Bài giảng Nguyên lý kế toán

Đào tạo ngành kế toán là một trong những ngành đào tạo chủ yếu của nhiều

trường đại học, cao đẳng trong cả nước. Do vậy, hệ thống bài giảng cho các môn

học của ngành cũng đa dạng phong phú, đặc biệt với môn học Nguyên lý kế toán

là môn học nền tảng của ngành. Đây là môn học bắt buộc đối với mỗi sinh viên

khối kinh tế. Đối với các sinh viên chuyên ngành kế toán thì môn học này là

môn học cơ bản nhất, là môn đầu tiền giúp các bạn dễ dàng tiếp thu các kiến

thức ở những môn kế toán chuyên ngành. Còn đối với những sinh viên không

phải chuyên ngành kế toán thì môn học này trang bị kiến thức cơ bản về kế toán

để người học có thể biết cách tiếp cận với các thông tin kế toán. Hiện nay, trên

thị trường có nhiều bài giảng, học liệu khác nhau. Với mong muốn xây dựng hệ

thống bài giảng dành riêng cho giảng viên và sinh viên của Đại học Lâm nghiệp,

nhóm tác giả đã thực hiện biên soạn bài giảng “Nguyên lý kế toán”.

Bài giảng được thực hiện biên soạn trên nội dung mới nhất những quy định,

chuẩn mực, quy tắc điều chỉnh trong lĩnh vực kế toán và dựa trên những kinh

nghiệm thực tế giảng dạy của nhóm tác giả. Với mong muốn cung cấp những

kiến thức cơ bản về nghề kế toán, bài giảng đã hệ thống những vấn đề bản chất

hạch toán sau đó trình bày hệ thống phương pháp kế toán sử dụng để theo dõi,

phản ánh nghiệp vụ kinh tế và cuối cùng là nội dung tổ chức công tác kế toán.

Sinh viên có thể tìm hiểu nguyên lý kế toán thông qua các nội dung tổng hợp lý

thuyết, các bài tập mẫu với những dẫn giải cụ thể.

Bài giảng Nguyên lý kế toán trang 1

Trang 1

Bài giảng Nguyên lý kế toán trang 2

Trang 2

Bài giảng Nguyên lý kế toán trang 3

Trang 3

Bài giảng Nguyên lý kế toán trang 4

Trang 4

Bài giảng Nguyên lý kế toán trang 5

Trang 5

Bài giảng Nguyên lý kế toán trang 6

Trang 6

Bài giảng Nguyên lý kế toán trang 7

Trang 7

Bài giảng Nguyên lý kế toán trang 8

Trang 8

Bài giảng Nguyên lý kế toán trang 9

Trang 9

Bài giảng Nguyên lý kế toán trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 165 trang minhkhanh 7660
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Nguyên lý kế toán", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Nguyên lý kế toán

