Đánh giá kết quả điều trị ung thư lưỡi di động giai đoạn III - IM (MO) bằng hóa chất phác đồ cisplatin và paclitaxel / docetaxel bổ trợ trước phẫu thuật và / hoặc xạ trị

Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị qua thời gian sống thêm của ung thư lưỡi giai đoạn III, IV (M0) bằng cisplatin + Paclitaxel/Docetaxel (TC) bổ trợ trước phẫu thuật và/hoặc xạ trị. Đối tượng và phương pháp: Đối tượng nghiên cứu gồm 95 BN được chẩn đoán là ung thư lưỡi phần di động giai đoạn III, IV (M0) được điều trị hóa chất bổ trợ trước bằng phác đồ TC, sau đó phẫu thuật và/ hoặc xạ trị tại Bệnh viện K từ tháng 01/2011 đến tháng 10/2015. Phương pháp nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng không đối chứng sử dụng mô hình đánh giá can thiệp trước-Sau. Kết quả: Sống thêm toàn bộ sau 1 năm, 2 năm, 3 năm, 4 năm, 5 năm tương ứng là: 80,2%; 65,9%; 51,2%; 42,8% và 29,3%. Sống thêm theo T: T2, T3 là 42,6%; T4 là 15,7%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Sống thêm theo N: N0 (37,2%) và N1, N2, N3 (20,2%), p<0,05. Sống thêm theo giai đoạn: giai đoạn III là 50,2% và giai đoạn IV là 18,3%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Sống thêm theo đáp ứng sau 3 chu kỳ: đáp ứng (40,7%), không đáp ứng 19,5%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Sống thêm giữa nhóm HC+PT là 43,2% và nhóm HC+XT là 29%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Sống thêm theo các phương pháp điều trị: nhóm HC+PT là 45,9%; nhóm HC+PT+XT là 39,3% và nhóm HC+XT là 10,3%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Kết luận: Điều trị ung thư lưỡi giai đoạn muộn (III-IV) bằng hóa chất cisplatin và paclitaxel/docetaxel bổ trợ trước phẫu thật và/hoặc xạ trị đã làm giảm giai đoạn và tạo thuận lợi cho phẫu thuật, đặc biệt là kéo dài thời gian sống thêm cho bệnh nhân

Đánh giá kết quả điều trị ung thư lưỡi di động giai đoạn III - IM (MO) bằng hóa chất phác đồ cisplatin và paclitaxel / docetaxel bổ trợ trước phẫu thuật và / hoặc xạ trị trang 1

Trang 1

Đánh giá kết quả điều trị ung thư lưỡi di động giai đoạn III - IM (MO) bằng hóa chất phác đồ cisplatin và paclitaxel / docetaxel bổ trợ trước phẫu thuật và / hoặc xạ trị trang 2

Trang 2

Đánh giá kết quả điều trị ung thư lưỡi di động giai đoạn III - IM (MO) bằng hóa chất phác đồ cisplatin và paclitaxel / docetaxel bổ trợ trước phẫu thuật và / hoặc xạ trị trang 3

Trang 3

Đánh giá kết quả điều trị ung thư lưỡi di động giai đoạn III - IM (MO) bằng hóa chất phác đồ cisplatin và paclitaxel / docetaxel bổ trợ trước phẫu thuật và / hoặc xạ trị trang 4

Trang 4

Đánh giá kết quả điều trị ung thư lưỡi di động giai đoạn III - IM (MO) bằng hóa chất phác đồ cisplatin và paclitaxel / docetaxel bổ trợ trước phẫu thuật và / hoặc xạ trị trang 5

Trang 5

pdf 5 trang minhkhanh 5740
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá kết quả điều trị ung thư lưỡi di động giai đoạn III - IM (MO) bằng hóa chất phác đồ cisplatin và paclitaxel / docetaxel bổ trợ trước phẫu thuật và / hoặc xạ trị", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá kết quả điều trị ung thư lưỡi di động giai đoạn III - IM (MO) bằng hóa chất phác đồ cisplatin và paclitaxel / docetaxel bổ trợ trước phẫu thuật và / hoặc xạ trị

