Bài giảng Sản xuất giống cá chẽm
Thái Lan là nước đầu tiên sản xuất thành công giống
cá chẽm (1971)
Đặc điểm sinh trưởng của cá giống nhân tạo không
sai khác với cá giống thu từ tự nhiên
Đến nay đã hoàn thiện qui trình và sản xuất thành
công giống cá chẽm cung cấp đủ, ổn định cho nghề
nuôi
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Sản xuất giống cá chẽm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Sản xuất giống cá chẽm
SẢN XUẤT GIỐNG CÁ CHẼM (Lates calcarifer, Bloch) NỘI DUNG CHÍNH MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÁ CHẼM MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRONG SXG CÁ CHẼM LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN SXG CÁ CHẼM Thái Lan là nước đầu tiên sản xuất thành công giống cá chẽm (1971) Đặc điểm sinh trưởng của cá giống nhân tạo không sai khác với cá giống thu từ tự nhiên Đến nay đã hoàn thiện qui trình và sản xuất thành công giống cá chẽm cung cấp đủ, ổn định cho nghề nuôi MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CÁ CHẼM Phân bố Vòng đời MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CÁ CHẼM Tính ăn Cá chẽm trưởng thành ăn thịt Cá chẽm giống ăn tạp Phân tích dạ dày các mẫu cá thu ngoài tự nhiên (cỡ 1- 10 cm) thì thấy khoảng 20% là phiêu sinh vật, chủ yếu là nhóm khuê tảo và phù du thực vật; phần còn lại gồm tôm, cá nhỏ (Kungvamkij, 1971) Đối với cỡ cá dài hơn 20 cm trong dạ dày chứa 100% là mồi động vật, trong đó 70% là giáp xác (tôm và cua nhỏ) và 30% là cá nhỏ. Những loài cá tìm thấy trong ruột cá chẽm ở giai đoạn này chủ yếu là cá liệt và cá đối. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CÁ CHẼM Thành thục sinh dục Cá chẽm có hiện tượng chuyển đổi giới tính Vào giai đoạn đầu của đời sống (1,5-2,5 kg), phần lớn cá chẽm là cá đực nhưng khi đạt trọng lượng 4-6 kg phần lớn cá trở thành cá cái Sau 3-4 năm nuôi, với cùng nhóm tuổi có cả cá đực và cá cái. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CÁ CHẼM MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRONG SXG CÁ CHẼM Các hình thức sinh sản Vấn đề trong ương ấu trùng Ương cá giống Vấn đề bệnh trong SXG Sinh sản cá chẽm Sinh sản Kích thích Hormon Đk môi trườngThụ tinh nhân tạo Kiểm tra trứng Kiểm tra độ thành thục sinh dục của cá cái bằng dụng cụ thăm trứng Trứng thành thục là trứng có đường kính khoảng 400 µm Source: Barramundi Farming Handbook, 2007 Thụ tinh nhân tạo Nên kiểm tra mức độ thành thục của cá bố mẹ ngay sau khi bắt được. Nếu cá cái chín mùi sinh dục và cá đực chảy tinh thì có thể vuốt trứng và sẹ ngay trên tàu Cá bố mẹ thành thục sinh dục chín mùi được bắt ở ngư trường hoặc trong bể Vuốt trứng và sẹ cho thụ tinh Trứng chín mùi sinh dục có đường kính 0,8 mm, giọt dầu 0,2 mm, vỏ phẳng, màu vàng sáng, trong suốt Thụ tinh khô: vuốt trứng cá cái vào đồ chứa=>cho tinh dịch vào=> dùng lông gà trộn đều 5 phút=> thêm nước biển sạch vào khuấy đều, để yên 5 phút=> đem ấp Kích thích cá đẻ bằng hormon Hormon được sử dụng là LHRHa (Luteinising Hormone Releasing Hormone analogue) Có thể tiêm hoặc trộn với cholesterol và cấy dưới da Tiêm hormon Liều: 50-100 