Bài giảng môn Thức ăn trong nuôi trồng thủy sản

Trong nuôi trồng thủy sản (NTTS), thức ăn đóng vai trò quan trọng vì

chiếm tỷ lệ cao trong chi phí (60-80% tổng chi phí). Tiết kiệm chi phí thức ăn

làm tăng đáng kể lợi nhuận trong nuôi trồng thủy sản.

Thức ăn là vật chất chứa chất dinh dưỡng mà động vật có thể ăn, tiêu hóa

và hấp thu để duy trì sự sống và tích lũy trong các mô cơ thể.

Trong tự nhiên, một loại vật chất có thể là thức ăn của loài cá này, giai

đoạn phát triển cơ thể này nhưng chưa hẳn đã là thức ăn của loài cá khác, giai

đoạn phát triển cơ thể khác. Sự khác biệt đó hoặc là do đặc điểm dinh dưỡng

khác nhau theo loài, mà nguyên nhân chính là khả năng thu nhận và tiêu hóa các

loại thức ăn khác nhau theo loài hoặc do sự khác biệt về mức độ hoàn thiện bộ

máy tiêu hóa theo giai đoạn phát triển cơ thể. Đó cũng thể hiện đặc tính loài.

Thức ăn của động vật thủy sản bao gồm: thức ăn tự nhiên (live food, natural

food), thức ăn nhân tạo (man-made food) còn được gọi là thức ăn công nghiệp

(commercial food) hay thức ăn viên (pellet food), thức ăn tươi sống (fresh food)

và thức ăn tự chế (home-made food).

Bài giảng môn Thức ăn trong nuôi trồng thủy sản trang 1

Trang 1

Bài giảng môn Thức ăn trong nuôi trồng thủy sản trang 2

Trang 2

Bài giảng môn Thức ăn trong nuôi trồng thủy sản trang 3

Trang 3

Bài giảng môn Thức ăn trong nuôi trồng thủy sản trang 4

Trang 4

Bài giảng môn Thức ăn trong nuôi trồng thủy sản trang 5

Trang 5

Bài giảng môn Thức ăn trong nuôi trồng thủy sản trang 6

Trang 6

Bài giảng môn Thức ăn trong nuôi trồng thủy sản trang 7

Trang 7

Bài giảng môn Thức ăn trong nuôi trồng thủy sản trang 8

Trang 8

Bài giảng môn Thức ăn trong nuôi trồng thủy sản trang 9

Trang 9

Bài giảng môn Thức ăn trong nuôi trồng thủy sản trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 100 trang minhkhanh 9301
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn Thức ăn trong nuôi trồng thủy sản", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng môn Thức ăn trong nuôi trồng thủy sản

