Nghiên cứu về giáo dục địa lí trong các khóa luận tốt nghiệp của sinh viên trường đại học sư phạm - Đại học Đà Nẵng

Mục đích của nghiên cứu này là mô tả và phân tích bức tranh khái quát các nghiên cứu về giáo

dục Địa lí trong các khóa luận tốt nghiệp của sinh viên Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng. Dữ

liệu của nghiên cứu này bao gồm 91 khóa luận tốt nghiệp lĩnh vực giáo dục Địa lí của sinh viên ngành

Cử nhân Sư phạm Địa lí được thực hiện từ khóa 2001-2005 đến khóa 2016-2020. Kết quả của nghiên

cứu này nhấn mạnh sự đa dạng của các chủ đề nghiên cứu cũng như sự chú ý ngày càng tăng vào các

nghiên cứu liên quan đến chiến lược giảng dạy và học tập trong khi hạn chế các nghiên cứu về ứng

dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng hầu hết các nghiên cứu về

giáo dục Địa lí đã được thực hiện ở cấp trung học phổ thông và sử dụng chủ yếu phương pháp nghiên

cứu hỗn hợp. Cũng dựa trên những phân tích và bàn luận đó, nghiên cứu này đã đưa ra các khuyến

nghị đối với các vấn đề chính sách và thực hành nghiên cứu ở lĩnh vực này trong thời gian tới.

Nghiên cứu về giáo dục địa lí trong các khóa luận tốt nghiệp của sinh viên trường đại học sư phạm - Đại học Đà Nẵng trang 1

Trang 1

Nghiên cứu về giáo dục địa lí trong các khóa luận tốt nghiệp của sinh viên trường đại học sư phạm - Đại học Đà Nẵng trang 2

Trang 2

Nghiên cứu về giáo dục địa lí trong các khóa luận tốt nghiệp của sinh viên trường đại học sư phạm - Đại học Đà Nẵng trang 3

Trang 3

Nghiên cứu về giáo dục địa lí trong các khóa luận tốt nghiệp của sinh viên trường đại học sư phạm - Đại học Đà Nẵng trang 4

Trang 4

Nghiên cứu về giáo dục địa lí trong các khóa luận tốt nghiệp của sinh viên trường đại học sư phạm - Đại học Đà Nẵng trang 5

Trang 5

Nghiên cứu về giáo dục địa lí trong các khóa luận tốt nghiệp của sinh viên trường đại học sư phạm - Đại học Đà Nẵng trang 6

Trang 6

Nghiên cứu về giáo dục địa lí trong các khóa luận tốt nghiệp của sinh viên trường đại học sư phạm - Đại học Đà Nẵng trang 7

Trang 7

Nghiên cứu về giáo dục địa lí trong các khóa luận tốt nghiệp của sinh viên trường đại học sư phạm - Đại học Đà Nẵng trang 8

Trang 8

pdf 8 trang viethung 3200
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu về giáo dục địa lí trong các khóa luận tốt nghiệp của sinh viên trường đại học sư phạm - Đại học Đà Nẵng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu về giáo dục địa lí trong các khóa luận tốt nghiệp của sinh viên trường đại học sư phạm - Đại học Đà Nẵng

