Biến đổi về kinh tế và văn hóa - Xã hội của người Thái ở vùng tái định cư thủy điện Lai Châu

Chịu ảnh hưởng từ quá trình di dân tái định cư ở vùng lòng hồ thủy điện Lai Châu, đời

sống của tộc người Thái đã và đang có những biến đổi sâu sắc cả tích cực và tiêu cực về mặt kinh

tế và văn hóa - xã hội. Một số khó khăn bước đầu (trong sản xuất nông nghiệp, trao đổi buôn bán,

chăm sóc sức khỏe, giáo dục ) sẽ được khắc phục khi ổn định chỗ ở. Tuy nhiên, những thay đổi

về văn hóa - xã hội sẽ ảnh hưởng lâu dài đến cuộc sống của người dân trong tương lai. Để có thể

giảm thiểu tối đa tác động của những biến đổi tiêu cực đến đời sống của đồng bào, cần phải thực

hiện đồng bộ, triệt để, thỏa đáng và kịp thời các giải pháp như tạo sinh kế, phát huy truyền thống

dân chủ, bảo vệ, giữ gìn giá trị văn hóa truyền thống của tộc người Thái ở vùng tái định cư thủy

điện Lai Châu.

Biến đổi về kinh tế và văn hóa - Xã hội của người Thái ở vùng tái định cư thủy điện Lai Châu trang 1

Trang 1

Biến đổi về kinh tế và văn hóa - Xã hội của người Thái ở vùng tái định cư thủy điện Lai Châu trang 2

Trang 2

Biến đổi về kinh tế và văn hóa - Xã hội của người Thái ở vùng tái định cư thủy điện Lai Châu trang 3

Trang 3

Biến đổi về kinh tế và văn hóa - Xã hội của người Thái ở vùng tái định cư thủy điện Lai Châu trang 4

Trang 4

Biến đổi về kinh tế và văn hóa - Xã hội của người Thái ở vùng tái định cư thủy điện Lai Châu trang 5

Trang 5

Biến đổi về kinh tế và văn hóa - Xã hội của người Thái ở vùng tái định cư thủy điện Lai Châu trang 6

Trang 6

Biến đổi về kinh tế và văn hóa - Xã hội của người Thái ở vùng tái định cư thủy điện Lai Châu trang 7

Trang 7

Biến đổi về kinh tế và văn hóa - Xã hội của người Thái ở vùng tái định cư thủy điện Lai Châu trang 8

Trang 8

Biến đổi về kinh tế và văn hóa - Xã hội của người Thái ở vùng tái định cư thủy điện Lai Châu trang 9

Trang 9

pdf 9 trang viethung 7780
Bạn đang xem tài liệu "Biến đổi về kinh tế và văn hóa - Xã hội của người Thái ở vùng tái định cư thủy điện Lai Châu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Biến đổi về kinh tế và văn hóa - Xã hội của người Thái ở vùng tái định cư thủy điện Lai Châu

