Biến động các địa hệ trong Holocen ở khu vực đới bờ châu thổ sông Hồng
Địa hệ là một hệ thống điều kiện tự nhiên được tích hợp giữa tướng trầm tích và các hệ
sinh thái theo thời gian và không gian trong mối quan hệ với sự thay đổi mực nước biển, biến đổi
khí hậu và chuyển động kiến tạo. Nói một cách khác địa hệ là một đơn vị điều kiện tự nhiên chứa
đựng mối quan hệ nhân- quả giữa hệ sinh thái và tướng trầm tích, trong đó tướng trầm tích là
nguyên nhân còn hệ sinh thái là kết quả. Trong Holocen có 3 pha thay đổi mực nước biển: (1) Pha
biển tiến Flandrian (10-5ka BP); (2) Pha biển thoái Holocen giữa - muộn (5-1ka BP) và (3) Pha
biển dâng từ 1ka BP đến nay. Quá trình trầm tích của đới bờ châu thổ Sông Hồng diễn ra theo quy
luật cộng sinh tướng theo thời gian và theo không gian và tạo thành 3 nhóm địa hệ và 8 địa hệ.
Mỗi một kiểu tướng trầm tích sẽ tương ứng với một địa hệ. Mỗi một địa hệ sẽ có một hay nhiều hệ
sinh thái. Trong nhóm địa hệ biển tiến Holocen sớm-giữa đã hình thành 2 địa hệ tiêu biểu: (1) Địa
hệ đầm lầy ven biển, tướng sét - hệ sinh thái rừng ngập mặn; (2) Địa hệ vũng vịnh, tướng sét xám
xanh - hệ sinh thái thủy sinh vũng vịnh và động vật thân mềm bám đáy. Ngược lại trong pha biển
thoái Holocen giữa - muộn có 2 nhóm địa hệ: (1) Nhóm địa hệ châu thổ ngầm chôn vùi Holocen
giữa - muộn (Q22-3) và (2) Nhóm địa hệ châu thổ hiện đại biển thoái Holocen muộn. Nhóm địa hệ
châu thổ ngầm bị chôn vùi Holocen giữa - muộn (Q22-3), tướng bột sét - HST biển ven bờ. Nhóm
địa hệ châu thổ hiện đại gồm 4 địa hệ (1) Địa hệ đồng bằng châu thổ cao, tướng cồn cát - HST
đồng lúa và dân cư; (2) Địa hệ bãi bồi đồng bằng châu thổ cao, tướng bột sét - HST đồng lúa và
hoa màu; (3) Địa hệ đồng bằng châu thổ thấp, tướng cồn cát - HST đồng lúa và dân cư; (4) Địa hệ
bãi bồi đồng bằng châu thổ thấp, tướng sét bột - HST đồng cói, HST đầm nuôi tôm và HST rừng
ngập mặn bãi gian triều; (5) Địa hệ châu thổ ngầm hiện đại, tướng cát bùn và sét - HST ngao sò
bãi triều cát, HST cồn cát - lagoon cửa sông - HST biển nông ven bờ.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Biến động các địa hệ trong Holocen ở khu vực đới bờ châu thổ sông Hồng
VNU Journal of Science: Earth and Environmental Sciences, Vol. 35, No. 1 (2019) 94-111 94 Original Article Variation of Geosystems in Holocene Red River Coastal Zone Tran Nghi1, Tran Thị Thanh Nhan1,*, Dinh Xuan Thanh1, Tran Ngoc Dien1, Nguyen Thi Huyen Trang1 Tran Thi Dung1, Pham Van Hai2, Nguyen Thi Phuong Thao1 1 VNU University of Science, 334 Nguyen Trai, Hanoi, Vietnam 2 Paleontology - Stratigraphy association of Vietnam, 334 Nguyen Trai, Hanoi, Vietnam Received 04 March 2019 Revised 11 March 2019; Accepted 13 March 2019 Abstract: The geosystem is a natural conditional system that is integrated by the lithofacies and ecosystems in space and in time in relation to sea level change, climate change, and tectonic movement. Another way, the geosystem is a natural unit including the causal relationship between ecosystem and lithofacies, in which the lithofacies is cause and ecosystem - result. There are 3 phases of sea level changes in Holocene as follows: (1) Flandrian transgression lasted from 10ka BP to 5ka BP.; (2) Middle - late Holocene regressive phase existed from 5kaBP to 1ka BP.; (3) Modern sea level rise has occurred from 1 ka BP to present. The depositional process taking play in the coastal zone of the Red River delta according to lithofacies association law in space and in time created 3 geosystem groups and 8 geosystems. Each lithofacies type will correspond with one geosystem and one or more ecosystems. In early - middle Holocene transgressive lithofacies- ecosystem group there are typical Geosystems: (1) The Geosystem of coastal swamp clay facies- mangrove forest ecosystem; (2) The geosystem of lagoonal greenish grey clay facies- bioaquatic and bottom molussca ecosystems. On the contrary, in middle - late Holocene regressive phase there are two lithofacies - ecosystem groups: (1) The geosystem of middle - late buried submarine deltaic- coastal marine ecosystem; (2) Modern deltaic geosystem group composed of 4 geosystem: (1) The geosystem of high deltaic plan sand ridge facies-rice field and village ecosystem; (2) The geosystem of high deltaic flood plan clayey silt facies- rice field and fruit tree ecosystem; (3) The geosystem of low deltaic plan sand ridge - rice field and village ecosystem; (4) The geosystem of low deltaic flood plain silty clay facies - rush field, shrimp pond, intertidal mangrove forest ecosystems; (5) The geosystem of modern submarine deltaic sandy mud and clay facies - sand tidal flat shell, river mouth lagoon - sand bar and coastal marine ecosystems. Keywords: Geosystem, ecosystem, lithofacies, paleogeography, deltaic plain, intertidal, river mouth sandy bar. * ________ * Corresponding author. E-mail address: quynhanthu@gmail.com https://doi.org/10.25073/2588-1094/vnuees.4370 VNU Journal of Science: Earth and Environmental Sciences, Vol. 35, No. 1 (2019) 94-111 95 Biến động các địa hệ trong Holocen ở khu vực đới bờ châu thổ sông Hồng Trần Nghi1, Trần Thị Thanh Nhàn1,*, Đinh Xuân Thành1, Trần Ngọc Diễn1, Nguyễn Thị Huyền Trang 1 Trần Thị Dung1, Phạm Văn Hải2, Nguyễn Thị Phương Thảo1 1 Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN, 334 Nguyễn Trãi, Hà Nội, Việt Nam 2 Hội cổ sinh - địa tầng Việt Nam, 334 Nguyễn Trãi, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 04 tháng 3 năm 2019 Chỉnh sửa ngày 11 tháng 3 năm 2019; Chấp nhận đăng ngày 13 tháng 3 năm 2019 Tóm tắt: Địa hệ là một hệ thống điều kiện tự nhiên được tích hợp giữa tướng trầm tích và các hệ sinh thái theo thời gian và không gian trong mối quan hệ với sự thay đổi mực nước biển, biến đổi khí hậu và chuyển động kiến tạo. Nói một cách khác địa hệ là một đơn vị điều kiện tự nhiên chứa đựng mối quan hệ nhân- quả giữa hệ sinh thái và tướng trầm tích, trong đó tướng trầm tích là nguyên nhân còn hệ sinh thái là kết quả. Trong Holocen có 3 pha thay đổi mực nước biển: (1) Pha biển tiến Flandrian (10-5ka BP); (2) Pha biển thoái Holocen giữa - muộn (5-1ka BP) và (3) Pha