Ảnh hưởng của hành vi bầy đàn giữa các quốc gia

Đề tài “Ảnh hưởng của hành vi bầy đàn giữa các quốc gia” cung cấp phân

tích tổng quát về sự tồn tại của hành vi bầy đàn trên mười thị trường chứng

khoán Châu Á, bao gồm Việt Nam, Indonesia, Thái Lan, Malaysia,

Philippine, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông và Trung Quốc

dựa trên phân tích mối quan hệ của độ lệch chuẩn trung bình của tỷ suất

sinh lợi các cổ phiếu so với tỷ suất sinh lợi thị trường. Đề tài sử dụng mẫu

dữ liệu theo ngày từ tháng 3/2002 đến tháng 9/2013 cho các thị trường

chứng khoán này. Bên cạnh việc kiểm định sự tồn tại của hành vi bầy đàn

trên các thị trường, đề tài còn kiểm định biểu hiện của hành vi bầy đàn

trong các trạng thái thị trường, gồm các giai đoạn giao dịch sôi động hay

trầm lắng, thị trường tăng hay giảm điểm, thị trường biến động lớn hay ít

biến động. Nghiên cứu này tiến thêm một bước nữa trong việc kiểm định

xem liệu rằng có độ lệch trung bình của tỷ suất sinh lợi các cổ phiếu trong

một thị trường có chịu tác động của các thị trường khác không. Qua đó

hàm ý đến tác động của đa dạng hóa danh mục đầu tư cũng như tính ổn

định tài chính của khu vực Châu Á nói chung, và Đông Nam Á nói riêng.

Cuối cùng, đề tài phân tích ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn

cầu năm 2008 đến hành vi bầy đàn ở các thị trường này như thế nào.

Ảnh hưởng của hành vi bầy đàn giữa các quốc gia trang 1

Trang 1

Ảnh hưởng của hành vi bầy đàn giữa các quốc gia trang 2

Trang 2

Ảnh hưởng của hành vi bầy đàn giữa các quốc gia trang 3

Trang 3

Ảnh hưởng của hành vi bầy đàn giữa các quốc gia trang 4

Trang 4

Ảnh hưởng của hành vi bầy đàn giữa các quốc gia trang 5

Trang 5

Ảnh hưởng của hành vi bầy đàn giữa các quốc gia trang 6

Trang 6

Ảnh hưởng của hành vi bầy đàn giữa các quốc gia trang 7

Trang 7

Ảnh hưởng của hành vi bầy đàn giữa các quốc gia trang 8

Trang 8

Ảnh hưởng của hành vi bầy đàn giữa các quốc gia trang 9

Trang 9

Ảnh hưởng của hành vi bầy đàn giữa các quốc gia trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 61 trang minhkhanh 7340
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Ảnh hưởng của hành vi bầy đàn giữa các quốc gia", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ảnh hưởng của hành vi bầy đàn giữa các quốc gia

Ảnh hưởng của hành vi bầy đàn giữa các quốc gia
TP.Hồ Chí Minh - Năm 2013 
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM 
CAO VỆ 
ẢNH HƯỞNG CỦA HÀNH VI BẦY ĐÀN 
GIỮA CÁC QUỐC GIA 
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ 
TP.Hồ Chí Minh - Năm 2013 
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM 
  