Biến đổi về kinh tế và văn hóa - Xã hội của người Thái ở vùng tái định cư thủy điện Lai Châu
 78 
Biến đổi về kinh tế và văn hóa - xã hội của 
người Thái ở vùng tái định cư thủy điện Lai Châu 
Nguyễn Thị Tám1 
1
 Viện Dân tộc học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. 
Email: hongtam.ls89@gmail.com 
Nhận ngày 4 tháng 6 năm 2017. Chấp nhận đăng ngày 7 tháng 7 năm 2017. 
Tóm tắt: Chịu ảnh hưởng từ quá trình di dân tái định cư ở vùng lòng hồ thủy điện Lai Châu, đời 
sống của tộc người Thái đã và đang có những biến đổi sâu sắc cả tích cực và tiêu cực về mặt kinh 
tế và văn hóa - xã hội. Một số khó khăn bước đầu (trong sản xuất nông nghiệp, trao đổi buôn bán, 
chăm sóc sức khỏe, giáo dục) sẽ được khắc phục khi ổn định chỗ ở. Tuy nhiên, những thay đổi 
về văn hóa - xã hội sẽ ảnh hưởng lâu dài đến cuộc sống của người dân trong tương lai. Để có thể 
giảm thiểu tối đa tác động của những biến đổi tiêu cực đến đời sống của đồng bào, cần phải thực 
hiện đồng bộ, triệt để, thỏa đáng và kịp thời các giải pháp như tạo sinh kế, phát huy truyền thống 
dân chủ, bảo vệ, giữ gìn giá trị văn hóa truyền thống của tộc người Thái ở vùng tái định cư thủy 
điện Lai Châu. 
Từ khóa: Dân tộc Thái, kinh tế, văn hóa - xã hội, tái định cư, thủy điện, Lai Châu. 
Phân loại ngành: Dân tộc học 
Abstract: The life of Thai ethnic people who once lived in and have moved out of the area, which 
is now the reservoir of Lai Chau hydropower plant, has been undergoing profound changes, both 
positively and negatively, in economic, cultural and social aspects, as a result of the resettlement. A 
number of initial difficulties, e.g. those in agricultural production, trade, health care, education, 
will be overcome once they have stable residence. Meanwhile, cultural and social changes will 
exert lasting impacts on their future life. In order to minimise the impacts of negative changes to 
their life, it is necessary to carry out synchronous, complete, satisfactory and timely solutions of 
livehood creation, and bring into full play the good impacts of fine community and traditional 
factors, namely democracy and the protection and preservation of the traditional cultural values. 
Keywords: Thai ethnic people, economy, culture and society, resettlement, hydropower, Lai Chau. 
Subject classification: Ethnology 
Nguyễn Thị Tám 
79 
1. Mở đầu 
Thủy điện Lai Châu là một công trình 
trọng điểm có vai trò quan trọng đối với sự 
phát triển của đất nước cũng như các tộc 
người ở vùng Tây Bắc Việt Nam, trong đó 
có tộc người Thái chiếm số lượng đông 
nhất. Việc xây dựng và hoàn thành công 
trình thủy điện Lai Châu đã mang lại 
những lợi ích to lớn về nhiều mặt, nhưng 
đồng thời cũng đặt ra những thách thức, 
tác động không mong muốn đến tài 
nguyên, môi trường và các tộc người vốn 
cư trú lâu đời ở vùng lòng hồ và khu vực 
xây dựng nhà máy. Người Thái ở đây hầu 
hết là nhóm Thái Trắng (cư trú tập trung 
tại bản Nậm Củm của xã Mường Tè; khu 
5, khu 9 ở thị trấn Mường Tè của huyện 
Mường Tè; bản Mường Mô thuộc xã 
Mường Mô của huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai 
Châu). Bài viết này phân tích những biến 
đổi trong đời sống của dân tộc Thái về 
kinh tế và văn hóa - xã hội; từ đó đưa ra 
một số giải pháp phát triển bền vững cho 
tộc người Thái tại vùng tái định cư thủy 
điện Lai Châu. 
