Cảm hứng “giải huyền thoại” trong truyện ngắn bức thư gửi mẹ Âu cơ của Y Ban

“Giải huyền thoại” là một xu hướng văn học góp phần đưa tác phẩm tiệm cận cảm quan hậu

hiện đại với sự phá vỡ trật tự cấu trúc, đem lại một cách cảm nhận hiện thực mới lạ. Từ cảm hứng

“giải huyền thoại”, “Bức thư gửi mẹ Âu Cơ” của Y Ban đã thực hiện xuất sắc sứ mệnh văn chương,

phản ánh được những vấn đề “nóng” trong xã hội, thức tỉnh con người, truyền tải được những thông

điệp ý nghĩa về cuộc sống. Từ đó, khẳng định cái nhìn mới, tiếng nói mới mà Y Ban mang đến cho

văn học nữ Việt Nam hiện đại

Cảm hứng “giải huyền thoại” trong truyện ngắn bức thư gửi mẹ Âu cơ của Y Ban trang 1

Trang 1

Cảm hứng “giải huyền thoại” trong truyện ngắn bức thư gửi mẹ Âu cơ của Y Ban trang 2

Trang 2

Cảm hứng “giải huyền thoại” trong truyện ngắn bức thư gửi mẹ Âu cơ của Y Ban trang 3

Trang 3

Cảm hứng “giải huyền thoại” trong truyện ngắn bức thư gửi mẹ Âu cơ của Y Ban trang 4

Trang 4

Cảm hứng “giải huyền thoại” trong truyện ngắn bức thư gửi mẹ Âu cơ của Y Ban trang 5

Trang 5

Cảm hứng “giải huyền thoại” trong truyện ngắn bức thư gửi mẹ Âu cơ của Y Ban trang 6

Trang 6

Cảm hứng “giải huyền thoại” trong truyện ngắn bức thư gửi mẹ Âu cơ của Y Ban trang 7

Trang 7

Cảm hứng “giải huyền thoại” trong truyện ngắn bức thư gửi mẹ Âu cơ của Y Ban trang 8

Trang 8

Cảm hứng “giải huyền thoại” trong truyện ngắn bức thư gửi mẹ Âu cơ của Y Ban trang 9

Trang 9

Cảm hứng “giải huyền thoại” trong truyện ngắn bức thư gửi mẹ Âu cơ của Y Ban trang 10

Trang 10

pdf 10 trang minhkhanh 21080
Bạn đang xem tài liệu "Cảm hứng “giải huyền thoại” trong truyện ngắn bức thư gửi mẹ Âu cơ của Y Ban", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Cảm hứng “giải huyền thoại” trong truyện ngắn bức thư gửi mẹ Âu cơ của Y Ban