CAO VỆ 
ẢNH HƯỞNG CỦA HÀNH VI BẦY ĐÀN GIỮA CÁC 
QUỐC GIA 
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng 
 Mã số : 60340201 
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ 
 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 
 TS. LÊ ĐẠT CHÍ 
TP.Hồ Chí Minh - Năm 2013 
LỜI CAM ĐOAN 
 Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế này do chính tôi nghiên cứu và thực hiện, 
với sự hướng dẫn của TS Lê Đạt Chí. Nội dung luận văn có tham khảo và sử dụng các 
thông tin, tài liệu từ các tạp chí chuyên ngành, các công ty chuyên cung cấp dữ liệu như 
Bloomberg, Thomson Reuters và các website theo danh mục tài liệu của luận văn. 
 Tác giả 
 Cao Vệ 
MỤC LỤC 
Trang phụ bìa 
Lời cam đoan 
Mục lục 
Danh mục các chữ viết tắt 
Danh mục bảng biểu 
Tóm tắt ......................................................................................................................... 1 
1. Giới thiệu .................................................................................................................... 2 
2. Cơ sở lý thuyết - Lý thuyết tài chính hành vi ......................................................... 6 
2.1. Tài chính hành vi là gì ? .................................................................................. 7 
2.2. Những nền tảng cơ bản của tài chính hành vi theo trường phái tâm thức nhận 
thức con người ........................................................................................................ 10 
2.2.1. Hành vi không hợp lý ................................................................................ 11 
2.2.2. Hành vi không hợp lý mang tính hệ thống ................................................ 15 
2.2.3. Giới hạn về khả năng kinh doanh chênh lệch giá ...................................... 15 
3. Tổng quan các nghiên cứu trước đây ....................................................................... 17 
4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 21 
4.1. Phương pháp .................................................................................................... 21 
4.2. Dữ liệu ............................................................................................................. 26 
4.2.1. Các thị trường chứng khoán khu vực Đông Nam Á .................................. 26 
4.2.2. Các thị trường chứng khoán Đông Á khác ................................................ 27 
4.2.3. Khung thời gian của dữ liệu ...................................................................... 27 
4.2.4. Nguồn dữ liệu ............................................................................................ 28 
5. Phân tích kết quả ....................................................................................................... 29 
5.1. Thống kê mô tả ................................................................................................ 29 
5.2. Kết quả............................................................................................................. 30 
5.2.1. Ước lượng hành vi bầy đàn trên các thị trường ......................................... 30 
5.2.2. Ước lượng hành vi bầy đàn trên các thị trường trong các điều kiện thị 
trường tăng (giảm) điểm ...................................................................................... 32 
