Cảm hứng nhân văn trong văn xuôi Nguyễn Thị Kim Hòa

Nguyễn Thị Kim Hòa sáng tác nhiều thể loại: truyện ngắn, truyện dài, tản văn nhưng đều xuất

phát từ một nguồn cảm hứng nhân văn. Đó là những trăn trở, suy tư, rung động mãnh liệt của tác

giả về hiện thực đời sống và con người vùng nắng, gió Phan Rang. Bài viết dựa trên kết quả nghiên

cứu kết hợp với phương pháp phân tích - tổng hợp để giới thiệu những nét độc đáo trong cảm hứng

nghệ thuật và văn phong của nhà văn trẻ Nguyễn Thị Kim Hòa.

Cảm hứng nhân văn trong văn xuôi Nguyễn Thị Kim Hòa trang 1

Trang 1

Cảm hứng nhân văn trong văn xuôi Nguyễn Thị Kim Hòa trang 2

Trang 2

Cảm hứng nhân văn trong văn xuôi Nguyễn Thị Kim Hòa trang 3

Trang 3

Cảm hứng nhân văn trong văn xuôi Nguyễn Thị Kim Hòa trang 4

Trang 4

Cảm hứng nhân văn trong văn xuôi Nguyễn Thị Kim Hòa trang 5

Trang 5

Cảm hứng nhân văn trong văn xuôi Nguyễn Thị Kim Hòa trang 6

Trang 6

Cảm hứng nhân văn trong văn xuôi Nguyễn Thị Kim Hòa trang 7

Trang 7

Cảm hứng nhân văn trong văn xuôi Nguyễn Thị Kim Hòa trang 8

Trang 8

Cảm hứng nhân văn trong văn xuôi Nguyễn Thị Kim Hòa trang 9

Trang 9

Cảm hứng nhân văn trong văn xuôi Nguyễn Thị Kim Hòa trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 11 trang minhkhanh 8740
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Cảm hứng nhân văn trong văn xuôi Nguyễn Thị Kim Hòa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Cảm hứng nhân văn trong văn xuôi Nguyễn Thị Kim Hòa