µg/kg cá cái Tiêm nhắc lại liều thấp hơn 25 µg/kg cá đực Tiêm vào cơ lưng Kích thích cá đẻ bằng hormon Source: Barramundi Farming Handbook, 2007 Cấy dưới da viên hỗn hợp cholesterol và hormon Quá trình tạo viên hỗn hợp: Pha 5 mg LHRHa với 1 ml etanol 100% Trộn 0,1 mg cholesterol với dd hormon trên =>để khô trong không khí 1-2 h Đúc viên Kích thích cá đẻ bằng hormon Dụng cụ đúc viên hormon Kích thích cá đẻ bằng hormon Source: Barramundi Farming Handbook, 2007 Source: Barramundi Farming Handbook, 2007 Liều dùng: 50 µg/kg cá cái Các viên hỗn hợp được giữ ở - 18 oC Nên cấy sâu dưới da có thể giữ được hơn 6 tháng Kích thích cá đẻ bằng hormon Thay đổi độ mặn của nước giống như lúc cá di cư Giảm nhiệt độ nước giống như nhiệt độ nước giảm sau khi mưa Hạ mức nước và sau đó cho nước biển sạch vào bể giống như thủy triều đang dâng và theo chu kỳ trăng Cá sẽ đẻ ngay vào buổi tối sau khi kích thích (khoảng 6-8 giờ tối). Nếu cá không đẻ thì lặp lại quá trình kích thích này 2-3 ngày nữa cho đến khi cá đẻ Kích thích cá đẻ bằng cách điều chỉnh môi trường Tảo và luân trùng vô cùng quan trọng trong SXG cá chẽm Các loài tảo dùng để ương cá chẽm là Tetraselmis sp và Chlorella sp Luân trùng là loại thức ăn quan trọng nhất cho ấu trùng cá chẽm ở giai đoạn đầu. Luân trùng rất giàu dinh dưỡng và có kích cỡ nhỏ nên rất phù hợp cho cá con bắt mồi. Luân trùng trong môi trường ương cá con cần giữ ở mật độ 3-5 cá thể/mL ít nhất 10 ngày Một số vấn đề trong ương ấu trùng Phân cỡ Hiện tương ăn lẫn nhau ở cá chẽm xuất hiện rõ rệt kể từ khi chúng bắt đầu ăn Artemia (cá 10 ngày tuổi). Phân cỡ được tiến hành 1 tuần sau khi cá bắt đầu ăn Artemia, sau đó cứ mỗi tuần tiến hành phân cỡ một lần Source: Barramundi Farming Handbook, 2007 Ương cá hương trong mương nổi (Hoàng Tùng và ctv, 2008) Mục đích: Tăng tỉ lệ sống cho cá nuôi thương phẩm Tạo tiền đề cho sinh trưởng, phát triển tốt hơn Quan sát cá nuôi, cho ăn và chăm sóc quản lý ví dụ như kiểm tra tình trạng sức khỏe, lọc phân cỡ, thu hoạch, v.v.) đều có thể được thực hiện một cách thuận tiện với hiệu quả cao, tiết kiệm đáng kể nhân công. Giúp tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên sẵn có trong ao Mương nổi giống như một cái bể dài và hẹp, có thể tự nổi hoặc nổi nhờ dàn bè nâng đỡ. Toàn bộ hệ thống được đặt trong một ao chứa hoặc ở các vùng nước kín sóng gió Nước được luân chuyển liên tục qua mương nhờ hệ thống ống nâng nước dạng air-lift, giúp làm giàu oxy hòa tan trong nước. Ương cá hương trong mương nổi (Hoàng Tùng và ctv, 2008) Mô hình ương chuẩn gồm một ao chứa có diện tích khoảng 2000 m2 .Bờ ao có thể lót bạt nhựa. Mức nước trong ao nên được duy trì ở khoảng 1,7 – 2,0 m. Dùng bạt nhựa chắn dọc theo trục giữa ao để tạo dòng chảy vòng trong ao. Sử dụng một máy quạt nước công suất 2 mã lực để giúp luân chuyển nước trong ao chứa. Ương cá hương trong mương nổi (Hoàng Tùng và ctv, 2008) Ương cá hương trong mương nổi (Hoàng Tùng và ctv, 2008) Nguyên lý hoạt động của mương nổi Cá chẽm ương kích cỡ 1,5-2,5 cm với mật độ 3000- 6000 con/m3 Cho cá ăn thức ăn viên của INVE trong 2 tuần đầu tiên của