biển dâng từ 1ka BP đến nay. Quá trình trầm tích của đới bờ châu thổ Sông Hồng diễn ra theo quy luật cộng sinh tướng theo thời gian và theo không gian và tạo thành 3 nhóm địa hệ và 8 địa hệ. Mỗi một kiểu tướng trầm tích sẽ tương ứng với một địa hệ. Mỗi một địa hệ sẽ có một hay nhiều hệ sinh thái. Trong nhóm địa hệ biển tiến Holocen sớm-giữa đã hình thành 2 địa hệ tiêu biểu: (1) Địa hệ đầm lầy ven biển, tướng sét - hệ sinh thái rừng ngập mặn; (2) Địa hệ vũng vịnh, tướng sét xám xanh - hệ sinh thái thủy sinh vũng vịnh và động vật thân mềm bám đáy. Ngược lại trong pha biển thoái Holocen giữa - muộn có 2 nhóm địa hệ: (1) Nhóm địa hệ châu thổ ngầm chôn vùi Holocen giữa - muộn (Q2 2-3) và (2) Nhóm địa hệ châu thổ hiện đại biển thoái Holocen muộn. Nhóm địa hệ châu thổ ngầm bị chôn vùi Holocen giữa - muộn (Q2 2-3), tướng bột sét - HST biển ven bờ. Nhóm địa hệ châu thổ hiện đại gồm 4 địa hệ (1) Địa hệ đồng bằng châu thổ cao, tướng cồn cát - HST đồng lúa và dân cư; (2) Địa hệ bãi bồi đồng bằng châu thổ cao, tướng bột sét - HST đồng lúa và hoa màu; (3) Địa hệ đồng bằng châu thổ thấp, tướng cồn cát - HST đồng lúa và dân cư; (4) Địa hệ bãi bồi đồng bằng châu thổ thấp, tướng sét bột - HST đồng cói, HST đầm nuôi tôm và HST rừng ngập mặn bãi gian triều; (5) Địa hệ châu thổ ngầm hiện đại, tướng cát bùn và sét - HST ngao sò bãi triều cát, HST cồn cát - lagoon cửa sông - HST biển nông ven bờ. Từ khóa: Nhóm địa hệ, địa hệ, hệ sinh thái, tướng trầm tích, đồng bằng châu thổ, bãi gian triều, bãi triều, cồn cát cửa sông. 1. Mở đầu Lịch sử biến động các địa hệ trong Holocen liên quan chặt chẽ với sự thay đổi mực nước ________ Tác giả liên hệ. Địa chỉ email: quynhanthu@gmail.com https://doi.org/10.25073/2588-1094/vnuees.4370 biển và quá trình dịch chuyển đường bờ theo quy luật quan hệ nhân -quả. Trong Holocen có 3 pha thay đổi mực nước biển quan trọng: (1) Pha biển tiến Flandrian xẩy ra từ 18 - 5ka BP; (2) Pha biển thoá ... bùn sét HST RNM bãi gian triều 7.2 – 8.0 < 0 2/8 5.0 – 20.0 HST tảo nước lợ cửa 107ong estuary 7.5 – 8.2 50 – 100 - - HST RNM bãi triều lagoon cửa sông 7.5 – 8.3 <0 3/7 5.0 – 15.0 Bảng 2. Tổng hợp các tiêu chí phân loại các địa hệ châu thổ ngập nước Holocen giữa muộn (Q2 2-3 ) bị chôn vùi đới bờ châu thổ Sông Hồng Nhóm Địa hệ Địa hệ Hệ sinh thái pH Eh (mv) Cát/sét TOC (%) Nhóm địa hệ châu thổ biển thoái chôn vùi Holocen giữa-muộn (Q2 2-3 ) Địa hệ tiền châu thổ Holocen giữa – muộn (Q2 2-3 ), tướng bùn cát - HST cồn cát – lagoon cửa 107ong TCT - HST biển ven bờ TCT 7.6 – 8.0 5 – 20 4/6 - 0.5 – 1.0 Địa hệ sườn châu thổ biển thoái Holocen giữa- muộn (Q2 2-3 ), tướng bùn sét - HST biển nông ven bờ SCT 8.0 – 8.5 50 – 100 2/8 - 3. Biến động các địa hệ trong Holocen trong mối quan hệ với sự thay đổi mực nước biển 3.1. Biến động các địa hệ trong Holocen sớm - giữa (10-5Ka BP) diễn ra trong mối quan hệ với pha biển tiến Flandrian từ Địa hệ đầm lầy ven biển chuyển sang địa hệ vũng vịnh-biển nông 1) Địa hệ đầm lầy ven biển được đặc trưng bởi tướng bùn sét với tỷ số cát/sét = 2/8 - 4/8, pH = 4.5-7.8 Eh 5%, So= 