Cảm hứng “giải huyền thoại” trong truyện ngắn bức thư gửi mẹ Âu cơ của Y Ban
45
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC ÑOÀNG THAÙP Taïp chí Khoa hoïc soá 39 (08-2019)
CẢM HỨNG “GIẢI HUYỀN THOẠI” TRONG TRUYỆN NGẮN
BỨC THƯ GỬI MẸ ÂU CƠ CỦA Y BAN
 y Phạm Thị Thanh Thủy(*)
Tóm tắt
“Giải huyền thoại” là một xu hướng văn học góp phần đưa tác phẩm tiệm cận cảm quan hậu 
hiện đại với sự phá vỡ trật tự cấu trúc, đem lại một cách cảm nhận hiện thực mới lạ. Từ cảm hứng 
“giải huyền thoại”, “Bức thư gửi mẹ Âu Cơ” của Y Ban đã thực hiện xuất sắc sứ mệnh văn chương, 
phản ánh được những vấn đề “nóng” trong xã hội, thức tỉnh con người, truyền tải được những thông 
điệp ý nghĩa về cuộc sống. Từ đó, khẳng định cái nhìn mới, tiếng nói mới mà Y Ban mang đến cho 
văn học nữ Việt Nam hiện đại.
Từ khóa: Giải huyền thoại, Y Ban, Bức thư gửi mẹ Âu Cơ.
1. Đặt vấn đề
Nhìn lại nền văn học hiện đại Việt Nam, nhất 
là từ sau thời kì đổi mới, ta thấy một điều thú vị 
là ngay giữa kỷ nguyên công nghệ thông tin, văn 
chương lại hứng thú với những câu chuyện mang 
hơi hướng huyền thoại, với những nhân vật kỳ ảo. 
Với tinh thần “giải thiêng”, dùng “huyền thoại” 
để “giải huyền thoại”, các nhà văn đã đi vào tái 
hiện một thế giới khác, một thực tại khác nhằm 
phá vỡ cái nhìn phiến diện, một chiều về con 
người và cuộc đời. Xét trên một phương diện nào 
đó, xu hướng “giải huyền thoại” đã góp phần đưa 
tác phẩm tiệm cận cảm quan hậu hiện đại với sự 
phá vỡ trật tự cấu trúc. Đồng thời, thông qua đó, 
các tác giả có điều kiện đi vào khai thác những 
thế giới bí ẩn trong tiềm thức và siêu thức ở mỗi 
con người. Tìm hiểu xu hướng “giải huyền thoại” 
trong một số truyện ngắn Việt Nam đương đại 
không chỉ giúp ta tiếp cận truyện ngắn ở phương 
diện thể loại mà còn giúp ta hiểu được cảm quan 
thời đại ở mỗi nhà văn. Qua đó có thể thấy rằng, 
có những lúc văn chương đã phải dùng huyền 
thoại như một thứ đòn bẩy để phản ánh hiện thực. 
Nhiều nhân vật từ truyền thuyết, cổ tích, từ một 
tác phẩm văn học kinh điển đã được tái cấu trúc. 
Viết lại tích cũ, tái hiện lại những nhân vật thần 
kì đã quá quen thuộc với cộng đồng, người viết 
không chỉ tấn công vào lối tư duy một chiều, vào 
sự áp đặt niềm tin kiểu cổ tích mạnh mẽ khẳng 
định về khuyến khích phát huy tính chất trò chơi 
của văn chương. Trong thời đại bùng nổ thông tin 
có khi làm nhiễu loạn nhận thức, lý trí có thể lạc 
lối, sự bất an có thể gây ra tình trạng thờ ơ, lãnh 
cảm, khả năng tái sinh của huyền thoại được 
xem là một giải pháp nghệ thuật nhiều ý nghĩa. 
Nhiều nhân vật kỳ ảo được văn chương ưu ái giao 
cho sứ mệnh phản ánh những vấn đề nóng trong 
xã hội, thức tỉnh con người, truyền những thông 
điệp về cuộc sống mà truyện ngắn Bức thư gửi 
mẹ Âu Cơ của Y Ban là một điển hình cho tinh 
thần “giải huyền thoại” trong văn học. 
2. Cảm hứng “Giải huyền thoại” trong 