Nghiên cứu về giáo dục địa lí trong các khóa luận tốt nghiệp của sinh viên trường đại học sư phạm - Đại học Đà Nẵng
UED Journal of Social Sciences, Humanities & Education- ISSN: 1859 - 4603 
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI, NHÂN VĂN & GIÁO DỤC 
Tạp chí Khoa học Xã hội, Nhân văn & Giáo dục,Tập 10, số 1 (2020),87-94 | 87 
* Tác giả liên hệ 
 Nguyễn Văn Thái 
 Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng 
 Email: nvthai@ued.udn.vn 
Nhận bài: 
 11 – 02 – 2020 
Chấp nhận đăng: 
 25 – 03 – 2020 
NGHIÊN CỨU VỀ GIÁO DỤC ĐỊA LÍ TRONG CÁC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 
CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 
Nguyễn Văn Thái 
Tóm tắt: Mục đích của nghiên cứu này là mô tả và phân tích bức tranh khái quát các nghiên cứu về giáo 
dục Địa lí trong các khóa luận tốt nghiệp của sinh viên Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng. Dữ 
liệu của nghiên cứu này bao gồm 91 khóa luận tốt nghiệp lĩnh vực giáo dục Địa lí của sinh viên ngành 
Cử nhân Sư phạm Địa lí được thực hiện từ khóa 2001-2005 đến khóa 2016-2020. Kết quả của nghiên 
cứu này nhấn mạnh sự đa dạng của các chủ đề nghiên cứu cũng như sự chú ý ngày càng tăng vào các 
nghiên cứu liên quan đến chiến lược giảng dạy và học tập trong khi hạn chế các nghiên cứu về ứng 
dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng hầu hết các nghiên cứu về 
giáo dục Địa lí đã được thực hiện ở cấp trung học phổ thông và sử dụng chủ yếu phương pháp nghiên 
cứu hỗn hợp. Cũng dựa trên những phân tích và bàn luận đó, nghiên cứu này đã đưa ra các khuyến 
nghị đối với các vấn đề chính sách và thực hành nghiên cứu ở lĩnh vực này trong thời gian tới. 
Từ khóa: Sinh viên; giáo dục Địa lí; khóa luận tốt nghiệp; Sư phạm Địa lí; Địa lí. 
1. Giới thiệu 
Nghiên cứu về giáo dục Địa lí là một trong ba lĩnh 
vực nghiên cứu (cùng với Địa lí tự nhiên và Địa lí kinh 
tế - xã hội) mà SV khoa Địa lí của Trường Đại học Sư 
phạm - Đại học Đà Nẵng có thể lựa chọn để thực hiện 
khóa luận tốt nghiệp cuối khóa. Mặc dù vậy, đặc biệt 
hơn so với hai lĩnh vực nghiên cứu còn lại, nghiên cứu 
về giáo dục Địa lí mang bản chất của nghiên cứu khoa 
học giáo dục và vì thế, đây là lĩnh vực nghiên cứu đặc 
trưng của các sinh viên (SV) chuyên ngành Cử nhân Sư 
phạm vốn được đào tạo để trong tương lai trở thành giáo 
viên (GV) giảng dạy ở các trường phổ thông. Xét trong 
mối quan hệ với các học phần khác trong chương trình 
đào tạo, khóa luận tốt nghiệp là học phần tự chọn nhưng 
có vai trò rất quan trọng trong việc nối tiếp các học phần 
khác để phát triển các kĩ năng nghiên cứu cho SV ở mức 
thành thạo. Còn xét ở góc độ ý nghĩa nghề nghiệp, học 
phần này giúp các GV tương lai có năng lực nghiên cứu 
khoa học trong lĩnh vực giáo dục, gắn với quá trình 
giảng dạy của mình, đề xuất các sáng kiến kinh nghiệm 
và có khả năng hướng dẫn HS nghiên cứu khoa học. Vì 
những lí do này, việc định hướng nâng cao chất lượng 
thực hiện các đề tài khóa luận tốt nghiệp của SV là rất 
quan trọng. 
Với lịch sử đào tạo lâu dài, số lượng đề tài khóa 
luận thực hiện tại khoa Địa lí ngày càng nhiều. Cùng 
với sự gia tăng về số lượng theo thời gian là có thể dễ 
dàng hình dung được thì những vấn đề liên quan đến 
chất lượng của các nghiên cứu là điều chưa được tổng 
kết. Chất lượng của các khóa luận bị chi phối bởi rất 