5.2.3. Ước lượng hành vi bầy đàn trên các thị trường trong mối quan hệ với khối 
lượng giao dịch .................................................................................................... 34 
5.2.4. Ước lượng hành vi bầy đàn trên các thị trường trong điều kiện thị trường 
biến động ............................................................................................................. 36 
6. Ảnh hưởng của hành vi bầy đàn giữa các thị trường chứng khoán...................... 39 
7. Kiểm định tính bền vững của mô hình ..................................................................... 43 
7.1. Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính đến hành vi bầy đàn .................. 43 
7.2. Ảnh hưởng của thị trường chứng khoán Mỹ đến hành vi bầy đàn của các thị 
trường chứng khoán châu Á ................................................................................... 45 
7.3. Phân tích các thị trường chứng khoán Đông Nam Á ...................................... 47 
8. Kết luận ....................................................................................................................... 49 
Tài liệu tham khảo 
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 
TTCK : Thị trường chứng khoán 
CSSD : Cross-sectional standard deviation (Độ lệch chuẩn trung bình) 
CSAD : Cross-sectional absolute deviation (Độ lệch tuyệt đối trung bình) 
HOSE : Ho Chi Minh Stock Exchange (Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí 
Minh) 
SET : Stock Exchange of Thailand (Sàn Giao dịch Chứng khoán Thái Lan) 
ASEAN : Association of Southeast Asian Nations 
DANH MỤC BẢNG BIỂU 
Bảng 5.1 : Thống kê mô tả của các biến CSAD, Rm 
Bảng 5.2 : Hệ số tương quan giữa các biến CSAD 
Bảng 5.3 : Hệ số tương quan giữa các biến Rm 
Bảng 5.4 : Ước lượng hành vi bầy đàn ở các thị trường 
Bảng 5.5 : Ước lượng hành vi bầy đàn trong điều kiện thị trường tăng (giảm) điểm 
Bảng 5.6 : Kiểm định Wald về sự bằng nhau của các hệ số hồi quy mô hình (2) 
Bảng 5.7 : Ước lượng hành vi bầy đàn trong điều kiện thị trường giao dịch nhiều (ít) 
Bảng 5.8 : Kiểm định Wald về sự bằng nhau của các hệ số hồi quy mô hình (3) 
Bảng 5.9 : Ước lượng hành vi bầy đàn trong các điều kiện biến động của thị trường 
Bảng 5.10 : Kiểm định Wald về sự bằng nhau của các hệ số hồi quy mô hình (4) 
Bảng 6.1 : Ước lượng hành vi bầy đàn trong tương quan giữa các thị trường 
Bảng 7.1 : Ước lượng hành vi bầy đàn với ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế 
B ... 
Prob. 1% 1% 
46 
chứng khoán châu Á đang xem xét không. Với vai trò là nền kinh tế số một 
thế giới, mọi biến động của nền kinh tế phản ánh lên thị trường chứng 
khoán của Mỹ đều được giới đầu tư toàn thế giới quan tâm, và đóng vai trò 
quan trọng đối với biến động của thị trường chứng khoán toàn cầu. Để xem 
xét ảnh hưởng này, đề tài sử dụng mô hình sau: 
 | | 
 (7) 
Trong đó, RUS, t-1 là tỷ suất sinh lợi theo ngày t-1 của chỉ số S&P 500.
18
Kết quả hồi quy được trình bày trong Bảng 9 dưới đây. 
Bảng 7.2: Ước lượng hành vi bầy đàn với ảnh hưởng của thị trường chứng 
khoán Mỹ. 
18
 Việc hồi quy sử dụng dữ liệu ngày t-1 của thị trường chứng khoán Mỹ tương thích với chênh lệch 
múi giờ giữa Mỹ và các nước châu Á 
Hệ số gốc |Rm,t| R
2
m,t R
2
US,t-1 Hệ số R
2*
Việt Nam 0.06 (2.53) 38.35 0.95 0.02 