Cảm hứng nhân văn trong văn xuôi Nguyễn Thị Kim Hòa
 VAN HIEN UNIVERSITY JOURNAL OF SCIENCE VOLUME 6 NUMBER 3 
88 
CẢM HỨNG NHÂN VĂN TRONG VĂN XUÔI NGUYỄN THỊ KIM HÒA 
Phạm Đặng Thùy Dương 
Trường Đại học Văn Hiến 
phuhung@thietbipccc.vn 
Ngày nhận bài: 24/10/2018; Ngày duyệt đăng: 17/12/2018 
Tóm tắt 
Nguyễn Thị Kim Hòa sáng tác nhiều thể loại: truyện ngắn, truyện dài, tản văn nhưng đều xuất 
phát từ một nguồn cảm hứng nhân văn. Đó là những trăn trở, suy tư, rung động mãnh liệt của tác 
giả về hiện thực đời sống và con người vùng nắng, gió Phan Rang. Bài viết dựa trên kết quả nghiên 
cứu kết hợp với phương pháp phân tích - tổng hợp để giới thiệu những nét độc đáo trong cảm hứng 
nghệ thuật và văn phong của nhà văn trẻ Nguyễn Thị Kim Hòa. 
Từ khóa: cảm hứng nhân văn, phong cách, Nguyễn Thị Kim Hòa. 
Humanitarian inspiration in the prose works of Nguyen Thi Kim Hoa 
Abstract 
Nguyen Thi Kim Hoa composed many genres: short stories, long stories, and literature but all 
came from a human inspiration. Those are the concerns, thoughts and vibrations of the author 
about the real life and people in the sunny and windy areas of Phan Rang. The article is based on 
research results combined with analysis - synthetic methods to introduce the unique features in 
artistic inspiration and style of young writer Nguyen Thi Kim Hoa. 
Keywords: humanitarian inspiration, style, Nguyen Thi Kim Hoa. 
Mở đầu 
Vượt qua hơn 1000 tác phẩm dự thi và giành 
được giải Nhất cuộc thi Truyện ngắn Tạp chí 
Văn nghệ quân đội 2013 - 2014, Nguyễn Thị 
Kim Hòa1 được bạn đọc gần xa yêu thích và 
đánh giá cao. Dù viết về đề tài lịch sử, chiến 
tranh hay xã hội nhà văn luôn dành sự ưu ái, 
quan tâm đến những người mẹ, người vợ, người 
chị bởi cuộc đời họ thường chịu nhiều thua thiệt, 
tổn thương mà không gì có thể bù đắp được. Tuy 
nhiên, đến thời điểm này chưa có nhiều công 
trình nghiên cứu đề cập đến tác giả và tác phẩm 
một cách hệ thống. Vì thế, bài viết mong muốn 
cung cấp một số cảm hứng nhân văn mới mẻ 
trong văn xuôi Nguyễn Thị Kim Hòa để giúp 
người đọc có cái nhìn bao quát về những vấn đề 
mà nhà văn trăn trở, ưu tư trong tác phẩm. 
1 Nhà văn Nguyễn Thị Kim Hòa tên thật cũng là bút danh, 
sinh năm 1984 tại Ninh Thuận. Hiện nay, tác giả đang sống 
Nhà văn trẻ Nguyễn Thị Kim Hòa - vệt 
nhớ miền sa mạc 
Bắt đầu sáng tác năm 2009, đến năm 2014, 
Nguyễn Thị Kim Hòa đã khẳng định được tên 
tuổi của mình bằng các giải thưởng cao như: Giải 
Nhất cuộc thi Truyện ngắn Tạp chí Văn nghệ 
quân đội 2013 - 2014 với ba truyện ngắn Đỉnh 
khói, Hương thôn dã, Thôi mùa cỏ cháy; Giải 
Nhất cuộc Vận động sáng tác Văn học thiếu nhi 
giai đoạn 2013 - 2015 của Hội nhà văn Đan Mạch 
phối hợp NXB – Kim Đồng tổ chức, với tác phẩm 
Hoàng tử Rơm; Giải C Liên hiệp các hội Văn học 
nghệ thuật Việt Nam 2015 với tập Đỉnh Khói, 
