Bài giảng Kiểm toán
Nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của sinh viên khoa Kinh tế và Quản trị
kinh doanh trường Đại học Lâm nghiệp, chúng tôi tiến hành biên soạn tập bài
giảng Kiểm toántheo chương trình đào tạo đã được phê duyệt năm 2017.
Môn học Kiểm toánlà môn học trong khung chương trình đào tạo của
ngành kế toán của trường Đại học Lâm nghiệp. Mục tiêu của môn học nhằm
trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về các khái niệm chung trong
kiểm toán, các phương pháp kiểm toán, quy trình kiểm toán, báo cáo kiểm
toán và chuẩn mực kiểm toán.
Bài giảng Kiểm toán được biên soạn nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới nội
dung chuẩn mực kiểm toán Việt Nam theo Thông tư 214/2012/TT-BTC ban
hành ngày 06 tháng 12 năm 2012 và mục tiêu đào tạo của trường Đại học
Lâm nghiệp.Bài giảng nhằm phục vụ công tác giảng dạy cho sinh viên chuyên
ngành kế toán và một số ngành khác thuộc các hệ đào tạo Đại học chính quy,
vừa làm vừa học và liên thông của trường Đại học Lâm nghiệp.
Bài giảng gồm có 7 chương là những khái niệm chung trong kiểm toán
và nội dung các công việc cơ bản của người làmkiểm toánnói chung và kiểm
toán báo cáo tài chính nói riêng. Cụ thể kết cấu bài giảng bao gồm các
chương sau:
- Chương 1: Những vấn đề chung về kiểm toán;
- Chương 2: Đối tượng và khách thể kiểm toán;
- Chương 3: Một số khái niệm cơ bản trong kiểm toán;
- Chương 4: Phương pháp kiểm toán và chọn mẫu kiểm toán;
- Chương 5: Quy trình kiểm toán và báo cáo kiểm toán;
- Chương 6: Tổ chức bộ máy kiểm toán;
- Chương 7: Chuẩn mực kiểm toán.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Kiểm toán
THS. TRẦN THỊ MƠ, THS. NGUYỄN THỊ THÙY DUNG BÀI GIẢNG KIỂM TOÁN TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP- 2018 1 2 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 7 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................ 9 Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KIỂM TOÁN ............................... 10 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của kiểm toán: .......................................... 11 1.1.1. Trên thế giới .............................................................................................. 11 1.1.2. Ở Việt Nam ................................................................................................ 11 1.2 Khái niệm kiểm toán .................................................................................... 12 1.2.1. Các quan điểm về kiểm toán ..................................................................... 12 1.2.2 Khái niệm kiểm toán ................................................................................... 14 1.3. Phân loại kiểm toán ...................................................................................... 15 1.3.1. Phân loại kiểm toán theo đối tượng cụ thể. .............................................. 15 1.3.2. Phân loại kiểm toán theo chủ thể kiểm toán. ............................................ 17 CÂU HỎI ÔN TẬP ............................................................................................. 22 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ KIỂM TOÁN .............................. 23 2.1. Khái quát chung về đối tượng và khách thể kiểm toán ................................ 23 2.2. Các yếu tố cấu thành đối tượng kiểm toán ................................................... 26 2.2.1 Thực trạng hoạt động tài chính .................................................................. 26 2.2.2 Đối tượng cụ thể của kiểm toán ................................................................. 27 CÂU HỎI ÔN TẬP ............................................................................................. 29 Chương 3. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN TRONG KIỂM TOÁN ............... 30 3.1. Hệ thống kiểm soát nội bộ ........................................................................... 30 3.1.1. Bản chất của hệ thống kiểm soát nội bộ ................................................... 30 3.1.2. Các yếu tố cơ bản cấu thành HTKSNB ..................................................... 31 3.2. Cơ sở dẫn liệu ............................................................................................... 37 3.2.1. Khái niệm cơ sở dẫn liệu ........................................................................... 