2.1- 2.8. Giá trị pH = 4.5 là hiện tượng xuất hiện các lớp than bùn trong tướng sét đầm lầy tạo than. Quá trình phân hủy VCHC của rừng ngập mặn đã giải phóng khí H2S, sau đó H2 kết hợp với gốc SO4 -- biến thành axit H2SO4 và từ môi trường kiềm nguyên thủy biến thành môi trường axit trong giai đoạn thành đá sớm. Môi trường đầm lầy ven biển đã thống trị 2 ngàn năm (10 - 8ka BP) trùng hợp với đới ven biển hiện đại. Trong giai đoạn này đã hình thành 3 hệ sinh thái đặc trưng cho động lực biển thắng sông, đó là HST rừng ngập mặn, HST cửa sông estuary và HST bãi triều lầy. 2) Địa hệ vũng vịnh cũng tương đương với hệ sinh thái vũng vịnh được đặc trưng bởi các tham số trầm tích và địa hóa môi trường của pha biển tiến cực đại (6-5ka BP): Tỷ số cát/sét = 1/9-3/7; pH = 8.0 – 8.5, Eh>0, TOC < 1.5%). T. Nghi et al. / VNU Journal of Science: Earth and Environmental Sciences, Vol. 35, No. 1 (2019) 94-111 108 Bảng 3. Tổng hợp các tiêu chí phân loại nhóm địa hệ đồng bằng châu thổ (châu thổ trên cạn) biển thoái Holocen muộn đới bờ châu thổ Sông Hồng Nhóm địa hệ Địa hệ Hệ sinh thái pH Eh (mV) Cát/sét So Ro Q (%) TOC (%) Nhóm địa hệ đồng bằng châu thổ (ĐBCT) biển thoái Holocen muộn (Q2 3 ) (châu thổ trên cạn) Địa hệ ĐBCT thấp (nước lợ), tướng cát và tướng sét bột RNM gian triều, Ramsa 7.1-7.8 < 0 3/7 2.5-3.0 - - ≥ 8.0 Bùn ao -nuôi tôm 7.0-7.5 0-20 2/8 2.3-2.8 - - 1.0-3.0 Bùn sét, cây cói (nước lợ) 7.2-7.6 ≤ 0 3/7 2.3-2.9 - - 2.0-8.0 Cồn cát - cây lúa, hoa màu 7.4-7.8 ≤ 0 9/1 1.3-1.6 0.6-0.8 85-95 8.0 Đệ hệ ĐBCT cao (nước ngọt-lợ), tướng cát và tướng bột sét Bãi bồi châu thổ - cây lúa, hoa màu (nước lợ) 6.7-7.0 50-100 4/6 2.4-2.8 - - ≤ 5 Cồn cát- cây lúa, cây ăn quả, hoa màu (nước ngọt) 6.6-6.9 100-200 9/1 1. 0.6-0.7 80-95 ≤ 2.0 Bảng 4. Tổng hợp các tiêu chí phân loại nhóm địa hệ đồng bằng châu thổ (châu thổ trên cạn) biển thoái Holocen muộn (Q2 3) đới bờ châu thổ Sông Hồng Nhóm địa hệ Địa hệ Hệ sinh thái pH Eh Cát /sét So Ro Q (%) TOC (%) Nhóm địa hệ châu thổ ngập nước hiện đại Holocen muộn(Q2 3 ) Địa hệ sườn châu thổ (SCT), tướng sét HST SCT biển nông 8.0-8.6 50-100 2/8 >2.5 - - 0.5 Địa hệ tiền châu thổ (TCT) biển thoái, tướng cát, bùn cát. HST TCT biển ven bờ 7.5-8.3 50-100 4/6 2.1-2.5 0.4-0.6 55-70 0.7-1.5 HST lagoon cửa sông 7.0-8.0 10-50 3/7 2.2-2.5 - 0.8-2.5 HST cồn cát cửa sông hiện đại - - 8/2 1.3-1.5 0.6-0.8 85-95 0-0.5 HST bãi triều lầy 7.5-8.5 1.0-50.0 3/7 2.5-2.8 - 2.0-5.0 3.2. Biến động các địa hệ trong Holocen giữa- muộn (5ka BP đến nay) Trong Holocen giữa - muộn khu vực đới bờ (coastal zone) của châu thổ Sông Hồng biến động các địa hệ chịu ảnh hưởng của 3 yếu tố của địa chất nội và ngoại sinh có mối quan hệ nhân - quả: (1) Sụt lún kiến tạo; (2) Sự thay đổi mực nước biển; (2) Quá trình bồi tụ đền bù trầm tích dư thừa. - Sụt lún kiến tạo với tốc độ 1mm/năm là quy luật bình thường của các vùng hạ lưu châu thổ lớn như sông Hồng và Cửu Long. T. Nghi et al. / VNU Journal of Science: Earth and Environmental Sciences, Vol. 35, No. 1 (2019) 94-111 109 - Sự thay đổi mực nước biển: pha biển thoái toàn cầu Holocen giữa - muộn (5-1kaBP) và pha biển dâng từ 1ka BP đến nay [3] - Quá trình bồi tụ đền bù trầm tích dư thừa được thể hiện bởi sự xuất hiện các đường bờ cổ và các thùy châu thổ phân bố theo chu kỳ trên bề mặt của ĐBCT châu thổ Sông Hồng (hình 8). 