Bài giảng môn Ngư loại

Hiện nay trên trái đất có khoảng 13,5 triệu loài sinh vật, trong đó khoảng

45000 loài là động vật có xương sống (Cá, Chim, Thú,.) còn lại là động vật

không xương sống (Côn trùng, giáp xác, động vật thân mềm, động thực vật thuỷ

sinh và thực vật trên cạn.). Trong số 45000 loài động vật có xương sống, cá có

khoảng 29500 loài cá (FishesBase, 2006). Cá là nhóm đầu tiên trong ngành động

vật có xương sống. Chúng xuất hiện sớm nhất và có lịch sử phát triển lâu đời

nhất, có thể nói cá là nhóm rất phong phú về thành phần loài và đa dạng sinh

học cao trong ngành động vật có xương sống. Đồng thời cá là nguồn thực phẩm

hàng ngày của nhân dân, là đối tượng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế

quốc dân, đặc biệt có giá trị hàng hoá cao trong buôn bán và xuất khẩu thu ngoại

tệ ở những nước có nền kinh tế đang phát triển.

Bài giảng môn Ngư loại trang 1

Trang 1

Bài giảng môn Ngư loại trang 2

Trang 2

Bài giảng môn Ngư loại trang 3

Trang 3

Bài giảng môn Ngư loại trang 4

Trang 4

Bài giảng môn Ngư loại trang 5

Trang 5

Bài giảng môn Ngư loại trang 6

Trang 6

Bài giảng môn Ngư loại trang 7

Trang 7

Bài giảng môn Ngư loại trang 8

Trang 8

Bài giảng môn Ngư loại trang 9

Trang 9

Bài giảng môn Ngư loại trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 118 trang minhkhanh 4320
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn Ngư loại", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng môn Ngư loại