Bài giảng Nguyên lý kế toán
 THS. ĐOÀN THị HÂN, THS. TRầN THị MƠ 
NGUY£N Lý KÕ TO¸N 
 TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP - 2017 
 THS. ĐOÀN THỊ HÂN, THS. TRẦN THỊ MƠ 
 BÀI GIẢNG 
NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN 
 TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP - 2017 
 1 
2 
 LỜI MỞ ĐẦU 
 Đào tạo ngành kế toán là một trong những ngành đào tạo chủ yếu của nhiều 
trường đại học, cao đẳng trong cả nước. Do vậy, hệ thống bài giảng cho các môn 
học của ngành cũng đa dạng phong phú, đặc biệt với môn học Nguyên lý kế toán 
là môn học nền tảng của ngành. Đây là môn học bắt buộc đối với mỗi sinh viên 
khối kinh tế. Đối với các sinh viên chuyên ngành kế toán thì môn học này là 
môn học cơ bản nhất, là môn đầu tiền giúp các bạn dễ dàng tiếp thu các kiến 
thức ở những môn kế toán chuyên ngành. Còn đối với những sinh viên không 
phải chuyên ngành kế toán thì môn học này trang bị kiến thức cơ bản về kế toán 
để người học có thể biết cách tiếp cận với các thông tin kế toán. Hiện nay, trên 
thị trường có nhiều bài giảng, học liệu khác nhau. Với mong muốn xây dựng hệ 
thống bài giảng dành riêng cho giảng viên và sinh viên của Đại học Lâm nghiệp, 
nhóm tác giả đã thực hiện biên soạn bài giảng “Nguyên lý kế toán”. 
 Bài giảng được thực hiện biên soạn trên nội dung mới nhất những quy định, 
chuẩn mực, quy tắc điều chỉnh trong lĩnh vực kế toán và dựa trên những kinh 
nghiệm thực tế giảng dạy của nhóm tác giả. Với mong muốn cung cấp những 
kiến thức cơ bản về nghề kế toán, bài giảng đã hệ thống những vấn đề bản chất 
hạch toán sau đó trình bày hệ thống phương pháp kế toán sử dụng để theo dõi, 
phản ánh nghiệp vụ kinh tế và cuối cùng là nội dung tổ chức công tác kế toán. 
Sinh viên có thể tìm hiểu nguyên lý kế toán thông qua các nội dung tổng hợp lý 
thuyết, các bài tập mẫu với những dẫn giải cụ thể. 
 Tham gia biên soạn, đồng chủ biên bài giảng “Nguyên lý kế toán” là hai 
giảng viên thuộc bộ môn Tài chính kế toán, khoa Kinh tế và Quản trị kinh 
doanh, trường Đại học Lâm nghiệp, sau đây: 
 1. ThS. Đoàn Thị Hân - Biên soạn chương 1, 2, 3, 4, 5; 
 2. ThS. Trần Thị Mơ - Biên soạn chương 6, 7, 8, 9, 10. 
 Tuy nhóm tác giả đã rất nỗ lực và cố gắng hoàn thiện, nhưng nội dug biên 
soạn vẫn không tránh khỏi một số sai sót. Để bài giảng thực sự trở thành tài liệu 
hữu ích phục vụ cho hoạt động giảng dạy và học tập, nhóm tác giả mong muốn 
nhận được những góp ý với tinh thần xây dựng từ phía các cán bộ giảng viên và 
sinh viên 
 Xin chân thành cảm ơn! 
 Các tác giả 
 3 
4 
 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 
Thứ tự Ký hiệu Viết đầy đủ 
 1 BH&CCDV Bán hàng và cung cấp dịch vụ 
 2 CP Chi phí 
 3 CPNCTT Chi phí nhân công trực tiếp 
 4 CPNVLTT Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 
 5 CPSX Chi phí sản xuất 
 6 CPSXC Chi phí sản xuất chung 
 7 CSH Chủ sở hữu 
 8 DN Doanh nghiệp 
 9 DT Doanh thu 
 10 GTGT Giá trị gia tăng 
 11 NVL Nguyên vật liệu 
 12 SDCK Số dư cuối kì 
 13 SDĐK Số dư đầu kì 
 14 SPS Số phát sinh 
 15 SXKD Sản xuất kinh doanh 
 16 TK Tài khoản 
 17 TS Tài sản 
 18 TSCĐ Tài sản cố định 
 19 VNĐ Việt Nam đồng 
 20 XDCB Xây dựng cơ bản 
 5 
6 
 Chương 1 
 BẢN CHẤT CỦA HẠCH TOÁN KẾ TOÁN 
1.1. Tính tất yếu khách quan của công tác hạch toán kế toán 
 Sản xuất ra của cải vật chất là cơ sở tồn tại và phát triển của xã hội loài 
người. Ngay từ thời xa xưa, với công cụ lao động hết sức thô sơ, con người cũng 
đã tiến hành hoạt động sản xuất bằng việc hái lượm hoa quả, săn bắn... để nuôi 
sống bản thân và cộng đồng. Hoạt động sản xuất là hoạt động tự giác, có ý thức 
và có mục đích của con người. Cho nên khi tiến hành hoạt động sản xuất, con 
người luôn quan tâm đến các hao phí bỏ ra và những kết quả đạt được. Chính sự 
quan tâm này đã đặt ra nhu cầu tất yếu phải thực hiện quản lý hoạt động sản 
xuất. Xã hội loài người càng phát triển thì mức độ quan tâm của con người đến 
hoạt động sản xuất càng tăng và do đó, yêu cầu quản lý hoạt động sản xuất cũng 
được nâng lên. Xã hội loài người hình thành và phát triển thì nhu cầu về lao 
động, sản xuất cũng phát triển dần theo. Lao động của con người là hoạt động có 
mục đích, được lặp lại và đi từ đơn giản đến phức tạp do đó tư duy quản lý cũng 
phát triển dần theo. 
 Để quản lý được các hoạt động phải thực hiện quan sát, đo lường, tính toán 
và ghi chép các hoạt động đó: 
 Quan sát là giai đoạn đầu tiên của việc phản ánh các quá trình và hiện 
tượng kinh tế phát sinh ở các tổ chức. 
 Đo lường là việc xác định các nguồn lực, tình hình sử dụng các nguồn lực 
đó theo những phương thức tổ chức sản xuất kinh doanh riêng biệt, và các kết 
quả tạo ra từ quá trình đó bằng những thước đo thích hợp. Các thước đo đó là: 
 - Thước đo hiện vật: m, kg, chiếc Dùng để đo thứ có hình thái cụ thể có 
thể nhìn thấy, cân đong, đo đếm được. Đơn vị đo lường tuỳ thuộc vào thuộc tính 
tự nhiên của đối tượng được quan sát, đo lường. Thước đo này phản ánh được 
khối lượng từng loại TS cụ thể nhưng không biểu hiện được chỉ tiêu tổng hợp; 
 - Thước đo thời gian lao động: ngày công, giờ công Là thước đo dùng 