37 3.2.2. Phân loại cơ sở dẫn liệu............................................................................ 38 3.3. Gian lận và sai sót ........................................................................................ 41 3.3.1. Sai sót ........................................................................................................ 41 3 3.3.2. Gian lận ..................................................................................................... 43 3.4. Trọng yếu và rủi ro trong kiểm toán ............................................................ 46 3.4.1. Trọng yếu trong nội dung kiểm toán ......................................................... 46 3.4.2. Rủi ro kiểm toán ........................................................................................ 52 3.4.3. Mối quan hệ giữa trọng yếu và rủi ro kiểm toán ...................................... 56 3.5. Bằng chứng kiểm toán .................................................................................. 57 3.5.1. Khái niệm................................................................................................... 57 3.5.2. Các yêu cầu đối với bằng chứng kiểm toán: ............................................. 57 3.5.3. Các phương pháp, kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán .................... 58 3.6. Tính hoạt động liên tục ................................................................................. 64 3.7. Hồ sơ kiểm toán ............................................................................................ 65 CÂU HỎI ÔN TẬP ............................................................................................. 66 Chương 4. PHƯƠNG PHÁP KIỂM TOÁN VÀ CHỌN MẪU KIỂM TOÁN .. 67 4.1. Phương pháp kiểm toán ................................................................................ 67 4.1.1. Phương pháp kiểm toán chứng từ ............................................................. 67 4.1.2. Phương pháp kiểm toán ngoài chứng từ ................................................... 70 4.2. Chọn mẫu kiểm toán ..................................................................................... 72 4.2.1. Các khái niệm cơ bản về chọn mẫu kiểm toán .......................................... 72 4.2.2. Các hình thức chọn mẫu ............................................................................ 74 4.2.3. Chọn mẫu thống kê .................................................................................... 74 CÂU HỎI ÔN TẬP ............................................................................................. 88 Chương 5. QUY TRÌNH KIỂM TOÁN VÀ BÁO CÁO KIỂM TOÁN ............ 89 5.1. Quy trình kiểm toán ...................................................................................... 89 5.1.1. Lập kế hoạch kiểm toán ............................................................................. 90 5.1.2. Thực hiện kiểm toán .................................................................................. 94 5.1.3. Kết thúc kiểm toán ..................................................................................... 95 5.2. Báo cáo kiểm toán ................................................... ... t Nam số 330 và Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 500. Các vấn đề liên quan đến các vụ kiện tụng và tranh chấp không được quy định và hướng dẫn trong Chuẩn mực này. + Chuẩn mực số 510- Kiểm toán năm đầu tiên - Số dư đầu kỳ: Chuẩn mực kiểm toán này quy định và hướng dẫn trách nhiệm của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán liên quan đến số dư đầu kỳ trong cuộc kiểm toán năm đầu tiên.Ngoài các số liệu trong báo cáo tài chính, số dư đầu kỳ cũng bao gồm những vấn đề cần phải thuyết minh đã tồn tại vào thời điểm đầu kỳ, như các khoản tài sản, nợ tiềm tàng và các cam kết. Khi báo cáo tài chính có thông tin so sánh, các quy định và hướng dẫn của Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 710 cũng được áp dụng. Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 300 quy định và hướng dẫn bổ sung về các hoạt động trước khi bắt đầu cuộc kiểm toán năm đầu tiên. + Chuẩn mực số 520- Thủ tục phân tích: Chuẩn mực kiểm toán này quy định và hướng dẫn trách nhiệm của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán trong việc sử dụng thủ tục phân tích như các thử nghiệm cơ bản.Chuẩn mực này cũng quy định và hướng dẫn trách nhiệm của kiểm toán viên trong việc thực hiện các thủ tục phân tích vào giai đoạn gần kết thúc cuộc kiểm toán để giúp kiểm toán viên hình thành kết luận tổng thể về báo cáo tài chính. + Chuẩn mực số 530- Lấy mẫu kiểm toán: Chuẩn mực kiểm toán này áp dụng khi kiểm toán viên quy định dùng phương pháp lấy mẫu kiểm toán khi thực hiện các thủ tục kiểm toán. Chuẩn mực kiểm toán này quy định và hướng dẫn trách nhiệm của kiểm toán viên 136 trong việc lấy mẫu theo phương pháp thống kê và phi thống kê khi thiết kế và lựa chọn mẫu kiểm toán, thực hiện thử nghiệm kiểm soát và kiểm tra chi tiết, và đánh giá các kết quả thu được từ kiểm tra mẫu. + Chuẩn mực số 540- Kiểm toán các ước tính kế toán (bao gồm ước tính kế toán về giá trị hợp lý và các thuyết minh liên quan): Chuẩn mực kiểm toán này quy định và hướng dẫn trách nhiệm của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán liên quan đến các ước tính kế toán, bao gồm ước tính kế toán về giá trị hợp lý và các thuyết minh liên quan trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chính. Cụ thể, Chuẩn mực này mở rộng cách áp dụng Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 315, số 330 và các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam khác liên quan đến các ước tính kế toán. Chuẩn mực này cũng quy định và hướng dẫn về các sai sót trong từng ước tính kế toán, và dấu hiệu về sự thiên lệch của Ban Giám đốc. + Chuẩn mực số 550- Các bên liên quan: Chuẩn mực kiểm toán này quy định và hướng dẫn trách nhiệm của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán liên quan đến các mối quan hệ và giao dịch với các bên liên quan trong một cuộc kiểm toán báo cáo tài chính. Chuẩn mực này hướng dẫn cụ thể hơn các Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 315, số 330 và số 240 liên quan đến rủi ro có sai sót trọng yếu gắn với các mối quan hệ và giao dịch với các bên liên quan. + Chuẩn mực số 560- Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán: Chuẩn mực kiểm toán này quy định và hướng dẫn trách nhiệm của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán liên quan đến các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chính. + Chuẩn mực số 570- Hoạt động liên tục: Chuẩn mực kiểm toán này quy định và hướng dẫn trách nhiệm của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán trong việc xét đoán giả định hoạt động liên tục mà Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán đã sử dụng để lập và trình bày báo cáo tài chính được kiểm toán. 137 + Chuẩn mực số 580- Giải trình bằng văn bản: Chuẩn mực kiểm toán này quy định và hướng dẫn trách nhiệm của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán trong việc thu thập giải trình bằng văn bản của Ban Giám đốc và Ban quản trị đơn vị được kiểm toán trong phạm vi phù hợp trong một cuộc kiểm toán báo cáo tài chính. + Chuẩn mực số 600- Lưu ý khi kiểm toán báo cáo tài chính tập đoàn (kể cả công việc của kiểm toán viên đơn vị thành viên): Chuẩn mực kiểm toán này quy định và hướng dẫn những vấn đề mà kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán cần lưu ý kiểm toán tập đoàn, đặc biệt là cuộc kiểm toán tập đoàn có sự tham gia của các kiểm toán viên đơn vị thành viên. + Chuẩn mực số 610- Sử dụng công việc của kiểm toán viên nội bộ: Chuẩn mực kiểm toán này quy định và hướng dẫn trách nhiệm của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán liên quan đến công việc của kiểm toán viên nội bộ khi kiểm toán viên xác định, theo quy định tại đoạn 23 của Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 315, là kiểm toán viên nội bộ có thể liên quan đến cuộc kiểm toán. Chuẩn mực này không áp dụng cho trường hợp kiểm toán viên nội bộ được huy động tham gia vào cuộc kiểm toán độc lập. + Chuẩn mực số 620- Sử dụng công việc của chuyên gia: Chuẩn mực kiểm toán này quy định và hướng dẫn trách nhiệm của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán đối với việc sử dụng công việc của chuyên gia là cá nhân hoặc tổ chức hoạt động trong lĩnh vực riêng biệt ngoài lĩnh vực kế toán, kiểm toán để thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp. + Chuẩn mực số 700 - Hình thành ý kiến kiểm toán và báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính: Chuẩn mực kiểm toán này quy định và hướng dẫn trách nhiệm của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán trong việc đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính. Chuẩn mực này cũng quy định hình thức và nội dung của báo 138 cáo kiểm toán được phát hành như là kết quả công việc kiểm toán báo cáo