Bài giảng môn Ngư loại
 1
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 
TRƯỜNG CAO ĐẲNG THỦY SẢN 
-----o0o----- 
BÀI GIẢNG 
 Môn học: Ngư loại 
 Ngành: Nuôi trồng thủy sản 
 Trình độ: Cao đẳng 
Năm 2016 
 2
BÀI MỞ ĐẦU 
1. VỊ TRÍ VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA MÔN NGƯ LOẠI 
Hiện nay trên trái đất có khoảng 13,5 triệu loài sinh vật, trong đó khoảng 
45000 loài là động vật có xương sống (Cá, Chim, Thú,...) còn lại là động vật 
không xương sống (Côn trùng, giáp xác, động vật thân mềm, động thực vật thuỷ 
sinh và thực vật trên cạn...). Trong số 45000 loài động vật có xương sống, cá có 
khoảng 29500 loài cá (FishesBase, 2006). Cá là nhóm đầu tiên trong ngành động 
vật có xương sống. Chúng xuất hiện sớm nhất và có lịch sử phát triển lâu đời 
nhất, có thể nói cá là nhóm rất phong phú về thành phần loài và đa dạng sinh 
học cao trong ngành động vật có xương sống. Đồng thời cá là nguồn thực phẩm 
hàng ngày của nhân dân, là đối tượng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế 
quốc dân, đặc biệt có giá trị hàng hoá cao trong buôn bán và xuất khẩu thu ngoại 
tệ ở những nước có nền kinh tế đang phát triển. 
Từ buổi sơ khai, con người sống bằng nghề săn bắt hái lượm cũng đã biết 
phân biệt và đặt tên cho các loài cá bằng ngôn ngữ địa phương, năm - 384-322 
(Trước công nguyên) thời Aristode đánh dấu sự hình thành ngư loại học. Buổi 
đầu của thời kỳ sơ khai chỉ là đặt tên, phân loại và nghiên cứu hình thái cá. Về 
sau khi xã hội càng phát triển, hiểu rõ vị trí và tầm quan trọng của nhiều loài cá 
đối với đời sống con người thì vấn đề nghiên cứu về cá càng ngày càng sâu rộng 
hơn, nghiên cứu kỹ hơn về nhiều lĩnh vực như: hình thái giải phẫu cá, phân loại 
cá, sinh lý sinh thái cá, địa lý phân bố... 
 Ngư loại học (Ichthyology) là môn khoa học nghiên cứu về cá, nghiên cứu 
các đặc điểm về hình thái, giải phẫu, sinh thái, sinh lý, phôi sinh học, phân loại 
và phân bố của cá, ... 
Ngư loại học là môn khoa học cơ bản chiếm vị trí khá quan trọng không 
những trong khoa học: lưu giữ, bảo tồn tính đa dạng sinh học... mà còn trong 
thực tiễn: nghiên cứu phát triển nguồn lợi, khai thác các loài cá, giới thiệu thuần 
 3
hoá các loài cá trở thành những đối tượng cá nuôi có giá trị... góp phần phát 
triển bền vững nghề cá. 
Ngày nay, với sự tích luỹ và phát triển không ngừng của khoa học nghiên 
cứu về cá, những nghiên cứu bổ sung sâu sắc hiểu biết về cá đã hình thành nhiều 
lĩnh vực nghiên cứu riêng, các môn học riêng: 
- Hình thái giải phẫu: Nghiên cứu hình thái ngoài và cấu tạo bên trong, cấu 
trúc gen... 
- Sinh lý sinh thái cá: Nghiên cứu chức năng của các cơ quan trong cơ thể cá, 
mối quan hệ giữa cá với môi trường và các sinh vật khác. 
- Phôi sinh học: Nghiên cứu sự phát triển phôi của cá. 
- Phân loại cá: Trên cơ bản nghiên cứu hình thái cấu tạo, sinh lý sinh thái, 