thời gian làm đơn vị đo lường. Dùng để xác định mức hao phí lao động trong 
quá trình hoạt động SXKD. Thước đo này là căn cứ xác định năng suất lao động 
và tính thù lao cho người lao động nhưng chỉ dùng trong việc quản lý lao động; 
 7 
 - Thước đo giá trị: Là thước đo dùng tiền làm đơn vị phản ánh đối tượng 
cần đo. Đơn vị đo giá trị có nhiều đơn vị khác nhau, mỗi một quốc gia lại có một 
đơn vị riêng của mình. Thước đo này có tính tổng hợp cao, do đó tính được các 
chỉ tiêu tổng hợp. Nhưng vì tất cả đều quy đổi ra giá trị nên khó quản lý được về 
mặt hiện vật. 
 Tính toán: Sử dụng các phép tính, các phương pháp tổng hợp, phân tích để 
xác định các chỉ tiêu cần thiết. 
 Ghi chép: Là quá trình hệ thống hoá tình hình và kết quả các hoạt động 
kinh tế trong từng thời kỳ, từng địa điểm phát sinh, làm cơ sở để cung cấp thông 
tin có liên quan cho người quản lý. 
 Trải qua lịch sử phát triển của nền sản xuất xã hội, kế toán có những đổi 
mới về phương thức quan sát, đo lường, ghi ch ... 
 911 Xác định kết quả kinh doanh 
 160 
 MỤC LỤC 
Chương 1. BẢN CHẤT CỦA HẠCH TOÁN KẾ TOÁN .................................... 7 
1.1. Tính tất yếu khách quan của công tác Hạch toán kế toán .............................. 7 
1.2. Các loại hạch toán trong quản lý kinh tế ...................................................... 10 
1.2.1. Hạch toán nghiệp vụ kỹ thuật ............................................................................... 10 
1.2.2. Hạch toán thống kê .................................................................................................. 10 
1.2.3. Hạch toán kế toán .................................................................................................... 11 
1.3. Hạch toán kế toán trong hoạt động quản lý ................................................. 11 
1.3.1. Vai trò, vị trí của thông tin kế toán trong hoạt động quản lý ....................... 11 
1.3.2. Yêu cầu và nhiệm vụ của hạch toán kế toán ..................................................... 12 
1.4. Các nguyên tắc cơ bản của Hạch toán kế toán ............................................. 14 
1.4.1. Cơ sở dồn tích ........................................................................................................... 14 
1.4.2. Nguyên tắc hoạt động liên tục .............................................................................. 15 
1.4.3. Giá gốc (giá phí) ...................................................................................................... 15 
1.4.4. Nguyên tắc phù hợp ................................................................................................. 15 
1.4.5. Nguyên tắc nhất quán ............................................................................................. 16 
1.4.6. Nguyên tắc thận trọng ............................................................................................. 16 
1.4.7. Nguyên tắc trọng yếu .............................................................................................. 17 
CÂU HỎI ÔN TẬP ............................................................................................. 17 
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN ..... 18 
2.1. Đối tượng nghiên cứu của Hạch toán kế toán .............................................. 18 
2.1.1. Khái quát chung về đối tượng của Hạch toán kế toán ................................... 18 
2.1.2. Tài sản và nguồn vốn .............................................................................................. 18 
2.1.3. Tuần hoàn của vốn ................................................................................................... 22 
2.2. Tổng quát về hệ thống phương pháp của Hạch toán kế toán ....................... 24 
CÂU HỎI ÔN TẬP ............................................................................................. 25 
Chương 3. PHƯƠNG PHÁP CHỨNG TỪ ......................................................... 26 
3.1. Khái quát chung về phương pháp chứng từ ................................................. 26 
3.1.1. Khái niệm và các yếu tố cấu thành phương pháp chứng từ .......................... 26 
3.1.2. Vị trí và tác dụng của phương pháp chứng từ .................................................. 26 
3.2. Hệ thống bản chứng từ ................................................................................. 27 
3.2.1. Bản chứng từ ............................................................................................................. 27 
 161 
3.2.2. Phân loại chứng từ .................................................................................................. 30 
3.3. Luân chuyển chứng từ .................................................................................. 32 
3.3.1. Luân chuyển chứng từ và ý nghĩa của luân chuyển chứng từ ...................... 32 
3.3.2. Kế hoạch luân chuyển chứng từ ........................................................................... 35 
3.3.3. Nội quy chứng từ...................................................................................................... 37 