vụ ương, sau đó tập cho cá ăn kèm thức ăn viên của tôm biển ( của Grobest, UP) và bổ sung dầu mực (tỉ lệ 5-10 mL/kg) nửa giờ trước khi cho ăn. Tập cho cá ăn 1 tuần, sau đó có thể cho cá ăn hoàn toàn bằng thức ăn tôm trộn dầu mực. Cho cá ăn 6 lần/ngày từ 06:00 đến 18:00. Khẩu phần ăn hàng ngày dao động từ 10 – 18% tổng sinh khối và có thể gia giảm theo nhu cầu thực tế. Ương cá hương trong mương nổi (Hoàng Tùng và ctv, 2008) Vị trí cho cá ăn là khoảng ngay sau tấm chắn tạo dòng. Cá chẽm ăn ở độ sâu khoảng 20 – 30 cm dưới mặt nước. Cá giống có kích thước lớn thường phân bố ở khu vực sát với các ống nâng nước. Vì thế cần rải thức ăn đều khắp mặt mương để cá nhỏ hơn có thể bắt được mồi. Lưu ý là cá chẽm dừng bắt mồi sau khi mặt trời lặn. Vệ sinh mương thường xuyên và phòng bệnh cho cá bằng cách tắm oxy già hàng tuần. Phân cỡ thường xuyên và chuyển những con khác cỡ sang một mương ương khác. Ương cá hương trong mương nổi (Hoàng Tùng và ctv, 2008) Qui trình trên được thực hiện đúng, tỉ lệ sống sau 40 – 45 ngày ương có thể đạt hơn 85% Giá thành sản xuất thấp hơn nhiều so với ương trong bể, ao hoặc trong lồng. Sau 40-45 ngày ương, cá chẽm từ 1,5-2,5 cm đạt cỡ 10 cm được đem đi nuôi thương phẩm. Ương cá hương trong mương nổi (Hoàng Tùng và ctv, 2008) Ương cá hương trong mương nổi (Hoàng Tùng và ctv, 2008) BỆNH Hiện tượng ăn nhau Biểu hiện: cá lớn ăn cá nhỏ, có thể nuốt hẳn hoặc gây thương tổn trên cơ thể con nhỏ hơn tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công gây chết cá Khắc phục: phân cỡ thường xuyên Source: Barramundi Farming Handbook, 2007 BỆNH Nodavirus Dấu hiệu bệnh lí: màu sắc cơ thể đen tối hoặc nhợt nhạt Bơi xoắn không định hướng Gây chết nhanh Larvae 15-21 ngày tuổi, cá chẽm Châu Á TLC 60-90% Azad et al,. 2005 BỆNH Bệnh trùng bánh xe Màu sắc cơ thể đen tối, kém linh hoạt Bơi lội mất định hướng Nổi đầu, dạt bờ Xu hướng thích cọ xát vào cây cỏ quanh ao Kém linh hoạt Bơi lội mất định hướng Nổi đầu, dạt bờ Xu hướng thích cọ xát vào cây cỏ quanh ao Cá bị trùng bánh xe BỆNH Trùng bánh xe ở nhớt mang (Vũ Thị Ngọc, 2009) .Bào nang Henneguya zschokkei bám dày đặc trên mang cá chẽm giống nuôi tại Khánh Hòa Hình ảnh mô bệnh học mang cá bị cảm nhiễm Henneguya zschokkei . Bào nang phình to, chèn ép làm biến dạng các tơ mang thứ cấp (ảnh chụp ở độ phóng đại 400x). (Vũ Thị Ngọc, 2009) Tài liệu tham khảo 1. Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ, 1994. Sinh học và kỹ thuật nuôi cá chẽm (Lates calcarifer Bloch) 2. Glenn Schipp, 2007. Barramundi Farming Handbook. Department of primary industry, fisheries and mines. Pp: 80. 3. Azad et al., 2005. Nodavirus infection causes mortalities in hatchery produced larvae of Lates calcarifer: first report from India. Diseases of Aquatic organisms dis aquat org. Vol 63: 113– 118 4. Hoàng Tùng và ctv, 2008. Sản xuất giống cá biển chất lượng cao bằng mương nổi đặt trong ao. 5. Vũ Thị Ngọc, 2009. Nghiên cứu bệnh do Protozoa kí sinh trên cá chẽm ( Lates calcarifer Bloch) nuôi tại Khánh Hòa và thử nghiệm biện pháp trị bệnh.
File đính kèm:
- bai_giang_san_xuat_giong_ca_chem.pdf