phôi sinh học... tiến hành định loại và sắp xếp chúng vào hệ thống phân loại. 
- Địa lý phân bố cá: Nghiên cứu sự phân bố địa lý, quy luật phân bố và vùng 
phân bố của chúng. 
- Nghiên cứu sinh sản, dinh dưỡng của cá: Quá trình thành thục và sinh sản 
của các loài cá trong tự nhiên và trong nhân tạo. Dinh dưỡng và thức ăn của các 
loài cá ở các giai đoạn. 
- Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật nuôi và khai thác cá: Nuôi cá ao, nuôi 
cá hồ chứa... Khai thác cá trên sông biển và hồ. 
- Di truyền chọn giống cá: Nghiên cứu quy luật di truyền của cá, các đặc 
điểm biến dị, đột biến..., nguyên tắc và cơ sở chọn giống cá... 
Ngoài ra nói đến ngư loại học là nói đến nghiên cứu cơ sở khoa học của nghề 
nuôi cá, khai thác, công nghệ chế biến và kinh tế nghề cá... 
 Ngư loại học trong giai đoạn hiện nay được hiểu và có nhiệm vụ nghiên cứu 
chính là nghiên cứu hình thái, giải phẫu, sinh lý, sinh thái cá, định loại các loài 
cá, sắp xếp vào hệ thống phân loại, nghiên cứu sự phân bố, vùng phân bố của cá, 
nghiên cứu tính đa dạng sinh học và nguồn lợi cá trong các thuỷ vực. 
 Sự phát triển của ngư loại học gắn liền với sự phát triển nghề cá, là một 
trong những mắt xích quan trọng đối với sự phát triển nghề cá, là môn cơ bản rất 
quan trọng trong nghề cá, hay nói cách khác ngư loại học là môn sinh học tổng 
hợp về cá giúp cho học sinh, sinh viên cũng như các nhà nghiên cứu, các ngư 
dân nuôi và khai thác cá hiểu được những kiến thức cơ bản nhất về cá như: hình 
thái cấu tạo chung, sinh lý, sinh thái, mối quan hệ giữa cá và môi trường sống, 
sự sinh trưởng và phát triển ... từ đó có các biện pháp bảo vệ nguồn lợi và 
nghiên cứu quy trình kỹ thuật trong nuôi trồng và khai thác thuỷ sản nhằm tăng 
hiệu quả kinh tế trong nghề cá 
2. VỊ TRÍ VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA MÔN HỌC VỚI CÁC MÔN HỌC KHÁC 
Ngư loại học là môn cơ bản cung cấp những kiến thức cho học sinh, sinh 
viên và các nhà mới nghiên cứu những kiến thức cơ bản về cá để dễ tiếp cận với 
các môn chuyên môn của ngành kỹ thuật nuôi, sinh sản nhân tạo các loài cá, kỹ 
thuật di giống thuần hoá cá, công nghệ chế biến cá, kinh tế nghề cá v.v. Mặt 
khác, ngư loại là môn cung cấp những kiến thức cơ bản để phân loại các loài cá 
 4
trong các thuỷ vực trong công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi, bảo tồn tính đa 
dạng sinh học cá trong công tác điều tra nguồn lợi thuỷ sản... Vì vậy, ngư loại 
học có vị trí khá quan trọng trong chương trình đào tạo thuỷ sản 
 Với kiến thức đồ sộ của ngư loại học nên nó có quan hệ mật thiết với các 
môn chuyên ngành trong ngành thuỷ sản: Kỹ thuật ương nuôi, sinh sản. Đồng 
thời nhu cầu những kiến thức của các môn chuyên ngành bổ sung hoàn thiện và 
thúc đẩy phát triển môn ngư loại, đặc biệt phần sinh sinh lý sinh thái cá. 
Ngư loại còn quan hệ rất gần với các môn cơ sở: động vật có xương sống, 
