Bảo vệ sức khoẻ con người trong điều kiện khắc nghiệt

Sinh thái người làm nghề nguy hiểm là môn tổng hợp - một phần của sinh thái

người, bao hàm những vấn đề về vệ sinh - sinh lý và y học - xã hội nhằm bảo vệ sức

khoẻ, hiệu quả và độ tin cậy hoạt động của những người phải chịu rủi ro cá nhân cao

về những hậu quả bất lợi cho sức khoẻ và cuộc sống của mình trong khi thực hiện

nghĩa vụ lao động. Một từ đồng nghĩa được chấp nhận để làm việc là sinh lý học

sinh thái hoạt động sống trong điều kiện khắc nghiệt.

Sinh thái người làm nghề nguy hiểm là môn kết hợp hệ thống, không chỉ

nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường khắc nghiệt lên cơ thể người, mà

mọi mức độ của sự kết hợp sinh học, y học - xã hội của con người trong hệ thống

con người - môi trường khắc nghiệt xung quanh. Những từ khoá là mối liên hệ

tương hỗ - ngụ ý sự có mặt của mối liên hệ ngược giữa môi trường và con người, và

chỉ số nguy cơ cá nhân, liên quan tới áp lực cao đối với thể lực tâm sinh lý người và

những tình huống stress rất đa dạng.

Bảo vệ sức khoẻ con người trong điều kiện khắc nghiệt trang 1

Trang 1

Bảo vệ sức khoẻ con người trong điều kiện khắc nghiệt trang 2

Trang 2

Bảo vệ sức khoẻ con người trong điều kiện khắc nghiệt trang 3

Trang 3

Bảo vệ sức khoẻ con người trong điều kiện khắc nghiệt trang 4

Trang 4

Bảo vệ sức khoẻ con người trong điều kiện khắc nghiệt trang 5

Trang 5

Bảo vệ sức khoẻ con người trong điều kiện khắc nghiệt trang 6

Trang 6

Bảo vệ sức khoẻ con người trong điều kiện khắc nghiệt trang 7

Trang 7

Bảo vệ sức khoẻ con người trong điều kiện khắc nghiệt trang 8

Trang 8

Bảo vệ sức khoẻ con người trong điều kiện khắc nghiệt trang 9

Trang 9

Bảo vệ sức khoẻ con người trong điều kiện khắc nghiệt trang 10

Trang 10

pdf 10 trang viethung 10640
Bạn đang xem tài liệu "Bảo vệ sức khoẻ con người trong điều kiện khắc nghiệt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bảo vệ sức khoẻ con người trong điều kiện khắc nghiệt