Đánh giá kết quả điều trị ung thư lưỡi di động giai đoạn III - IM (MO) bằng hóa chất phác đồ cisplatin và paclitaxel / docetaxel bổ trợ trước phẫu thuật và / hoặc xạ trị
ĐẦU VÀ CỔ 
TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 
132 
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ LƯỠI DI ĐỘNG 
GIAI ĐOẠN III-IV (M0) BẰNG HÓA CHẤT PHÁC ĐỒ CISPLATIN 
VÀ PACLITAXEL/DOCETAXEL BỔ TRỢ TRƯỚC PHẪU THUẬT 
VÀ/HOẶC XẠ TRỊ 
NGÔ XUÂN QUÝ1, NGUYỄN TUYẾT MAI2, LÊ VĔN QUẢNG3 
TÓM TẮT 
Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị qua thời gian sống thêm của ung thư lưỡi giai đoạn III, IV (M0) bằng 
cisplatin + Paclitaxel/Docetaxel (TC) bổ trợ trước phẫu thuật và/hoặc xạ trị. 
Đối tượng và phương pháp: Đối tượng nghiên cứu gồm 95 BN được chẩn đoán là ung thư lưỡi phần di 
động giai đoạn III, IV (M0) được điều trị hóa chất bổ trợ trước bằng phác đồ TC, sau đó phẫu thuật và/ hoặc xạ 
trị tại Bệnh viện K từ tháng 01/2011 đến tháng 10/2015. 
Phương pháp nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng không đối chứng sử dụng mô hình đánh giá can thiệp 
trước-sau. 
Kết quả: Sống thêm toàn bộ sau 1 nĕm, 2 nĕm, 3 nĕm, 4 nĕm, 5 nĕm tương ứng là: 80,2%; 65,9%; 51,2%; 
42,8% và 29,3%. Sống thêm theo T: T2, T3 là 42,6%; T4 là 15,7%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với 
p<0,05. Sống thêm theo N: N0 (37,2%) và N1, N2, N3 (20,2%), p<0,05. Sống thêm theo giai đoạn: giai đoạn III 
là 50,2% và giai đoạn IV là 18,3%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Sống thêm theo đáp ứng sau 3 
chu kỳ: đáp ứng (40,7%), không đáp ứng 19,5%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Sống thêm giữa 
nhóm HC+PT là 43,2% và nhóm HC+XT là 29%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Sống thêm theo 
các phương pháp điều trị: nhóm HC+PT là 45,9%; nhóm HC+PT+XT là 39,3% và nhóm HC+XT là 10,3%. Sự 
khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. 
Kết luận: Điều trị ung thư lưỡi giai đoạn muộn (III-IV) bằng hóa chất cisplatin và paclitaxel/docetaxel bổ trợ 
trước phẫu thật và/hoặc xạ trị đã làm giảm giai đoạn và tạo thuận lợi cho phẫu thuật, đặc biệt là kéo dài thời 
gian sống thêm cho bệnh nhân. 
Từ khóa: Ung thư lưỡi giai đoạn III, IV, hóa chất bổ trợ trước, sống thêm. 
ABSTRACT 
To study the result of treatment in neoadjuvant chemotherapy with cisplatin-paclitaxel/ docetaxel in 
patients with stage III-IV (M0) mobile tongue cancer followed by surgery and/or radiation 
Objective: The result of survival rates in neoadjuvant chemotherapy with cisplatin and paclitaxel/docetaxel 
in patients with stage III-IV (M0) mobile tongue cancer followed by surgery and/or radiation 
Patients and Methods: 95 cases with stage III-IV (M0) mobile tongue cancer, were investigated in this 
prospective study, treated by neoadjuvant chemotherapy with TC regimen followed by surgery and/or radiation 
at K Hospital from 2011 to 2015 