Nguyễn Thị Kim Hòa thử sức song song hai 
lĩnh vực người lớn, trẻ em và lĩnh vực nào nhà 
văn cũng gặt hái thành công. Đối với truyện 
thiếu nhi rất kén chọn cách viết nhưng chị lại 
và làm việc tại Ninh Thuận. Chị cũng là hội viên Hội Văn 
học tỉnh Ninh Thuận và Hội Nhà văn Việt Nam. 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN HIẾN TẬP 6 SỐ 3 
89 
hóa thân thành công trong thế giới nhân vật ấy. 
Có lẽ nhờ tiếp xúc thường xuyên với các học trò 
nên tác giả dễ thấu hiểu các em để từ đó thể hiện 
trên trang viết một cách tự nhiên, trong sáng. 
Nguyễn Thị Kim Hòa mê đọc sách, yêu văn 
chương từ nhỏ. Lên cấp ba, tác giả bộc lộ tài 
năng qua giải thưởng học sinh giỏi Văn quốc gia 
nhưng chưa bao giờ chị nghĩ sẽ gắn bó cuộc đời 
mình với văn chương. 
Đọc những dòng tâm sự của Nguyễn Thị 
Kim Hòa trên báo Phụ nữ online về công việc, 
thời gian sáng tác, chúng ta thật sự cảm phục 
trước sức mạnh nội lực của nhà văn trẻ. Giờ đây, 
chị xem “viết như là hơi thở”, để “được sống 
nhiều trong cùng một kiếp người”. Càng đi vào 
con đường văn chương nhà văn càng được mở 
rộng tầm mắt về cuộc sống chung quanh, càng 
hiểu mọi người và hiểu mình hơn. Qua mỗi cảnh 
đời, mỗi một số phận nhân vật, chị như được 
tiếp thêm ước mơ, hy vọng để vững bước trong 
cuộc đời “Nếu như trước năm 25 tuổi, tôi đã 
luôn dùng lạc quan để mỉm cười, chấp nhận thiệt 
thòi sức khỏe số phận đã dành cho mình, thì từ 
năm 25 tuổi đến bây giờ, khi đối diện thêm với 
căn bệnh cột sống, may làm sao, ngoài lạc quan 
tôi còn có văn chương” (Hoàng Đăng Khoa, 
2017: tr. 60). 
Khi Tản văn Sa mạc và những vệt nhớ ra đời, 
Nguyễn Thị Kim Hòa đã nhận được không ít lời 
khen từ các nhà văn đi trước. Khi tiếp xúc với 
thế giới truyện của Nguyễn Thị Kim Hòa, chúng 
tôi nhận ra cái tình của nhà văn trẻ đối với quê 
hương sâu nặng vô cùng. Tác giả vận dụng hoàn 
toàn chất liệu cuộc sống của vùng đất miền gió 
cát Phan Rang. Những cái tên như sông Dinh, 
chợ Nại, núi Chà Bang, động cát Nam Cương, 
những loại cây như: xương rồng, bồn bồn, nem, 
những đặc sản như: nho, cừu, cát trắng, dông, 
tất cả đều thường trực trong trang viết của nhà 
văn. Rồi từng ngọn bấc, hạt mưa cho đến những 
bông hoa mọc lên từ sa mạc cằn cỗi bỗng trở nên 
tươi đẹp, sống động lạ thường qua lăng kính của 
tác giả. Nên hiện thực trong truyện của Nguyễn 
Thị Kim Hòa là hiện thực cuộc sống đời thường, 
quen biết xung quanh. Chỉ khác là hiện thực ấy 
được sinh ra từ cảm xúc nhiệt thành, từ sự rung 
động tha thiết của trái tim dành cho xứ sở. 
Qua chín năm kết duyên cùng văn chương, 
Nguyễn Thị Kim Hòa đã khẳng định được tài 
năng, vị trí của mình trong đội ngũ những người 
sáng tác trẻ cả nước. Điều đáng quý là chị sử 
dụng khá lớn từ ngữ của đất và người vùng 
nắng, gió trong tác phẩm của mình: “Nguyễn 
Thị Kim Hòa đem được cái gân guốc dữ dội của 