CÂU HỎI ÔN TẬP ............................................................................................. 38 
Chương 4. PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ ............................................................ 39 
4.1. Khái niệm và sự cần thiết của phương pháp tính giá ................................... 39 
4.1.1. Khái niệm phương pháp tính giá ......................................................................... 39 
4.1.2. Sự cần thiết của phương pháp tính giá .............................................................. 39 
4.2. Yêu cầu và nguyên tắc của phương pháp tính giá ........................................ 40 
4.2.1. Yêu cầu của phương pháp tính giá ...................................................................... 40 
4.2.2. Nguyên tắc của phương pháp tính giá ............................................................... 41 
4.3. Nội dung và trình tự tính giá tài sản mua vào .............................................. 43 
4.4. Nội dung và trình tự tính giá sản phẩm dịch vụ sản xuất ............................. 47 
4.4.1. Nội dung tính giá sản phẩm, dịch vụ sản xuất ................................................. 47 
4.4.2. Trình tự tính giá sản phẩm, dịch vụ sản xuất ................................................... 47 
4.5. Nội dung và trình tự tính giá sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ và giá vật 
tư xuất dùng cho sản xuất - kinh doanh .............................................................. 48 
4.5.1. Nội dung và trình tự tính giá sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ và giá 
vật tư xuất dùng cho sản xuất kinh doanh .................................................................... 48 
4.5.2. Trình tự tính giá sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ và giá vật tư xuất 
dùng cho sản xuất kinh doanh ......................................................................................... 48 
CÂU HỎI ÔN TẬP ............................................................................................. 51 
Chương 5. PHƯƠNG PHÁP ĐỐI ỨNG TÀI KHOẢN ...................................... 52 
5.1. Khái quát về phương pháp đối ứng tài khoản .............................................. 52 
5.1.1. Khái niệm và các yếu tố cấu thành ..................................................................... 52 
5.1.2. Vị trí, tác dụng của phương pháp đối ứng tài khoản ...................................... 52 
5.2. Tài khoản kế toán ......................................................................................... 53 
5.2.1. Khái niệm và đặc trưng cơ bản về nội dung, kết cấu tài khoản................... 53 
5.2.2. Nguyên lý kết cấu tài khoản cơ bản .................................................................... 53 
5.3. Quan hệ đối ứng và phương pháp ghi số kép ............................................... 54 
5.3.1. Các quan hệ đối ứng tài khoản ............................................................................ 54 
 162 
5.3.2. Phương pháp ghi số kép.53 
5.4. Tài khoản tổng hợp và tài khoản phân tích .................................................. 58 
5.4.1. Khái niệm ................................................................................................................... 58 
5.4.2. Phân biệt tài khoản tổng hợp và tài khoản phân tích ..................................... 59 
CÂU HỎI ÔN TẬP ............................................................................................. 60 
Chương 6. HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN ............................................. 61 
6.1. Sự cần thiết phải hình thành hệ thống tài khoản kế toán ............................. 61 
6.1.1. Sự cần thiết phải hình thành.................................................................................. 61 
6.1.2. Đặc trưng của hệ thống tài khoản kế toán ......................................................... 63 
6.2. Phân loại tài khoản kế toán .......................................................................... 64 
6.2.1. Phân loại tài khoản theo nội dung kinh tế ......................................................... 64 
6.2.2. Phân loại tài khoản theo công dụng và kết cấu ................................................ 67 
6.2.3. Phân loại tài khoản theo quan hệ với các báo cáo tài chính ........................ 74 
6.3. Hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp thống nhất hiện hành ................. 74 
6.3.1. Tổng quan về hệ thống tài khoản kế toán thống nhất ..................................... 74 
6.3.2. Đánh số hiệu và tên gọi các tài khoản ................................................................ 75 
6.3.3. Mô hình sắp xếp các tài khoản kế toán .............................................................. 76 
CÂU HỎI ÔN TẬP ............................................................................................. 76 
Chương 7. PHƯƠNG PHÁP TỔNG HỢP VÀ CÂN ĐỐI KẾ TOÁN .............. 77 
7.1. Khái niệm và ý nghĩa của phương pháp tổng hợp và cân đối kế toán ......... 77 