Bảo vệ sức khoẻ con người trong điều kiện khắc nghiệt
 Những vấn đề chung 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 03, 06 - 2013 3 
BẢO VỆ SỨC KHOẺ CON NGƯỜI 
TRONG ĐIỀU KIỆN KHẮC NGHIỆT 
 USHAKOV I.B.(1), BUBEEV IU.A.(2) 
Sinh thái người làm nghề nguy hiểm là môn tổng hợp - một phần của sinh thái 
người, bao hàm những vấn đề về vệ sinh - sinh lý và y học - xã hội nhằm bảo vệ sức 
khoẻ, hiệu quả và độ tin cậy hoạt động của những người phải chịu rủi ro cá nhân cao 
về những hậu quả bất lợi cho sức khoẻ và cuộc sống của mình trong khi thực hiện 
nghĩa vụ lao động. Một từ đồng nghĩa được chấp nhận để làm việc là sinh lý học 
sinh thái hoạt động sống trong điều kiện khắc nghiệt. 
Sinh thái người làm nghề nguy hiểm là môn kết hợp hệ thống, không chỉ 
nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường khắc nghiệt lên cơ thể người, mà 
mọi mức độ của sự kết hợp sinh học, y học - xã hội của con người trong hệ thống 
con người - môi trường khắc nghiệt xung quanh. Những từ khoá là mối liên hệ 
tương hỗ - ngụ ý sự có mặt của mối liên hệ ngược giữa môi trường và con người, và 
chỉ số nguy cơ cá nhân, liên quan tới áp lực cao đối với thể lực tâm sinh lý người và 
những tình huống stress rất đa dạng. 
Đặc tính của khái niệm chỉ số được đưa ra theo một biểu đo còn gọi là thang 
độ tiếp nhận nguy cơ tử vong và cách phân loại điều kiện hoạt động nghề nghiệp 
tương ứng (bảng 1). Ở đây, nhóm nguy cơ thứ ba thường chuyển thành nhóm nguy 
cơ thứ hai tuỳ thuộc vào điều kiện xã hội của từng nước. Một thí dụ điển hình là 
hàng không dân dụng. 
Bảng 1. Thang độ tiếp nhận nguy cơ tử vong và phân loại điều kiện hoạt động nghề nghiệp 
Mức độ nguy cơ 
cho con người 
Trong 
1 giờ 
Trong 
1 năm 
Đánh giá độ tiếp 
nhận nguy cơ Điều kiện hoạt động nghề nghiệp 
10-3 - 10-2 > 10-2 
Mức nguy cơ 
cực kỳ cao, cần
áp dụng các biện
pháp bảo vệ 
Đặc biệt nguy hiểm (Phi công thử nghiệm, 
lái máy bay phản lực, trực thăng, cứu hoả, 
quyền anh, đua ngựa, đua ô tô, hoạt động 
quân sự trong chiến tranh phi hạt nhân) 
10-4 - 10-3 Nguy hiểm (phi công ném bom, núi lửa hoạt động, làm việc trên cao) 
10-5 - 10-4 
10-3 - 10-2 
Mức nguy cơ cao
và rất cao, cần có 
phương tiện đảm
bảo an toàn 
Đua mô tô, sản xuất hơi cay, đua thuyền, leo 
núi, cứu hộ, hoạt động quân sự thời bình, 
khắc phục hậu quả tai nạn và thảm hoạ) 
10-6 - 10-5 10-4 - 10-3 Mức độ nguy cơ không cao 
Các nghề nguy hiểm không cao (hàng 
không dân dụng, lái ô tô, săn bắn, trượt 
tuyết vùng núi, đi xe đạp, đánh cá, khai 
mỏ, công nhân đường sắt) 
10-7 - 10-6 < 10-4 Mức độ nguy cơ thấp 
Các nghề không nguy hiểm (các nghề 
còn lại) 
 Những vấn đề chung 
 Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 03, 06 - 2013 4 
Chức năng dự báo khoa học kỹ thuật của sinh thái người làm nghề nguy hiểm 
đang được các vấn đề liên ngành tương ứng về sinh thái nhân chủng hiện đại và các 
quan điểm trong sinh thái người làm nghề nguy hiểm được đưa ra trong những năm 
gần đây đảm nhận (hình 1). Tất cả các số liệu khoa học thu được về sinh thái người 
làm nghề nguy hiểm được phân tích định lượng theo hai quan điểm chính của y học 
dự phòng hiện đại là sức khoẻ con người và mức độ nguy cơ phải tiếp nhận (đương 
lượng an toàn) (Agadzanhian N.A., Torsin V.I., 1994; Artamonova V.G., 1996; 
Grigoriev A.I., Baepxki R.M., Ovtrinnikov V.V., Svetailo E.N., Semenova T.D., 
