological intervention). Với 
những nhược điểm gồm việc kiểm soát chất keo 
khó khăn, hiện tượng trùng hợp xảy ra tức thì và 
không đảo ngược và đường cong học tập dài. 
Tuy nhiên, thuyên tắc mạch trong giãn tĩnh 
mạch thừng tinh khác hẳn so với thuyên tắc 
mạch máu não dị dạng. Khác biệt lớn nhất là ở 
tính chất dòng chảy. Trong dị dạng mạch máu 
não, đặc trưng bởi hiện diện những tổn thương 
rò động tĩnh mạch, tốc độ dòng chảy lớn làm 
việc kiểm soát chất keo khó khăn. Trong khi đó, 
ở vị trí Trendelenburg và bệnh nhân trong trạng 
thái thực hiện nghiệm pháp Valsava, dòng máu 
trong tĩnh mạch tinh dường như là dừng chảy, 
giúp cho dễ kiểm soát phản ứng trùng hợp của 
hỗn hợp NBCA đậm đặc (pha với Lipiodol tỷ lệ 
1:1). Không có bất kỳ biến chứng liên quan đến 
kỹ thuật được ghi nhận trong và sau can thiệp 
cho bệnh nhân này. 
Về khía cạnh chi phí, sử dụng NBCA để 
thuyên tắc tĩnh mạch tinh có giá thành rất hợp 
lý, hiện nay chi phí khoảng 250.000 đ/lọ NBCA 
và 2.700.000 đ/01 lọ Lipiodol 10%. Thời gian nằm 
viện ngắn, có thể trở lại làm việc sớm giúp hạn 
chế tối đa chi phí liên quan đến điều trị. 
Những báo cáo trước đây cho rằng NCBA 
có thể sử dụng chủ yếu trong điều trị các 
trường hợp giãn tĩnh mạch tinh tái phát(12). Tuy 
nhiên, với nhiều bác sĩ được đào tạo sử dụng 
ống thông mạch máu và chất keo NBCA, thì 
ngày nay có nhiều người ủng hộ phương pháp 
can thiệp này như là lựa chọn ưu tiên cho tất 
cả bệnh nhân có giãn tĩnh mạch thừng tinh 
cần can thiệp ngoại khoa. 
KẾT LUẬN 
Thuyên tắc nội mạch sử dụng keo NCBA 
trong điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh là khả 
thi, có thể áp dụng thường quy hơn trong lựa 
chọn điều trị cho bệnh nhân vì dường như 
phương pháp này khá an toàn, hiệu quả và chi 
phí hợp lý. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Baazeem A, Belzile E, Ciampi A et al (2011). Varicocele and 
male factor infertility treatment: a new meta-analysis and 
review of the role of varicocele repair. Eur Urol;60(4):796–808. 
2. Jarow JP, Coburn M, Sigman M (1996). Incidence of 
varicoceles in men with primary and secondary infertility. 
Urolog; 47(1):73–76. 
3. Belloli G, D’Agostino S, Pesce C et al (1993). Varicocele in 
childhood and adolescence and other testicular anomalies: an 
epidemiological study. Pediatr Med Chir;15(2):159–62. 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân năm 2018 323
4. Oster J (1971). Varicocele in children and adolescents. An 
investigation of the incidence am ong Danish school children. 
Scand J Urol Nephrol;5(1): 27–32 
5. Braedel HU, Steffens J, Ziegler M et al (1994). A possible 
ontogenic etiology for idiopathic left varicocele. J Urol; 151(1): 
62–66 
6. Mali WP, Oei HY, Arndt JW et al (1986). Hemodynamics of 
the varicocele. Part II. Correlation among the results of 
renocaval pressure measurements, varicocele scintigraphy 
and phlebography. J Urol; 135(3): 489–93. 
7. Agarwal A, Sharma RK, Desai NR et al (2009). Role of 
oxidative stress in pathogenesis of varicocele and infertility. 
Urology;73(3): 461–69. 
8. Sakamoto H, Saito K, Shichizyo T et al (2006). Color Doppler 
ultrasonography as a routine clinical examination in male 
infertility. Int J Urol; 13: 1073–8. 
9. Dewire DM, Thomas AJJ, Falk RM et al (1994). Clinical 
outcome and cost comparison of percutaneous embolization 
and surgical ligation of varicocele. J Androl; 15: 38S–42S. 
10. Reyes BL, Trerotola SO, Venbrux AC et al (1994). 
Percutaneous embolotherapy of adolescent varicocele: results 
and long-term follow-up. J Vasc Interv Radiol; 5(1): 131–34. 
11. Klamut M, Szczerbo-Trojanowska M (1993). Embolizacja żyły 
jądrowej w żylakach powrózka nasiennego. Radiologia t. III. 
PZWL;: 424–25. 
12. Kunnen M (1980). New techniques for embolisation of the 
internal spermatic vein: intravenous tissue adhesive. Rofo; 
133(6): 625–29. 
13. Brothers MF, Kaufmann JC, Fox AJ et al (1989). N-Butyl 2-
cyanoacrylate–substitute for IBCA in interventional 
neuroradiology: histopathologic and polymerization time 
studies. AJNR Am J Neuroradiol; 10(4): 777–86. 
14. Sze DY, Kao JS, Frisoli JK et al (2008). Persistent and recurrent 
postsurgical varicoceles: venographic anatomy and treatment 
with N-butyl cyanoacrylate embolization. J Vasc Interv Radiol; 
9(4): 539–45. 
15. Dubin L, Amelar RD (1970). Varicocele size and results of 
varicocelectomy in selected subfertile men with varicocele. 
Fertil Steril; 21(8): 606–9. 
16. Bahren W, Lenz M, Porst H et al (1983). Side effects, 
complications and contraindications for percutaneous 
sclerotherapy of the internal spermatic vein in the treatment 
of idiopathic varicocele. Rofo; 138(2): 172–79. 
17. Heye S, Maleux G, Wilms G (2006). Pain experience during 
internal spermatic vein embolization for varicocele: 
comparison of two cyanoacrylate glues. Eur Radiol; 16(1): 132–
36. 
18. Vanlangenhove P, De Keukeleire K, Everaert K et al (2012). 
Efficacy and Safety of Two Different n-Butyl-2-Cyanoacrylates 
for the Embolization of Varicoceles: A Prospective, 
Randomized, Blinded Study. Cardiovasc Intervent Radiol; 35: 
598–606 
19. Radosław Pietura et al (2013). Endovascular embolization of 
varicoceles using n-butyl cyanoacrylate (NBCA) glue. Pol J 
Radiol; 78(2): 26-30. 
Ngày nhận bài báo: 22/11/2017 
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 17/12/2017 
Ngày bài báo được đăng: 25/03/2018 

File đính kèm:

  • pdfcan_thiep_noi_mach_thuyen_tac_tinh_mach_thung_tinh_gian_bang.pdf