Result: Overall 01year, 02 year, 03 year, 04 year survival rate were 80,2%; 65,9%; 51,2%; 42,8%. The 
five-year survival rate was 29,3%. The five-year survival rate for stage N0 was 37,2% and N1-N3 was 20,2% 
(p<0,05). The five-year survival rate for stage III was 50,2% and stage IV was 18,3%. (p<0.05). The five-year 
survival rate for chemotherapy plus surgery group and chemotherapy plus radiotherapy were 43,2% vs 29%. 
The five-year survival rate for chemotherapy plus surgery group and chemotherapy, surgery plus radiotherapy 
group and chemotherapy plus radiotherapy were 45,9%; 39,3% and 10,3%. 
1
 ThS. Phó Trưởng Khoa Ngoại Đầu cổ - Bệnh viện K 
2
 PGS.TS. Nguyên Trưởng Khoa Nội 1 - Bệnh viện K 
3
 PGS. TS. Trưởng Bộ môn Ung thư - ĐHYD Hà Nội; Trưởng Khoa Ngoại Đầu cổ - Bệnh viện K 
ĐẦU VÀ CỔ 
TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 
133 
Conclusions: Result treatment with stage III-IV (M0) mobile tongue cancer with neoadjuvant 
chemotherapy improved the rate of tumour response, many patients could be treated by surgery after 
neoadjuvant chemotherapy. Neoadjuvant cisplatin and paclitaxel/docetaxel regimen improves survival in 
tongue cancer patients. 
Key words: Oral tongue cancer, neo-adjuvant chemotherapy, survival rate. 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Ung thư lưỡi là ung thư thường gặp nhất trong 
các ung thư vùng khoang miệng. Theo GLOBOCAN 
2012, ở nam giới, có 198.975 ca ung thư khoang 
miệng mới mắc chiếm 2,7% và 97.940 ca tử vong 
chiếm 2,1%. Ở nữ, có 101.398 trường hợp mới mắc 
chiếm 1,5% và 47.413 trường hợp tử vong, chiếm 
1,3%. Tại Việt Nam, theo ghi nhận ung thư nĕm 
2010, số ca mới mắc của ung thư khoang miệng ở 
nam là 1716 trường hợp với tỷ lệ mắc chuẩn theo 
tuổi là 4,6/100000 dân. Ở nữ giới là 669 ca mới mắc 
và tỷ lệ mắc chuẩn theo tuổi là 1,7/100.000 dân. 
Ung thư khoang miệng gặp ở nam nhiều hơn 
nữ, tỷ lệ nam/nữ rất khác nhau tùy từng vùng dân cư 
và có xu hướng thay đổi. Tỷ lệ ở nam có xu hướng 
giảm, tỷ lệ ở nữ có xu hướng tĕng. Ở Mỹ cách đây 
40 nĕm tỷ lệ nam/nữ là 4/1,hiện nay là 3/1. Ở Pháp 
12/1 gần đây là 3,7/1. Ấn Độ và Đông Nam Á, tỷ lệ 
mắc ung thư khoang miệng cao nhất trong các bệnh 
gặp ở người cao tuổi. Ở Ấn Độ tùy vùng mà ung thư 
khoang miệng xếp từ thứ nhất đến thứ 6. 
Ung thư lưỡi là bệnh có thể phát hiện và chẩn 
đoán sớm. Tuy nhiên, tỷ lệ bệnh nhân ung thư lưỡi 
đến điều trị ở giai đoạn muộn ở nước ta còn cao. 
Do đó cần phải có sự kết hợp nhiều phương pháp 
điều trị nhằm nâng cao hiệu quả. Một trong những 
phương pháp đó là điều trị hóa chất bổ trợ trước 
(hay còn gọi là điều trị hóa chất trước phẫu thuật và 
xạ trị). Mục đích của điều trị hóa chất bổ trợ trước 
nhằm hạ thấp giai đoạn bệnh, tạo thuận lợi cho phẫu 
thuật, xạ trị, làm giảm các biến chứng, hạn chế di 
cĕn xa. 
Ở Việt Nam cho đến nay nghiên cứu về vai trò 
của hóa chất bổ trợ trước trong ung thư đầu mặt cổ 