2. Biến đổi về kinh tế 
2.1. Sở hữu đất đai 
Trong quá trình di dân tái định cư, biến đổi 
rõ nhất là sự thay đổi về sở hữu đất đai. Đối 
với người Thái ở Mường Tè và Nậm Nhùn, 
nông nghiệp được coi là ngành kinh tế chủ 
đạo, do vậy đất đai là tư liệu sản xuất quan 
trọng nhất. Khảo sát thực tế cho thấy, ở vị 
trí bản cũ, mỗi gia đình người Thái có từ 3-
4ha đất các loại, bao gồm đất thổ cư, đất 
trồng cây lương thực, đất vườn. Diện tích 
đất này đã đảm bảo được một phần đáng kể 
về lương thực dùng trong cuộc sống hàng 
ngày cho đa số các hộ gia đình người Thái. 
Tại nơi ở mới, hầu hết người dân vẫn 
duy trì kinh tế nông nghiệp. Ngoài lúa, 
người dân còn trồng một số cây khác như 
sắn, khoai, các loại hoa màu. Người Thái 
cho biết, ưu điểm về đất đai ở các bản tái 
định cư là có sự gần gũi giữa nơi ở và nơi 
sản xuất. Tại bản Mường Mô, xã Mường 
Mô của huyện Nậm Nhùn, ruộng nước của 
đồng bào nằm tập trung ở cánh đồng cách 
nơi ở 2-3km, còn nương ngô, nương sắn 
cách từ 3-5km. Trong khi đó, ở bản tái định 
cư, người dân được bố trí đất nằm ngay sát 
khu ruộng nước, những khu đất làm nương 
lại nằm ngay trên các sườn đồi xung quanh 
bản, thuận tiện cho việc đi lại từ nhà ra 
ruộng, lên nương. 
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi 
trên, người Thái Trắng ở các bản tái định cư 
cũng gặp phải không ít trở ngại về đất đai. 
Thời điểm đầu của quá trình tái định cư, 
người Thái Trắng chưa có đủ đất ruộng để 
canh tác. Một số hộ dân ở bản Nậm Củm, 
xã Mường Tè, huyện Mường Tè trong thời 
gian nước chưa ngập vẫn tranh thủ cấy lúa 
trên diện tích ruộng tại bản cũ. Tuy nhiên, 
do ruộng ở xa bản mới, việc chăm sóc lúa 
không được thường xuyên nên năng suất 
lúa không cao. Người Thái ở thị trấn 
Mường Tè cho biết, do việc chia đất đến 
đầu năm 2015 chưa được tiến hành nên họ 
bị lỡ mất vụ trồng ngô hàng năm thường 
diễn ra vào tháng ba. Còn ở Mường Mô, 
mặc dù đã biết vị trí đất ruộng mới của 
mình, song đồng bào vẫn chưa được phân 
chia đất cụ thể. Thêm vào đó, người dân 
luôn thường trực nỗi băn khoăn là trong 
thời gian tới khi được phân đất thì diện tích 
mà họ nhận được sẽ ít hơn rất nhiều so với 
địa bàn cũ. Xét về lâu dài, khi cộng đồng cư 
dân đi vào cuộc sống ổn định, dân số gia 
tăng thì nhu cầu về đất đai sẽ ngày càng trở 
nên bức thiết hơn. Nhận thấy tầm quan 
trọng của đất sản xuất, một số hộ ở bản 
Nậm Củm, xã Mường Tè đã dùng một phần 
Khoa học xã hội Việt Nam, số 2 - 2018 
80 
tiền hỗ trợ tái định cư để mua đất ruộng của 
người Giáy ở bản Giẳng (cách bản tái định 
cư của người Thái Trắng 3km). Một vài hộ 
phải bỏ ra 26 triệu đồng để mua thửa ruộng 
với diện tích 1 sào (360m2). 
2.2. Sản xuất nông nghiệp 
Đi kèm với vấn đề sở hữu đất đai, sản  ... điện Lai Châu, 
nên cộng đồng dân tộc Thái ở nhiều bản đã 
phải rời bỏ môi trường sinh sống truyền 
Nguyễn Thị Tám 
83 
thống của mình đến các khu tái định cư. 
Nhìn về mặt kiến trúc xây dựng, các bản tái 
định cư của đồng bào đều mới, đẹp, khang 
trang và kiên cố hơn nhiều so với chỗ ở cũ 
của đồng bào. Mỗi căn nhà có giá trị tương 
ứng trên dưới 100 triệu đồng. Thêm vào đó, 
sự đầu tư về cơ sở hạ tầng đã giúp cho 
người dân vùng tái định cư được hưởng lợi 
từ các điều kiện y tế, giáo dục, giao lưu 
ngoài cộng đồng. Song, tâm lý chung của 
họ khi phải rời bỏ môi trường sinh sống đã 
gắn bó bao đời là sự hoang mang, lo lắng 