cuộc sống vào con chữ” (Nguyễn Thị Kim Hòa, 
2012: tr. 9). Chính đặc điểm này đã tạo cho cây 
bút xứ Phan Rang một văn phong riêng biệt 
mang đậm dấu ấn cá nhân. 
Biểu hiện chủ yếu của cảm hứng nhân văn 
trong văn xuôi Nguyễn Thị Kim Hòa 
Trên con đường sáng tạo nghệ thuật, ngoài 
quá trình làm việc nghiêm túc, ...  được tình cảm của 
cha mẹ đối với con cái. Thế nên, các thành viên 
trong gia đình hãy yêu thương, tin tưởng và tha 
thứ cho nhau để mái ấm gia đình mãi mãi là bến 
đỗ bình yên cho mọi người trong suốt cuộc đời. 
Hãy trân trọng, nâng niu, nuôi dưỡng hạnh phúc 
gia đình và đừng bao giờ vì yêu thương mà lại 
làm đau chính mình và những người mình yêu 
quý nhất. 
Số phận bi ai của người phụ nữ hiện lên trên 
trang viết của Nguyễn Thị Kim Hòa đâu chỉ có 
đau khổ vì nghèo, vì bất hạnh trong tình duyên, 
mà họ còn gánh chịu nhiều nỗi cay đắng do 
những tập tục cổ hủ gây ra. 
Tập tục cổ hủ đã làm khổ biết bao người phụ 
nữ vô tội. Với quan niệm “Nhất nam viết hữu, 
thập nữ viết vô”, người phụ nữ Việt Nam đã bị 
đẩy xuống địa vị thấp nhất trong thời gian qua. 
Thế nên, trong truyện Cơn lũ vẫn chưa qua, 
người đọc hiểu được vì sao ngày Dương chào 
đời, người mợ đã dửng dưng đứng bịt mũi ngoài 
cửa sổ cười chê: “Rồi !... Làm gì không làm lại 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN HIẾN TẬP 6 SỐ 3 
95 
đi làm giống nằm ngửa cho lũ đàn ông chơi!” 
(Nguyễn Thị Kim Hòa, 2014: tr. 12). Dưới chế 
độ cũ, người phụ nữ còn bị cấm không cho đi 
học, Hướng Dương cũng vậy, tám tuổi vẫn chưa 
có giấy khai sinh, một cái tên đầy đủ họ cũng 
không. Rồi quan niệm về “chữ trinh” đã làm khổ 
biết bao người con gái. Trước ngày lấy chồng, 
người con gái có yêu ai thì không được đánh mất 
“chữ trinh”. Trong Cơn lũ vẫn chưa qua, nếu 
Thụ không biết rõ Hướng Dương còn trong 
trắng thì chắc gì cô được làm vợ Thụ: “Thấy 
chưa Đàn ông thực ra vẫn thích lắm được làm 
chủ đốm hoa chấm màu trinh trắng” (Nguyễn 
Thị Kim Hòa, 2014: tr. 63, 64). Khi gia đình 
không hạnh phúc, bao giờ người phụ nữ cũng bị 
gia đình chồng kết tội. Mẹ chồng Hướng Dương 
cũng thế, biết con trai mình hư hỏng, say khướt 
cả ngày, bà không khuyên dạy được nửa lời. Đã 
thế, bà còn đổ lỗi cho con dâu: “từ khi bước vào 
nhà là đem xui đem rủi, làm hại làm hư con trai 
duy nhất của bà” (Nguyễn Thị Kim Hòa, 2014: 
tr. 94). Đại diện cho thành kiến trong câu 
chuyện không phải ai xa lạ mà chính là mẹ Thụ. 
Trên đời này không có ai là người hoàn hảo, 
có chăng chỉ là sự tự đề cao mình mà thôi. Ai 
cũng có quá khứ nhưng đâu phải ai cũng may 
mắn, hạnh phúc có một quá khứ đẹp và trong 
sạch. Vậy mà, cái lý do Hướng Dương bị chồng 
từ chối quyền làm vợ, làm mẹ chỉ vì quá khứ: 
“Tôi gửi đơn lên tòa là để nhờ luật pháp giải 
quyết cho rõ ràng. Tôi đồng ý cho cô ta ẵm con 
trai tôi đi vì nó còn nhỏ quá, cần có mẹ. Còn con 