Bài giảng môn Thức ăn trong nuôi trồng thủy sản
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 
TRƯỜNG CAO ĐẲNG THỦY SẢN 
-----o0o----- 
BÀI GIẢNG 
 Môn học: Thức ăn trong nuôi trồng thủy sản 
 Ngành: Nuôi trồng thủy sản 
 Trình độ: Cao đẳng 
Năm 2016 
 2
BÀI MỞ ĐẦU 
NHỮNG HIỂU BIẾT CHUNG VỀ DINH DƯỠNG THỦY SẢN 
I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM 
1.1. Thức ăn 
 Trong nuôi trồng thủy sản (NTTS), thức ăn đóng vai trò quan trọng vì 
chiếm tỷ lệ cao trong chi phí (60-80% tổng chi phí). Tiết kiệm chi phí thức ăn 
làm tăng đáng kể lợi nhuận trong nuôi trồng thủy sản. 
 Thức ăn là vật chất chứa chất dinh dưỡng mà động vật có thể ăn, tiêu hóa 
và hấp thu để duy trì sự sống và tích lũy trong các mô cơ thể. 
 Trong tự nhiên, một loại vật chất có thể là thức ăn của loài cá này, giai 
đoạn phát triển cơ thể này nhưng chưa hẳn đã là thức ăn của loài cá khác, giai 
đoạn phát triển cơ thể khác. Sự khác biệt đó hoặc là do đặc điểm dinh dưỡng 
khác nhau theo loài, mà nguyên nhân chính là khả năng thu nhận và tiêu hóa các 
loại thức ăn khác nhau theo loài hoặc do sự khác biệt về mức độ hoàn thiện bộ 
máy tiêu hóa theo giai đoạn phát triển cơ thể. Đó cũng thể hiện đặc tính loài. 
Thức ăn của động vật thủy sản bao gồm: thức ăn tự nhiên (live food, natural 
food), thức ăn nhân tạo (man-made food) còn được gọi là thức ăn công nghiệp 
(commercial food) hay thức ăn viên (pellet food), thức ăn tươi sống (fresh food) 
và thức ăn tự chế (home-made food). 
1.2. Dinh dưỡng 
 Dinh dưỡng là các quá trình hoạt động sinh lý và hoá học để chuyển hóa 
những chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất dinh dưỡng cho cơ 
thể sử dụng. Có 4 quá trình trong quá trình dinh dưỡng: thu nhận thức ăn, tiêu 
hoá hấp thu thức ăn, chuyển hoá và bài tiết các chất dinh dưỡng khỏi cơ thể. 
Môn học nghiên cứu các quá trình trên gọi là dinh dưỡng học. 
 Chất dinh dưỡng là các nguyên tố hay hợp chất hóa học có trong khẩu phần 
làm thỏa mãn sự sinh sản, sinh trưởng hay duy trì quá trình sống bình thường. 
 Năng lượng mà tất cả động vật đều cần được lấy từ mỡ, carbohydrate và từ 
các sản phẩm khử amin của các amino acid. Động vật cần hơn 40 chất dinh 
dưỡng khác nhau và được lấy từ khẩu phần thức ăn và có những chất bản thân 
cơ thể không tổng hợp được gọi là ”chất dinh dưỡng thiết yếu” và một số chất 
bản thân có thể tổng hợp được gọi là “chất dinh dưỡng không thiết yếu”. Nhóm 
chất dinh dưỡng thiết yếu bao gồm: các amino acid thiết yếu, các axit béo thiết 
yếu và các khoáng thiết yếu. 
1.3. Lịch sử phát triển dinh dưỡng học động vật thủy sản 
 Dinh dưỡng học thuỷ sản chỉ mới phát triển gần đây. Những nghiên cứu 
đầu tiên về dinh dưỡng thủy sản được thực hiện tại Corland (Ohio, Mỹ) vào 
những năm 40 và phát triển nhanh sau những năm 60 của thế kỷ XX. Thức ăn 
nhân tạo cho động vật thuỷ sản bắt đầu áp dụng từ thập niên 50 và cuối thập 