cho cuộc sống tương lai và sự tiếc nuối 
phần nào cuộc sống cũ. 
3.2. Quan hệ cộng đồng, dòng họ 
So với nơi ở cũ, trong quá trình chuyển cư 
lên nơi ở mới, quan hệ cộng đồng, dòng họ 
đã biểu hiện nhiều nét biến đổi rõ rệt: quá 
trình chuyển cư diễn ra nhiều công đoạn, 
trong đó khâu vận chuyển và dựng nhà mất 
nhiều sức lực và thời gian nhất. Thông qua 
đó, sự đoàn kết tương trợ nhau trong cộng 
đồng người Thái Trắng được biểu hiện rõ 
nét hơn. Bên cạnh những thay đổi theo 
chiều hướng tích cực, quá trình tái định cư 
đã tạo ra những thay đổi mang tính tiêu cực 
trong quan hệ cộng đồng. Để thích hợp với 
quy mô của các điểm tái định cư, người 
Thái Trắng được chia thành các bản nhỏ và 
phân về một số điểm tái định cư khác nhau 
hoặc dồn vào ở cùng với người dân ở bản 
khác. Thậm chí, thay vì di cư tập trung theo 
tổ chức của dự án, một số hộ gia đình lựa 
chọn phương án khác (như di cư tự do đi 
nơi khác). Ở bản Mường Mô, xã Mường 
Mô có hai hộ di cư vào Tây Nguyên và một 
hộ đi vào Bình Phước do có người nhà ở 
đó. Bản Nậm Củm, xã Mường Tè có một hộ 
xuống Mộc Châu, Sơn La sinh sống. Rõ 
ràng là, dưới tác động của quá trình tái định 
cư, cộng đồng cũ đã được chia tách thành 
nhiều bộ phận làm cho kết cấu của cộng 
đồng ít nhiều bị thay đổi. Ảnh hưởng đầu 
tiên của việc cộng đồng bị chia nhỏ là các 
mối quan hệ họ hàng, thông gia bị thay đổi, 
thể hiện qua việc thành viên trong một dòng 
họ bị chia tách đi những vị trí tái định cư 
khác nhau. Sở dĩ có sự chia tách giữa các 
thành viên, hộ gia đình trong cùng một 
dòng họ là do có sự lựa chọn điểm di cư 
khác nhau của các cá nhân, gia đình. Mặt 
khác, do xuất phát từ quy mô thiết kế của 
mỗi điểm tái định cư tương đối nhỏ so với 
bản cũ, nên không thể đưa toàn bộ dân cư 
của một bản vào một điểm tái định cư mà 
phải chia thành nhiều điểm. Đây chính là 
nguyên nhân làm cho cấu trúc dòng họ bị 
chia tách. Điều dễ nhận thấy là, khi cấu trúc 
dòng họ thay đổi kéo theo sự biến đổi của 
các mối quan hệ cộng đồng truyền thống, 
rất có thể tính cố kết cộng đồng cũng không 
được duy trì như trước. 
3.3. Phong tục tập quán 
Thứ nhất là, những biến đổi về tập quán 
sản xuất trong nông nghiệp: lúa từ hai 
vụ/năm sang một vụ/năm, từ chỗ lúa là cây 
trồng chủ đạo, nay chưa có đất ruộng canh 
tác nên ngô tạm thời trở thành cây lương 
thực chính. 
Thứ hai là, những thay đổi về nhà cửa. 
Việc hỗ trợ kinh phí cho đồng bào dựng 
nhà mới đã khiến cho người dân được tự 
do lựa chọn mô hình và kiểu cách ngôi nhà 
của mình. Tùy thuộc vào số tiền đền bù 
nhiều hay ít mà các hộ gia đình dựng nhà 
theo ý muốn của mình. Nhà nào được đền 
bù nhiều tiền có thể xây kiểu nhà mái 
bằng; nhà tầng, hộ nào được đền bù ít thì 
dựng nhà sàn (có tận dụng gỗ ở nhà sàn 
cũ) và lợp mái bằng nguyên liệu tôn, tấm 
lợp xi măng, ngói. Trong một bản tái định 
cư, xuất hiện nhiều kiểu hình nhà khác 
nhau, ít nhiều làm mất đi tính thống nhất 
Khoa học xã hội Việt Nam, số 2 - 2018 
84 
trong một không gian cư trú đặc thù của 
người Thái Trắng. 
Thứ ba là, những biến đổi về mặt văn 
hóa tinh thần. Người Thái Trắng chủ yếu 
sống dựa vào sản xuất nông nghiệp nên hệ 
thống các nghi lễ, lễ hội gắn liền với nông 
nghiệp của đồng bào rất phong phú, thu hút 
sự tham gia của cả cộng đồng. Trước đây, 
khi còn ở bản cũ, người dân vẫn tổ chức 