nhiều yếu tố. Bên cạnh yếu tố cốt lõi là các kĩ năng 
nghiên cứu của SV và điều này liên quan đến quá 
trình đào tạo thì các yếu tố khác như vấn đề nghiên 
cứu, tính chất và điều kiện nghiên cứu cũng là những 
yếu tố quan trọng cần được quan tâm. Ở khía cạnh 
chiến lược đào tạo, chất lượng của các khóa luận tốt 
nghiệp còn thể hiện ở chỗ chúng đóng góp như thế 
nào vào việc giải quyết các vấn đề thực tiễn, vào cải 
tiến việc giảng dạy và học tập Địa lí ở các cấp học, 
bậc học trong thực tế. 
Xuất phát từ quan điểm cho rằng những hiểu biết về 
các nghiên cứu trước đó sẽ hữu ích đối với việc phát 
Nguyễn Văn Thái 
88 
triển các nghiên cứu tiếp theo, nghiên cứu này hướng 
đến mô tả bức tranh khái quát các nghiên cứu về giáo 
dục Địa lí được thực hiện trong các khóa luận tốt nghiệp 
của Khoa Địa lí - Trường Đại học Sư phạm - Đại học 
Đà Nẵng trong khoảng thời gian từ năm 2005 đến năm 
2020. Bức tranh tổng thể này được mô tả và phân tích 
trên các khía cạnh số lượng đề tài đã thực hiện, đối 
tượng các nghiên cứu hướng đến, các chủ đề, hướng 
nghiên cứu và cuối cùng là các phương pháp nghiên cứu 
được sử dụng. Dựa trên các phát hiện về những khía 
cạnh này, các khuyến nghị cần thiết được đưa ra để góp 
phần định hướng cho các nghiên cứu tiếp theo một cách 
phù hợp. 
2. Phương pháp nghiên cứu 
2.1. Đối tượng và mẫu nghiên cứu 
Đối tượng của nghiên cứu này là các khóa luận tốt 
nghiệp về lĩnh vực giáo dục Địa lí đã được bảo vệ thành 
công của SV khoa Địa lí - Trường Đại học Sư phạm - 
Đại học Đà Nẵng trong khoảng thời gian từ 2005 đến 
2020. Tổng cộng, có 91 khóa luận tốt nghiệp đã được 
thu thập trực tiếp từ thư viện của trường Đại học Sư 
phạm - Đại học Đà Nẵng hoặc thông qua các kênh khác 
như cơ sở dữ liệu truy cập mở trên Website và các dữ 
liệu được lưu trữ tại khoa Địa lí. 
2.2. Phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu 
Nghiên cứu này là một nghiên cứu định tính và 
phân tích tài liệu là phương pháp quan trọng nhất, 
được sử dụng như một mô hình nghiên cứu. Bằng 
phương pháp này, các thông tin cần thiết được thu thập 
và phân tích trực tiếp dựa trên các khóa luận tốt nghiệp 
đã thu thập được của SV. Trong một số trường hợp cần 
thiết, khi không có hoặc có không đầy đủ các thông tin 
thu thập được qua nghiên cứu và phân tích trực tiếp 
khóa luận tốt nghiệp của SV thì việc phân tích các dữ 
liệu bên ngoài như hình ảnh, tài liệu liên quan được 
lưu trữ ở khoa Địa lí đã được sử dụng để lấp chỗ trống 
hoặc củng cố thêm các phân tích và đánh giá. Bên 
cạnh đó, phỏng vấn giáo viên hướng dẫn cũng được sử 
dụng như một phương pháp có tính chất hỗ trợ trong 
một vài trường hợp để làm rõ hơn về các ý tưởng, vấn 
đề được đề cập và thực hiện trong khóa luận tốt nghiệp 
của sinh viên. 
Dữ liệu thu thập được thông qua  ... ử dụng phần mềm 
Power Point để xây dựng bài giảng điện tử; sử dụng 
phần mềm Macromedia Flash để thiết kế các mô hình 
động; khai thác kiến thức từ phần mềm Encarta; thiết 
kế bài giảng E-learning, xây dựng và sử dụng Webquest 
trong dạy học Địa lí. Chủ đề tích hợp trong dạy học có 
nội dung nghiên cứu khá đa dạng mặc dù số lượng 
Nguyễn Văn Thái 
92 
nghiên cứu không nhiều. Trong đó, giáo dục BĐKH và 
thiên tai là nội dung được nghiên cứu nhiều nhất. Các 
nội dung còn lại về giáo dục môi trường, phát triển bền 
vững; giáo dục kĩ năng sống; giáo dục di sản và giáo 