1992; Izmerov N.F., 1996, 1998; Ilin L.A., 1994; Licisưn Iu.P., 1999; Rumiansev 
G.I. và cs, 1990; Sidorenko G.I. và cs, 1998; Sidorenko G.I., Novikov S.M., 1999; 
Stupakov G.P., Ushakov I.B., 1999; Shandala M.G., 1999; Shepin O.P. và cs, 1996; 
Ecology 1997). 
Sức khoẻ nghề nghiệp và tuổi thọ người 
làm nghề nguy hiểm 
Quan điểm dự phòng kiểu waterfall về sự tác động của 
yếu tố sản xuất - sinh thái lên sức khoẻ và khả năng lao 
động của con người 
Tuổi sinh học, 
dự trữ tâm sinh 
lý và độ tin cậy 
chức năng 
Trạng thái dạng hội 
chứng: Cách mô hình hoá 
và quy chuẩn hiệu ứng 
sinh thái “nguy hiểm” 
Chất lượng 
cuộc sống 
con người 
Nguy cơ trong đời sống hoạt động của con người, độ tin 
cậy chức năng của hành động, các phẩm chất quan trọng 
theo quan điểm nghề nghiệp 
Vấn đề tác động tổ hợp và kết hợp 
Y học thảm hoạ 
Hình 1. Mối liên hệ của các định hướng cơ bản về sinh thái nhân sinh và các 
quan điểm trong sinh thái người làm nghề nguy hiểm 
(Mũi tên chỉ hướng tương tác thực tế và lý thuyết của khái niệm tương ứng) 
 Những vấn đề chung 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 03, 06 - 2013 5 
Vấn đề quan trọng đầu tiên là sức khoẻ nghề nghiệp và tuổi thọ nghề nguy 
hiểm. Gần đây, các chuyên gia về y học hàng không - vũ trụ và y học nghề khắc 
nghiệt đã đưa ra sơ đồ nguyên tắc tương tác của các yếu tố cấu thành sức khoẻ nghề 
nghiệp và tuổi thọ (Ponamorenko V.A., 1997). Chú ý đầu tiên được dành cho tuổi 
sinh học (thành phần nền) (Voichenko V.P., 1991) và trạng thái chức năng (thành 
phần động). Chính các thành phần này có thể là tiêu chuẩn định lượng đặc thù, và có 
thể lấy làm cơ sở cho việc định lượng liều lượng hiệu dụng của một yếu tố tác động 
lên con người. Đồng thời, các thành phần nền được sử dụng chủ yếu cho đánh giá 
tác động tích luỹ trường diễn, còn thành phần động được dùng trong tác động khắc 
nghiệt vượt ngưỡng. Về nguyên tắc, trên cơ sở áp dụng tổ hợp các phương pháp 
đánh giá đã biết trong y học nghề nghiệp và vệ sinh, người ta thường không dùng 
dạng 2 yếu tố là “ốm - khoẻ”, mà dùng dạng 5 yếu tố: “Khoẻ, bình thường, yếu, tiền 
bệnh lý và bệnh lý”. 
Ở Liên bang Nga, thí dụ điển hình trong thực hiện vấn đề thứ hai hay quan 
điểm dự phòng kiểu waterfall nhằm làm tăng sức chịu đựng của con người nghề 
nghiệp nguy hiểm tới các tác động của yếu tố xã hội và sinh thái bất lợi là văn bản 
đã được Bộ Y tế Nga và ngành hàng không dân dụng Liên bang Nga phê chuẩn “Cơ 
sở y học của luật pháp về việc tăng cường đảm bảo và hưu trí sớm cho nhân viên 
hàng không dân dụng Nga do nguy cơ mất khả năng lao động nghề nghiệp do tác 
động của điều kiện lao động nguy h ... m cũng như các 
hệ thống sinh lý tham gia tiếp nhận các tác động này lên cơ thể con người là vô cùng 
đa dạng. Đó là các yếu tố âm thanh cơ học, môi trường khí và áp suất khí quyển thay 
đổi, nhiệt độ và vi khí hậu, điện từ trường, độc tố và các yếu tố khác. Tất cả các tác 
động này xảy ra trên nền của sự căng thẳng về tinh thần và thông tin của người làm 
nghề nguy hiểm. 
Cũng cần phải nói là đặc điểm tương tác của các yếu tố khắc nghiệt tác động 
lên người làm nghề nguy hiểm là rất phức tạp và chưa được nghiên cứu đầy đủ. Sức 
chịu đựng của cơ thể đối với tác động tổ hợp của một tập hợp các yếu tố mang tính 
cá biệt và không dự báo được cho từng dạng tác động. 