đều đặn các lễ hội, nghi lễ hàng năm. Tuy 
nhiên, trong quá trình tái định cư, các nghi 
lễ, lễ hội, một số hoạt động sinh hoạt cộng 
đồng đang tạm thời bị gián đoạn. 
3.4. Y tế, giáo dục 
Ở cả ba địa bàn tái định cư của người Thái 
Trắng đều có trạm y tế xã. Số lượng cán bộ 
y tế vẫn còn hạn chế (mỗi xã có 1 bác sĩ, 1 
y sĩ kiêm nhiệm vụ y tá, riêng ở thị trấn 
Mường Tè có 1 bác sĩ, 2 y sĩ và 1 y tá). Hầu 
hết đội ngũ cán bộ y tế xã đều là người 
Kinh đến từ các tỉnh miền xuôi. Cơ sở vật 
chất còn thiếu thốn khiến cho cán bộ y tế 
trạm không thể đảm đương việc chăm sóc 
sức khỏe của người dân, nhất là trong giai 
đoạn di chuyển dân lên vùng tái định cư, 
nhu cầu khám chữa bệnh của người dân 
càng cao hơn. Đối với người Thái Trắng, từ 
khi đến nơi ở mới, thay đổi thời tiết đột 
ngột, vận chuyển đồ đạc và dựng nhà cửa 
trong điều kiện trời nắng nóng khiến nhiều 
người bị ốm (viêm đường hô hấp, tiêu 
chảy), gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức 
khỏe của người dân. Trước đây, khi còn ở 
bản cũ, thi thoảng cán bộ y tế vẫn đến thăm 
khám sức khỏe của bà con, trẻ em được đưa 
đi tiêm phòng vắc xin định kỳ. Khi sang 
bản mới, cán bộ y tế vẫn chưa có đợt khám 
sức khỏe mới nào cho người dân, thậm chí 
việc cấp phát thuốc theo quy định hỗ trợ 
cho dân tái định cư cũng được thực hiện 
chậm hơn so với kế hoạch mà cán bộ dự án 
thủy điện dự kiến thông báo cho người dân 
trước đó. Tất cả người dân ở các bản tái 
định cư đều có thẻ bảo hiểm y tế, khi ốm 
đau có thể ra trạm xá xin thuốc. Nhưng 
trong một số trường hợp bệnh nặng, họ phải 
đi ra bệnh viện huyện, tỉnh. Thời điểm đầu 
của quá trình tái định cư, trong điều kiện 
đường sá chưa hoàn thiện, người dân đi lại 
gặp rất nhiều khó khăn, nên việc đảm bảo 
sức khỏe cho đồng bào hiện nay đang trở 
thành vấn đề cần được cấp chính quyền sở 
tại quan tâm giúp đỡ. Ngoài dịch vụ y tế 
hiện đại, người Thái Trắng còn sử dụng các 
tri thức dân gian về bốc thuốc nam trong 
chăm sóc sức khỏe. Trong quá trình chuyển 
cư lên bản mới, khi bị cảm cúm hoặc tai 
nạn nhẹ do dựng nhà cửa (gãy tay, gãy 
chân, bong gân), họ thường nhờ cậy các 
thày lang trong bản lấy lá đắp, uống để 
chữa trị tạm thời, sau đó nhờ đến cán bộ y 
tế xã hoặc đi bệnh viện. 
Bên cạnh vấn đề chăm sóc sức khỏe, 
người Thái Trắng ở các bản tái định cư vẫn 
đang có nhiều ý kiến xung quanh vấn đề 
giáo dục. Theo quy hoạch, ở các điểm tái 
định cư đều có trường học. Tuy nhiên, tại 
các điểm khảo sát, chúng tôi thấy hầu hết 
các em nhỏ vẫn phải đi về bản cũ để tham 
gia công việc học tập do trường học mới 
chưa được hoàn thiện. Ở thị trấn Mường Tè 
và bản Nậm Củm, học sinh đến lớp phải 
vượt qua con suối, đa phần các em đều tự 
đi. Ở bản Mường Mô, con em của đồng bào 
phải quay về trường học ở bản cũ cách 
điểm tái định cư 4km để học tập. Do các 
bậc phụ huynh đang bận làm nhà cửa nên 
không thể đưa đón con em mình đến 
trường. Đối với những em đang độ tuổi học 
mẫu giáo, đa phần đều được phụ huynh cho 
nghỉ ở nhà (đợi khi trường lớp xây dựng 
xong mới tiếp tục theo học). Một số em học 
cấp hai cũng không duy trì lịch học thường 
xuyên ở trường do phải ở nhà phụ giúp 
công việc nhà và vận chuyển đồ đạc. Người 
Thái Trắng mong chờ việc xây dựng trường 
Nguyễn Thị Tám 
85 
lớp sớm được hoàn thiện để con em bản tái 
định cư được ổn định và tiếp tục việc học 
hành. Thiết nghĩ, đây chỉ là những vấn đề 