t-stat. 19.26 (5.99) 3.69 0.33 
Prob. 1% 1% 1% 
Indonesia 0.01 0.80 (1.59) (0.28) 0.63 
t-stat. 73.22 38.65 (4.45) (1.41)
Prob. 1% 1% 1% 
Thái Lan 0.01 0.67 (0.34) 8.18 0.03 
t-stat. 5.28 4.26 (0.15) 4.90 
Prob. 1% 1% 1%
Malaysia 0.01 0.40 2.91 0.45 0.78 
t-stat. 76.63 31.25 32.01 3.96 
Prob. 1% 1% 1% 1%
Philippine 0.01 1.88 (3.80) (5.28) 0.11 
t-stat. 9.12 14.55 (2.93) (3.26)
Prob. 1% 1% 1% 1%
Singapore 0.01 0.21 3.55 1.11 0.33 
t-stat. 69.95 10.54 8.81 6.82 
Prob. 1% 1% 1% 1%
Nhật Bản 0.01 0.30 (0.73) 0.74 0.30 
t-stat. 66.49 21.33 (3.23) 3.96 
Prob. 1% 1% 1% 1%
Hàn Quốc 0.02 0.45 (2.09) 0.91 0.33 
t-stat. 90.07 23.83 (5.98) 4.65 
Prob. 1% 1% 1% 1%
Hồng Kông 0.01 0.48 0.96 0.78 0.61 
t-stat. 76.44 32.59 4.75 4.48 
Prob. 1% 1% 1% 1%
Trung Quốc 0.00 0.36 0.16 0.12 0.26 
t-stat. 3.61 11.28 0.48 0.35 
Prob. 1% 1% 
47 
Về tổng quan, độ lệch tỷ suất sinh lợi ở các thị trường có mối quan hệ đồng 
biến với biến bình phương tỷ suất sinh lợi thị trường chứng khoán Mỹ. 
Đồng thời, một điều quan trọng là khi thêm biến R2m,t-1 vào thì hành vi bầy 
đàn vốn được xác định trong mô hình (2) ở các thị trường Indonesia, Nhật 
Bản, Hàn Quốc, Philippine vẫn được phát hiện. Thái Lan bắt đầu xuất hiện 
biểu hiện của hành vi bầy đàn tuy nhiên hệ số R2 không lớn lắm. Trong khi 
đó, ở các thị trường khác dấu hiệu hành vi bầy đàn vẫn không xuất hiện. 
Như vậy, kết quả hồi quy của mô hình (7) này một lần nữa cho thấy việc 
thêm biến (R2US, t-1) vẫn mang không làm thay đổi kết quả hồi quy thu được 
từ mô hình (1). Hay nói cách khác, mô hình (1) vẫn có giá trị bền vững. 
Trong phần tiếp theo, đề tài cung cấp thêm phân tích sâu hơn riêng cho các 
quốc gia Đông Nam Á cũng như Việt Nam để làm rõ thêm mối quan hệ 
giữa các thị trường chứng khoán trong khu vực kinh tế năng động này. 
7.3. Phân tích các thị trường chứng khoán Đông Nam Á 
Trong mối quan tâm về sự hội nhập tiến tới thành lập cộng đồng kinh tế, tài 
chính Đông Nam Á, đề tài thực hiện lại phân tích hồi quy mô hình (5) với 
trọng tâm là ảnh hưởng của yếu tố hành vi bầy đàn giữa các quốc gia của 
riêng khu vực này. Kết quả hồi quy thống nhất với kết quả hồi quy ở trên khi 
thực hiện trên mẫu gồm cả 10 nước Châu Á. 
Kết quả của hồi quy mô hình (5) cho riêng khu vực Đông Nam Á cho kết 
quả tương tự như hồi quy mô hình (5) cho cả khu vực Châu Á. Cụ thể là: 
Singapore tiếp tục đóng vai trò trong việc giải thích các biến động của các 
thị trường khác (ngoại trừ Thái Lan, có mức ý nghĩa của kiểm định t của giá 
trị tham số = 37%); tiếp đến là Indonesia. Giá trị các tham số hồi quy CSAD 
mang giá trị dương vẫn chiếm đa số trong bảng kết quả (khoảng chừng 
67%). 
Bảng 7.3: Ước lượng hành vi bầy đàn trong tương quan giữa các quốc gia 
Đông Nam Á 
48 
CSAD 
Việt Nam 
CSAD 
Indonesia
CSAD 
Thái Lan 
CSAD 
Malaysia
CSAD 
Philippine
CSAD 
Singapore
Hệ số gốc 0.04 0.01 0.00 0.00 0.03 0.01 
|Rm,t| (2.43) 0.77 0.58 0.31 2.01 0.15 
t-stat. (5.73) 38.58 3.59 24.09 15.43 8.02 
Prob. 0% 0% 0% 0% 0% 0%
R
2
m,t 34.17 (2.06) 0.28 3.36 (4.76) 3.43 
t-stat. 3.29 (6.01) 0.12 37.56 (3.67) 8.93 
Prob. 0% 0% 91% 0% 0% 0%
CSADVIETNAM 0.01 (0.00) 0.00 (0.02) 0.00 
t-stat. 6.14 (0.35) 0.14 (2.33) 2.08 
Prob. 0% 73% 89% 2% 4%
CSADINDO NESIA 0.40 0.25 0.03 0.02 0.14 
t-stat. 2.21 2.29 5.05 0.23 14.49 
Prob. 3% 2% 0% 82% 0%
