Yếu tố tâm linh trong tuồng bản Đào Tấn

Trong văn học trung đại nói chung và tuồng bản của Đào Tấn nói riêng, yếu tố

tâm linh thường được thể hiện dưới dạng các quan niệm tôn giáo, không gian tâm linh,

thời gian tâm linh, các mô típ tâm linh, các thực thể tâm linh như: trời, phật, thần, tiên,

cầu cúng, khấn vái, hồn ma, hóa kiếp, phép thuật, tướng số, bói toán, phong thủy, điềm

báo, báo ứng, mộng. Những biểu hiện văn hóa tâm linh đặc sắc và phong phú như vậy

cho thấy tuồng bản của Đào Tấn không chỉ có giá trị to lớn về mặt nội dung, về văn hóa

tín ngưỡng mà còn có giá trị cao về mặt nghệ thuật trong việc thể hiện sâu sắc tư tưởng

thời đại thông qua việc phản ánh hiện thực của đời sống muôn màu muôn vẻ

Yếu tố tâm linh trong tuồng bản Đào Tấn trang 1

Trang 1

Yếu tố tâm linh trong tuồng bản Đào Tấn trang 2

Trang 2

Yếu tố tâm linh trong tuồng bản Đào Tấn trang 3

Trang 3

Yếu tố tâm linh trong tuồng bản Đào Tấn trang 4

Trang 4

Yếu tố tâm linh trong tuồng bản Đào Tấn trang 5

Trang 5

Yếu tố tâm linh trong tuồng bản Đào Tấn trang 6

Trang 6

Yếu tố tâm linh trong tuồng bản Đào Tấn trang 7

Trang 7

Yếu tố tâm linh trong tuồng bản Đào Tấn trang 8

Trang 8

Yếu tố tâm linh trong tuồng bản Đào Tấn trang 9

Trang 9

Yếu tố tâm linh trong tuồng bản Đào Tấn trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 12 trang minhkhanh 8060
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Yếu tố tâm linh trong tuồng bản Đào Tấn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Yếu tố tâm linh trong tuồng bản Đào Tấn