niên của thế kỷ trước, thức ăn viên được dùng phổ biến tại Mỹ và Châu Âu. 
 3
 Động vật thuỷ sản chủ yếu bao gồm các loài cá có xương (finfish), giáp xác 
(crustacean) và nhuyễn thể (mollusca). Chúng có những đặc điểm dinh dưỡng 
khác với các động vật trên cạn. Số lượng các loài cá rất phong phú, nhưng hiện 
chỉ có khoảng 20 loài được nghiên cứu về dinh dưỡng và đại bộ phận tập trung 
vào những loài cá ôn đới. 
II. ĐẶC ĐIỂM DINH DƯỠNG CỦA ĐỘNG VẬT THỦY SẢN 
 Động vật thủy sản) có cấu trúc ống tiêu hoá và chức năng tiêu hoá rất khác 
nhau và đa số động vật thuỷ sản đều trải qua giai đoạn ấu trùng. Ở giai đoạn này 
nhu cầu dinh dưỡng của chúng biến đổi rất lớn, do vậy nghiên cứu về dinh 
dưỡng của động vật thủy sản khó hơn so với động vật trên cạn. 
 Động vật thủy sản là loài biến nhiệt (poikilotherms) nên có nhu cầu năng 
lượng thấp hơn động vật máu nóng. Tuy nhiên, động vật thủy sản lại nhạy cảm 
với stress của môi trường, đặc biệt là nhiệt độ nước. Do vậy, nhu cầu dinh 
dưỡng thường được xác định ở khoảng nhiệt độ nước thích hợp nhất định, gọi là 
nhiệt độ môi trường tiêu chuẩn (SET: Standard Environmental Temperatures). 
Ví dụ: theo NRC thì SET của một số loại cá như sau: 
Cá hồi (chinook salmon): 59º F (15oC) 
Cá hồi vân (rainbow trout): 50oF (10oC) 
Cá da trơn Mỹ (channel catfish): 86oF (30oC) 
Nhu cầu năng lượng của động vật thuỷ sản thấp hơn động vật trên cạn. 
Nhu cầu vitamin cao hơn, đặc biệt vitamin C, do cá không tự tổng hợp 
được trong cơ thể, vì vậy nhu cầu vitamin phụ thuộc nhiều vào thức ăn. 
 Nhu cầu chất khoáng thấp hơn động vật trên cạn. 
Hầu hết các loài cá có nhu cầu về axit béo nhóm Ω-3 (hay n-3) và các nhóm 
động vật thuỷ sản khác nhau thì có nhu cầu axit béo này khác nhau. 
Hiệu suất sử dụng (HSSD) thức ăn của cá cao hơn động vật trên cạn. HSSD thức 
ăn của cá trong khoảng 1,2 - 1,7/1, trong khi đó HSSD thức ăn của lợn là 3/1 và 
của gà là 2/1). 
 Về phương thức lấy thức ăn của cá: có nhiều phương thức như bắt mồi (cá 
hồi), gặm (cá đối), lọc (cá mè), ký sinh (cá mút đá). Do đó, thức ăn phải được 
chế biến và cho ăn phù hợp với phương thức sử dụng thức ăn của cá. 
Câu hỏi: 
1. Dinh dưỡng và thức ăn là gì ? 
2. Đặc điểm dinh dưỡng cơ bản của động vật thủy sản ? 
 4
CHƯƠNG 1. THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CỦA THỨC ĂN 
I. KHÁI NIỆM CHUNG 
Động vật trong quá trình sống có nhu cầu thức ăn để duy trì các chức năng 
bình thường của các hoạt động sống. Thức ăn cho động vật nuôi bao gồm chủ 
yếu là thực vật và các sản phẩm từ thực vật. 
 Vật chất khô trong cơ thể động vật được hình thành từ ba nhóm vật chất 
hữu cơ chủ yếu là protein; lipid và carbohydrate, ngoài ra còn có các chất vô cơ 
khác như vitamin, acid nucleic và các thành phần khác. 
 Trong cơ thể động vật, protein có vai trò hình thành nên các mô của động 