truyện ngắn Bức thư gửi mẹ Âu Cơ của Y Ban
2.1. Giới thiệu đôi nét về “giải huyền 
thoại”
Trong văn xuôi Việt Nam đương đại, giễu 
nhại, giải thiêng lịch sử, giải huyền thoại đang trở 
thành cảm ứng mạnh mẽ với điểm tựa là những 
huyền thoại, những cổ mẫu trong đời sống văn 
hóa dân tộc hoặc dựa trên tư duy huyền thoại 
để sáng tạo. Đây có thể được xem là kỹ thuật tự 
sự nổi bật, tinh thần chủ lưu của chủ nghĩa hậu 
hiện đại. 
“Giải huyền thoại thực chất là sự phản 
tỉnh, phản kháng, là cảm hứng nghệ thuật mới 
mẻ thậm chí là nhằm “lạ hóa” giải cấu trúc, xóa 
bỏ đi “lớp sương mù huyền thoại” bao bọc đối 
tượng, gỡ bỏ những gì vốn trật tự, ổn định, linh 
(*) Học viên cao học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân 
văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
46
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC ÑOÀNG THAÙP Taïp chí Khoa hoïc soá 39 (08-2019)
thiêng làm phơi mở khả năng hoài nghi, tra vấn 
“những chuyện kể vĩ đại” [2]. Có thể chia “giải 
huyền thoại” làm hai xu hướng chính, đó là “giải 
huyền thoại” về lịch sử và “giải huyền thoại” về 
tâm thức dân gian.
“Giải huyền thoại” về lịch sử không phải 
là xóa bỏ lịch sử mà là thể hiện cách cảm nhận 
lịch sử theo một hướng khác, đương đại hóa cái 
quá vãng. Khi xây dựng những biểu tượng hóa 
giải huyền thoại về lịch sử, điều nhà văn hướng 
đến không phải là việc phủ nhận, bôi nhọ lịch sử, 
báng bổ quá khứ mà chỉ xem lịch sử giống như 
một chất liệu nghệ thuật để từ đó nhà văn thể 
hiện những quan điểm, cách nhìn nhận, đánh giá 
của mình về cuộc sống, con người. “Xu hướng 
“giải huyền thoại” lịch sử không chỉ nhằm “giải 
thiêng” các anh hùng quá khứ, mà còn thể hiện 
tinh thần dân chủ. Nó mở rộng quan niệm về hiện 
thực, đề cao tính hư cấu, tính “trò chơi” trong 
sáng tạo văn học” [2].
“Giải huyền thoại” về tâm thức dân gian có 
hai cấp độ: viết tiếp huyền thoại và viết lại, giễu 
nhại, giải huyền thoại.
Viết tiếp huyền thoại không phải là hình thức 
viết tiếp câu chuyện đã kết thúc trong huyền thoại 
trùng khớp với tinh thần, quan điểm của tác giả 
dân gian mà là sử dụng “cái nhìn mang tính chất 
đối thoại, cùng tư duy tranh biện, lối viết “nội 
hiện” thay vì “ngoại hiện” như trong huyền thoại 
cổ đã trở thành thi pháp nổi bật” [2]. Trường hợp 
viết tiếp huyền thoại, tư tưởng giải huyền thoại, 
giải thiêng hình tượng chỉ giới hạn ở việc đưa ra 
những suy ngẫm, những góc nhìn khác. 
“Viết lại, giễu nhại, giải thiêng huyền thoại 
đã tái tạo nên những huyền thoại mới có xu hướng 
đối lập, giễu nhại, thậm chí là phủ định huyền 
thoại dân gian. Không chỉ đối thoại với các tác 
giả dân gian, các tác giả hiện đại còn đối thoại 
với nhau” [2].
Tuy nhiên, cách phân chia trên chỉ mang tính 
chất tương đối vì trong một số sáng tác đương 
đại, quá trình thâm nhập, tái sinh của huyền thoại 
diễn ra song song, vừa viết tiếp, vừa giễu nhại, 