Trong thực tế, trong số các tổ hợp chập hai của 9 yếu tố cực hạn mới nghiên 
cứu được khoảng 49 - 53 tổ hợp. Để đánh giá tác động tổ hợp của 3 hoặc nhiều yếu 
tố hơn cần phải có những nghiên cứu dịch tễ chuyên biệt. Tình huống liên quan tới 
sự cố Trecnobin cho phép thực hiện ở mức độ nào đó những nghiên cứu loại này. 
Rõ ràng là việc hoạt động bình thường và hiệu quả trong điều kiện khắc nghiệt 
là không thể nếu không có phương tiện và biện pháp bảo vệ chống các tác nhân và 
phương tiện tối ưu hóa trạng thái hoạt động. Việc áp dụng các phương tiện và biện 
pháp đó đã đảm bảo tăng sự chịu đựng của cơ thể đối với các yếu tố môi trường và 
điều kiện làm việc lên 10 - 30%, nâng cao chất lượng và độ tin cậy trong hoạt động 
nghề nghiệp lên 25 - 30%, giảm giá thành tâm lý của công việc đi 20 - 25% và tăng 
chu kỳ khả năng làm việc hiệu quả lên 15 - 20%. 
 Những vấn đề chung 
 Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 03, 06 - 2013 8 
Có thể nhận thấy là sinh thái người làm nghề nguy hiểm hiện đại là một thí dụ 
đặc thù nghiên cứu con người theo quan điểm hệ thống, không chỉ tính đến các yếu 
tố sinh học và sinh thái, mà cả yếu tố nghề nghiệp xã hội, trong đó các công việc 
đang làm để bảo vệ con người tuân thủ các tính toán nghiêm túc theo nguyên tắc cân 
nhắc “lợi và hại”. 
Các nghiên cứu đã cho thấy, phản ứng của con người đối với mức khắc nghiệt 
của tác động của nhiều yếu tố cũng tuân theo quy luật sinh học chung của phản ứng 
đối với các kích thích khó chịu (Ushakov I.B., Karpov V.N., 1997). Đồng thời, cơ 
chế chung của các phản ứng này là sự tiêu hao nguồn năng lượng của não. Đã thu 
được đẳng thức xác định quan hệ định lượng giữa các mức tác động khắc nghiệt 
tương đương của một yếu tố, và điều quan trọng là đã đưa ra đơn vị đo lường chung. 
Những mối phụ thuộc dạng hypecbon này giống với phát hiện của nhà vật lý người 
Hà Lan Chorveg vào năm 1892 giữa cường độ và thời gian kích thích tới ngưỡng 
của màng tế bào của mô bị kích thích bằng dòng điện. Trên cơ sở cách tiếp cận này 
đã đưa ra phương pháp xác định mức độ hiệu quả và tương đương của tác động khắc 
nghiệt vào thời điểm bất kỳ (Karpov V.N., Ushakov I.B., 1995). 
Đã đề xuất phương pháp đánh giá và tiên lượng thời gian dự trữ của người làm 
nghề nguy hiểm trong trường hợp tác động tổ hợp của các mức khắc nghiệt và các 
yếu tố. Với nhiều yếu tố đã thu được các chỉ số định lượng cho phép sử dụng 
phương pháp này trong giải quyết các bài toán thực tế. 
Đã soạn thảo thuật toán chuyên dụng để xác định về mặt vệ sinh - sinh thái độ 
tin cậy chức năng hoạt động người làm nghề nguy hiểm. Thuật toán xác định được 
xây dựng theo trình tự logic sau: Yếu tố sinh thái (hoặc tổ hợp các yếu tố) - nhiệm 
vụ hoạt động - hiệu quả - độ tin cậy chức năng. Tính độc lập trong đánh giá các hệ 
số của mô hình cho phép xét một lượng tùy ý các yếu tố và tiến hành nghiên cứu 
tổng hợp theo giai đoạn một tập hợp bất kỳ các yếu tố. 
Cũng đã xác định được là có thể hạn chế nguy cơ cao cho người làm nghề 
nguy hiểm bằng các biện pháp dự phòng khá hữu hiệu. Đã xác định được tính hiệu 
quả của tổ hợp dự phòng bao gồm các phương pháp tâm lý - y học và vệ sinh - sinh 
lý nhằm tăng tính bền và sự chịu đựng đối với tác động của các yếu tố bất lợi 
(Ponomarenko V.A. và cs, 1990). 
Với rating của các thành phần đã được bàn luận tới trong tài liệu này (điều 