Yếu tố tâm linh trong tuồng bản Đào Tấn
TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 7/2016 55 
YẾU TỐ TÂM LINH TRONG TUỒNG BẢN Đ0O TẤN 
Đinh Thị Kim Thương1 
Trường Đại học Thủ đô Hà Nội 
Tóm tắt: Trong văn học trung đại nói chung và tuồng bản của Đào Tấn nói riêng, yếu tố 
tâm linh thường được thể hiện dưới dạng các quan niệm tôn giáo, không gian tâm linh, 
thời gian tâm linh, các mô típ tâm linh, các thực thể tâm linh như: trời, phật, thần, tiên, 
cầu cúng, khấn vái, hồn ma, hóa kiếp, phép thuật, tướng số, bói toán, phong thủy, điềm 
báo, báo ứng, mộng... Những biểu hiện văn hóa tâm linh đặc sắc và phong phú như vậy 
cho thấy tuồng bản của Đào Tấn không chỉ có giá trị to lớn về mặt nội dung, về văn hóa 
tín ngưỡng mà còn có giá trị cao về mặt nghệ thuật trong việc thể hiện sâu sắc tư tưởng 
thời đại thông qua việc phản ánh hiện thực của đời sống muôn màu muôn vẻ. 
Từ khóa: Văn học, văn hóa tâm linh, yêu tố tâm linh, tuồng bản Đào Tấn. 
1. MỞ ĐẦU 
“Văn học và văn hóa tâm linh (mysterious culture) vốn có mối liên hệ khăng khít trong 
lịch sử văn học của bất cứ dân tộc nào” (Trần Đình Sử) [1]. Tâm linh là một phần của cuộc 
sống con người, văn học phản ánh hiện thực đồng thời phản ánh yếu tố tâm linh trong đó. 
Yếu tố tâm linh trong văn học tồn tại như một cách giải quyết mâu thuẫn giữa hiện thực và 
khát vọng, giữa cái hữu hạn và cái vô hạn, nó thể hiện sức mạnh tinh thần và niềm tin tuyệt 
đối của con người vào những giá trị chân thiện mỹ vĩnh hằng mà con người luôn theo đuổi 
nhưng không để có được trong hiện thực. 
Yếu tố tâm linh như một vô thức văn hóa được ký giải trong tác phẩm văn học, nó thể 
hiện nhận thức và niềm tin của con người trong thời đại nhất định, yếu tố tâm linh mang 
đặc trưng thời đại. Trong văn học trung đại nói chung và tuồng bản của Đào Tấn nói riêng, 
yếu tố tâm linh thường được thể hiện dưới dạng các quan niệm tôn giáo, tín ngưỡng dân 
gian, không gian, thời gian tâm linh, các mô típ tâm linh, các thực thể tâm linh như: trời 
phật, thần, tiên, hồ ly, yêu quái, cầu cúng, khấn vái, hồn ma, hóa kiếp, phép thuật, điềm 
báo, báo ứng, mộng... 
1 Nhận bài ngày 28.07.2016; gửi phản biện và duyệt đăng ngày 20.08.2016 
Liên hệ tác giả: Đinh Thị Kim Thương; Email: dtkthuong@daihocthudo.edu.vn 
56 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ H NỘI 
2. NỘI DUNG 
2.1. Quan niệm Phật giáo và triết lý, tín ngưỡng dân gian trong tuồng bản của 
Đào Tấn 
Nhìn một cách tổng thể, hầu hết các tuồng bản của Đào Tấn đều được viết dưới sự chi 
phối của những quan điểm Nho giáo, như tam cương, ngũ thường, đề cao Hiếu, Nghĩa, Lễ, 
Tiết, Tín và tuyệt đối hóa đạo Trung quân. Điều này cũng dễ hiểu, vì ông là một người 
được đào tạo từ Nho học, là một nhà khoa bảng Nho học và là một ông quan theo lý tưởng 
Nho học. Nhưng nghiên cứu một cách sâu sắc có thể nhận thấy các sáng tác của Đào Tấn 
chịu sự ảnh hưởng không nhỏ của quan niệm Phật giáo và các triết lý, tín ngưỡng dân gian 
mà như nhà nghiên cứu Mang Viên Long nhận định “Đào Tấn đã sớm thấy các học thuyết 
xưa cũ của nhà Nho không còn phù hợp với những biến chuyển, đổi thay của thời thế, nhất 
là không giúp ông giải thoát các bế tắc trong cuộc sống cũng như sáng tác. Đào Tấn đã bắt 
đầu chuyển hướng... ” [2]. 
Quan niệm Phật giáo và triết lý dân gian chủ đạo trong tuồng bản của Đào Tấn là quan 
niệm về nhân quả. Cốt truyện của các tuồng bản thường được vay mượn từ Trung Quốc. 
Tuy nhiên, trong quá trình biên soạn, Đào Tấn đã mượn quan niệm nhân quả để triển khai 
tình tiết kịch. Với triết lý “gieo nhân nào gặp quả ấy”, “ở hiền gặp lành” hầu hết các tuồng 
bản đều kết thúc “có hậu”. Quả báo dành cho các nhân vật ác luôn là cái chết bi thảm, là sự 
trừng phạt thích đáng cho những tội ác mà chúng gây ra. Đó là sự thảm bại của anh em Tạ 
Thiên Lăng, Tạ Ôn Đình, Tạ Lôi Phong, Tạ Lôi Nhược (Sơn Hậu), là sự diệt vong của lũ 
yêu tinh, hồ ly (Trầm Hương Các), cái chết nhục nhã của tên phản bội Tiết Nghĩa (Hộ Sinh 
đàn)... Còn những người lương thiện luôn được hưởng thành quả bằng một kết thúc viên 
mãn. Sau những gian khổ và mất mát hy sinh, đội quân Đổng Kim Lân, Phàn Định Công, 
Phàn Diệm đã bảo vệ được Thứ phi cùng hoàng tử, giữ vững cơ nghiệp nhà Tề (Sơn Hậu), 
Xuân Hương, Phương Cơ cứu hoàng hậu cùng thái tử thoát nạn (Khuê các anh hùng), Trần 