sinh lý, sinh thái, di truyền...Ngư loại còn quan hệ chặt chẽ với các môn: Quản 
lý chất lượng nước trong nuôi trồng thuỷ sản, thuỷ sinh, toán, lý, hoá... Kiến 
thức các môn này giúp cho ngư loại có phương pháp nghiên cứu tốt hơn 
CHƯƠNG I. HÌNH THÁI GIẢI PHẪU CÁ 
Cá là động vật có xương sống, sống ở dưới nước, hô hấp bằng mang, tim có 
2 ngăn và mộ ... ậc 
cao nhất là cỏ. Do vậy ống ruột cá trưởng thành dài 2,5 – 3,0 lần chiều dài thân. 
Tính lựa chọn thức ăn của cá không cao, cá thuộc loại phàm ăn. Cá thành thục trên 3 
tuổi, kể cả trong điều kiện nuôi, cá chỉ đẻ trong điều kiện nước chảy. Trong điều 
 113
kiện tự nhiên cá di cư lên trung và thượng lưu để đẻ trứng. Mùa đẻ trứng từ tháng 4 
– 6. Cá sinh trưởng nhanh kể cả trong các ao đầm hồ, lồng bè và các đầm nước lợ 
thấp với độ muối khoảng 5%. Cá rất béo sau mùa vỗ béo, nhất là vào mùa thu mỡ 
phủ kín nội tạng. 
Cá Mè Hypophthalmichthys harmandi (Sauwage, 1884): Mè trắng Việt Nam 
phổ biến ở sông hồ, nhiều lưu vực sông Hồng, Thái Bình, còn có sông Mã, sông 
Lam. Hiện nay cá Mè trong tự nhiên lai tạp với loài H. Molixtrix sống phổ biến ơe 
Hoa Nam và có thể có ở đảo Hải Nam Trung Quốc (Mai Đình Yên, 1978). Cá Mè 
trắng ở Việt Nam có kích thước lớn, con lớn nhất đạt 15 kg tại Phù Yên (sông Đà), 
23 kg hồ Cấm Sơn (Bắc Giang), cá khai thác có khối lượng trung bình 0,5 – 1 kg. 
Trong ao nuôi cá lớn phụ thuộc vào nguồn thức ăn được cung cấp. Nếu thức ăn đầy 
đủ sau một năm cá đạt khối lượng 0,5 – 0,9 kg, 2 năm 1,5 – 1,9 kg và 3 năm 2 – 4 
kg. Cá Mè trắng sống ở tầng nước giữa và tầng nước mặt. Thức ăn chính là thực vật 
nổi, ruột cá dài 5 – 6 lần chiều dài thân ở cá trưởng thành. Cá nuôi vỗ còn ăn thức ăn 
chế biến từ cám, bã đậu. Cá thành thục ở tuổi thứ 3 với khối lượng 1.000g đối với cá 
đực hoặc trên dưới 2.000 g đối với cá cái. Sức sinh sản lớn 30 – 50 vạn trứng, cá đẻ 
trứng nổi, mùa đẻ vào khoảng tháng 4 -5. Trong điều kiện nuôi vỗ tốt mè trắng có 
thể đẻ 3 -4 lần/ năm, song chất lượng trứng và ấu trùng các đợt đẻ sau thường kém. 
Cá Mè hoa (Arichthys nobilis) là một loài cá ăn chủ yếu Zooplankton trong tầng 
nước. Cá lớn nhanh, cho sản lượng khai thác cao. 
Cá Mrigal Cirrhinus mrigala Hamilton: Cá Mrigal là loài cá sống tự nhiên ở 
phía Bắc Ấn độ, Bangladesh, Pakistan, Miama...Mirigal được nhập vào viện nghiên 
cứu NTTSII từ tháng 10 – 1984 từ Lào. Tháng 6 năm 1986 cá được chuyển ra viện 
nghiên cứu NTTS I để thuần hóa cho các tỉnh phía Bắc. Thức ăn chính là mùn bã 
hữu cơ, thức ăn tinh là 82%, thực vật bậc cao 13,8%, động vật phù du 3%, tảo 1,2% 
cá nuôi trong ao lớn nhanh. Trong điều kiện nuôi ở nước ta, Mrigal hai tuổi đã thành 
thục và có thể tham gia sinh sản. Cá đẻ tốt nhất ở tuổi thứ 3, thời gian sinh sản từ 
tháng thứ 4 -5 và kéo dài tới tháng 9. Hệ số thành thục tới 25 %, sức sinh sản cá cao, 