gái tôi, cháu đang tuổi ăn tuổi lớn, sống với một 
người mẹ quá khứ phức tạp như cô ta lỡ cháu bị 
ảnh hưởng thì sao” (Nguyễn Thị Kim Hòa, 
2014: tr. 94). Đúng là Dương có tội: “Tội lớn 
nhất của Dương là trốn chạy. Dương phải làm gì 
đây khi thứ Dương muốn chạy trốn đó đã đuổi 
ngay đến chân Dương. Và giờ người ta đang 
dùng nó để tấn công Dương, tước con gái 
Dương ra khỏi tay Dương” (Nguyễn Thị Kim 
Hòa, 2014: tr. 95). Phải chăng vì thành kiến tàn 
nhẫn ấy đã giết chết ước mơ, khát vọng của một 
người phụ nữ đáng thương. Dương phải trả một 
cái giá quá đắt cho cái gọi là “quá khứ”. Hay 
chính những người làm cha, làm mẹ ấy đã góp 
phần nuôi dưỡng những tập tục bất công, góp 
phần làm khổ người phụ nữ. 
Cho đến hôm nay, người đời vẫn còn lắm 
thành kiến. Họ cho rằng những cô gái làm nghề 
“bán hoa” đều là kẻ bay bướm, bạc tình. Và 
không cần phân biệt ai tốt, ai xấu, hễ người nào 
làm cái nghề này luôn bị xã hội khinh miệt, cười 
chê. Nếu cô gái nào có người yêu cũng chưa 
chắc được gia đình chàng trai chấp nhận cưới. 
Như trong truyện Cơn lũ vẫn chưa qua, khi biết 
anh Cộc yêu chị Xảo, ba mẹ anh Cộc bảo rằng: 
“Mày lụi tao với với mẹ mày chết tươi đi rồi hãy 
qua rước đĩ về nhà!” (Nguyễn Thị Kim Hòa, 
2014: tr. 18). Câu nói của cha mẹ anh Cộc chính 
là phát ngôn cho thành kiến xã hội. 
Ngoài Cơn lũ vẫn chưa qua, truyện ngắn của 
Nguyễn Thị Kim Hòa còn xuất hiện rất nhiều 
người phụ nữ sống bằng nghề buôn hương bán 
phấn như: Ven sông, Tái sinh, Thôi mùa cỏ cháy. 
Tuy mỗi người có hoàn cảnh sống khác nhau 
nhưng họ đều có điểm chung là tứ cố vô thân, 
nghèo khổ song hết thảy đều có tấm lòng nhân 
ái, sống tình cảm, ước mơ đẹp đáng để chúng ta 
trân trọng. Họ thật sự đáng thương hơn đáng 
trách. Suy đến cùng, họ không có lỗi, mại dâm 
cũng không phải là lỗi của người phụ nữ nhưng 
định kiến xã hội bao đời nay vẫn chưa buông tha 
cho họ. Chính xã hội với những mặt trái, những 
bất công của chế độ nam quyền, phụ quyền đã 
xô đẩy người phụ nữ và buộc họ làm cái nghề 
đáng khinh bỉ này. 
Đằng sau số phận của Hướng Dương, Xảo, 
Bèo, Mén, nhà văn lên án gay gắt những phong 
tục, lễ giáo cổ hủ đã đối xử bất công với người 
phụ nữ. Đồng thời nhà văn đã cho chúng ta thấy 
được khoảng tối trong tâm hồn những con người 
lỡ sa chân vào cái nghề lắm bạc bẽo này. Từ đó 
người viết kín đáo gửi gắm sự yêu thương và 
chia sẻ với họ. Đây cũng là cái tâm của một 
người cầm bút mà từ những tác phẩm đầu tiên 
chúng ta có thể cảm nhận được ở cây bút trẻ xứ 
Phan Rang. 
Cảm hứng nhân văn - dấu văn Nguyễn Thị 
Kim Hòa trong đời sống văn học trẻ Việt 
Nam đầu thế kỷ XXI 
Trong nền văn học Việt Nam trung đại, tác 
 VAN HIEN UNIVERSITY JOURNAL OF SCIENCE VOLUME 6 NUMBER 3 
96 
giả nữ rất hiếm hoi: Hồ Xuân Hương, Bà Huyện 
Thanh Quan, Đoàn Thị Điểm Sang đầu thế kỷ 
XX, các nhà văn nữ vẫn vắng bóng trên văn đàn 