mang tính chất tạm thời bắt nguồn từ những 
khó khăn trong giai đoạn đầu của quá trình 
tái định cư. Về lâu dài, khi cuộc sống của 
người dân đã ổn định, cơ sở hạ tầng được 
hoàn thiện, việc đi lại trở nên dễ dàng, đồng 
bào Thái Trắng sẽ có nhiều thuận lợi hơn 
trong việc tiếp cận với hệ thống y tế hiện 
đại, đồng thời chuyện đi lại học hành của 
các em nhỏ cũng sẽ đỡ vất vả hơn. Thực tế 
đến nay, các trường học, trạm y tế đã và 
đang được hoàn thiện, tạo điều kiện cho 
đồng bào đến khám chữa bệnh cũng như trẻ 
em được đến trường đầy đủ. 
4. Giải pháp phát triển bền vững cho tộc 
người Thái ở nơi tái định cư 
Thứ nhất, để các hộ người Thái tái định cư 
có thể “an cư”, những giải pháp tạo sinh kế 
cho họ phải được triển khai và thực hiện 
hiệu quả. Chính quyền, phòng ban các cấp 
của địa phương cần nỗ lực thực hiện có 
hiệu quả chính sách hỗ trợ sản xuất cho 
vùng tái định cư, tư vấn hướng dẫn người 
dân áp dụng những tiến bộ khoa học vào 
sản xuất, triển khai nuôi, trồng những cây 
con phù hợp với thực tế cuộc sống tại các 
điểm tái định cư, như tổ chức chăn nuôi 
theo mô hình hộ gia đình; nuôi cá chiên, cá 
lăng trên hồ thủy điện; thâm canh tăng vụ 
trên diện tích ruộng hiện có; triển khai thực 
hiện các mô hình trồng cây phù hợp với thổ 
nhưỡng của địa phương... Qua đó để người 
dân ở các điểm tái định cư chủ động áp 
dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào 
sản xuất kinh doanh, nâng cao thu nhập, ổn 
định cuộc sống tại nơi ở mới. 
Thứ hai, cần khuyến khích và phát huy 
yếu tố cố kết cộng đồng và truyền thống 
dân chủ tại nơi tái định cư nhằm duy trì tính 
cộng đồng ở các bản tái định cư của người 
Thái. Bên cạnh đó, cần phát huy việc giáo 
dục mang tính dân gian truyền thống trong 
hôn nhân và gia đình của người Thái; tạo 
cho con cái làm quen dần với các kỹ năng 
lao động, cung cách ứng xử trong gia đình, 
dòng họ và ngoài xã hội [3]. Ngoài ra, cần 
tiếp tục thực hiện tốt công tác an sinh xã hội 
về giáo dục, y tế và chăm sóc sức khỏe ban 
đầu cho người dân. 
Thứ ba, cần tuyên truyền cho các gia đình 
người Thái thuộc diện di dân cho thủy điện 
Lai Châu những kiến thức về bảo vệ, giữ gìn 
giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình 
khi chuyển đến nơi ở mới. Chẳng hạn, cần 
thực hiện tốt các hoạt động sinh hoạt văn hóa 
cộng đồng như đám cưới, đám ma, lễ cúng 
bản, văn nghệ... Để duy trì các hoạt động này, 
cần thiết xây dựng nhà văn hóa cho mỗi bản 
tái định cư, bởi đây là nơi tụ họp tuyên truyền 
về các chủ trương, chính sách của Đảng và 
Nhà nước, các quy ước của cộng đồng. Đồng 
thời, đây cũng là nơi để mỗi người dân có thể 
tìm đến và chia sẻ các mối quan tâm của 
mình với văn hóa dân tộc. 
Cần đào tạo nâng cao năng lực quản lý 
văn hóa của cán bộ các cấp, nhất là cán bộ 
văn hóa cơ sở. Bởi vì họ là những người 
trực tiếp làm việc với dân, nắm bắt mọi 
diễn biến của đời sống văn hóa cơ sở; đồng 
thời họ còn là những người có thể làm tốt 
công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức tự 
giác của người dân trên địa bàn họ quản lý. 
Bảo tồn các giá trị văn hóa Thái bằng 
việc đầu tư tài chính thông qua ngân sách 
và kêu gọi sự đầu tư của các cá nhân, tổ 
chức. Cần kiến nghị các nhà đầu tư quan 
tâm đến những dự án bảo tồn các yếu tố văn 
hóa Thái truyền thống như trang phục, các 
điệu múa, nghi lễ cưới xin, tang ma, nghề 