nói chung, ung thư lưỡi nói riêng còn ít và thường 
dung phác đồ không có nhóm Taxane. Với phác đồ 
điều trị bổ trợ trước có nhóm Taxane sẽ làm tĕng tỷ 
lệ đáp ứng, đồng thời tĕng tỷ lệ sống thêm một cách 
có ý nghĩa so với các phác đồ khác. Với mong muốn 
không ngừng cải thiện kết quả điều trị, chúng tôi tiến 
hành nghiên cứu đề tài nhằm mục tiêu: 
Đánh giá kết quả điều trị qua thời gian sống 
thêm của ung thư lưỡi giai đoạn III, IV (M0) bằng 
cisplatin + paclitaxel/docetaxel (TC) bổ trợ trước 
phẫu thuật và/hoặc xạ trị. 
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Đối tượng nghiên cứu 
Đối tượng nghiên cứu gồm 95 BN được chẩn 
đoán là ung thư lưỡi phần di động giai đoạn III, IV 
(M0) được điều trị hóa chất bổ trợ trước bằng phác 
đồ TC, sau đó phẫu thuật và/ hoặc xạ trị tại Bệnh 
viện K từ tháng 01/2011 đến tháng 10/2015. 
 Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân 
- Các BN ung thư lưỡi phần di động giai đoạn 
III, IV (M0) theo UICC 2009. 
- Tuổi < 70. 
- Các BN được điều trị lần đầu. 
- Chỉ số toàn trạng từ 0-2 theo ECOG. 
- Có chẩn đoán mô bệnh học tại u là ung thư 
biểu mô vảy. 
- Chức nĕng tủy xương còn tốt, chức nĕng gan 
thận còn tốt. 
- BN không mắc các bệnh cấp và mạn tính trầm 
trọng có nguy cơ tử vong trong thời gian gần, không 
mắc bệnh ung thư khác ngoài bệnh ung thư lưỡi. 
- Có thông tin về tình trạng bệnh sau điều trị. 
Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân: Không đủ các 
tiêu chuẩn trên. 
Phương pháp nghiên cứu 
- Phương pháp thử nghiệm lâm sàng không đối 
chứng sử dụng mô hình đánh giá can thiệp trước-
sau. Thời điểm bắt đầu chọn BN vào nghiên cứu: 
thống nhất lấy ngày vào viện. 
- Thời điểm kết thúc nghiên cứu: Ngày chết 
hoặc ngày xuất hiện tái phát, di cĕn; ngày mất theo 
dõi; bị kiểm duyệt do hết thời gian nghiên cứu. 
Các bước tiến hành 
- Sau khi các bệnh nhân được chẩn đoán là 
UTL có đầy đủ các tiêu chuẩn trên được điều trị 
bằng hóa chất phác đồ TC. 
- Điều trị phẫu thuật và/hoặc xạ trị sau 3 đợt 
hóa chất. 
- Thời gian sống thêm: 1 nĕm, 2 nĕm, 3 nĕm, 4 
nĕm và 5 nĕm. 
ĐẦU VÀ CỔ 
TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 
134 
- Phân tích thời gian sống thêm theo: Giai đoạn 
T, N, nhóm giai đoạn, sau hóa trị, phương pháp điều 
trị sau hóa chất bổ trợ. 
Xử lý số liệu 
- Các thông tin được mã hóa và xử lý bằng 
phần mềm SPSS 20.0. 
- Phân tích thời gian sống thêm: Sử dụng 
phương pháp Kaplan - Meier để ước tính thời gian 
sống thêm. 
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
Sống thêm toàn bộ 
Biểu đồ 1. Đồ thị sống thêm toàn bộ 
Nhận xét: Sống thêm toàn bộ 1 nĕm là 80,2%, 
2 nĕm là 65,9%, 3 nĕm là 51,2%, 4 nĕm là 42,8%, 
5 nĕm là 29,3%. Thời gian sống trung bình 35,97 ± 
3,15 tháng 
Sống thêm 5 nĕm theo T 
Biểu đồ 2. Đồ thị sống thêm toàn bộ 5 nĕm theo T 
Nhận xét: Tỷ lệ sống thêm giữa nhóm giai đoạn 
T2 và T3 cao hơn so với giai đoạn T4, với tỷ lệ 