3.3. Biến động các địa hệ là hệ quả của sự chuyển tướng theo thời gian và không gian Đồng thời với quá trình biển thoái Holocen giữa muộn khu vực đới bờ châu thổ Sông Hồng đã diễn ra 2 quá trình nối tiếp nhau theo phương thẳng đứng và phương nằm ngang: (1) Theo phương thẳng đứng: tướng bột sét và tướng sét châu thổ ngầm biển thoái (địa hệ phủ trên tướng sét xám xanh vũng vịnh biển tiến; (2) Theo phương nằm ngang (từ đất liền ra biển) các tướng phân bố theo trật tự sau đây: tướng cát, bột sét đồng bằng châu thổ cao tướng cát, bùn sét đồng bằng châu thổ thấp tướng cát, cát bùn tiền châu thổ tướng sét sườn châu thổ hiện đại. 4. Kết luận và trao đổi 1. Sự biến đổi của hệ sinh thái gắn liền với sự biến đổi tướng trầm tích, đây là mối quan hệ nhân quả, trong đó tướng trầm tích là nguyên nhân còn hệ sinh thái là kết quả. Tích hợp tướng trầm tích và hệ sinh thái thành một đơn vị “tướng trầm tích -hệ sinh thái” (Geosystem). Để giải thích được bản chất và sự biến động của các hệ sinh thái cần phải nghiên cứu tướng trầm tích. 2. Tướng trầm tích (lithofacies) gồm thành phần thạch học, đặc điểm địa hóa và môi trường trầm tích. Mỗi một tướng trầm tích có thể coi là một cái nôi sinh ra và nuôi dưỡng một hệ sinh thái. Đó là bãi cư trú (habitat) của động vật như tôm, cua, cá bống nhảy, ngao, dã tràng và nơi tồn tại của một quần thể thực vật từ hạ đẳng như rong tảo đến thượng đẳng như rừng ngập mặn, đồng lúa, đồng cói... 3. Sự biến động của các địa hệ trong Holocen của đới bờ châu thổ Sông Hồng theo thời gian (phương thẳng đứng) và theo không gian (phương nằm ngang từ đất liền ra biển) phụ thuộc vào 2 pha thay đổi mực nước biển (biển tiến Flandrian Holocen sớm - giữa và biển thoái Holocen giữa muộn) và sụt lún kiến tạo với tốc độ 1mm/năm. 4. Trong pha biển tiến Holocen sớm - giữa có 2 địa hệ đặc trưng: (1) Địa hệ đầm lầy ven biển, tướng bùn sét - HST rừng ngập mặn và (2) Địa hệ vũng vịnh, tướng sét xám xanh - HST thủy sinh và đáy mềm vũng vịnh. 5. Trong pha biển thoái Holocen muộn, biến động của các địa hệ xẩy ra theo quy luật thay thế tướng trầm tích tầng mặt từ đất liền ra biển và theo quy luật cộng sinh tướng từ dưới lên theo mặt cắt địa chất: - Theo không gian từ đất liền ra biển: địa hệ ĐBCT cao, tướng bột sét - HST đồng lúa sẽ thay thế địa hệ ĐBCT thấp, tướng sét bột - HST đồng cói, HST đầm nuôi tôm, HST rừng ngập mặn; địa hệ ĐBCT thấp, tướng sét bột sẽ thay thế tướng bùn cát châu thổ ngầm - HST bãi triều và biển nông ven bờ. - Theo mặt cắt từ dưới lên phủ trên địa hệ vũng vịnh, tướng sét xám xanh bị phủ bởi địa hệ châu thổ ngầm, tướng sét, bùn cát - HST biển ven bờ và địa hệ đồng bằng châu thổ, tướng cát, bùn cát - HST đồng lúa. 6. Những khu vực bờ biển bồi tụ mạnh, rừng ngập mặn phát triển lan tỏa về phía biển và về phía lagoon cửa sông theo thứ tự: cây mắm