vật, còn lipid có vai trò là nguồn năng lượng dự trữ. Thành phần protein trong 
vật chất khô của cơ thể động vật thường cao hơn ở thực vật, ngoại trừ một số hạt 
có dầu hoặc các hạt trong nhóm cây họ đậu. 
 Sự tổng hợp protein trong cơ thể động vật để hình thành nên các tổ chức 
mô của cơ thể như: cơ (thịt); các tổ chức cơ quan bên trong cơ thể; các thể dịch 
ho ...  cám: bột ngô là 2/1 
 93
CHƯƠNG IX. QUẢN LÝ CHẾ ĐỘ CHO ĂN 
 Quá trình quản lý hệ thống nuôi trồng thủy sản được tiến hành thông qua 
quản lý kế hoạch sản xuất, điều kiện môi trường, kinh tế xã hội. Nếu mục đích 
quá trình sản xuất là tạo ra các sản phẩm có giá trị kinh tế thấp thì tập trung vào 
việc sử dụng nguồn thức ăn tự nhiên có sẵn trong các ao nuôi. Tuy nhiên, nếu 
mục đích của hoạt động nuôi trồng thuỷ sản là sản xuất các sản phẩm có giá trị 
kinh tế cao thì việc sử dụng thức ăn công nghiệp chất lượng cao là rất cần thiết. 
 Những ngươi nuôi cá phải ý thức được rằng, cả hai vấn đề thức ăn và quản 
lý chế độ cho ăn là rất cần thiết để mang lại hiệu quả nuôi. Việc quản lý chế độ 
cho ăn không tốt sẽ mang lại bệnh tật, tốc độ tăng trưởng thấp, nguy cơ suy thoái 
môi trường và kết quả thu hoạch thấp. Cùng với mức độ thâm canh, khi mật độ 
nuôi tăng lên thì khối lượng các vật chất thải cũng sẽ tăng. Khẩu phần thức ăn 
phải được điều chỉnh để giảm bớt lượng thức ăn thừa và các vẩt chất thải từ quá 
trình trao đổi chất. Đối với những ao nuôi bền vững, đây là vấn đề rất quan trọng 
để phòng tránh ô nhiễm trong ao và khu vực ven bờ. 
I. CHẾ ĐỘ CHO ĂN 
 Chế độ cho ăn đối với những loài khác nhau phụ thuộc vào mật độ thả và 
khả năng cung cấp thức ăn. 
 Có 4 chế độ cho ăn có thể được áp dụng tùy thuộc vào nguồn thức ăn tự 
nhiên có sẵn trong ao. 
 - Ao nuôi không bón phân cũng không sử dụng thức ăn cho ăn. Cá, giáp 
xác hoàn toàn sống bằng nguồn thức ăn tự nhiên có trong ao như các động vật 
nhỏ, thực vật thuỷ sinh và vi khuẩn. Hình thức này áp dụng đối với các hệ thống 
nuôi quảng canh. 
 - Ao nuôi có bón phân. 
 Các loại phân vô cơ và hữu cơ được sử dụng để phát triển nguồn thức ăn tự 
nhiên có sẵn trong ao. Nguồn thức ăn này có thể đáp ứng được nhu cầu dinh 
dưỡng của các đối tượng nuôi. Hình thức này có thể áp dụng đối với các hệ 
thống nuôi quảng canh và bán thâm canh. 
 - Ao nuôi có bổ sung thêm thức ăn. 
 Nhu cầu dinh dưỡng của đối tượng nuôi được đáp ứng bằng sự phối hợp 
giữa thức ăn tự nhiên và thức ăn nhân tạo. Thức ăn nhân tạo được bổ sung khi 
mà thức ăn tự nhiên không thể duy trì được mức sinh trưởng tối ưu. Hình thức 
này được áp dụng cho các hệ thống nuôi bán thâm canh. 
 - Ao nuôi hoàn toàn sử dụng thức ăn nhân tạo. 
 Trong các ao nuôi bằng hình thức này, toàn bộ nhu cầu dinh dưỡng của đối 
tượng nuôi được cung cấp qua còn đường thức ăn. Thức ăn chất lượng cao là rất 
cần thiết đối với hệ thống nuôi thâm canh, trong đó thức ăn tự nhiên chỉ có vai 