bởi quan niệm phong kiến hà khắc, người phụ 
nữ bị trói buộc bởi bổn phận làm mẹ, làm vợ. Ở 
giai đoạn 1930 – 1945, người phụ nữ cũng bị chi 
phối bởi hoàn cảnh xã hội, đất nước chiến tranh 
nên sáng tác văn học ưu thế vẫn thuộc về các 
nhà văn nam như Thạch Lam, Nam Cao, Ngô 
Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nhưng đến 1945 - 
1975 một số cây bút nữ đã khẳng định được vị 
thế trên văn đàn: Vũ Thị Thường, Lê Minh 
Khuê, Nguyễn Thị Ngọc Tú, Sau năm 1975, 
xuất hiện nhiều nhà văn nữ tên tuổi như: Võ Thị 
Hảo, Nguyễn Thị Thu Huệ, Đoàn Lê, Phạm Thị 
Hoài, Phan Thị Vàng Anh, Dạ ngân, Y Ban, 
Nguyễn Ngọc Tư mà phần lớn tài năng văn 
chương của họ được khẳng định qua những giải 
thưởng, tạo ấn tượng sâu đậm trong tâm trí bạn 
đọc. Nhiều tác phẩm đã công khai “danh tính” 
của giới nữ ngay từ nhan đề: Hành trang người 
đàn bà Âu Lạc (Võ Thị Hảo, 2015), Người đàn 
bà ám khói (Nguyễn Thị Thu Huệ, 2006), Người 
đàn bà bơi trên sóng (Bích Ngân, 2011) 
Hầu hết, thế hệ nhà văn nữ sau 1975 tỏ ra 
năng động. Nhà văn Văn Giá cho rằng: “Cái tôi 
trong văn học nữ hôm nay là cái tôi đa diện, đã 
ngã”. Hơn ai hết, họ đến với văn chương “như 
một sự lắng nghe, một sự thấu hiểu. Vì đó chính 
là tiếng lòng của họ, là những khát khao tự giải 
phóng bản thân mình” (Phùng Gia Thế và cộng 
sự, 2016: tr. 278). 
Đáng mừng là bước sang thế kỷ XXI, bên 
cạnh những cây bút quen thuộc, văn đàn nước ta 
được tiếp thêm sức trẻ bởi các nhà văn thuộc thế 
hệ 8X. Các tác giả này đã có hàng loạt truyện 
ngắn được xuất bản làm cho đời sống văn học 
sôi động hẳn lên như: Nguyễn Anh Đào - Chỉ 
cần em biết khóc, Đỗ Đức Anh - Những sắc màu 
của gió, Ngô Thị Hạnh - Khúc hát giờ kẹt xe, 
Trương Thanh Thùy - Một nửa của tình yêu, 
Nguyễn Thị Hải - Quả đồi phía Tây, Tiểu Quyên 
- Con tàu đi tìm sân ga Trong những nhà văn 
ấy thì Nguyễn Thị Kim Hòa được bạn đọc gần 
xa biết đến nhiều hơn, mặc dù chị không tham 
gia những phong trào mới thời thượng về sáng 
tác, về cách tân theo khuynh hướng trào lưu như 
các nhà văn trẻ cùng thời. Nguyễn Thị Kim Hòa 
cũng tiếp thu cái mới của văn học hiện đại (nữ 
quyền) nhưng chủ yếu là về những người phụ 
nữ xung quanh: “Những người thân yêu ruột 
thịt, bạn bè, hàng xóm, những người quen sơ 
hay cả những người chưa gặp một lần. Tất cả họ, 
dù khác nhau về hoàn cảnh sống, gia đình hay 
vị trí xã hội, vẫn có chung nhau một khát khao 
cháy bỏng khôn cùng về hạnh phúc” (Nguyễn 
Thị Kim Hòa, 2012: tr. bìa). 
Nguyễn Thị Kim Hòa sáng tác nhiều thể loại: 
truyện dài, truyện ngắn, tản văn nhưng lĩnh vực 
truyện ngắn đã đem đến thành công và hình 
thành nên văn phong đặc biệt cho chị. Dù viết 
về đề tài thế sự, chiến tranh hay lịch sử, cây bút 
trẻ đều khẳng định được dấu văn của mình trên 
văn đàn. 
Ở đề tài thế sự, nhà văn viết về những vấn đề 
gia đình, xã hội đương thời, gắn với không gian 