tiên phong, đến sú vẹt và cuối cùng là cây bần. Khi bãi bồi được tôn cao, tỷ lệ cát/sét > 4/6, môi trường oxy hóa thống trị, độ pH < 7.3; độ muối < 15 ‰ lúc đó rừng ngập mặn sẽ bị suy thoái dần từ đất liền ra biển. Đồng thời HST rừng ngập mặn sẽ chuyển thành HST đầm nuôi tôm và HST đồng cói, HST đồng cói cũ sẽ biến thành HST đồng lúa và hoa màu. 7. Hoạt động nhân sinh đã làm thay đổi quy luật biến động tự nhiên của các địa hệ. Việc quai đê lấn biển quá sớm sẽ tạo ra một diện tích đất ngập nước rộng lớn phía trong đê. Khu vực này sẽ thuận lợi cho phát triển các HST mang tính chất nhân tạo, đó là HST rừng ngập mặn, HST đầm nuôi tôm và HST đồng cói. Các HST T. Nghi et al. / VNU Journal of Science: Earth and Environmental Sciences, Vol. 35, No. 1 (2019) 94-111 110 nhân tạo này có tính ổn định lâu dài có khi hàng trăm năm vì thiếu hụt trầm tích. Lời cảm ơn Công trình được hoàn thành trước hết là nhờ xử lý một khối lượng tài liệu khảo sát thực địa và phân tích trong phòng thu thập được của đề tài KC-09-02/16-20 và đề tài CA.17.10 A do Trung tâm Hỗ trợ Nghiên cứu Châu Á và Quỹ Giáo dục Cao học Hàn Quốc tài trợ. Đồng thời đã kế thừa và xử lý một khối lượng tài liệu và số liệu phân tích phong phú của phương án đo vẽ bản đồ địa chất Đệ Tứ tỷ lệ 1/50.000 tờ Thái Bình - Nam Định do Tổng Cục Địa chất và Khoáng sản tiến hành (1990 -1994). Nhân dịp này tập thể tác giả xin được tỏ lòng cảm ơn các đề tài trên và sự tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành bài báo này của Văn Phòng các chương trình trọng điểm cấp Nhà nước, Bộ Khoa học và Công Nghệ, Ban chủ nhiệm chương trình khoa học và công nghệ Biển KC-09/16-20. Tài liệu tham khảo [1] Trần Nghi, Nguyễn Thị Tuyến, Đinh Xuân Thành, Nguyễn Đình Nguyên, Trần Thị Thanh Nhàn, Nguyễn Đình Thái, Nguyễn Thị Huyền Trang, Đường bờ cổ và ranh giới chéo các miền hệ thống trầm tích Pleistocen muộn-Holocen khu vực Bắc bộ và Bắc trung bộ, Tạp chí Địa chất, loạt A. số 358 (2016) 1 -13. [2] Trần Nghi và nnk, Đặc điểm tướng đá - cổ địa lý Pleistocen muộn – Holocen khu vực cửa sông Ba Lạt, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển. Tập 17, Số 1( 2017) 23-34. [3] Tran Nghi, Mai Trong Nhuan, Chu Van Ngoi, P. Hoekstra, Utrecht, TJ. Van Weering, J.H. Van Denbergh, Dinh Xuan Thanh, Nguyen Dinh Nguyen, Vu Van Phai, Holocene sedimentary evolution, geodynamic and anthropogenic control of the Balat river mouth formation (Red River- delta, northern Vietnam). Z. geol. Wiss, Berlin 30. (2002) 157-172. [4] Trần Nghi, Ngô Quang Toàn, Đặc điểm các chu kỳ trầm tích và lịch sử tiến hóa địa chất Đệ tứ đồng bằng Sông Hồng, Tạp chí Địa chất số 206- 207 (1991) 65-69. [5] Susumu Tanabe, Kazuaki Hori, Yoshiki Saitoc, Shigeko Haruyamad, Van Phai Vu, Akihisa Kitamura, Song Hong (Red River) delta evolution related to millennium-scale Holocene sea-level changes, Quaternary Science Reviews 22. (2003) 2345–2361. https://doi.org/10.1016/S0277 - 3791 (03) 00138-0. [6] Doãn Đình Lâm, Tiến hóa trầm tích Holocen châu thổ Sông Hồng Luận án tiến sĩ địa chất, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2003. [7] Susumu Tanabe, Yoshiki Saito, Quang Lan Vu, J.J. Till Hanebuth, Quang Lan Ngo, Akihisa Kitamura, Holocen Evolution of the Song Hong (Red River) delta system, Northen Vietnam, Sedimentary Geology. 