trò bổ sung không đáng kể. 
 94
 Tuỳ thuộc vào tầm quan trọng của thức ăn tự nhiên và thức ăn nhân tạo mà 
lựa chọn một trong các chế độ cho ăn nói trên. Ở mật độ nuôi thấp, thức ăn tự 
nhiên đóng vai trò quan trọng hơn, nhưng ở mật độ nuôi cao thì thức ăn nhân tạo 
trở nên có vị trí quan trọng hơn. 
 Mối quan hệ mật độ nuôi với việc sử dụng thức ăn tự nhiên và thức ăn nhân 
tạo được biểu diễn bằng sơ đồ dưới đây. 
 Một trong những con đường có hiệu quả nhất để nuôi thuỷ sản là sử dụng 
thức ăn tự nhiên và bổ sung thêm thức ăn nhân tạo khi mà thức ăn tự nhiên 
không đáp ứng đủ yêu cầu. Thức ăn nhân tạo bổ sung bao gồm các thành phần 
dinh dưỡng mà nó tồn tại với số lượng rất hạn chế ở trong ao. Để tiết kiệm giá 
thành thức ăn nhân tạo, những nguyên liệu sẵn có ở địa phương, rẻ tiền, dễ kiếm 
có thể được sử dụng. Ví dụ, bột cám gạo, lúa mì, các phụ phẩm nông nghiệp, 
cám gà... có thể được sử dụng; hoặc để nuôi tôm, người ta có thể sử dụng các 
loại hạt đậu, hạt có dầu, bột củ mì (sắn). 
 Một điều cần lưu ý là khi nuôi thâm canh với mật độ cao, một số thành 
phần dinh dưỡng cần thiết như các vitamin và khoáng sẽ rất dễ xảy ra tình trạng 
thiếu hụt gây ảnh hưởng đến sinh trưởng, sức khỏe của đối tượng nuôi, vì vậy 
cần phải bổ sung chúng vào thức ăn. 
 Quản lý chế độ cho ăn trong nuôi trồng thuỷ sản chủ yếu áp dụng đối với 
việc sử dụng thức ăn nhân tạo. 
 Để xác định được chế độ cho ăn, cần phải xác định được các chỉ tiêu sau: 
 Xác định được khẩu phần thức ăn. 
 Xác định được số lần cho ăn trong một ngày và số lần cho ăn tối ưu trong 
ngày. 
 Xác định được lịch trình cho ăn dự kiến trong suốt quá trình nuôi. 
1.1. Khẩu phần thức ăn 
 Khẩu phần thức ăn là số lượng thức ăn cho ăn hằng ngày, khẩu phần thức 
ăn được xác định qua tỷ lệ cho ăn, sinh khối của động vật nuôi trong ao. 
 Trong nuôi trồng thuỷ sản, xác định khẩu phần thức ăn tối ưu là việc làm 
rất khó khăn, vì khả năng sử dụng thức ăn của động vật thuỷ sinh bị ảnh hưởng 
không những bởi các yếu tố nội tại như: trạng thái sinh lý, tình trạng sức khỏe 
mà còn phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố sinh thái như nhiệt độ nước, độ mặn, 
oxy hoà tan, pH,... Tuy nhiên, việc xác định được khẩu phần thức ăn tối ưu là rất 
cần thiết vì khẩu phần thức ăn tối ưu sẽ cho tốc độ tăng trưởng tốt nhất, hệ số 
Quảng canh 
Bán thâm canh 
Thâm canh Mật độ cá, giáp 
xáp thả nuôi 
Thức ăn 
tự nhiên 
Thức ăn 
nhân tạo 
 95
thức ăn thấp, như vậy vật chất thải sẽ ít nhất và nguy cơ suy thoái môi trường sẽ 
thấp nhất. Ở các giai đoạn giống nhỏ và giống lớn, động vật nói chung và động 
vật thuỷ sản nói riêng cần nhiều vật chất xây dựng (protein) và năng lượng trên 
một đơn vị khối lượng hơn là giai đoạn trưởng thành. Vì vậy, khi tính toán xác 
định khẩu phần thức ăn phải dựa trên giai đoạn phát triển, tuổi, kích thước của 
động vật nuôi. 