của vùng đất Ninh Thuận. Tác giả đã khẳng định 
những câu chuyện được kể luôn “có xen lẫn cả 
biển, cả cát, cả cái gió như “phan” và nắng như 
“rang” của vùng đất quê tôi. Những câu chuyện 
mà hình như đau đáu trong đó cả những khao 
khát của chính tôi” (Nguyễn Thị Kim Hòa, 
2012: tr. bìa). Nhân vật trong truyện của nhà văn 
sa mạc thuộc nhiều thành phần trong xã hội: 
người mẹ, người vợ, người chị lao động ở miền 
quê, các em sinh viên, học sinh, thầy, cô giáo, 
ông già chăn cừu, anh thợ hớt tóc, các chị tiếp 
viên, bà chủ quán Hiện lên trong mỗi câu 
chuyện là vẻ đẹp của cảnh vật thiên nhiên, cuộc 
sống của người dân lam lũ chất phác ở vùng đất 
có khí hậu đầy khắc nghiệt để từ đó chúng ta 
thông cảm cho những gian khổ trong việc mưu 
sinh cũng như khâm phục được tinh thần lạc 
quan, vượt lên hoàn cảnh của họ. 
Ở đề tài chiến tranh, Nguyễn Thị Kim Hòa 
đã mở ra một điểm nhìn khác cho người đọc. 
Mượn hiện thực từ thân phận người phụ nữ để 
cảm nhận cuộc chiến, nhà văn trẻ đã làm nổi bật 
những bi kịch đau thương - mất mát mà trước đó 
văn học chưa đề cập đến. Đó là nỗi đau ghê gớm 
của người chị có hai em trai đối đầu nhau trong 
cuộc chiến. Đó là tâm tư của một cô gái làng 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN HIẾN TẬP 6 SỐ 3 
97 
chơi đêm đêm hứng chịu biết bao tiếng khóc của 
những kẻ đàn ông ở “phía bên kia”. Hay nỗi ám 
ảnh chiến tranh đã làm cho một người con gái 
“mỗi lần nhìn về quê hương chỉ thấy kinh sợ, 
thấy đau đớn”. Bằng cảm hứng nhìn thẳng, nói 
thực về cuộc chiến tác giả đã mang đến cho độc 
giả cảm nhận mới mẻ, đầy đủ về cái tàn nhẫn 
chiến tranh. Chiến tranh đâu chỉ tàn phá thể xác 
mà còn có cả tâm hồn. Những chiến công oanh 
liệt, những danh vị cao sang cũng không thể bù 
đắp được quyền lợi thiêng liêng của mỗi con 
người. Đó là quyền: làm chồng, làm cha, làm 
vợ, làm mẹ Từ đây nhà văn đã phát hiện và 
thông cảm với những số phận bất hạnh của họ. 
Qua đó nhà văn đã tiến thêm một bước nữa trong 
sự nghiệp của mình. 
Khi tập truyện viết về đề tài lịch sử Con chim 
phụng cuối cùng ra đời, dấu ấn của Nguyễn Thị 
Kim Hòa hiện ra đậm nét. Bằng chất liệu hiện 
thực quê hương - vương quốc Champa thuở nào 
kết hợp với thế mạnh thân phận giới của mình, 
tác giả đã tái dựng nên chín bức chân dung lịch 
sử chân thực và sinh động. Thông qua những 
câu chuyện ấy mà người đọc hiểu thêm về bi 
kịch của những người phụ nữ chốn nội cung. Họ 
chỉ là “con cờ” của “trò chơi quyền lực”. Dù thời 
bình hay thời chiến, dù hoàng hậu hay thường 
dân cuối cùng cũng có kết cục giống nhau. Từ 
bi kịch chốn hậu cung người viết muốn cảm 
thông, chia sẻ với nỗi đau của người xưa đồng 
thời gửi gắm bài học kinh nghiệm sống cho 
người đời nay. 
Có thể thấy ngôn từ trong hầu hết sáng tác 
của Nguyễn Thị Kim Hòa từ ngôn ngữ dẫn 
chuyện đến ngôn ngữ nhân vật đều mang nét đặc 