7.1.1. Khái niệm và cơ sở hình thành phương pháp ................................................... 77 
7.1.2. Ý nghĩa tác dụng của phương pháp..75 
7.2. Hệ thống bảng tổng hợp - cân đối kế toán ................................................... 79 
7.2.1. Bảng cân đối kế toán ............................................................................................... 79 
7.2.2. Bảng cân đối thu chi và kết quả ........................................................................... 91 
7.2.3. Bảng cân đối thu chi tiền tệ ................................................................................... 92 
CÂU HỎI ÔN TẬP ............................................................................................. 93 
Chương 8. HẠCH TOÁN CÁC QUÁ TRÌNH KINH DOANH CHỦ YẾU ...... 94 
8.1. Khái quát về quá trình kinh doanh và nhiệm vụ của hạch toán ................... 94 
8.1.1. Khái quát về quá trình kinh doanh ...................................................................... 94 
8.1.2. Nhiệm vụ của hạch toán quá trình kinh doanh ................................................. 95 
8.2. Hạch toán quá trình cung cấp ....................................................................... 95 
8.2.1. Ý nghĩa và nhiệm vụ hạch toán ............................................................................. 95 
 163 
8.2.2. Phương pháp hạch toán quá trình cung cấp trong các doanh nghiệp..92 
8.3. Hạch toán quá trình sản xuất ...................................................................... 101 
8.3.1. Ý nghĩa và nhiệm vụ hạch toán .......................................................................... 101 
8.3.2. Phương pháp hạch toán quá trình sản xuất .................................................... 101 
8.4. Hạch toán quá trình tiêu thụ ....................................................................... 107 
8.4.1. Ý nghĩa và nhiệm vụ hạch toán .......................................................................... 107 
8.4.2. Tài khoản sử dụng ................................................................................................. 108 
CÂU HỎI ÔN TẬP ........................................................................................... 115 
Chương 9. SỔ KẾ TOÁN VÀ HÌNH THỨC SỔ KẾ TOÁN ........................... 116 
9.1. Sổ kế toán ................................................................................................... 116 
9.1.1. Khái niệm và tác dụng của sổ kế toán .............................................................. 116 
9.1.2. Các loại sổ kế toán, nguyên lý kết cấu và nội dung phản ánh ................... 116 
9.1.3. Chu trình kế toán trên sổ kế toán ...................................................................... 118 
9.2. Các hình thức sổ kế toán cơ bản ................................................................. 121 
9.2.1. Khái niệm hình thức sổ kế toán .......................................................................... 121 
9.2.2. Hình thức kế toán Nhật ký chung ...................................................................... 122 
9.2.3. Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ ................................................................... 123 
9.2.4. Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ cái .......................................................... 128 
9.2.5. Hình thức kế toán Nhật ký chứng từ ................................................................. 127 
9.2.6. Hình thức kế toán trên máy vi tính .................................................................... 128 
CÂU HỎI ÔN TẬP ........................................................................................... 130 
Chương 10. BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ MÔ HÌNH TỔ CHỨC KẾ TOÁN ...... 131 
10.1. Bộ máy kế toán ......................................................................................... 131 
10.1.1. Đơn vị kế toán ...................................................................................................... 131 
10.1.2. Khối lượng công tác kế toán và các phần hành kế toán ............................ 131 
10.1.3. Bộ máy kế toán ..................................................................................................... 132 
10.1.4. Kế toán trưởng ..................................................................................................... 132 
10.2. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán .............................................................. 134 
10.2.1. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tập trung ................................................... 135 
10.2.2. Mô hình kế toán phân tán .................................................................................. 136 
10.2.3. Mô hình kế toán hỗn hợp ................................................................................... 138 
CÂU HỎI ÔN TẬP ........................................................................................... 140 
 164 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_nguyen_ly_ke_toan.pdf