cá có thể đẻ từ 1 – 3 lần trong năm, tuy số lượng và chất lượng các lần đẻ sau kém 
hơn đợt đẻ đầu. Cá Mrigal được nuôi trong các ao, ruộng, đầm hồ, sông cụt và đặc 
biệt lớn nhanh trong các ao đầm pha nước thải. Ở ao tăng sản diện tích 4.500 m2 
nuôi với mật độ 1,6 con/m2 ghép Rohu 23,38%, Mrigal 17,5%, còn lại là cá khác có 
năng suất đạt 6,7 tấn/ha. 
Cá Rohu, Labeo rohita Hamilton: cá có nguồn gốc từ Bắc Ấn độ, Bangladesh, 
Pakistan, Miama... Cá ăn tạp nhưng thiên về thực vật, mùn bã hữu cơ, sống ở tâng 
giữa và tầng đáy, đẻ trứng trôi nổi. Tháng 8 – 1982, viện NCNTTS I nhập cá từ 
Thái Lan. Tháng 10 -1984 viện NCNTTS II lại nhập cá cỡ 2 – 4cm từ Calcuta (Ấn 
Độ) ngay từ năm 1984 cá được nhân giống rộng rãi ở các tỉnh và trở thành đối 
tượng nuôi phổ bieenstrong các ao đầm, sông cụt. Cá lớn nhanh, nuôi trong ao đạt 
675 – 900g, 2 năm đạt 2,6 kg, 3 năm đạt 4 – 4,5 kg (Theo Hora và Pillay, 1962). 
Trong các ao ở nước ta, sau một năm cá đạt 600 – 800g/con, 2 năm đạt 1,5 – 1,8 
kg/con. Cá một năm tuổi tham gia đẻ lần đầu. Cá cho giục đẻ dễ dàng, sức sinh sản 
 114
cao và tỉ lệ tử vong thấp. Lượng cá bột sản xuất bình thường 10 -15 vạn / kg cá cái, 
có thể đẻ 3 lần trong một năm. Cá Rohu có thịt ngon, được ưa chuộng. 
2.4. Bộ cá Nheo (Siluriformes) 
Cá Basa Pangasius pangasius (Hamilton, 1822): Cá có mặt trên sông Tiền và 
sông Hậu thuộc hệ thống sông Cửu Long. Khi lũ tràn bờ, cá con xâm nhập vào các 
kênh rạch, ao, đồng bằng ngập nước. Những con không rút kịp theo lũ có thể sống 
nước chảy chậm và nước tĩnh. Cá Basa là cá cỡ lớn trong sông, cá có thể đạt chiều 
dài 90 – 100 cm, nặng trên 20 kg, nhưng cá khai thác thường nhỏ một vài kg, cá 
Basa có tốc độ sinh trưởng nhanh. Nuôi trong 6 tháng cá đạt đến 500 g, sau 2 năm – 
3 kg. Cá ăn tạp nhưng nghiêng về thức ăn động vật. Cá có thể thành thục sau 2 năm. 
Đến mùa sinh sản (tháng 6 -8) cá tìm đến nước chảy mạnh để đẻ trứng. Bãi đẻ quan 
trọng nằm dọc đoạn sông từ Phnompenh đến Kratie (Campuchia), trứng dính. Cá 
con nở trôi theo dòng xuống hạ lưu và vào biển Hồ. Khoảng tháng 9 – 10 và nhất là 
cuối mùa lũ, dân vùng Châu Đốc, An Giang, Đồng tháp tập trung vớt cá bột về nuôi 
trong đầm, lồng, bè với mật độ cao bằng thức ăn công nghiệp. Hiện nay cá Tra được 
sinh sản nhân tạo tại các trại sản xuất. Là đối tượng nuôi cho năng suất cao là mặt 
hàng xuất khẩu. 
Cá Lăng Hemibagrus elongatus (Gunther, 1864): cá Lăng (cá Quất) là cá cỡ 
lớn, sống trong các sông lớn thuộc các tỉnh phía Bắc, nhất là hệ thống sông Hồng, 
vùng lòng hồ Hòa Bình thường bắt được cá từ 1 – 4 đến 11 – 12 kg, cá lớn nặng đến 
30 kg (tại Tạ Khoa), cá Lăng có cỡ lớn tối đa nặng tới 40 kg (Vũ Trung Tạng, 
1996). Sau một năm cá đạt chiều dài 22 – 25cm, sau 2 năm chiều dài tăng gấp đôi. 
Ở những năm sau tốc độ tăng trưởng chiều dài chậm dần, nhưng khối lượng cá tăng 