dục biển đảo chỉ có một vài nghiên cứu. Các nội dung 
nghiên cứu về chủ đề đánh giá trong dạy học tập trung 
vào hai nội dung chính gồm xây dựng công cụ đánh giá 
(bài tập, rubric) và vận dụng các phương pháp đánh giá. 
Đáng chú ý, các nghiên cứu về giáo dục Địa lí trong 
khóa luận tốt nghiệp do SV thực hiện thường có tính 
chất lặp lại hoặc chuyển đổi, bắt chước các ý tưởng 
trước đó hoặc của các trường khác. Điều này diễn ra 
trong một thời gian dài dẫn đến những hạn chế về giá trị 
khoa học, tính mới cũng như khả năng áp dụng vào thực 
tế dạy học Địa lí ở trường phổ thông. 
3.4. Phương pháp nghiên cứu sử dụng trong 
các khóa luận tốt nghiệp về giáo dục Địa lí 
Nghiên cứu này đã cố gắng phân tích tiêu đề và 
phần mô tả các phương pháp nghiên cứu trong các đề tài 
khóa luận tốt nghiệp của SV để sắp xếp các nghiên cứu 
theo 3 nhóm bao gồm các nghiên cứu định lượng, các 
nghiên cứu định tính và các nghiên cứu hỗn hợp. Kết 
quả cho thấy, các nghiên cứu hỗn hợp là chủ yếu, các 
nghiên cứu sử dụng phương pháp đơn thuần là định 
lượng và định tính rất hiếm thấy (Hình 4). 
Hình 4. Tỉ lệ các phương pháp nghiên cứu về giáo dục 
Địa lí được sử dụng trong các khóa luận tốt nghiệp (%) 
Các nghiên cứu hỗn hợp thường sử dụng nhiều 
phương pháp nghiên cứu cùng lúc để giải quyết các 
nhiệm vụ đa dạng. Chẳng hạn, hầu hết các nghiên cứu 
theo hướng này đều liệt kế các phương pháp nghiên cứu 
được sử dụng tương tự nhau bao gồm khảo sát điều tra, 
phân tích tài liệu, phương pháp chuyên gia, thực nghiệm 
sư phạm, thống kê toán học. Và vì thế, rất khó để nhận 
thấy hoặc xác định phương pháp nghiên cứu nào là chủ 
đạo. Trong khi đó, các nghiên cứu thuần túy là định tính 
thường sử dụng số lượng phương pháp nghiên cứu ít 
hơn. Nhóm này thường sử dụng các nghiên cứu trường 
hợp, mô tả thực trạng và sử dụng phương pháp điều tra 
là chủ yếu. Các nghiên cứu định lượng ít xuất hiện hơn 
và thường chỉ gắn với một vài nghiên cứu thử nghiệm 
các đề xuất mới liên quan đến cách thức vận dụng 
phương pháp hoặc kĩ thuật dạy học mới trong thực tế. 
Sự chiếm ưu thế của các nghiên cứu hỗn hợp và 
việc sử dụng hệ thống phương pháp nghiên cứu đa dạng 
trong một nghiên cứu là dấu hiệu tích cực nhưng đó chỉ 
là sự thể hiện bên ngoài. Các phương pháp được liệt kê 
thường không được mô tả rõ ràng về bản chất, lí do vì 
sao chúng được sử dụng và cũng rất khó tìm thấy sự 
khớp nối giữa chúng trong nghiên cứu. Điều này một 
phần xuất phát từ việc tiếp cận lựa chọn những vấn đề 
lớn để nghiên cứu, từ đó đặt ra nhiều nhiệm vụ nghiên 
cứu và kéo theo việc sử dụng nhiều phương pháp để giải 
quyết chúng như một hệ quả. Việc lựa chọn những vấn 
đề nghiên cứu lớn trong bối cảnh thời gian, điều kiện 
nghiên cứu và năng lực nghiên cứu của SV hạn chế đã 
dẫn đến việc triển khai nghiên cứu thiếu thực chất, chưa 
giải quyết được bản chất vấn đề đặt ra theo chiều sâu. 
4. Kết luận và khuyến nghị 
4.1. Kết luận 
Các phân tích cho thấy nghiên cứu về giáo dục Địa 
lí trong các khóa luận tốt nghiệp của SV Trường Đại 
học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng giai đoạn 2005-2020 
có sự hạn chế về số lượng nhưng về nội dung lại bao 
trùm một phạm vi nghiên cứu rộng. Hạn chế về số 
lượng của các nghiên cứu về giáo dục Địa lí được phát 
hiện khi xem xét tỉ lệ đề tài nghiên cứu lĩnh vực này so 
với số lượng SV đã tốt nghiệp ngành học theo thời gian, 