vừa giải thiêng huyền thoại.
2.2. Cảm hứng “giải huyền thoại” trong 
Bức thư gửi mẹ Âu Cơ của Y Ban
2.2.1. Nhan đề “giải huyền thoại” 
Lấy cảm hứng từ tự sự dân gian và xuất phát 
từ xu hướng “Giải huyền thoại” về tâm thức dân 
gian, Y Ban tái sinh huyền thoại về mẹ Âu Cơ 
qua truyện ngắn mà nhan đề đã được biến thể: 
Bức thư gửi mẹ Â ... 
Đặc biệt, để thể hiện hiệu quả nội tâm nhân 
vật khi nói về thời gian, Y Ban rất chú trọng thời 
51
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC ÑOÀNG THAÙP Taïp chí Khoa hoïc soá 39 (08-2019)
điểm ban đêm bởi trong bước đi tuần tự của thời 
gian, quãng thời gian ban đêm có một ý nghĩa 
đặc biệt. Đó là thời điểm con người có thể đối 
diện với chính cõi lòng của mình, được sống với 
thế giới riêng tư mà ban ngày nó bị chìm khuất đi 
bởi bộn bề của cuộc sống. Đó là quãng thời gian 
mà con người bộc lộ chân thực nhất thế giới nội 
tâm của mình, không giấu giếm, che đậy. Trong 
tác phẩm, thời gian ban đêm đã trở thành thời 
gian nghệ thuật gắn với những trĩu nặng tâm tư 
của cô gái “Đêm đêm cha mẹ vẫn bên nhau và 
con thức tỉnh với nỗi đau của mình”.
Thời gian trong truyện có mối quan hệ đặc 
biệt với không gian. Nếu như không gian trong 
các truyện cổ dân gian là không gian cộng đồng, 
không gian văn hóa dân gian thì trong Bức thư 
gửi mẹ Âu Cơ của Y Ban là không gian thế sự - 
đời tư cá nhân và là không gian đồng hiện. Trong 
truyện có sự đồng hiện của cả không gian hiện 
tại và không gian hồi tưởng. 
Không gian hiện tại là không gian căn 
phòng. Đó là phòng phụ khoa và phòng làm thuốc 
hay còn gọi là phòng vô sinh. 
Phòng phụ khoa là nơi mà cô gái bị gọi với 
cái tên “bệnh nhân cô-vắc”. Tại nơi này cô phải 
gánh chịu ánh mắt kinh ngạc, khinh bỉ của mọi 
người, bị gọi là “kẻ khốn nạn”, “đĩ bợm”, là “kẻ 
lả lơi” khi cô phải đến đây khám để phá thai: 
“- Ái à, thế mà mình lại cứ tưởng...
- Vậy mà sáng nay mình còn bắt chuyện với 
nó kia đấy.
- Trông người chả ai biết được nhỉ, rõ hiền 
lành tử tế mà khốn nạn, đĩ bợm. 
- Trời ơi, sao trời không có mắt? Người 
chính chuyên hẳn hoi thì trời không ban cho lấy 
một mụn, kẻ lả lơi thì lại mau mắn”.
Phòng vô sinh là nơi cô gái phải thực hiện 
việc phá thai. Đó là không gian cách biệt với 
cuộc sống bên ngoài. Khi hiện hữu trong đó, cô 
phải đối diện với chính mình, đối diện với nỗi 
cô đơn dai dẳng, đặc quánh. Cô kinh hãi “quay 
sang nhìn người nọ, người kia cầu cứu” nhưng 
“chẳng có ánh mắt nào thương hại” mà thay vào 
đó là thái độ khinh bỉ, lạnh lùng đến tàn nhẫn và 
những câu hỏi hết sức thô tục, sống sượng của 
các y tá, bác sĩ:
“- Cởi váy, nằm lên bàn!
- Cô thụ thai trong trường hợp nào? Ở đâu? 
Trong công viên? Trên nền cỏ hay cạnh bờ ao? 
Hay trên giường nhà anh ta?...”.
Cô đau đớn, tủi nhục, cắn răng chịu đựng 
trong nỗi tuyệt vọng, buông xuôi và để rồi khi 
không chịu nổi sự sỉ nhục, cô uất ức chạy ra phía 