 Trong các yếu tố sinh thái, nhiệt độ nước là yếu tố quan trọng nhất, ảnh 
hưởng trực tiếp đến khả năng sử dụng thức ăn của tôm, cá. Trong phạm vi nhiệt 
độ thích hợp, khi nhiệt độ tăng lên, khẩu phần thức ăn sẽ tăng. 
 Khẩu phần thức ăn được tính toán dựa trên tỷ lệ cho ăn và sinh khối có 
trong ao. Tỷ lệ cho ăn không phải là một giá trị bất biến mà thay đổi theo tốc độ 
phát triển của động vật nuôi. Cùng với quá trình sinh trưởng, tỷ lệ cho ăn sẽ 
giảm, nhưng khẩu phần thức ăn (số lượng thức ăn cho ăn hàng ngày) sẽ tăng vì 
tổng sinh khối trong ao tăng lên. Tỷ lệ cho ăn được xác định dựa trên nhu cầu 
dinh dưỡng của đối tượng nuôi. 
 Sinh khối được xác định thông qua giá trị trung bình của mẫu tại thời điểm 
tính toán. Giá trị trung bình có thể xác định bằng phương pháp cân khối lượng 
từng cá thể, sau đó tính toán bằng phương pháp thống kê. Khẩu phần thức ăn có 
thể xác định bằng công thức sau: 
Khẩu phần thức ăn ngày = W.N.S.R 
Trong đó: W: là khối lượng trung bình của cá thể (đơn vị tính là gam). 
 N: là số lượng cá thể thả ban đầu (con). 
 S(%): là tỷ lệ sống ước tính. 
 R(%): là tỷ lệ cho ăn. 
Ví dụ: Trong 1 ha nuôi tôm, mật độ nuôi ban đầu là: 30con/m2 ; khối lượng 
cá thể sau 15 ngày nuôi trung bình đạt: 5g/con; tỷ lệ sống ước tính 90%; tỷ lệ 
cho ăn 8%. Hãy tính khẩu phần thức ăn ngày từ ngày thứ 16. 
Bài giải: 
Trước hết xác định số lượng cá thể thả ban đầu (N): 
N = 30con/m2 x 10.000m2 = 300.000 con. 
Tổng khối lượng thức ăn yêu cầu từ ngày thứ 16 là: 
Khối lượng thức ăn = 5g/con x 300.000 con x 90% x 8% = 108(kg). 
Như vậy khẩu phần thức ăn ngày là 108kg. 
 96
Bảng 37. Tỷ lệ cho ăn đối với cá da trơn ở kích thước cá thể và nhiệt độ 
nước khác nhau (Nguồn: Foltz, 1982) 
Kích thước 
(g) 
Tỷ lệ cho ăn (tính theo % khối lượng cá) ở nhiệt độ khác 
nhau (oC) 
15 18 21 24 27 30 
4,4 2,0 2,5 3,1 3,5 4,0 4,4 
10,5 1,7 2,2 2,7 3,1 3,5 3,9 
20,5 1,5 2,0 2,4 2,7 3,1 3,4 
35,4 1,4 1,8 2,1 2,5 2,8 3,1 
56,2 1,2 1,6 1,9 2,2 2,5 2,8 
83,9 1,1 1,4 1,7 2,0 2,3 2,5 
163,9 0,9 1,2 1,4 1,7 1,9 2,1 
283,2 0,8 1,0 1,2 1,4 1,5 1,7 
449,7 0,6 0,8 1,0 1,1 1,3 1,4 
553,1 0,6 0,7 0,9 1,0 1,1 1,3 
Bảng 38. Tỷ lệ cho ăn đối với cá rô phi (Nguồn: New, 1987) 
Kích thước cá (g) Tỷ lệ cho ăn 
<10 9 – 7 
10 - 40 8 – 6 
40 - 100 7 – 5 
>100 5 – 3 
Bảng 39. Tỷ lệ cho ăn đối với cá chép ở kích thước cá thể và nhiệt độ nước 
khác nhau 
Nhiệt độ 
nước 
(oC) 
Tỷ lệ cho ăn (tính theo % khối lượng cá) cá chép có khối 
lượng cá thể khác nhau (g) 
> 5 5-20 20-50 50-100 100-300 300-1000 
< 17 6 51 4 3 2 1,5 
17-20 7 6 5 4 3 2 
20-23 9 7 6 5 4 3 
23-26 12 10 8 6 5 4 
> 26 19 12 11 8 6 5 
 Đối với cá và tôm giai đoạn nhỏ hoặc rất nhỏ, thường tỷ lệ cho ăn tương 
đối cao và có thể đạt tới 50% thậm chí 100% tổng sinh khối nuôi. Tuy nhiên tỷ 
lệ cho ăn cao thường dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường. 
 97
 Việc tính toán khẩu phần thức ăn là rất cần thiết, tuy nhiên trong quá trình 