và cả khi so sánh với số lượng các đề tài trong các lĩnh 
vực nghiên cứu khác của Địa lí. Phạm vi nghiên cứu 
rộng thể hiện ở đối tượng nghiên cứu bao phủ hầu hết 
khía cạnh quan trọng liên quan đến giáo dục Địa lí với 
19 hướng nghiên cứu thuộc 5 nhóm chủ đề chính. Cũng 
trong sự đa dạng đó, nghiên cứu này nhận thấy sự tập 
trung đa số vào các vấn đề liên quan đến chiến lược 
giảng dạy và học tập Địa lí ở cấp trung học phổ thông, 
trong đó chiếm ưu thế là các nghiên cứu nhằm cải thiện 
việc giảng dạy và học tập Địa lí lớp 10 và Địa lí lớp 11. 
Điều này cũng đã được giải thích do bởi nhiều yếu tố, 
trong đó nhấn mạnh xu hướng SV thường chọn đề tài 
 ISSN 1859 - 4603 - Tạp chí Khoa học Xã hội, Nhân văn & Giáo dục,Tập 10, số 1 (2020), 87-94 
 93 
nghiên cứu gắn với lớp học được phân công giảng dạy 
trong quá trình thực tập sư phạm để thuận lợi cho 
nghiên cứu. 
Cùng với đó, nghiên cứu này cũng nhận thấy sự hạn 
chế về chất lượng của các nghiên cứu về giáo dục Địa lí 
trong các khóa luận tốt nghiệp của SV. Trong đa số các 
nghiên cứu, các nhiệm vụ đặt ra và phương pháp để giải 
quyết chúng chưa tương xứng và thiếu sự kết nối với 
nhau. Đáng chú ý, thực nghiệm sư phạm thường được 
sử dụng như một phương pháp chính trong hầu hết các 
nghiên cứu lại được thực hiện mang tính thủ tục, rập 
khuôn giữa các đề tài. Nhiều nghiên cứu cũng hướng 
đến giải quyết những nhiệm vụ lớn hơn so với điều kiện 
nghiên cứu và dẫn đến kết quả nghiên cứu không được 
mô tả một cách cụ thể, không rõ những đóng góp mới, 
khác biệt so với các nghiên cứu trước đó được thực hiện 
ở cấp độ cao và sâu hơn. Những điều này làm giảm độ 
tin cậy, từ đó ảnh hưởng đến khả năng vận dụng các kết 
quả nghiên cứu vào thực tiễn giảng dạy và học tập. 
4.2. Khuyến nghị 
1. Trong mối quan hệ với các học phần khác, khóa 
luận tốt nghiệp có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển 
các kiến thức, kĩ năng đã học trước đó để hoàn thiện 
năng lực nghiên cứu của SV. Điều này liên quan trực 
tiếp đến sự phát triển nghề nghiệp trong tương lai của 
họ. Do đó, nếu không đánh giá SV qua nghiên cứu thì 
việc đảm bảo kết quả đầu ra về năng lực này theo quy 
định của chương trình đào tạo khó có thể thực hiện được 
và năng lực nghiên cứu của SV là điều rất đáng hoài 
nghi. Từ đó cho thấy, tỉ lệ SV thực hiện khóa luận tốt 
nghiệp thấp là một hạn chế lớn về mặt đào tạo. Nghiên 
cứu này cho rằng, số lượng các nghiên cứu trong lĩnh 
vực khoa học giáo dục trong thời gian tới có thể gia tăng 
nếu thực hiện một số biện pháp cụ thể dưới đây: 
- Thực hiện định hướng nghiên cứu sớm cho SV 
trong quá trình giảng dạy các học phần. Đối với các 
nghiên cứu về giáo dục Địa lí, có thể cho SV làm quen 
sớm với nghiên cứu bắt đầu từ những học phần về 
phương pháp, đặc biệt là phương pháp nghiên cứu khoa 
học giáo dục. Điều này nhằm khơi gợi đam mê, giúp họ 
sớm nảy sinh ý tưởng, tập làm quen với nghiên cứu. Vì 
trên thực tế, SV có tâm lí e ngại nghiên cứu vì không 
hiểu rõ mình sẽ phải làm những gì và thường hình dung 
đây là một công việc rất khó khăn. 
- Khoa cần chủ động phát triển các mối quan hệ 
hợp tác với các trường phổ thông trên địa bàn thành phố 
Đà Nẵng. Trong đó, cần chú trọng sự liên kết về chuyên 
môn để các cơ sở này tạo điều kiện cho SV thực hiện 
các đề tài nghiên cứu, đặc biệt là các nghiên cứu mô tả 
thực trạng và có thực nghiệm sư phạm. Ở chiều ngược 