CSADTHAILAND (0.02) (0.00) 0.00 0.00 0.00 
t-stat. (0.52) (0.44) 0.69 0.15 0.67 
Prob. 60% 66% 49% 88% 50%
CSADMALAYSIA 0.06 0.03 0.07 (0.07) 0.11 
t-stat. 0.24 1.92 0.51 (0.58) 8.63 
Prob. 81% 5% 61% 56% 0%
CSADPHILIPPINE (0.08) (0.00) 0.00 (0.00) (0.01) 
t-stat. (2.41) (1.78) 0.07 (1.82) (4.95) 
Prob. 2% 8% 94% 7% 0%
CSADSINGAPO RE 0.64 0.26 0.16 0.18 (1.15) 
t-stat. 2.05 13.14 0.89 15.41 (6.78) 
Prob. 4% 0% 37% 0% 0%
Hệ số R
2*
0.03 0.66 0.02 0.80 0.12 0.40 
49 
8. Kết luận 
Các kết quả của đề tài từ việc sử dụng mô hình của Chang và Huang đã cho 
ra một số kết quả bất ngờ như việc không tìm thấy dấu hiệu hành vi bầy đàn 
của các thị trường chứng khoán đang phát triển như Trung Quốc, Việt Nam. 
Mặc dù kết quả này phù hợp như nghiên cứu trước đó của Demirer và Kutan 
(2006) về thị trường chứng khoán Trung Quốc, tuy nhiên kết quả khác với 
những biểu hiện được phát hiện khi tác giả đề tài sử dụng mô hình của 
Hwang và Salmon (2004) để kiểm định về hành vi bầy đàn ở thị trường 
chứng khoán Việt Nam. Đây được xem là một hạn chế của đề tài trong việc 
sử dụng mô hình của Chang và Huang, khi mô hình này chỉ cung cấp một giá 
trị tham số hành vi bầy đàn duy nhất khi hồi quy chuỗi dữ liệu. Trong khi đó, 
với mô hình của Hwang và Salmon, nhân tố hành vi bầy đàn được tạo ra là 
một chuỗi dữ liệu nên biểu hiện hành vi bầy đàn có thể được quan sát liên 
tục với các giá trị thay đổi liên tục thể hiện hành vi bầy đàn dương hay hành 
vi bầy đàn âm.19 
Tuy nhiên, mô hình của Chang và Huang và các mô hình phái sinh khác đã 
cung cấp một cái nhìn tổng thể về biểu hiện hành vi bầy đàn và mối quan hệ 
của hành vi này đối với bốn thị trường chứng khoán lớn Đông Á gồm Nhật 
Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông, Trung Quốc, cùng với sáu thị trường chứng 
khoán khu vực Đông Nam Á gồm Việt Nam, Indonesia, Thái Lan, Malaysia, 
Philippine, Singapore. Đây được xem là một khu vực kinh tế phát triển năng 
động với một Trung Quốc đang ngày tiến dần đến vị trí nền kinh tế số một 
thế giới trong vài chục năm tới, và một Đông Nam Á nhiều tiềm năng và 
đang hướng tới việc thành lập một cộng đồng kinh tế chung khu vực. 
19
 Hành vi bầy đàn dương là hành vi nhà đầu tư theo dõi diễn biến chung của thị trường và thực hiện 
việc mua, bán chứng khoán để đưa tỷ suất sinh lợi của chứng khoán đến gần mức tỷ suất sinh lợi thị 
trường. Ngược lại, hành vi bầy đàn âm là hành vi nhà đầu tư đi ngược lại với thị trường, đưa tỷ suất 
của chứng khoán vượt xa cao hơn hay thấp hơn tỷ suất sinh lợi thị trường. Xem thêm Luận văn cử 
nhân Đo lường hành vi bầy đàn trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Cao Vệ) 
50 
Sự hội nhập của các nền kinh tế này ngày càng sâu rộng, nên ảnh hưởng lan 
truyền của khủng hoảng kinh tế đến các quốc gia có thể trở nên nghiêm trọng 
đặc biệt nếu tồn tại sự ảnh hưởng của hành vi bầy đàn giữa các quốc gia. Do 
đó, việc tìm hiểu vấn đề này là điều cần thiết. 
Đề tài xây dựng các mô hình phân tích dựa trên mẫu dữ liệu từ tháng 3/2002 
đến tháng 9/2013 đối với cả mười thị trường. Đại lượng đo lường CSAD 
được sử dụng để thực hiện việc phân tích, phát hiện dấu hiệu của hành vi bầy 
đàn. 
Qua phân tích, đề tài cho thấy biểu hiện hành vi bầy đàn không thống nhất 
giữa các quốc gia. Theo đó, biểu hiện hành vi bầy đàn được tìm thấy ở bốn 