187 (2006.), 29-61. https://doi.org/10.1016/J.sedgeo.2005.12.004. [8] Lê Xuân Tuấn, Phan Nguyên Hồng, Phan Thị Anh Đào, Vũ Thục Hiền, Quản Thị Quỳnh Dao, Phan Hồng Anh, Vũ Đình Thái, Trần Minh Phượng, Phan Thị Minh Nguyệt, Hệ sinh thái RNM huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định và một số vấn đề quản lý. Phục hồi rừng ngập mặn ứng phó với biến đổi khí hậu hướng tới phát triển bền vững, Tuyển tập hội thảo Quốc gia Cần Giờ, TP HCM 26- 27/11/2007. IUCN, NXB Nông nghiệp, 2008. [9] Vũ Thục Hiền, Vũ Đình Thái, Trần Mai Sen, Nguyễn Hữu Thọ, Lê Xuân Tuấn, 2008. Những vấn đề cấp thiết trong công tác bảo tồn vùng RNM huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định. Phục hồi rừng ngập mặn ứng phó với biến đổi khí hậu hướng tới phát triển bền vững, Tuyển tập hội thảo Quốc gia Cần Giờ, TP HCM 26-27/11/2007. IUCN. NXB Nông nghiệp, 2008. [10] Phạm Thị Làn, Phạm Văn Cự, Lê Minh Phương, 2008. Ứng dụng viễn thám trong nghiên cứu biến động lớp phủ thực vật ngập mặn khu vực ven biển tỉnh Thái Bình. Phục hồi rừng ngập mặn ứng phó với biến đổi khí hậu hướng tới phát triển bền vững. Tuyển tập hội thảo Quốc gia Cần Giờ,TP HCM 26-27/11/2007. IUCN, NXB Nông nghiệp. [11] Mai Sỹ Tuấn, Phạm Hồng Anh, Thảm thực vật vùng RNM thuộc Khu Bảo Tồn Thiên nhiên Đất ngập nước Tiền Hải Thái Bình. Phục hồi rừng ngập mặn ứng phó với biến đổi khí hậu hướng tới phát triển bền vững, Tuyển tập hội thảo Quốc gia Cần Giờ, TP HCM 26-27/11/2007. NXB Nông nghiệp, IUCN, (2008) 115 – 227. [12] Vũ Nhật Thắng, Phạm Đình Xin, Địa chất và Khoáng sản vùng Thái Bình – Nam Định (giới thiệu kết quả đo vẽ BDĐC và TNKS tỉ lệ 1/50.000 nhóm tờ Thái Bình – Nam Định (Geology and mineral resources in Thai Binh - Nam Dinh regions (Brief introduction of results of geological mapping and prospecting for mineral resources at T. Nghi et al. / VNU Journal of Science: Earth and Environmental Sciences, Vol. 35, No. 1 (2019) 94-111 111 1/50.000 scale in Thai Binh - Nam Dinh sheet group). Lưu trữ tại cục Địa chất, 1997. [13] Do Minh Duc và nnk, Sediment distribution and transport at the nearshore zone of the Red River delta, Northern Vietnam, Journal of Asian Earth Sciences. 29 (2007) 558 - 565. https://doi.org/10. 1016/J.jseaes.2006.03.007. [14] Vũ Cao Minh, Nguyễn Khắc Nghĩa, Nguyễn Huy Thịnh, Biến động cửa Ba Lạt, cửa Hà Lạn trong thời kỳ cận đại và ảnh hưởng của chúng tới diễn biến bồi tụ xói lở khu vực Hải Hậu - Nam Định, Tạp chí KH&CN Thủy lợi Viện KHTLVN (2006) 32 - 41. [15] Ayako Funabiki, Yoshiki Saito, Vu Van Phai, Nguyen Hieu and Shigeko Haruyama, Natural levees and human settlement in the Song Hong (Red River) delta, northern Vietnam. The Holocene 22(6) (2012) 637 - 648. https://doi.org/ 10.1177/ 0959683611430847.
File đính kèm:
- bien_dong_cac_dia_he_trong_holocen_o_khu_vuc_doi_bo_chau_tho.pdf