lên đáng kể. Cá thuộc loại cá dữ, cá tích cực bắt mồi nên độ no thường cao. Cá hay 
sống trong hang hốc ở những nơi tối, ven bờ và kiếm ăn tại những nơi tập trung của 
sinh vật làm thức ăn như các bè gỗ, nứa, bến phà, bến tàu. Cá thành thục sau 3 năm, 
trứng phát triển trong các tháng mùa đông, cá đẻ vào tháng 2 -6. Khi sinh sản cá di 
cư lên vùng trung lưu, nước chảy. Cá đẻ trong những hang đá, hốc ngầm tự nhiên 
hay đào, trứng chìm và dính. Cá biết chăm sóc con nên sức sinh sản thấp. Thịt cá 
ngon, nạc và béo. Cá béo nhất sau mùa dinh dưỡng từ tháng 1 đến tháng 11. Hiện 
nay cá đã thuần hóa cho sinh sản thành công tại viện NCNTTS1. 
Cá ngạnh Cranoglanis sinensis (Peters,1880): cá gặp ở tất cả các hệ thống sông 
từ miền Bắc đến Nam Trung Bộ ( Trà Khúc). Cá ưa sống nơi nước chảy êm nên 
thường tập trung ở hạ lưu. Cá sống trong tầng đáy và tầng nước giữa. Cá ngạnh 
thuộc cỡ trung bình, con lớn nhất nặng 4 kg. Cá ngạnh ăn tạp và rất phàm ăn. Thức 
ăn thực vật là lá, quả, hạt, còn thức ăn động vật gồm ấu trùng côn trùng và côn trùng 
trưởng thành. Chiều dài ruột tăng dần theo tuổi, song chỉ dài hơn chiều dài thân một 
ít. Cá rất tích cực kiếm mồi nên dạ dày thường có độ no cao. Chúng hay taaoj trung 
đông ở các bến phà, bến tắm trên sông và ăn tất cả những chất thải bỏ của con 
người. Cá Ngạnh sinh sản ở tuổi thứ 3. Vào ngày cuối mùa đông tuyến sinh dục đã 
phát triển và đẻ trứng vào quãng tháng 2 -6, đẻ rộ vào thời kì tháng 4 -5. Sau tháng 5 
cá con 5 -6 cm đã xuất hiện. Bãi đẻ của cá là hang hốc tự nhiên hoặc tự đào ở đáy 
 115
đất. Cá bố mẹ bảo vệ trứng và con non ở nơi đẻ, nên lúc này cá rất dữ. Sức sinh sản 
của cá không cao, số trứng dao động từ 300 – 12.500, sức sinh sản tương đối 10 -23 
trứng. Khi đẻ, trứng có kích thước 0,9 – 1,3 mm chiếm 50 -95%. Mùa khai thác cá 
Ngạnh quanh năm. 
2.5. Bộ cá Vược (Perciformes) 
Cá Rô đồng Anabas testudineus (Bloch 1792): cá Rô là loại cá nước ngọt. Cá 
sống ở ao hồ, ruộng, kênh, mương vùng đồng bằng. Phân bố kéo dài từ Ấn độ qua 
Thái Lan đến Việt Nam. Cá Rô thuộc cỡ nhỏ, cỡ trung bình 15- 18 cm, con to nhất 
đat 25 cm nặng 0,3kg. Cá ăn tạp thức ăn chủ yếu là động vật, ống tiêu hóa ngắn. Cá 
thành thục 1+ , mùa sinh sản từ tháng IV – VII. Số lượng trứng đạt 1 -2 vạn, cá đẻ 
vào lúc mưa to, cá đi ngược dòng nước chảy để đẻ. Cá rô có cơ quan hô hấp phụ là 
mê lộ, có khả năng rạch đi trên cạn. Cá Rô thịt ăn rất ngon được ưa chuộng mặc dù 
cá nhiều xương. 
Cá Rô phi vằn, Oreochromis niloticus Linnaeus: cá có nguồn gốc từ Ai Cập 
(Châu Phi) được nhập nuôi vào nhiều nước, nhập vào nước ta năm 1973 từ Đài 
Loan. Cá có kích thước lớn sinh trưởng nhanh, cỡ tối đa 1,5 kg/con. Hiện tại cá 
đang chiếm sản lượng quan trọng trong các đầm, hồ có pha nước thải và các ao nuôi 
theo mô hình VAC. Tình trạng cá Rô phi vằn chết hàng loạt vào mùa đông ở miền 