tương ứng là 42,6% và 15,7%.p<0,05. 
Sống thêm 5 nĕm theo giai đoạn N 
Biểu đồ 3. Đồ thị sống thêm toàn bộ 5 nĕm theo N 
Nhận xét: Tỷ lệ sống thêm giữa nhóm N0 cao 
hơn so với nhóm di cĕn hạch, với tỷ lệ tương ứng là 
37,2% và 20,2%) với p<0,05. 
Sống thêm 5 nĕm theo giai đoạn 
Biểu đồ 4. Đồ thị sống thêm toàn bộ 5 nĕm theo 
giai đoạn 
Nhận xét: Giai đoạn III tỷ lệ sống thêm 5 nĕm là 
50,2% cao hơn nhiều so với giai đoạn IV là 18,3%; 
p<0,05. 
Sống thêm 5 nĕm theo đáp ứng với điều trị hóa 
chất bổ trợ trước 
Biểu đồ 5. Đồ thị sống thêm toàn bộ 5 nĕm theo 
đáp ứng sau 3 chu kỳ điều trị hóa chất bổ trợ trước 
Nhận xét: Chúng tôi tính sống thêm giữa nhóm 
có đáp ứng và không đáp ứng với điều trị hóa chất 
bổ trợ trước. Nhóm đáp ứng có tỷ lệ sống thêm 5 
nĕm là 40,7% cao hơn so với nhóm không đáp ứng 
19,5%. Và p<0,05. 
Sống thêm 5 nĕm giữa nhóm phẫu thuật và xạ trị 
Biểu đồ 6. Đồ thị sống thêm toàn bộ 5 nĕm giữa 
nhóm phẫu thuật và xạ trị 
ĐẦU VÀ CỔ 
TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 
135 
Nhận xét: Chúng tôi tính sống thêm giữa nhóm 
phẫu thuật và nhóm xạ trị sau điều trị hóa chất. 
Nhóm được phẫu thuật tỷ lệ sống thêm 5 nĕm là 
43,2% cao hơn so với nhóm xạ trị (29%); p<0,05. 
Sống thêm 5 nĕm giữa các phương pháp điều trị 
Biểu đồ 7. Đồ thị sống thêm toàn bộ 5 nĕm 
giữa các phương pháp điều trị 
Nhận xét: Chúng tôi tính sống thêm giữa các 
nhóm được điều trị phẫu thuật hoặc phẫu thuật kết 
hợp với xạ trị hoặc xạ trị sau khi điều trị hóa chất 3 
đợt. Nhóm HC + PT tỷ lệ sống thêm 5 nĕm là 45,9%; 
nhóm HC+PT+XT tỷ lệ là 39,3% và nhóm HC+XT tỷ 
lệ sống thêm là 10,3% với p<0,05. 
BÀN LUẬN 
Thời gian sống thêm 
Việc theo dõi kết quả điều trị, đặc biệt là thời 
gian sống thêm đối với ung thư nói chung và ung thư 
lưỡi nói riêng đóng vai trò rất quan trọng. Từ kết quả 
đó người ta sẽ tiếp tục phương pháp cũ, hay nghiên 
cứu các phương pháp mới nhằm kéo dài thời gian 
sống của bệnh nhân. 
Sống thêm toàn bộ 
Trong nghiên cứu của chúng tôi có 95 BN, thời 
gian sống thêm toàn bộ 12 tháng là 80,2%, sau 24 
tháng là 65,9%, sau 36 tháng là 51,2%, sau 48 tháng 
42,8% và sau 60 tháng là 29,3%. Quan sát đồ thị 
cho thấy có độ dốc lớn trong 24 tháng đầu sau điều 
trị, biểu thị tỷ lệ tử vong cao trong thời gian này. 
Theo nghiên cứu của Nguyễn Đức Lợi, thời gian 
sống thêm 5 nĕm ở giai đoạn III, IV là 18,6%. Theo 
Donald và CS (2002), tỷ lệ sống thêm 5 nĕm là 57%. 
Nghiên cứu của Erich và CS (2005), tỷ lệ sống thêm 
toàn bộ trên 5 nĕm là 87% ở 15 bệnh nhân ung thư 
lưỡi T3 và T4, hoặc giai đoạn III và IV, hoặc N2 và 
N3, được điều trị bổ trợ trước bằng phác đồ có 
taxane, tiếp theo là phẫu thuật và xạ trị tùy từng 
trường hợp. Trong nghiên cứu của Richard và CS 
(1998), thời gian sống thêm trung bình là 48 tháng 
và tỉ lệ sống thêm toàn bộ trên 5 nĕm là 69% ở 36 
bệnh nhân ung thư biểu mô vảy vùng đầu cổ giai 
đoạn III và IV điều trị bổ trợ trước bằng phác đồ TC, 