cho ăn cần phải tiến hành quan sát thực tế, xem mức sử dụng hết thức ăn mà 
điều chỉnh cho phù hợp. 
1.2. Số lần cho ăn hàng ngày 
 Số lần cho ăn hàng ngày có ảnh hưởng rất lớn đến hệ số chuyển hoá thức 
ăn, đến tốc độ tăng trưởng của vật nuôi, vì vậy một việc làm rất quan trọng trong 
chế độ cho ăn là xác định được số lần cho ăn trong một ngày. Số lần cho ăn 
trong ngày được xác định dựa trên nguồn nhân lực của trại, kích thước ao, khả 
năng quản lý và đặc tính ăn của đối tượng nuôi. 
 Piper và CTV (1982) đã đưa ra một số chỉ tiêu để xác định số lần cho ăn 
cần thiết như sau: 
- Đế đạt được tốc độ tăng trưởng và hệ số chuyển hoá thức ăn tối ưu, mỗi 
lần cho ăn, lượng thức ăn tối đa chỉ đạt 1% khối lượng cá. Vì vậy, nếu tỷ lệ cho 
ăn là 5% khối lượng cá thì số lần cho ăn trong một ngày là 5 lần. 
 - Tăng số lần cho ăn làm giảm khả năng bị đói, bị còi cọc, vì vậy sẽ tạo ra 
kích thước đồng đều. 
 - Thức ăn khô, số lần cho ăn trong ngày sẽ nhiều hơn so với thức ăn ướt. 
 - Ít nhất có 90% thức ăn phải được sử dụng trong khoảng 15 phút ngay sau 
khi cho ăn. 
 Để theo dõi tình hình sử dụng thức ăn, người nuôi trồng thủy sản cần lập 
các bảng ghi chép quá trình cho ăn. Trong bảng, cần có các thông tin cơ bản sau: 
- Số ao 
- Đối tượng nuôi. 
- Nguồn giống. 
- Mật độ nuôi. 
- Kích thước giống. 
- Loại và số lượng phân đã sử dụng để gây màu nước. 
- Ngày bón phân. 
- Loại thức ăn sử dụng. 
- Tỷ lệ cho ăn. 
- Số lần cho ăn trong một ngày. 
- Khối lượng cá thể trung bình của ngày kiểm tra gần nhất. 
- Tốc độ tăng trưởng. 
- Tỷ lệ sống dự kiến. 
- Tỷ lệ thay nước. 
- Độ mặn 
- Nhiệt độ nước 
- O-xy hoà tan 
- Khí hậu, thời tiết. 
 98
II. KỸ THUẬT CHO ĂN 
 Cho ăn là hoạt động quan trọng nhất mà những người nuôi phải tiến hành 
hàng ngày trong nuôi trồng thuỷ sản. 
 Tuỳ thuộc vào trình độ sản xuất, quy mô và trang thiết bị của cơ sở sản 
xuất mà hai phương pháp cho ăn sau đây được sử dụng: 
3.1. Cho ăn bằng tay 
Muốn nuôi cá có năng suất cao giá thành hạ người nuôi cá phải tìm cách 
giảm hệ số thức ăn. Một trong những biện pháp có hiệu quả góp phần giảm hệ 
số thức ăn là việc sử dụng hợp lý thức ăn hỗn hợp trong đó kỹ thuật cho cá ăn 
giữ vai trò rất quan trọng. 
Kỹ thuật cho ăn đúng được thế hiện ở những điểm sau đây: 
- Cá, tôm lớn nhanh 
- Cá, tôm ít bệnh 
 - Cá, tôm ăn hết thức ăn 
 - Nước ao không bị nhiễm bẩn, màu nước và mùi vị không có những biến 
đổi lớn. Để đảm bảo cho cá, tôm ăn đúng kỹ thuật, cần chú ý đảm bảo nguyên 
tắc 4 định: 
+ Định vị trí cho ăn: 
Nơi cho cá ăn phải thoáng mát không nóng hoặc nắng chói, xa đường đi lại 
và người làm việc đông đúc. 
+ Định về chất lượng thức ăn: 
Thức ăn sử dụng phải đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của ĐVTS và 
không bị mốc, ôi, thiu... 
+ Định thời gian và số lần cho ăn: 
+ Định lượng thức ăn hàng ngày 