cửa, không nghĩ đến việc phải mặc váy nữa. Khi 
bình tĩnh quay trở lại phòng, cô lại phải chống 
chọi với nỗi đau đớn, sự giằng xé, trống trải trong 
tâm hồn bằng thế giới của kỷ niệm tuổi thơ, của 
tình yêu trong sáng, đầy say mê đầu đời,Thời 
gian quá khứ đã trở thành một chiều của không 
gian, tạo thành hồi tưởng, chất chứa bao nỗi 
niềm của cô gái. Thế giới kỷ niệm của tuổi thơ 
được thể hiện bằng không gian hồi tưởng. Đó là 
không gian đan xen giữa miền quê và thành phố 
đã được cô gái hồi tưởng trong nỗi cô đơn, tuyệt 
vọng đến tột cùng. 
Không gian hồi tưởng thứ nhất là một vùng 
quê êm ả, trù phú. Nơi đây cô đã có quãng thời 
gian tuổi thơ sống hạnh phúc trong tình yêu 
thương của cha mẹ, của bạn bè đồng trang lứa 
và những người xung quanh. Đó là những ngày 
tháng êm đềm của tuổi thơ với biết bao kỷ niệm 
đẹp: “Làng xóm vào vụ gặt, con theo các bạn 
ra sân đình. Vui ơi là vui”, “Lớp học của con ở 
trong cái đình to. Lớp con đông vui lắm, toàn 
các bạn quen”. 
 Không gian hồi tưởng thứ hai là Bệnh viện 
Phụ sản. Chính vì mẹ làm việc ở Khoa Sản nên 
cô bé hay được mẹ dắt đến đây vào lúc cô bé 
“đang ở cái tuổi biết nhận thức và hay tò mò”. 
Thay vì ngồi yên một chỗ như lời mẹ dặn, cô bé 
lẻn chạy lung tung và đã “đứng sau mẹ khi mẹ 
đỡ em bé”. Và cũng chính vì vậy mà cô bé khám 
phá ra những điều của thế giới người lớn - “điều 
mà không cô giáo nào dạy con cả”. Cô biết em 
52
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC ÑOÀNG THAÙP Taïp chí Khoa hoïc soá 39 (08-2019)
bé đã được sinh ra từ “một cái ngách rất nhỏ, 
kín đáo, bí mật chứ không phải ở nách chui ra, 
chứ không phải ở bãi rác, khi mẹ đi qua con đã 
bíu chặt lấy, mẹ đem về nuôi”. Vì những điều 
trông thấy ở người lớn mà cô bé bắt đầu tập tành 
làm trò của người lớn “Khi chơi đồ hàng, búp 
bê, mẹ con, con biết vén áo lên. Trên ngực con 
có hai cái núm bé xíu. Con bẹo thịt ở ngực ra 
để ấn cái núm bé xíu ấy vào miệng búp bê thủ 
thỉ dịu dàng: "Con ngoan của mẹ, bú tí đi nào"”. 
Không gian hồi tưởng thứ ba là một căn 
nhà chật hẹp, nơi mà gia đình cô phải đến đây 
để tránh bom đạn khi chiến tranh xảy ra. Ở nơi 
này, cả nhà cô phải ngủ chung trên một chiếc 
giường “Mẹ và ba chúng con nằm một chiều. 
Cha nằm dưới chân” để rồi đến một đêm cô bé 
“bỗng mở mắt ra đúng lúc ấy, tò mò, con băn 
khoăn và con không hiểu... Sáng hôm sau thức 
giấc, con đã không trong trẻo như những ngày 
thường”. Cô cứ mang một câu hỏi trong đầu 
nhưng không dám hỏi người lớn mà chỉ dám 
hỏi những đứa bạn cùng tuổi “Ban đêm cha mẹ 
mày có cởi truồng không?”.
Có thể nói, những không gian hồi tưởng hiện 
về trong đầu cô gái là nơi mà cô có những kỷ 
niệm đẹp đồng thời cũng là nơi đã hình thành ở 
cô những điều tò mò cần khám phá và cô đã tìm 
cách tự khám phá mà không có sự định hướng 
của mẹ, của người lớn. Đó cũng là một phần 
nguyên nhân cho sự lỡ làng, cho bi kịch mà cô 
phải trải qua. 