trưng của đất và người vùng nắng gió: “ Nguyễn 
Thị Kim Hòa đem được cái gân guốc dữ dội của 
cuộc sống vào con chữ” (Nguyễn Thị Kim 
Hòa, 2012: tr. 9). Số lượng từ ngữ vùng đất Nam 
Trung bộ được nhà văn sử dụng khá lớn trong 
tác phẩm của mình. Chính đặc điểm này đã tạo 
cho truyện ngắn của cây bút xứ Phan Rang một 
văn phong riêng biệt mang đậm dấu ấn cá nhân. 
Dù viết về đề tài nào, văn xuôi của Nguyễn 
Thị Kim Hòa luôn lấy cảm hứng từ thân phận 
người phụ nữ. Mặc dù cuộc đời họ đều rơi vào 
bi kịch nhưng trên tất cả họ sống với tâm hồn 
đầy nữ tính làm tròn trách nhiệm của một người 
làm mẹ, làm chị. Đằng sau mỗi trang viết là 
những trăn trở, suy tư nghiêm túc của nhà văn 
về cuộc đời về lẽ sống đầy sâu sắc. 
Kết luận 
Sự trân quý đối với quê hương xứ sở, sự yêu 
thương, trăn trở cho những phận người bé mọn 
và thái độ phê phán nhiệt thành những mặt trái 
của cơ chế xã hội, nhân tình vốn là nguồn cảm 
hứng chủ đạo trong sáng tác của cây bút vùng sa 
mạc. Đó cũng là tiếng nói cất lên từ trái tim, từ 
tiếng lòng tha thiết của nhà văn trẻ đầy lương 
tâm, trách nhiệm với cuộc đời. Những câu 
chuyện của chị dù viết về đề tài nào cũng hướng 
đến những tình cảm tốt đẹp như: tình mẫu tử 
thiêng liêng, tình anh em máu mủ, tình vợ chồng 
chung thủy, tình bạn keo sơn Tất cả đều là 
những vấn đề quan trọng và luôn có giá trị vĩnh 
cửu đối với sự tồn vong của con người và xã hội. 
Với cảm hứng độc đáo này, Nguyễn Thị Kim 
Hòa đã có những đóng góp tích cực cho nền văn 
học Việt Nam đương đại đồng thời định hình 
được dấu văn của mình trên văn đàn. 
Tài liệu tham khảo 
Nguyễn Văn Hạnh và Huỳnh Như Phương (1995). 
Lý luận văn học - vấn đề và suy nghĩ. Hà Nội, 
Nxb Giáo dục, tr.118. 
 Võ Thị Hảo, Phương Diệp, Nguyễn Thị Thu Huệ, 
Đỗ Bích Thủy và Di Li (2015). Truyện ngắn 
5 tác giả nữ. Nxb Văn học. 
Nguyễn Thị Kim Hòa (2012). Nho đắng (Truyện 
ngắn). Tp. Hồ Chí Minh, Nxb Văn hóa - Văn 
nghệ. 
Nguyễn Thị Kim Hòa (2014). Cơn lũ vẫn chưa qua 
(Truyện dài). Tp. Hồ Chí Minh, Nxb Văn hóa 
- Văn nghệ. 
Nguyễn Thị Kim Hòa (2015). Đỉnh khói (Truyện 
ngắn). Tp. Hồ Chí Minh, Nxb Văn hóa - Văn 
nghệ. 
Nguyễn Thị Kim Hòa (2016). Sa mạc và những vệt 
nhớ (Tản văn). Tp. Hồ Chí Minh, Nxb Văn 
hóa - Văn nghệ. 
Nguyễn Thị Huệ (2006). 37 truyện ngắn. Nxb Văn 
học. 
Hoàng Đăng Khoa (2017). Song hành và đối thoại. Tp. 
Hồ Chí Minh, Nxb Tổng hợp, tr. 60. 
 VAN HIEN UNIVERSITY JOURNAL OF SCIENCE VOLUME 6 NUMBER 3 
98 
Nguyễn Đăng Mạnh (1994). Con đường đi vào thế 
giới nghệ thuật của nhà văn. Hà Nội, Nxb 
Giáo dục, tr. 48. 
Bích Ngân (2011). Người đàn bà bơi trên sóng (tái 
bản). Tp. Hồ Chí Minh, Nxb Văn nghệ. 
Phùng Gia Thế - Trần Thiện Khanh (2016). Văn học 
và giới nữ - Một số vấn đề lý luận và lịch sử. 
Hà Nội, Nxb Thế giới, tr. 278.

File đính kèm:

  • pdfcam_hung_nhan_van_trong_van_xuoi_nguyen_thi_kim_hoa.pdf