thủ công... 
Bên cạnh việc bảo tồn những giá trị văn 
hóa truyền thống của tộc người Thái, các 
cấp chính quyền cần quan tâm đến việc tiếp 
Khoa học xã hội Việt Nam, số 2 - 2018 
86 
thu những yếu tố văn hóa mới phù hợp với 
sự phát triển chung của đất nước và phù 
hợp với văn hóa tộc người Thái. Đồng thời, 
cần loại bỏ những yếu tố văn hóa lỗi thời và 
không còn phù hợp với cuộc sống mới của 
đồng bào tại nơi tái định cư. 
5. Kết luận 
Để phục vụ cho lợi ích phát triển kinh tế - 
xã hội chung của đất nước, việc di dời 
người dân bị ảnh hưởng ra khỏi địa bàn 
cư trú lâu đời đến nơi tái định cư mới là 
chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà 
nước ta. Tuy nhiên, trong quá trình thực 
thi, bên cạnh những lợi ích kinh tế - xã 
hội, thì việc di dời tái định cư cũng dẫn 
đến sự đảo lộn cuộc sống, sự thay đổi về 
môi trường cư trú, tập quán canh tác, sự 
biến đổi về lối sống và nguy cơ mai một 
các giá trị văn hóa truyền thống... Những 
biến đổi cơ bản về mặt kinh tế và văn hóa - 
xã hội của người Thái ở khu vực tái định 
cư vùng lòng hồ thủy điện Lai Châu thể 
hiện ở vấn đề sở hữu đất đai, sản xuất 
nông nghiệp, thủ công nghiệp, trao đổi 
buôn bán, khai thác tài nguyên, không 
gian cư trú, quan hệ cộng đồng, dòng họ, 
các phong tục tập quán... Bên cạnh những 
chuyển biến mang tính tích cực vẫn còn 
tồn tại nhiều thay đổi mang tính tiêu cực 
trong cuộc sống của người Thái ở vùng tái 
định cư. Trong các biến đổi đó, một số 
biến đổi chỉ khó khăn bước đầu, sẽ được 
khắc phục khi ổn định chỗ ở, song, những 
thay đổi về mặt văn hóa - xã hội nhiều 
khả năng sẽ có ảnh hưởng lâu dài đến 
cuộc sống của người dân về sau. Vì vậy, 
việc thực hiện những giải pháp về mặt 
kinh tế, xã hội, văn hóa một cách triệt để, 
kịp thời sẽ tạo nên những hiệu quả tích 
cực, góp phần giảm thiểu tối đa tác động 
tiêu cực, phát huy những giá trị tốt đẹp 
vốn có của đồng bào Thái tại nơi ở mới. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Lâm Minh Châu (2010), “Tái định cư và biến 
đổi kinh tế trong đời sống của người Thái 
(Trường hợp bản Nậm Rên, xã Chiềng Sơn, 
huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La)”, Tạp chí Dân 
tộc học, số 2, Hà Nội. 
[2] Nguyễn Văn Quân và cộng sự (2011), “Công 
tác tái định cư dự án thủy điện Sơn La dưới 
góc độ phong tục và tập quán canh tác của 
đồng bào dân tộc vùng Tây Bắc”, Tạp chí 
Khoa học và phát triển, t.9, số 6. 
[3] Nguyễn Ngọc Thanh (Chủ biên) và các cộng sự 
(2016), Văn hóa các dân tộc vùng lòng hồ thủy 
điện Lai Châu, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 
[4] UBND xã Mường Mô (2015), Báo cáo Tình hình 
thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, đảm 
bảo quốc phòng-an ninh năm 2014 phương 
hướng, nhiệm vụ năm 2015, Mường Mô. 
[5] UBND huyện Mường Tè (2014), Báo cáo tình 
hình thực hiện Nghị quyết số 16/2011/NQ-
HĐND của HĐND tỉnh Lai Châu về công tác 
bồi thường di dân, tái định cư dự án thủy điện 
Lai Châu, Mường Tè. 
[6] UBND Thị trấn Mường Tè (2014), Báo cáo tình 
hình triển khai và kết quả thực hiện việc bố trí 
dân cư các vùng thường xảy ra thiên tai theo 
Quyết định số 193/2006/QĐ-TTg, ngày 28-4-
2006 và Quyết định số 1776/QĐ-TTg, ngày 21-
11-2012 của Thủ tướng Chính phủ, Mường Tè. 

File đính kèm:

  • pdfbien_doi_ve_kinh_te_va_van_hoa_xa_hoi_cua_nguoi_thai_o_vung.pdf