tài chính. + Chuẩn mực số 705 - Ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần: Chuẩn mực kiểm toán này quy định và hướng dẫn trách nhiệm của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán đối với việc phát hành báo cáo kiểm toán phù hợp với hoàn cảnh thực tế, theo quy định và hướng dẫn của Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 700 và trong trường hợp kiểm toán viên kết luận cần phải đưa ra ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần. + Chuẩn mực số 706- Đoạn “Vấn đề cần nhấn mạnh” và “Vấn đề khác” trong báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính: Chuẩn mực kiểm toán này quy định và hướng dẫn trách nhiệm của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán trong việc đưa ra các thông tin bổ sung trong báo cáo kiểm toán khi kiểm toán viên xét thấy cần phải: - Thu hút sự chú ý của người sử dụng đối với các vấn đề được trình bày hoặc thuyết minh trong báo cáo tài chính mà các vấn đề đó là đặc biệt quan trọng để người sử dụng hiểu được báo cáo tài chính, hoặc: - Thu hút sự chú ý của người sử dụng đối với các vấn đề khác, ngoài các vấn đề được trình bày hoặc thuyết minh trong báo cáo tài chính, mà các vấn đề khác đó là thích hợp để người sử dụng hiểu rõ hơn về cuộc kiểm toán, về trách nhiệm của kiểm toán viên hoặc về báo cáo kiểm toán. + Chuẩn mực số 710 - Thông tin so sánh - Dữ liệu tương ứng và báo cáo tài chính so sánh: Chuẩn mực kiểm toán này quy định và hướng dẫn trách nhiệm của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán liên quan tới các thông tin so sánh trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chính. Kiểm toán viên phải áp dụng các quy định và hướng dẫn của Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 510 liên quan đến số dư đầu kỳ kế toán khi báo cáo tài chính kỳ trước do kiểm toán viên tiền nhiệm kiểm toán hoặc chưa được kiểm toán. 139 + Chuẩn mực số 720 - Các thông tin khác trong tài liệu có báo cáo tài chính đã được kiểm toán: Chuẩn mực kiểm toán này quy định và hướng dẫn trách nhiệm của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán liên quan đến thông tin khác trong tài liệu có báo cáo tài chính đã được kiểm toán và báo cáo kiểm toán. Nếu không có yêu cầu cụ thể nào khác nêu trong hợp đồng kiểm toán thì kiểm toán viên không phải đưa ra ý kiến về các thông tin khác và kiểm toán viên cũng không có trách nhiệm phải xác định liệu các thông tin khác trong tài liệu có báo cáo tài chính đã kiểm toán đã được trình bày đúng hay chưa. Tuy nhiên, kiểm toán viên cần xem xét các thông tin khác này vì tính tin cậy của báo cáo tài chính đã được kiểm toán có thể bị suy giảm do có thể tồn tại những điểm không nhất quán trọng yếu giữa báo cáo tài chính đã được kiểm toán và các thông tin khác. + Chuẩn mực số 800 - Lưu ý khi kiểm toán báo cáo tài chính được lập theo khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính cho mục đích đặc biệt: Chuẩn mực kiểm toán số 800 quy định và hướng dẫn các vấn đề mà kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán cần lưu ý khi áp dụng các Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam cho cuộc kiểm toán báo cáo tài chính được lập theo khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính cho mục đích đặc biệt. Khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính cho mục đích đặc biệt là khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được xây dựng để đáp ứng nhu cầu về thông tin tài chính của những người sử dụng cụ thể.Ví dụ: Các quy định về báo cáo tài chính do cơ quan quản lý Nhà nước đặt ra để đáp ứng các yêu cầu riêng của cơ quan Nhà nước hoặc các quy định về lập và trình bày báo cáo tài chính theo các điều khoản của thỏa thuận trong các hiệp định tài trợ cho dự án... + Chuẩn mực số 805- Lưu ý khi kiểm toán báo cáo tài chính riêng lẻ và khi kiểm toán các yếu tố, tài khoản hoặc khoản mục cụ thể của báo cáo tài chính: 140 Chuẩn mực kiểm toán này quy định và hướng dẫn trách nhiệm của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán cần lưu ý khi áp dụng các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam nêu trên cho cuộc kiểm toán báo cáo tài chính riêng lẻ hoặc kiểm toán một yếu tố, tài khoản, khoản mục cụ thể của một báo cáo tài chính. Báo cáo tài chính riêng lẻ hoặc yếu tố, tài khoản, khoản mục cụ thể này có thể được lập theo khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính cho mục đích chung hoặc theo khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính cho mục đích đặc biệt. Khi kiểm toán báo cáo tài chính riêng lẻ hoặc yếu tố, tài khoản, khoản mục cụ thể được lập theo khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính cho mục đích đặc biệt, kiểm toán viên cũng phải áp dụng theo quy định và hướng dẫn tại Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 800. + Chuẩn mực số 810 - Dịch vụ báo cáo về báo cáo tài chính tóm tắt: Chuẩn mực kiểm toán này quy định và hướng dẫn trách nhiệm của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán liên quan tới việc đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính tóm tắt được trích ra từ báo cáo tài chính đầy đủ đã được kiểm toán viên đó kiểm toán theo các Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam. + Chuẩn mực số 910 - Công tác soát xét báo cáo tài chính: Mục đích của chuẩn mực này là quy định các nguyên tắc, thủ tục cơ bản và hướng dẫn thể thức áp dụng các nguyên tắc và thủ tục cơ bản chi phối trách nhiệm nghề nghiệp của kiểm toán viên và công ty kiểm toán trong công tác soát xét báo cáo tài chính, cũng như hình thức và nội dung của báo cáo mà kiểm toán viên sẽ lập sau khi hoàn thành việc soát xét. + Chuẩn mực số 920 - Kiểm tra thông tin tài chính trên cơ sở các thủ tục thỏa thuận trước: Chuẩn mực này quy định các nguyên tắc, thủ tục cơ bản và hướng dẫn thể thức áp dụng các nguyên tắc và thủ tục cơ bản liên quan đến trách nhiệm nghề nghiệp của kiểm toán viên và công ty kiểm toán trong quá trình thực hiện kiểm tra các thông tin tài chính trên cơ sở các thủ tục thỏa thuận trước, cũng như hình thức và nội dung của báo cáo mà kiểm toán viên đưa ra sau khi hoàn tất công việc. 141 + Chuẩn mực số 930 - Dịch vụ tổng hợp thông tin tài chính: Chuẩn mực này quy định các nguyên tắc, thủ tục cơ bản và hướng dẫn thể thức áp dụng các nguyên tắc và thủ tục cơ bản liên quan đến trách nhiệm nghề nghiệp của người hành nghề kế toán hoặc doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kế toán đối với dịch vụ tổng hợp thông tin tài chính cũng như nội dung và hình thức của báo cáo kết quả dịch vụ mà người hành nghề kế toán lập ra sau khi hoàn tất công việc. Chuẩn mực này cũng là cơ sở cho công ty kiểm toán và kiểm toán viên thực hiện dịch vụ tổng hợp thông tin tài chính hoặc kiểm toán báo cáo tài chính của đơn vị kế toán có sử dụng dịch vụ bên ngoài. + Chuẩn mực số 1000 - Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành: Chuẩn mực này quy định các nguyên tắc, thủ tục cơ bản và hướng dẫn thể thức áp dụng các nguyên tắc và thủ tục cơ bản đối với doanh nghiệp kiểm toán và kiểm toán viên trong quá trình kiểm toán Báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành. 142 CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Trình bày nội dung cơ bản của các chuẩn mực kiểm toán được chấp nhận phổ biến? 2. Trình bày nội dung nhóm chuẩn mực thực hành trong các chuẩn mực kiểm toán được chấp nhận phổ biến GAAS và sự thể hiện của nó trong các chuẩn mực báo cáo kiểm toán ở Việt Nam hiện nay? 3. Phân biệt các chuẩn mực kiểm toán được chấp nhận phổ biến (GAAS) với các nguyên tắc kế toán được chấp nhận rộng rãi (GAAP)? 143 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Tài chính (1997).Quyết định số 832/TC/QĐ/CĐKT - Quy chế kiểm toán nội bộ.Hà Nội. 2. Bộ Tài chính (1998).Thông tư 171/1998/TT-BTC - Hướng dẫn tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ tại doanh nghiệp nhà nước.Hà Nội. 3. Bộ Tài chính (2012).Thông tư 129/2012/TTBTC quy định về việc thi và cấp chứng chỉ Kiểm toán viên và Chứng chỉ hành nghề kế toán.Hà Nội. 4. Trần Mạnh Dũng, Lại Thị Thu Thủy (2013).Kiểm toán căn bản.Nxb. Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 5. Nguyễn Quang Quynh, Nguyễn Thị Phương Hoa (2008).Lý thuyết kiểm toán.Nxb. Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 6. Nguyễn Quang Quynh, Ngô Trí Tuệ (2014).Giáo trình Kiểm toán tài chính.Nxb. Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 7. Quốc hội (2011).Luật Kiểm toán độc lập số 67/2011/QH12 ban hành ngày 29 tháng 3 năm 2011.Hà Nội. 8. Quốc hội (2015).Luật Kiểm toán nhà nước số 81/2015/QH13 ban hành ngày 24 tháng 6 năm 2015.Hà Nội. 9. Thông tư số 214/2012/TT-BTC ngày 06 tháng 12 năm 2012.Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam.Hà Nội. 144 THS. TRẦN THỊ MƠ THS. NGUYỄN THỊ THÙY DUNG KIÓM TO¸N TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP - 2018
File đính kèm:
- bai_giang_kiem_toan.pdf