tiếp theo là phẫu thuật đơn thuần, phẫu thuật kết 
hợp với xạ trị hoặc xạ trị đơn thuần. Theo nghiên 
cứu của Lê Vĕn Quảng( 2012), sống thêm toàn bộ 
sau 1 nĕm, 2 nĕm, 3 nĕm, 4 nĕm, 5 nĕm tương ứng 
là 75,2%; 57,5%; 45,2%; 39,2% và 22,4%. 
Sống thêm theo một số yếu tố 
Phân tích thời gian sống thêm theo giai đoạn T 
cho thấy, đối với T2 và T3 thời gian sống thêm toàn 
bộ 5 nĕm là 42,6%, cao hơn giai đoạn T4 (15,7%). 
Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. 
Theo nghiên cứu của Lê Vĕn Quảng, Sống thêm 
theo T: T2, T3 là 35,6%; T4 là 8,8%. Nghiên cứu của 
Gehanno (1987), giai đoạn T1 là 59%, T2 là 40%, 
T3 là 18% và T4 là 8%. Một yếu tố khác được nhiều 
tác giả công nhận là hạch vùng cổ, yếu tố tiên lượng 
chính trong UTL. Nếu chưa di cĕn hạch thì tiên 
lượng rất tốt, nhưng khi đã có di cĕn hạch thì tiên 
lượng xấu hơn nhiều và tỷ lệ sống thêm 5 nĕm giảm 
đi một nửa. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ sống 
thêm 5 nĕm ở nhóm chưa có di cĕn hạch trên lâm 
sàng và có di cĕn hạch trên lâm sàng tương ứng là 
37,2% và 20,2%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê 
với p<0,05. Trên đồ thị đường biểu diễn của 2 nhóm 
luôn cách xa nhau trong thời gian nghiên cứu. Theo 
nghiên cứu của Nguyễn Đức Lợi (2002), tỷ lệ sống 
thêm với N0 là 47,78%; N1 là 26,89%; N2 là 5,56% 
và không có BN nào ở N3 sống đến 5 nĕm. Trong 
nghiên cứu của Gehanno (1987), tỷ lệ sống 5 nĕm 
với N0 từ 42-49%, hạch sờ thấy trên lâm sàng chỉ 
còn 13-24%. Theo Moyse và CS (1972), tỷ lệ này là 
60% với N0 và 20% với hạch sờ thấy trên lâm sàng. 
Trong nghiên cứu của chúng tôi chỉ gồm những 
BN ở giai đoạn III và IV. Tỷ lệ sống thêm 5 nĕm ở 
giai đoạn III là 50,2% cao hơn giai đoạn IV (18,3%), 
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Theo 
nghiên cứu của Clayman và CS (2000), tỷ lệ sống 
thêm 5 nĕm ở giai đoạn III và IV từ 15-30%. Theo 
Franceschi và CS (1993), khi nghiên cứu 297 trường 
hợp UTL, tỷ lệ sống thêm 5 nĕm ở giai đoạn III và IV 
là 49%. Trong nghiên cứu trên 602 BN UTL của 
Decroix và CS (1983), tỷ lệ sống 5 nĕm ở giai đoạn 
III là 25%, giai đoạn IV là 13%. 
Chúng tôi có tính thời gian sống thêm giữa 
nhóm có ĐƯ với điều trị HC bổ trợ trước. Nhóm ĐƯ 
có tỷ lệ sống thêm 5 nĕm cao hơn so với nhóm 
không ĐƯ (tương ứng là 40,7% và 19,5%). Sự khác 
biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Sau điều trị hóa 
chất BN được điều trị bằng PT, hoặc XT, hoặc cả PT 
và XT dựa vào mức độ ĐƯ với hóa chất bổ trợ 
trước. Đối với BN được PT thì dựa vào đánh giá 
diện cắt sau PT và mô bệnh học u, hạch sau PT có 
còn tế bào ung thư hay không để quyết định có XT 
ĐẦU VÀ CỔ 
TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 
136 
hậu phẫu không. Trong nghiên cứu này, tỷ lệ sống 5 
nĕm giữa nhóm phẫu thuật và xạ trị tương ứng là 
43,2% và 29%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với 