thị trường Indonesia, Philippine, Hàn Quốc và Nhật Bản. Biểu hiện của hành 
vi bầy đàn được tìm thấy có ảnh hưởng khác nhau trong các điều kiện khác 
nhau của thị trường. Ở các thị trường có biểu hiện hành vi bầy đàn, trong 
điều kiện thị trường tăng điểm, đề tài tìm thấy biểu hiện hành vi bầy đàn 
mạnh hơn trong giai đoạn thị trường giảm điểm. Đây có thể là kết quả của sự 
lạc quan quá mức của nhà đầu tư khi thị trường đang ở xu hướng tăng. Xét 
trong mối quan hệ với khối lượng giao dịch, đề tài ghi nhận trong các giai 
đoạn khối lượng giao dịch lớn, biểu hiện hành vi bầy đàn mạnh hơn giai 
đoạn giao dịch trầm lắng. Về ảnh hưởng của các giai đoạn giao dịch biến 
động, đề tài tìm thấy biểu hiện khá thống nhất ở hầu hết các thị trường rằng 
trong giai đoạn thị trường ít biến động biểu hiện bầy đàn phổ biến hơn. Thị 
trường ít biến động có thể cho phép nhà đầu tư có cơ hội để khám phá các xu 
hướng thị trường một cách rõ ràng hơn, đồng thời trong giai đoạn ít biến 
động các nhà đầu tư ít thông tin có thể quan sát hành động của các nhà đầu 
tư có thông tin một cách rõ ràng hơn (thị trường ít hỗn loạn). 
Trong mối quan hệ giữa các thị trường, đề tài tìm thấy mối tương quan cao 
giữa CSAD cũng như tỷ suất sinh lợi Rm của các thị trường, đặc biệt là các 
thị trường chứng khoán phát triển của Châu Á gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, 
Hồng Kông và Singapore. Riêng với các quốc gia khu vực Đông Nam Á, 
51 
ngoài Singapore và Indonesia tương quan giữa các quốc gia chưa đáng kể. 
Thị trường chứng khoán Trung Quốc cũng chưa thể hiện mối tương quan 
nhiều với các thị trường khác. Sự biến động của độ lệch CSAD ở các thị 
trường thể hiện rằng có sự ảnh hưởng của CSAD các thị trường khác, hay 
nói cách nói là CSAD các thị trường có giá trị giải thích một phần sự thay 
đổi của CSAD từng thị trường. Trong đó, các thị trường chứng khoán phát 
triển của khu vực đóng vai trò dẫn dắt. Phát hiện về sự tương quan cao giữa 
các thị trường có thể cho thấy quá trình hội nhập của các nền kinh tế khu vực 
ngày càng cao, và biến động cùng chiều giữa các thị trường có thể làm giảm 
đi giá trị của lợi ích từ đa dạng hóa danh mục đầu tư trên các thị trường. 
Về ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính, đề tài tìm thấy sự tác động khác 
nhau lên các thị trường. Ở thị trường Việt Nam, Indonesia, Singapore, Hàn 
Quốc, Hồng Kông, Trung Quốc, cuộc khủng hoảng có tác động làm gia tăng 
biểu hiện hành vi bầy đàn. Trong khi đó, ở các thị trường còn lại gồm Thái 
Lan, Malaysia, Philippine, Nhật Bản có dấu hiệu ngược lại. Ở bốn thị trường 
vừa đề cập, cuộc khủng hoảng làm giảm biểu hiện của hành vi bầy đàn. 
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế ngày càng gia tăng, việc tiếp tục thực hiện 
các nghiên cứu về sự biến động cùng chiều hay ảnh hưởng của hành vi bầy 
đàn giữa các quốc gia trong khu vực là điều cần thiết để có những giải pháp 
phù hợp trong việc đối phó với các bất ổn có thể xảy ra từ tác động ngoại 
sinh giữa các nền kinh tế. 
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 
I. Tiếng Việt 
1. Báo cáo thường niên HOSE năm 2012 
2. Lê Đạt Chí, "Ứng dụng lý thuyết tài chính hành vi" 
3. Hồ Quốc Tuấn, “Tài chính hành vi: Nghiên cứu ứng dụng tâm lý học 
vào tài chính”, Tạp chí Kinh tế Phát triển tháng 7 năm 2007 