kiện hoạt động nghề nghiệp là 29%, mức độ được chuẩn bị về tâm sinh lý chuyên 
biệt là 20%, chất lượng cuộc sống là 15%, dự trữ chức năng là 13%, sức khoẻ nghề 
nghiệp là 13%, khác là 10%) hiện đã chuyển được nguy cơ hành động mắc lỗi nguy 
hiểm từ vùng nguy cơ cao (0,22) xuống vùng nguy cơ chấp nhận được (0,15 hành 
động mắc lỗi trong 1 giờ làm việc). 
Khi tăng chi phí trợ cấp chuyên nghiệp trong lĩnh vực hoạt động nguy hiểm lên 
5 lần (thực tế là tăng chi phí cho nguy cơ, bao gồm các phí trả thêm tiền, giảm giờ 
làm việc trong ngày, tuổi nghỉ hưu thấp hơn, chi phí cho hồi phục sức khoẻ...), thì tai 
nạn giảm xuống khoảng 3 lần, lúc đó chi phí thực tế sẽ giảm xuống khoảng 2 lần. 
 Những vấn đề chung 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 03, 06 - 2013 9 
Đã có thực tế thanh toán “phí nguy hiểm”, ví dụ trong lĩnh vực vệ sinh phóng xạ, 
giá thành định hướng vào năm 1990 là từ 200 rúp đến 1.000 rúp khi chiếu ở liều 1 rem. 
Hiện nay đã nghiên cứu và áp dụng các hệ thống tự động chẩn đoán và phát 
triển phẩm chất quan trọng theo quan điểm nghề nghiệp của các chuyên gia, bao 
gồm các đặc điểm nhân cách, trí tuệ, sinh lý, thể lực và tâm sinh lý. Tính đến tình 
huống dân số phức tạp hiện nay và chất lượng cuộc sống thấp, việc bảo đảm y tế cho 
hệ thống phát triển phẩm chất nghề nghiệp là đòi hỏi của thực tiễn. 
Trong phần kết cần nhận xét rằng trong các lĩnh vực y học quân sự, y học hàng 
không - vũ trụ và y học nghề nghiệp của các cơ quan sức mạnh đã tích lũy được nhiều 
số liệu sinh thái - vệ sinh trong theo dõi những người được gọi là làm nghề nguy hiểm - 
những chuyên gia hoạt động trong điều kiện khó khăn của môi trường bên ngoài. 
Những nghiên cứu này đã cho phép trình bày phạm vi của một lĩnh vực kiến 
thức y học mới là sinh thái người làm nghề nguy hiểm và đề ra sự cần thiết của việc 
phối hợp chặt chẽ những nghiên cứu tiếp theo. Các nội dung ưu tiên trong số đó là: 
- Thành lập ngân hàng dữ liệu về sinh thái người làm nghề nguy hiểm, gồm sự 
phụ thuộc của chỉ số khả năng tâm sinh lý của con người và những hạn chế vào quá 
trình, phương tiện, điều kiện hoạt động nghề nghiệp và cả các hệ thống tiêu chuẩn và 
nguồn tra cứu thông tin cần thiết cho việc tính toán nhanh yếu tố con người trong 
các điều kiện xã hội - kỹ thuật đa dạng. 
- Soạn thảo các hệ thống tư vấn - giám định cho việc đánh giá các tham số về 
mặt sinh thái - lao động của công việc của người làm nghề nguy hiểm. 
- Luận cứ khoa học về thời gian xuất hiện tối ưu, hay ít nhất cũng là không độc 
hại của người lao động trong điều kiện biến đổi sinh thái, cũng như trong tác động 
kết hợp tác của yếu tố sinh thái và yếu tố nghề nghiệp bất lợi. 
- Soạn thảo các phương pháp chẩn đoán tình trạng sức khoẻ của người làm 
nghề nguy hiểm và dự trữ của cơ thể theo dạng của yếu tố stress sinh thái. 
- Nghiên cứu các hiệu ứng ngẫu nhiên của các tác động trường diễn của tổ hợp 
các yếu tố trên cơ sở liệu pháp liều lượng và loại trừ hệ quả xấu. 
- Đề ra cách dự báo thời gian dự trữ, hiệu quả và độ tin cậy trong các hoạt 
động nghề nghiệp của những người làm nghề nguy hiểm trong các tình huống được 
kiểm soát hay được kiểm soát một phần. 
- Nghiên cứu ảnh hưởng của những tác động riêng lẻ và tác động tổ hợp của 
các yếu tố sinh thái, các quá trình và điều kiện hoạt động bất lợi lên chất lượng và 