Như vậy, song hành cùng không gian căn 
phòng chật hẹp nơi bệnh viện, không gian hồi 
tưởng xuất hiện như một sự giải tỏa, một chốn 
bấu víu, nương tựa của cô gái khi cô mất thăng 
bằng trong cuộc sống hiện tại. Cặp không gian 
hiện tại và không gian hồi tưởng đã hỗ trợ cho 
nhau để cùng soi sáng số phận, thân phận và thế 
giới nội tâm của cô gái.
2.2.5. Motif “giải huyền thoại”
Bức thư gửi mẹ Âu Cơ của Y Ban không 
xuất hiện nhiều motif như trong những truyện 
cổ dân gian mà chỉ xuất hiện một motif nổi bật 
là motif “tội ác và trừng phạt” nhưng mang hơi 
hướng hiện đại. Motif này có sức cảnh tỉnh lớn 
đối với con người hiện đại, góp phần tạo nên sự 
cân bằng, sự hài hòa cho cuộc sống thời đổi mới.
Motif “tội ác và trừng phạt” được Y Ban 
thể hiện thông qua hai nhân vật đó là cô gái và 
bà mẹ của cô đồng thời cũng thể hiện qua nhân 
vật hai bà mẹ theo lời kể của cô gái khi cô gặp 
hai người này ở bệnh viện. 
Trước hết, chúng tôi xin nói về sự thể hiện 
của motif này qua nhân vật hai bà mẹ mà cô gái 
đã gặp trong bệnh viện và kể lại. 
Bà mẹ thứ nhất là “cô gái nhỏ 16 tuổi, cô 
vừa bước chân vào tuổi dậy thì đã vội làm mẹ. 
Cô là một bệnh nhân, bệnh nhân cô-vắc Ngay 
ngày hôm trước khi bị mang ra xét xử, cô còn 
ngồi đánh chuyền với các bạn”. Tội cô bé gây 
ra là có chửa, “mang một mầm sống trong cơ 
thể” khi mới 16 tuổi để cha mẹ và gia đình phải 
mang nỗi nhục và người phán xử, trừng phạt cô 
bé là bà mẹ của cô. Hình phạt mà cô phải chịu 
là bị mẹ bắt phá thai, bỏ đi núm ruột của mình, 
phải gánh chịu nỗi kinh hoàng, đau đớn về thể 
xác và tinh thần. 
Bà mẹ thứ hai cô gái gặp là bà mẹ của cô 
bé kia. Tội ác bà gây ra là giết chết đứa cháu 
ngoại trong bụng con gái khi nó chưa chào đời 
bằng cách bắt con gái đi phá thai bởi “bà đau nỗi 
đau nhục nhã với thiên hạ”. Những hành động, 
việc làm, lời nói của bà là những hành động, 
việc làm, lời nói của một con người máu lạnh 
khiến cho người đọc phải ghê sợ: “Bà mong 
muốn, thoát khỏi tội lỗi cho nhanh. Cái giống 
sao mà nó sống dai dẳng đến thế. Không tã lót 
gì cả để cho nó chết đi! Bà đặt nó vào một tấm 
xăng rồi bê ra một gốc cây”, “Bà cứ chờ. Nó 
cứ sống dai dẳng, bà khóc than thân phận và 
nguyền rủa đứa con tội lỗi của bà”. Hình phạt 
mà bà phải gánh chịu là cái án “giết người” bị 
xử bởi tòa án lương tâm.
Khi chứng kiến nỗi đau của hai bà mẹ, một 
53
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC ÑOÀNG THAÙP Taïp chí Khoa hoïc soá 39 (08-2019)
già - một trẻ khiến cô gái nhớ đến nỗi đau của 
mình và của mẹ cô. Mặc dù, mỗi người đều 
mang trong mình nỗi đau riêng nhưng cả hai 
đều là những người gây ra tội ác và đều phải 
chịu sự trừng phạt. Tội của cô gái cũng giống 
như tội của cô bé mà cô đã gặp ở bệnh viện: 
không chồng mà chửa làm ảnh hưởng đến thanh 
danh của gia đình và danh dự của bản thân. Cô 
đã vi phạm vào điều mà đạo đức truyền thống 