4. Website Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh 
II. Tiếng Anh 
1. Avanidhar Subrahmanyam, "Behavioural Finance: A Review and 
Synthesis", European Financial Management (2008) 
2. Banerjee, A. V., "A Simple Model of Herd Behavior", Quarterly 
Journal of Economics (1992) 
3. Bikhchandani S., and S. Sharma, "Herd Behavior in Financial 
Markets", IMF Staff Papers (2001) 
4. Brad M. Barber and Terrance Ocean, "Boys will be boys: Gender, 
Overconfidence, and Common Stock Investment", The Quarterly 
Journal of Economics (2001) 
5. Christie, W.G. and R.D. Huang, "Following the Pied Piper: Do 
Individual Returns Herd Aroundthe Market?", Financial analysts 
Journal (1995) 
6. Denenow, A. and I. Welch, "Rational Herding in Financial 
Economics", European Economic Review (1996) 
7. Fontini Economou, Alexandros Kostakis, Nikolaos Philippas, 
“Evidence from four south European markets”, Journal of 
International Financial Markets, Institutions & Money (2011) 
8. Gelos, G. and S-J Wei, "Transparency and International Investor 
Behavior", NPER Working Paper 9260 (2002) 
9. Hersh Shefrin and Mario L. Belotti, "Behavioral Finance: Biases, 
Mean–Variance Returns, and Risk Premiums", CFA Institute 
Conference Proceedings Quarterly (2007) 
10. Hillel J. Einhorn and Robin M. Hogarth,"Behavioral Decision 
Theory: Processes of Judgment and Choice", Journal of Accounting 
Research, (1981) 
11. Hirshleifer, D., and S. T. Teoh, "Herd Behavior and Cascading in 
Capital in Capital Markets: A Review and Synthesis", European 
Financial Management Journal (2003) 
12. Hirshleifer, D., "Investor Psychology and Asset Pricing", Jornal of 
Finance (2001) 
13. Hwang, S. and Salmon, "Market Stress and Herding", Journal of 
Empirical Finance (2004) 
14. IMF, “Containing Systemic Risks and Restoring Financial 
Soundness”, Global Financial Stability Report, (2008) 
15. Jay R. Ritter, "Behavioral Finance", The Pacific-Basin Finance 
Journal (2003) 
16. Kallinterakis, V. and T. Kratunova, "Does Thin Trading Impact upon 
the Measurement of Herding? Evidence from Bulgaria", Ekonomia, 
Summer 2007 
17. Kim, W. and S-J Wei, "Foreign Portfolio Investors Before and 
During a Crisis, Journal of International Economics (2002) 
18. Lawrence J.Raifman, J.D., "The Psychology of Decision – Making: 
Behavioral Finance" - (2001) 
19. Martin Sewell, "Behavioural Finance", download from the link: 
www.behaviouralfinance.net/behavioural-finance.pdf 
20. Riza Demirer and Ali M. Kutan, “Does herding exist in Chinese 
stock markets”, Journal of International Financial Markets, 
Institutions & Money (2006) 
21. Scharfstein, D.S. and J. C. Stein, "Herd Behavior and Investment", 
American Economic Review (1990) 
22. Shiller, R. J., "Conservation, Information and Herd Behavior", 
American Economic Review (1995) 
23. The Becker-Posner Blog, "The Subprime Mortgage Mess - Posner's 
Comment" (2007) 
24. Website Hongkong Stock Exchange 
25. Website Indonesia Stock Exchange  
26. Website Stock Exchange of Thailand  
27. Website Shanghai Stock Exchange  
28. Website Singapore Stock Exchange Singapore Stock Exchange 
29. Website Google Finance https://www.google.com/finance 
30. Website Yahoo Finance  

File đính kèm:

  • pdfanh_huong_cua_hanh_vi_bay_dan_giua_cac_quoc_gia.pdf