tính chất căng thẳng của công việc. 
- Sử dụng công nghệ thông tin để tự động đưa ra quyết định về lựa chọn và áp 
dụng các biện pháp bảo vệ người làm nghề nguy hiểm trong mọi tình huống. 
 Những vấn đề chung 
 Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 03, 06 - 2013 10 
- Nghiên cứu công nghệ mới tạo ra một cách hiệu quả các phẩm chất quan 
trọng theo quan điểm nghề nghiệp, chú trọng đào tạo việc nhận biết tình thế nguy 
hiểm và tăng cường độ bền tâm lý - tinh thần đối với tác động kích động cực mạnh. 
Có thể gia tăng đáng kể độ an toàn sinh thái cho người dân bằng cách tối ưu hoá 
về mặt sinh thái và lao động học các quá trình, phương tiện và điều kiện hoạt động 
cho người làm nghề nguy hiểm, giữ gìn sức khoẻ nghề nghiệp cho họ giống như một 
một thành phần của chất lượng cuộc sống trong môi trường kỹ thuật hiện đại. 
Trong việc hoàn thiện tài liệu tiêu chuẩn kỹ thuật tiếp theo, một mặt cần 
chuyển sang việc chuẩn hoá không phải một tác động riêng rẽ, mà là tác động kết 
hợp của nhiều yếu tố bất lợi, và cùng với nó, mặt khác, tiến hành chuẩn hoá tuân 
theo nguyên tắc động “Liều lượng - thời gian - hiệu ứng” có sử dụng các chỉ số chất 
lượng và tính chất căng thẳng của công việc. 
Cũng cần phải nhấn mạnh rằng, trong nhiều tình huống chúng ta không thể loại 
bỏ các yếu tố bất lợi của môi trường và sự tác nghiệp của người làm nghề nguy hiểm, 
nhưng cần phải hiểu rõ các hậu quả bất lợi tiềm ẩn và các biện pháp dự phòng cần 
thiết. Về nguyên tắc cần phải có cách tiếp cận mới tổng thể về tiêu chuẩn hóa, chế tạo 
và hoàn thiện các phương tiện bảo vệ, cứu hộ và các hệ thống sinh kỹ thuật điều hành 
các yếu tố môi trường và hoạt động của những người làm nghề nguy hiểm trong mọi 
giai đoạn, kể cả trong trường hợp tai nạn và khắc phục các trường hợp khẩn cấp. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Агаджанян Н.А., Торшин В.И., Экология человека, Избранные лекции, 
М.: Крук, 1994, c.256. 
2. Артамонова В.Г., Актуальные проблемы диагностики и профилактики 
профессиональных заболеваний, Медицина труда и промышленная 
экология, 1996, №5, c.4-6. 
3. Войтенко В.П., Здоровье здоровых. Введение в санологию, Киев: Здоровя, 
1991, c.248. 
4. Гончаров С.Ф., Ушаков И.Б., Лядов К.В., Преображенский В.Н., 
Профессиональная и медицинская реабилитация спасателей, М.: 
ПАРИТЕТ ГРАФ, 1999, c.320. 
5. Григорьев А.И., Баевский P.M., Овчинников В.В. и др., Принципы 
построения банка данных применительно к проблеме физиологической 
нормы в космической медицине, АКЭМ., 1992, Т.26, №3, c.25-31. 
6. Давыдов Б.И., Пономаренко В.А., Балуев О.Т., Ушаков И.Б. 
Радиационный риск, здоровье, качество жизни: медико-психологические 
и социально-экологические аспекты, Авиакосмич. и экол. медицина, 
1993, Т.27, №2, c.4-12. 
 Những vấn đề chung 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 03, 06 - 2013 11 
7. Давыдов Б.И., Ушаков И.Б., Комбинированное действие экстремальных 
лучевых и нелучевых факторов среды: физиолого-биохимические 
паттерны и общие принципы построения модели, Функциональное 
состояние летчика в экстремальных условиях, М.: Полет, 1994, c.342-413. 
8. Ушакова И.Б., Турзина П.С. и Фаустова А.С., Защита и спасение 
человека в авиации (эколого-гигиенические и эргономические основы), 
Под ред, М.: Воронеж: Истоки, 1999, c.348. 