bao đời nay cấm kị. Chưa dừng lại ở đó, tội của 
cô còn là sự yếu đuối khi không bảo vệ được 
kết quả của tình yêu, không bảo vệ được đứa 
con - núm ruột của mình mà đã giết chết nó. 
Người phán xử, trừng phạt cô gái là bà mẹ của 
cô và những người xung quanh. Hình phạt mà 
cô phải nhận là bị mẹ bắt phá thai, bỏ đi đứa 
con của mình, phải gánh chịu nỗi kinh hoàng, 
đau đớn về thể xác; chịu sự ghẻ lạnh, khinh 
bỉ, coi thường, sỉ nhục của những người xung 
quanh. Không chỉ dừng lại ở đó, nỗi đau đớn 
về mặt tinh thần sẽ còn theo và hành hạ cô đến 
suốt đời. Cả phần đời còn lại của cô sẽ phải 
sống trong chuỗi ngày dằn vặt vì tội lỗi của 
mình là đã tước đi sự sống của một sinh linh 
bé nhỏ chưa kịp chào đời. Mẹ cô gái là người 
phán xử, trừng phạt cô nhưng bà cũng chính là 
tội đồ đáng bị trừng phạt. Tội của bà là thiếu sự 
giáo dục, dạy dỗ con gái về những kĩ năng sống 
trước ngưỡng cửa tình yêu, ngưỡng cửa cuộc 
đời và tội tước đoạt đi niềm hạnh phúc của con 
khi cấm cản chuyện tình yêu của con gái. Đặc 
biệt là tội giết người khi bắt con gái đến bệnh 
viện phá thai, giết chết đứa cháu ngoại chưa kịp 
chào đời. Bà không chịu sự trừng trị của pháp 
luật nhưng phải chịu sự trừng phạt của “tòa án 
lương tâm”, chịu sự khinh miệt, coi thường của 
những người xung quanh. 
Ngoài ra, motif “tội ác và trừng phạt” còn 
thể hiện thấp thoáng qua lời nói của nhân vật 
đám đông trong bệnh viện khi cô gái đến đây 
phá thai: “Nếu các bà bảo ông trời không có mắt 
là sai. Ông trời có mắt. Ông ấy phạt bọn chúng 
ta đấy, phạt cả cô ta lẫn các người”. Từ xưa đến 
nay, trong tâm thức của người Việt, con cái là 
lộc trời cho. Những người bị vô sinh không thể 
có con thường bị nói là do ăn ở thất đức nên bị 
trời trừng phạt?! Những kẻ trời cho có con mà 
tước đi sự sống của đứa trẻ cũng là kẻ ác đáng 
bị trừng phạt. 
Motif “tội ác và trừng phạt” trong truyện 
gắn với tâm thức dân gian từ bao đời nay của 
ông cha ta nhưng đồng thời cũng mang đậm hơi 
thở của cuộc sống, đậm tính thời sự mà chúng 
ta có thể dễ dàng bắt gặp trong cuộc sống hiện 
đại hôm nay. Sự trừng phạt dành cho các nhân 
vật bởi tội ác mà họ gây ra là bài học giáo dục 
sâu sắc cho biết bao cô gái trẻ và những bậc 
sinh thành, đặc biệt là những bà mẹ trong việc 
giáo dục con cái.
3. Kết luận
Bức thư gửi mẹ Âu Cơ của Y Ban là truyện 
ngắn “giải huyền thoại” về tâm thức dân gian. 
Truyện không phải là sự “nhận thức lại” những 
giá trị tinh thần cũ mà là viết lại, “giải huyền 
thoại” nhằm đưa đến một cách nhìn nhận mới 
cho độc giả, mở rộng biên độ tầm nhìn về cuộc 
sống, về con người một cách đa diện, đa chiều. 
Nhan đề tác phẩm có sự đan xen giữa yếu tố 
dân gian và hiện đại. Từ cốt truyện, nhân vật, 
không - thời gian đến motif trong tác phẩm đều 
được đặt dưới cái nhìn “giải huyền thoại”, mang 
những tầng nghĩa mới. Không - thời gian trong 
tác phẩm mở ra đa chiều, là không - thời gian 