Bắc đã giảm nhiều, do lai giữa cá Rô phi vằn và Rô phi đen. Hiện nay để nâng năng 
suất và chất lượng cá Rô phi thương phẩm trong các ao đầm, giải pháp chủ yếu là cố 
định mật độ theo cách tỉa bớt cá con hoặc khống chế nhịp đẻ của cá và tạo ra các 
dòng cá Rô phi đơn tính. Có nhiều phương pháp tạo cá Rô phi đơn tính: 
Chọn riêng cá đực từ cỡ 30 g/con bằng phương pháp thủ công. 
Dùng Hoormon để chủ động chuyển giới tính từ cá rô phi bột. 
Lai cá Rô phi vằn với cá Rô phi đen hoặc cá Rô phi khác để có đàn cá giống có 
tỉ lệ cá đực từ 90 – 100% 
Tạo ra cá Rô phi siêu đực bằng con đường di truyền. 
Chọn giống Rô phi qua nhiều thế hệ, tạo dòng tam bội có sức lớn nhanh. 
Cá Quả (Lóc) Channa striatus (Bloch, 1793): cá phân bố ở ao hồ, ruộng từ nam 
ra bắc ở nước ta. Cá thuộc cỡ trung bình, con lớn nhất đạt đến 5 -7 kg và sống đến 4 
-5 năm. Cá tăng trưởng nhanh, năm thứ nhất có chiều dài 15 -16cm, cá 2 tuổi đạt 21 
– 23cm, cá 3 tuổi 27 -28cm. Cá khai thác thường có khối lượng 300- 500 hoặc cao 
hơn. Cá Quả là cá dữ điển hình. Thức ăn của cá trưởng thành gồm các loại cá con, 
tôm tép, nòng nọc, ngóe. Cá Quả tìm kiếm thức ăn ven hồ, quanh các bãi cỏ, bụi 
thực vật và có tập tính rình mồi. Cá thành thục sau 1 tuổi, mùa sinh sản từ tháng 4 – 
6,7. Cá đẻ trứng nổi trong thực vật được bố mẹ lựa chọn. Khi sinh sản cá có hiện 
tượng ghép đôi, cá bố mẹ đều bảo vệ trứng. Cá con nở ra quyện với nhau thành đàn 
ăn nổi được bố mẹ chăm sóc và dẫn dắt tìm thức ăn ở ven ao, hồ cho đến cỡ 3 -4 
cm. Sau đó cá phân tán và sống tự lập. Sức sinh sản của cá thấp, 7 – 8 nghìn trứng. 
Trong mùa sinh sản cá chỉ đẻ 1 -2 lứa. Cá có thịt chắc, ngon thơm khi còn tươi. Cá 
có khả năng chịu được nước có hàm lượng oxy thấp, dễ vận chuyển và bán cá tươi 
trong các chậu cá. 
 116
Cá Hồng Lutjianus erythropterus Bloch: họ cá Hồng (Lutjianidae) có nhiều loài 
là đối tượng quan trọng của nghề cá như cá Hống (Lutjianus erythropterus), cá 
Hồng chấm đen (L. russelli) cá Hồng dải đen (L. vitta) ... 
Cá Hồng (L. erythroptrrus) thường phân bố ở sải nước sâu trên 40 m, song tập 
trung ở sải nước 40 – 90 m với nhiệt độ và độ muối tương ứng là 19 -250 và 33 – 
34‰. Sản lượng đánh bắt cao ở những nơi chất đáy là bùn, bùn pha cát. Đáy cát có 
sản lượng thấp. Cá thường có chiều dài 350 – 450 mm. Năm đầu cá lớn nhanh, 
nhưng năm sau cá lớn với tốc độ chậm dần, cá khai thác chủ yếu 4 tuổi. Tuổi thọ 
cao nhất của cá là 7 năm. Cá Hồng thường ăn các loại cá nhỏ thuộc họ cá Liệt 
(Leiognathidae), cá Bò (Balistidae), cá Phèn (Upeneus), cá Miền (Caesio), cá 
Lượng (Nemipterus) các loại tôm, mực, ốc.. Cá sinh sản lần đầu ở kích thước 
240mm ở lứa tuổi 2 – 4. Bãi đẻ của cá Hồng tập trung ở độ sâu 40 – 80m. 
Cá Vược hay cá Chẽm Lates calcarifer (Bloch): cá sống ven biển nhiệt đới và 
cận nhiệt đới. Cá thường vào kiếm ăn cửa sông và các đầm nước lợ. Cá có cỡ khá 