9. Измеров Н.Ф., Медицина труда в третьем тысячелетии, Медицина 
труда и промышленная экология, 1998, №6, c.4-9. 
10. Измеров Н.Ф., Волгарев М.Н., Румянцев ГИ. и др., Гигиеническая 
профилактика: проблемы и решения, Медицина труда и промышленная 
экология, 1996, №3, c.1-4. 
11. Ильин Л.А., Реалии и мифы Чернобыля, М.: ALARA, 1994, c.446. 
12. Карпов В.Н., Ушаков И.Б., Унификация эффектов воздействия 
экстремальных уровней факторов полета различной энергетической 
природы, Авиакосмич. и экол.медицина, 1995, Т.29, №1, c.19-25. 
13. Лисицын Ю.П., Теории медицины XX века, М.: Медицина, 1999, c.176. 
14. Новиков B.C., Патогенетические механизмы развития экстремальных 
состояний, Вести. Российской Воен, Mед. акад, СПб, 1999, №1, c.57-64. 
15. Новиков B.C., Смирнов B.C., Иммунофизиология экстремальных 
состояний, СПб.: Наука, 1995, c.172. 
16. Пономаренко В.А., Психология духовности профессионала, М.: РАО, 
1997, c.296. 
17. Пономаренко В.А., Страна Авиация - черное и белое, М.: Наука, 1995, c.288. 
18. Пономаренко В.А., Ступаков Г.П., Драч Л.Г, Карпов В.Н., Риск - 
категория экономическая, Авиация и космонавтика, 1990, №1, c.30-31. 
19. Румянцев Г.И., Воронцов М.П., Гончарук Е.И., Общая гигиена: Учебник, 
М.: Медицина, 1990, c.420. 
20. Сидоренко Г.И., Новиков С.М.,Экология человека и гигиена окружающей 
среды на пороге XXI века, Гигиена и санитария, 1999, №5, c.3-6. 
21. Сидоренко ГИ., Румянцев Г.И., Новиков С.М., Актуальные проблемы 
изучения воздействия факторов окружающей среды на здоровье 
населения, Гигиена и санитария, 1998, №4, c.3-8. 
22. Словарь основных понятий и определений медицины катастроф, Под 
общ. ред. С.Ф.Гончарова, М.: Всесоюзный центр медицины катастроф 
"Защита", 1997, c.246. 
 Những vấn đề chung 
 Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 03, 06 - 2013 12 
23. Ступаков ГП, Ушаков И.Б., Авиационная атропоэкология (Проблемы 
медицины авиационного труда), Воронеж: Истоки, 1999, c.480. 
24. Ушаков И.Б., Антипов В.В., Федоров В.П., Горлов В.Г., Комбинированное 
действие факторов космического полета, Космич. биол. и медицина, М.: 
Наука, 1997, Т.III, кн.2, Ч.VI, c.291-353. 
25. Ушаков И.Б., Гусев С.И., Давыдов Б.И. и др., Квалиметрия жизни и 
отдаленные радиационные последствия чернобыльской экологической 
катастрофы, Вычислительный центр РАН, 1999, c.122. 
26. Ушаков И.Б., Карпов В.Н., Мозг и радиация (К столетию 
радионейробиологии), М.: ГНИИИАиКМ, 1997, c.76. 
27. Ушаков И.Б. Лапаев В.Э., Воронцова З.А., Должанов А.Я., Радиация и 
алкоголь: Очерки радиационной наркологии, или алкогольный 
"Чернобыль", Воронеж: Истоки, 1998, c.248. 
28. Ушаков И.Б., Шалимов П.М., Функциональная надежность и 
функциональные резервы летчика, Вестн. РАМН, 1996, № 7, c.26-31. 
29. Шандала М.Г., Опыт гигиенической разработки проблемы физических 
факторов окружающей среды, Гигиена и санитария, 1999, № 4, c.3-9. 
30. Щепин О.П., Здоровье населения Российской Федерации: проблемы и 
перспективы, Вестн. РАМН, 1996, № 6, c.11-15. 
31. Н.А.Агаджанян, И.Б.Ушаков, В.И.Торшин и др., Экология человека: 
словарь справочник, М.: Крук, 1997, c.208. 
 Nhận bài ngày 02 tháng 6 năm 2013 
 Hoàn thiện ngày 10 tháng 6 năm 2013 
 (1) Viện Hàn lâm Y học Nga 
 (2) Viện nghiên cứu Y học quân sự - BQP Nga 

File đính kèm:

  • pdfbao_ve_suc_khoe_con_nguoi_trong_dieu_kien_khac_nghiet.pdf