đồng hiện góp phần đắc lực trong việc thể hiện 
chiều sâu tâm lý nhân vật. 
Có thể nói, trong dòng chảy của văn hóa, 
văn học dân tộc, Bức thư gửi mẹ Âu Cơ của Y 
Ban nói riêng và những tác phẩm mang cảm hứng 
“giải huyền thoại” nói chung đã góp phần xóa bỏ 
khoảng cách, rút ngắn khoảng cách giữa những 
thần tượng của quá khứ và con người của hôm 
nay; đưa quá khứ tiến lại gần hơn với cuộc sống 
hiện đại, giúp cho con người hiện đại hiểu rõ hơn 
về quá khứ để từ đó nhìn nhận lại bản thân và 
hướng đến lẽ sống cao đẹp./.
54
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC ÑOÀNG THAÙP Taïp chí Khoa hoïc soá 39 (08-2019)
Tài liệu tham khảo
 [1]. Thanh Hằng (2014), “Nhà văn Y Ban: Tác phẩm đầu tiên đã định hình phong cách 
viết”, Tạp chí Công an nhân dân online, (11/08/2014), 
Nha-van-Y-Ban-Tac-pham-dau-tien-da-dinh-hinh-phong-cach-viet-268907/.
[2]. Lê Quốc Hiếu (2017), “Khuynh hướng giải huyền thoại trong văn xuôi Việt Nam đương 
đại từ 1986 đến nay”, Tạp chí Sông Hương, (số 342), 
c7/n25898/Khuynh-huong-giai-huyen-thoai-trong-van-xuoi-Viet-Nam-duong-dai-tu-1986-den-
nay.html. 
[3]. Trần Thị Lý, Nguyễn Văn Thuấn (2016), “Giải huyền thoại trong truyện ngắn huyền thoại 
Việt Nam”, Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế , (số 04), tr. 46-53, http://
tckhgd.huce.vn/DOC_BAIBAO/34_528_TranThiLy,NguyenVanThuan_09_tran%20thi%20ly.pdf.
[4]. E. M. Meletinsky (2004), Thi pháp của huyền thoại, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
[5]. Nhiều tác giả (2007), Huyền thoại và văn học, NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ 
Chí Minh. 
 [6]. Trần Viết Thiện (2010), “Một ngả rẽ thú vị của truyện ngắn Việt Nam sau 1986”, Tạp chí 
Văn học Việt online, (10/2010), https://sites.google.com/site/vanhocviet2013/van-chuong-thanh-
van-luu-tru---cong-trinh-moi/-trn-vit-thin-mt-ng-r-th-v-ca-truyn-ngn-vit-nam-sau-1986.
[7]. Phùng Văn Tửu (2007), “Phương thức huyền thoại trong sáng tạo văn học”, Nghiên cứu 
Văn học, (số 10), 
“DEMYSTIFICATION” SENTIMENT IN THE SHORT STORY 
“THE LETTER TO MOTHER AU CO” BY Y BAN
Summary
“Demystifi cation” is a literary trend contributing to advancing literary works towards post-
modern sentiments by shattering the structural order and making a new way of reality perception. 
With “demystifi cation” sentiment, The Letter To Mother Au Co by Y Ban has excellently performed 
its literary mandate, successfully refl ecting “hot” social issues, awakening the reader, and conveying 
meaningful messages about life. Thus, it affi rms a new outlook, a new voice that Y Ban has brought 
to the modern Vietnamese Women's Literature. 
Keywords: “Demystifi cation”, Y Ban, The Letter To Mother Au Co.
Ngày nhận bài: 11/4/2019; Ngày nhận lại: 18/4/2019; Ngày duyệt đăng: 02/5/2019.

File đính kèm:

  • pdfcam_hung_giai_huyen_thoai_trong_truyen_ngan_buc_thu_gui_me_a.pdf