p<0,05. So sánh sống thêm giữa các phương pháp 
điều trị cho thấy, nhóm BN điều trị HC bổ trợ trước 
và PT có tỷ lệ sống thêm 5 nĕm là 45,9%, nhóm HC 
bổ trợ trước kết hợp với PT và XT có tỷ lệ sống thêm 
là 39,3%, tỷ lệ sống thêm ở nhóm HC bổ trợ trước 
và XT là 10,3%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê 
với p<0,05. 
KẾT LUẬN 
Qua nghiên cứu trên 95 bệnh nhân ung thư lưỡi 
phần di động giai đoạn III, IV (M0) được điều trị hóa 
chất bổ trợ trước phẫu thuật và/ hoặc xạ trị phác đồ 
TC tại bệnh viện K trong khoảng thời gian từ 
01/2011-10/2015 chúng tôi thu được một số kết luận 
sau đây về thời gian sống thêm: sống thêm toàn bộ 
sau 1 nĕm, 2 nĕm, 3 nĕm, 4 nĕm, 5 nĕm tương ứng 
là: 80,2%; 65,9%; 51,2%; 42,8% và 29,3%. Sống 
thêm theo T: T2, T3 là 42,6%; T4 là 15,7%. Sự khác 
biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Sống thêm theo 
N: No (37,2%) và N1, N2, N3 (20,2%), p<0,05. Sống 
thêm theo giai đoạn: giai đoạn III là 50,2% và giai 
đoạn IV là 18,3%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê 
với p<0,05. Sống thêm theo đáp ứng sau 3 chu kỳ: 
đáp ứng (40,7%), không đáp ưng 15,9%. Sự khác 
biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Sống thêm giữa 
nhóm HC + PT là 43,2% và nhóm HC+XT là 29%. 
Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Sống 
thêm theo các phương pháp điều trị: nhóm HC + PT 
là 45,9%; nhóm HC + PT + XT là 39,3% và nhóm 
HC+XT là 10,3%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê 
với p<0,05. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Jemal A, Bray F, Center M. M, Ferlay J, Ward E, 
Forman D (2011), Global Cancer Statistics, CA 
Cancer J Clin, 61(2): 83. 
2. Nguyễn Đức Lợi (2002), Nghiên cứu đặc điểm 
lâm sàng và một số yếu tố tiên lượng bệnh ung 
thư lưỡi điều trị tại bệnh viện K, Luận vĕn tốt 
nghiệp bác sỹ nội trú các bệnh viện, Trường đại 
học Y Hà Nội. 
3. Donald G, Gershon J, Jason L, et al. (2005), 
Analysis of treatment results for oral tongue 
cancer, Laryngoscope, vol 112, issue 4, pp 616-
625. 
4. Erich M, Brian A, Bonnie S, Merrill S, Dong M, 
Robert M (2005), Neoadjuvant chemotherapy for 
squamous cell carcinoma of the oral tongue in 
young adults: a case series, Head & Neck, 27: 
pp 748-756. 
5. Richard J.M, Sancho-Garnier H, Pessey J.J, 
Luboinski B, Lefebvre J.L, Dehesdin D et al 
(1998), Randomizied trial of induction 
chemotherapy in larynx carcinoma, Oral Oncol, 
34: pp 224-8 
6. Gehanno P (1987), Le cancer de la langue, 
Encyclopédie-Medico-Chirurgicale, Paris, pp. 
260-271. 
7. Kantola S, Parikka M, Jokinen K, Hyrynkangs K, 
Soini Y, Alho O-P and Salo T (2000), Prognostic 
factors in tongue cancer – relative importance of 
demographic, clinical and histopathological 
factors, Bristish Journal of Cancer 83 (5), pp. 
614-619. 

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_ket_qua_dieu_tri_ung_thu_luoi_di_dong_giai_doan_iii.pdf