lại, các nghiên cứu của SV cần được thực hiện một cách 
thiết thực để quay trở lại góp phần cải thiện, nâng cao 
chất lượng dạy và học Địa lí ở các trường này. Sự liên 
kết này nếu được thiết lập sẽ giúp giải quyết một khó 
khăn lớn, vốn là rào cản đối với bất cứ SV nào khi quyết 
định thực hiện nghiên cứu của mình. 
- Trong tương lai, đối với nhiệm vụ phát triển 
chương trình đào tạo của Khoa, có thể xem xét đưa khóa 
luận tốt nghiệp vào nhóm các học phần bắt buộc thay vì 
tự chọn. Bởi trong khi kĩ năng giảng dạy được đánh giá 
thực tế thông qua thực tập sư phạm thì kĩ năng nghiên 
cứu khoa học chưa được đánh giá một cách cụ thể. Vì 
thế, việc bắt buộc thực hiện khóa luận tốt nghiệp đối với 
SV sẽ góp phần giải quyết “lỗ hổng” nói trên, đảm bảo 
tất cả các SV ra trường đều có năng lực nghiên cứu. 
2. Cùng với các giải pháp để gia tăng số lượng 
nghiên cứu nói trên, việc triển khai các nghiên cứu trong 
thời gian tới cần chú trọng đến khâu định hướng nghiên 
cứu cho SV về chủ đề, nội dung nghiên cứu. Những 
điều đó sẽ góp phần nâng cao chất lượng của các nghiên 
cứu trong tương lai. Nghiên cứu này đưa ra một số 
khuyến nghị đối với các vấn đề liên quan dựa trên các 
kết quả nghiên cứu đã phân tích bao gồm: 
- Số lượng hạn chế của các nghiên cứu ở cấp trung 
học cơ sở là một gợi ý tốt cho các nghiên cứu trong 
tương lai theo hướng phát triển các nghiên cứu trong 
lĩnh vực giáo dục Địa lí ở cấp học này. Chúng không 
những mở ra khả năng lựa chọn đề tài một cách rộng 
mở hơn mà còn góp phần giải quyết những nhu cầu thực 
tiễn đặt ra, góp phần nâng cao chất lượng dạy học Địa lí 
ở cấp học này. Điều đó càng có cơ sở khi trong giai 
đoạn hiện nay việc thực tập sư phạm được mở rộng sang 
các lớp cấp trung học cơ sở và SV tốt nghiệp ngành đào 
tạo đã mở rộng cơ hội nghề nghiệp sang giảng dạy ở cả 
các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông. 
- Tương tự, các đề tài về sau cũng cần dành sự quan 
tâm đến hướng nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông 
tin trong dạy học Địa lí để “lấp chỗ trống” cho sự thiếu 
hụt của các nghiên cứu nhóm này. Trong bối cảnh công 
Nguyễn Văn Thái 
94 
nghệ thông tin đang được ứng dụng một cách rộng rãi 
trong dạy học thì đây là một hướng nghiên cứu rộng mở 
và có tính thiết thực. Một số gợi ý cho các nghiên cứu 
theo hướng này bao gồm nghiên cứu thực trạng, cách 
thức, hiệu quả của việc ứng dụng GIS, Google Earth, 
các trò chơi trong dạy học Địa lí; nghiên cứu tác động 
của sử dụng tranh ảnh, Video trực tuyến, các phương 
tiện truyền thông xã hội như Blogs, diễn đàn, các trang 
mạng xã hội đối với dạy học Địa lí. Cùng với đó, cần 
phát triển các nghiên cứu về mô tả đặc điểm của sách 
giáo khoa, các bài học cụ thể, phát hiện những vấn đề 
hạn chế hoặc cách thức để dạy các bài, chủ đề trong 
sách giáo khoa Địa lí có hiệu quả. 
- Một vấn đề khác liên quan đến mục đích nghiên 
cứu trong các khóa luận tốt nghiệp của SV là sự hạn chế 
về số lượng các nghiên cứu hướng đến HS, đặc biệt là 
nghiên cứu phản ứng của HS khi GV thay đổi phương 
pháp dạy học. Thay vào đó, các nghiên cứu hiện nay 
chủ yếu hướng vào GV, xoay quanh vấn đề làm sao để 
cải thiện việc hướng dẫn, nâng cao hiệu quả giảng dạy 
thông qua các cách thức khác nhau. Vì thế, trong thời 
gian tới giáo viên hướng dẫn có thể định hướng cho SV 
thực hiện các nghiên cứu hướng vào HS. Điều này có 