Khẩu phần ăn hàng ngày rất quan trọng. Nếu cho cá ăn ít hơn mức nhu cầu 
thì lượng vật chất do cá đào thải ra sẽ nhiều hơn là cá hấp thu, cá sẽ gầy yếu. 
Nếu cho cá ăn đúng lượng yêu cầu thì cá vừa đảm bảo nhu cầu tăng trọng, vừa 
đảm bảo nhu cầu của vận động và bài tiết. 
Ngoài ra cần phải chú ý thời tiết khi cho cá ăn, nếu thời tiết oi bức, nhiệt độ 
trên 35oC hoặc khi trời lạnh nhiệt độ dưới 14oC thì không cho cá ăn. Nếu vẫn 
tiếp tục thả thức ăn xuống ở điều kiện thời tiết như trên, cá không ăn, vừa lãng 
phí, vừa làm môi trường bị nhiễm bẩn. 
3.2. Cho ăn bằng máy cho ăn 
 Ở các quốc gia phát triển, giá nhân công lao động rất cao, vì vậy để giảm 
giá thành sản xuất, người ta tiến hành cơ khí hoá và tự động hoá việc cho ăn. 
 Tự động hoá việc cho ăn có tác dụng làm tăng hệ số chuyển hoá thức ăn 
(FCR), giảm hệ số thức ăn, cho phép thực hiện việc cho ăn trong bất kỳ thời 
 99
gian nào trong ngày, có thể cho ăn ở bất kỳ thời tiết, khí hậu nào. Hình thức cho 
ăn tự động rất thích hợp đối với các hệ thống nuôi ngoài biển xa. 
 Cơ khí hoá và tự động hoá có vai trò quan trọng trong quá trình cơ giới hoá 
nghề nuôi trồng thuỷ sản. 
Câu hỏi: 
1. Vai trò của thức ăn nhân tạo trong NTTS? 
2. Nguyên tắc quản lý chế độ cho ăn? 
3. Phương pháp xác định khẩu phần ăn? Cho ví dụ minh họa? 
4. Kỹ thuật sử dụng thức ăn trong NTTS? 
5. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng thức ăn của ĐVTS? 
 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Tiếng Việt: 
1. Bùi Lai, Nguyễn Quốc Khang, Nguyễn Mộng Hùng, Lê Quang Long, Mai 
Đình Yên. Cơ sở sinh lý, sinh thái cá. NXB Nông nghiệp Hà Nội, 1985 
2. Vũ Duy Giảng. Bài giảng Dinh dưỡng và thức ăn thủy sản. Trường Đại học 
nông nghiệp Hà Nội, 2006. (Tài liệu lưu hành nội bộ) 
3. Lại Văn Hùng. Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn trong nuôi trồng thủy sản. 
NXBNN thành phố Hồ Chí Minh, 2004. 
4. Trần Thị Thanh Hiền. Giáo trình điện tử Dinh dưỡng và thức ăn thủy sản. Cần 
Thơ, 2004. 
Tiếng Anh: 
1. BalFour Hepher (1990). Nutrition of Pond Fishes 
2. Cho. C.Y; Cowey.Cb; and Wantabana.T (1983). Finfish Nutrition in Asia. 
Methodogical Approaches to Research and Development 
3. Jean Guillaume, Sadisivam Kaushik, Pierre Bergot and Robert Métailler. 
(1999) 
4. John E. Halver (1989). Fish Nutrition 
5. Louis R. D’ Abramo; Douglas E. Conklin; Dean M. Akiyama. Crustacean 
Nutrition. World aquaculture Society,1997. 
6. Maurice E. Stansby (1990). Fish Oils in Nutrition. Asian Institute of 
Technology Bankok – Thailand. 
7. Sena. S. De SIlva and Trevor A. Anderson. Fish Nutrition in Aquaculture 
8. Werner Steffens (1989). Principles of Fish Nutrition 
9. Aquaculture Nutrition and Feed Technology. 
10. Nutrient Requirements of Fish. National Research Council (1993) 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_mon_thuc_an_trong_nuoi_trong_thuy_san.pdf