lớn, cỡ cá trung bình khai thác 30 cm nặng trên dưới 1 kg. Cá Vược thuộc loại cá 
dữ, cá ăn cá, tôm là chủ yếu cá lớn rất nhanh. Mùa đẻ vào tháng 4 -5, thịt cá vược rất 
thơm ngon 
Câu hỏi cuối chương: 
1. Hệ thống phân loại, đặc điểm sinh học các loài cá nước ngọt của Việt 
Nam? 
2. Hệ thống phân loại, đặc điểm sinh học các loài cá biển Việt Nam? 
 117
Bài mở đầu 1 
Chương 1. HÌNH THÁI GIẢI PHẪU CỦA CÁ 2 
I. Hình thái bên ngoài 2 
1. Kích thước và hình dạng cá 2 
2. Kích thước của cá 5 
3. Các cơ quan bên ngoài 5 
4. Da và các sản phẩm của da 7 
5. Cấu tạo và chức năng của vây cá 10 
II . Hệ xương 12 
1. Sự phát triển của bộ xương 12 
2. Bộ xương cá 12 
III. Hệ cơ 16 
1. Cấu tạo và chức năng của các loại tế bào cơ 17 
2. Đặc điểm của hệ cơ của cá 17 
IV. Hệ thần kinh 18 
1. Hệ thần kinh trung ương 19 
2.Thần kinh ngoại biên 20 
 3. Hệ thần kinh thực vật 21 
V. Cơ quan cảm giác 22 
2. Cơ quan xúc giác 22 
2. Cơ quan vị giác (Gustatory organ 22 
3. Cơ quan khứu giác 23 
4. Cơ quan thính giác 23 
5. Cơ quan thị giác 23 
VI. Tuyến nội tiết 24 
2. Tuyến não thuỳ thể 25 
2. Tuyến giáp trạng 25 
3. Tuyến sinh dục 26 
4.Tuyến trên thận 26 
5. Tuyến tuỵ nội tiết 26 
6. Tuyến Ngực 26 
7. Tuyến đuôi 26 
VII. Hệ tiêu hóa 
27 
1. Cấu tạo ống tiêu hoá 27 
2. Cấu tạo và chức năng của tuyến tiêu hoá 30 
3. Quan hệ giữa thức ăn và cấu tạo của bộ máy tiêu hoá. 31 
VII. Hệ hô hấp 33 
1. Mang 34 
2. Cơ quan hô hấp phụ 35 
VIII. Hệ tuần hoàn 36 
1. Máu 36 
 118
2. Hệ thống mạch máu 37 
3. Cơ quan tạo máu 38 
4. Tuần hoàn bạch huyết 38 
IX. Hệ niệu sinh dục của cá 39 
1. Cơ quan sinh dục 
2. Cơ quan bài tiết 
39 
40 
CHƯƠNG II. SINH THÁI HỌC CÁ 
I. Nước là môt trường thuận lợi cho đời sống của cá 
1. Những nhân tố vô sinh chính trong môi trường nước 
43 
43 
2. Ảnh hưởng của các nhân tố sinh học 56 
II. Các khâu chủ yếu trong chu kì sống của cá 
1. Sinh thái học dinh dưỡng ở cá 
63 
2. Sinh trưởng và phát triển của cá 67 
3. Sự sinh sản của cá 75 
4. Sự di cư của cá 81 
CHƯƠNG III. HỆ THỐNG PHÂN LOẠI CÁ 
I. Vị trí của cá trong hệ thống động động vật có dây sống 
85 
II. Các thứ hạng trong phân loại 86 
III. Các phương pháp phân loại cá 86 
IV. Các dấu hiệu phân loại 87 
V. Hệ thống phân loại các loài dạng cá và cá đến phân bộ 88 
CHƯƠNG IV. PHÂN BỐ ĐỊA LÝ CÁ 
I. Phân bố địa lý cá biển 
99 
A. Phân vùng địa lý cá sống ven bờ (Littoral) và đặc trưng khu hệ 
của các phân vùng 
100 
B. Phân vùng địa lý và đặc trưng khu hệ cá sống biển khơi đại dương 101 
C. Phân vùng địa lý và đặc trưng khu hệ cá sống biển sâu (Oceanic 102 
II. Phân bố địa lý cá nước ngọt 102 
III. Phân bố địa lý cá biển và cá nước ngọt Việt Nam 105 
CHƯƠNG V. CÁC LOÀI CÁ CÓ GIÁ TRỊ KINH TẾ. 108 
1. Đặc tính chung về sinh học của các loài cá kinh tế ở Việt Nam 108 
2. Các loài cá kinh tế chủ yếu ở nước ta 108 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_mon_ngu_loai.pdf