tầm quan trọng không kém các nghiên cứu hướng tới cải 
thiện việc dạy của GV, nhất là trong xu hướng dạy học 
lấy HS làm trung tâm và đổi mới dạy học theo tiếp cận 
năng lực hiện nay. Rõ ràng, việc lựa chọn vấn đề nghiên 
cứu phụ thuộc nhiều yếu tố nhưng để SV có thể phát 
triển các nghiên cứu nhiều tiềm năng nói trên thì việc 
định hướng trong quá trình đào tạo và của giáo viên 
hướng dẫn có một vai trò quan trọng. 
3. Nghiên cứu này cũng đi đến khuyến nghị rằng, 
các khóa luận tốt nghiệp trong tương lai cần phải cân 
nhắc lựa chọn những vấn đề phù hợp hơn với điều kiện 
và khả năng nghiên cứu của SV để đảm bảo giải quyết 
cặn kẽ các vấn đề đặt ra với các phương pháp được sử 
dụng một cách phù hợp và hiệu quả nhất. Khóa luận tốt 
nghiệp hoàn toàn có thể phát triển nghiên cứu mô tả 
thực trạng, nghiên cứu vận dụng trong các trường hợp 
đơn giản, cụ thể ở môi trường lớp học nhưng đảm bảo 
hiệu quả, thay vì các nghiên cứu theo kiểu giải quyết ôm 
đồm nhiều vấn đề, “phát hiện lại” những vấn đề đã được 
đề cập trong các nghiên cứu khác, được thực nghiệm 
không rõ ràng và thiếu sự tin cậy. Cùng với đó, việc thay 
đổi các yếu tố liên quan khác như nâng cao năng lực 
nghiên cứu của SV, đổi mới cách thức đánh giá cũng sẽ 
góp phần nâng cao chất lượng của các nghiên cứu. 
Tài liệu tham khảo 
Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2018). Chương trình Giáo dục 
phổ thông môn Địa lí, (Ban hành kèm theo Thông 
tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 
2018 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT). 
Đặng, V. Đ., & Nguyễn, T. H. (2003). Phương pháp 
dạy học Địa lí theo hướng tích cực. Đại học Sư 
phạm, Hà Nội. 
Meier, B., & Nguyễn, V. C. (2014). Lí luận dạy học 
hiện đại cơ sở đổi mới mục tiêu, nội dung và 
phương pháp dạy học. Đại học Sư phạm, Hà Nội. 
Schmeinck, D., & Lidstone, J. (2014). Current trends 
and issues in geographical education. In J. 
Lidstone & D. Schmeinck (Eds.), Standards and 
research in geographical education: Current trends 
and international issues (pp. 5–16). Mensch und 
Buch Verlag.  
STUDY ON GEOGRAPHY EDUCATION IN BACHELOR’S THESES 
AT THE UNIVERSITY OF DANANG - UNIVERSITY OF SCIENCE AND EDUCATION 
Abstract: The purpose of this research is to describe and analyze the general picture of the research of Geography education in 
the dissertations of students in the University of Danang - University of Science and Education. The data of this study includes 91 
thesis of Geographical Teaching, which students of the Faculty of Geography conducted from 2005 to 2020. The results of this study 
emphasize the diversity of research topics as well as the increasing attention to the research results related to teaching and learning 
strategies, while there are few topics connected to the application of information technology in teaching. This study also shows that 
most of the geography education studies have been done at the high schools and mainly used combination research methods. Based 
on these analyzes and discussions, this study has made recommendations for policy issues and research practices in this field in the 
next time. 
Key words: student; Geographical education; bachelor’s thesis; Geographical Teaching; Geography. 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_ve_giao_duc_dia_li_trong_cac_khoa_luan_tot_nghiep.pdf