Thị Lan Anh sinh con được thần bảo hộ bình an (Hộ sinh đàn)... 
Quan niệm về tịnh độ cũng là một yếu tố tâm linh quan trọng trong sáng tác tuồng của 
Đào Tấn. Hành thiện tức là tu Phật, “Tâm chánh là tâm phật, tâm tà là tâm ma”. Cứu cánh 
của tu hành không chỉ là được phúc làm giàu, làm quan mà là vãng sanh. Những cụm từ 
như “Nam mô A Di Đà Phật”, “Siêu sinh tịnh độ” là những cụm từ gắn với các sáng tác 
tuồng của Đào Tấn. Quan niệm này được thể hiện rõ nét trong Sơn Hậu, Trầm Hương các, 
Hoàng Phi Hổ quá giới bài quan, Hộ Sinh đàn, Khuê các anh hùng... với các mô típ Phật 
đón linh hồn người chết để siêu sinh, tịnh độ, niệm kinh phật, nương nhờ cửa phật, tu tại 
các chùa, am... Nếu Đạo Phật trong thơ Đào Tấn là một đạo phật thoang thoảng hương vị 
TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 7/2016 57 
thiền cao thâm, thì Đạo Phật trong tuồng bản của Đào Tấn là Đạo Phật tịnh độ dễ hiểu, gần 
gũi với đối tượng bình dân, khán giả sân khấu. 
Trong các sáng tác của mình, Đào Tấn còn đề cập nhiều đến quan niệm của Phật giáo 
và tín ngưỡng dân gian về hồn, xác, siêu thoát, luân hồi. Tín ngưỡng dân gian Việt Nam 
chịu sự ảnh hưởng sâu sắc của Phật giáo cho rằng con người gồm hai bản thể linh hồn và 
thể xác. Cái chết đi là thể xác, còn linh hồn sẽ được siêu sinh vào vòng luân hồi chuyển thế 
tùy theo nghiệt duyên kiếp trước con người tạo ra. Trong tuồng bản của Đào Tấn, chỉ 
những người lương thiện khi chết đi mới tồn tại linh hồn và được vãng sinh về Tây 
Phương. Ở Trầm Hương các, Đắc kỷ, một cô gái hiền hậu bị hồ ly sát hại để lấy xác, đã 
được Bồ Tát Địa Tạng Vương cứu độ siêu thoát. Trong Hoàng Phi Hổ quá giới bài quan, 
Giản Thị bị Trụ vương sát hại được “Ngọc Hoàng chuẩn cứu lên chốn tiên bang”. Trong 
Hộ Sinh đàn, Dương Tú Hà ...  qua hai con đường là hiện hồn (giao tiếp trực 
tiếp) và thác hồn (giao tiếp gián tiếp qua nhân vật thứ ba được ủy thác của hồn). Xuất phát 
từ quan niệm này, mô típ hiện hồn được Đào Tấn khai thác sử dụng khá thành công trong 
các tuồng bản của mình. 
Đầu tiên, phải kể đến màn hiện hồn kinh điển trong tuồng Sơn hậu. Trong lớp Đại 
chiến Kim Lân, hồn Linh Tá giải vây, Khương Linh Tá bị Tạ Ôn Đình chém lìa đầu mà vẫn 
ôm đầu chạy bảo vệ cho Đổng Kim Lân đưa Thứ phi Phương Cơ rời đi. Đêm ấy, Kim Lân 
bị giặc vây giữa núi rừng. Hồn Linh Tá đã hiện lên cầm đèn soi và dẫn đường cho Kim Lân 
đi tắt, vượt trùng vây để ra thành Sơn hậu. Việc hiện hồn của Linh Tá được miêu tả qua lời 
kể của Kim Lân nhuốm màu sắc kì ảo, vẻ đẹp bi hùng và niềm đau vô tận đối với người 
bạn cùng vào sinh ra tử mà giờ cách biệt âm dương: 
“Hiển hiển hiện chân hiển hiện 
Anh linh thị anh linh!... 
Đoái bên non thấy ngọn lửa hỏa hào 
Giục tuấn mã từ từ theo dõi... 
Mặt đoái nhìn chói chói dường sao 
62 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ H NỘI 
Sau dù đem lại Tề trào 
Dốc đền ơn đó mới đành dạ đây 
Hòa thương hòa tiếc hây hây 
Âm dương một phút biến rời đệ huynh”. 
Linh Tá cùng với ngọn đèn trong đêm đen tăm tối giữa trùng vây quân thù là biểu 
tượng thiêng liêng của tình bạn, vẻ đẹp bất tử của sự thủy chung và niềm tin vĩnh cửu vào 
sự tất thắng của chính nghĩa. Chính ngọn đèn đó đã soi sáng, mở đường cho những thắng 
lợi nối tiếp của quân Phàn Diệm, Kim Lân góp phần phục hưng cơ nghiệp nhà Tề. 
Khác với Linh Tá chỉ hiện hồn bằng hành động, linh hồn Giả thị (Hoàng Phi Hổ quá 
giới bài quan) và Đát Kỷ (Trầm Hương các) lại trực tiếp đối thoại, bộc lộ tâm trạng u uất, 
những cảm xúc bị đè nén và sự vương vấn, nhung nhớ cõi trần chưa thể siêu sinh. 
Khi hiện hồn ở miếu thần, Giả thị bảy tỏ nỗi uất hận khi vợ chồng phải phân ly xa 
cách, nỗi nhớ chồng thương con canh cánh trong tâm... 
“Hồn Giả thị: Ái a phu quân a! 
 Bài (Bán thán bán oán) 
 Hàn phong vô ảnh nguyệt vô hương 
 Phong nguyệt bình phân các đoạn trường 
 Nhất hướng u sầu hà xứ thị 
 Trùng sơn cách thủy lộ mang mang... 
 Trướng phụng từ một thuở phân gương 
 Màn hùm chẳng ba trăng chích gối 
 Phu quân ôi! 
 Chàng lao lục thanh sơn bích hải là cũng vì em ngọc nát hương phai 
 Ôi con con ôi! 
 Con tiêu diêu tử phủ kim đài con có hay nỗi mẹ trăng khuya gió sớm 
 Hà... Bước dị lộ hà cũng thê thảm...” 
Đào Tấn sử dụng bài thán kết hợp với lời thơ ai oán nghe đau đến xé lòng. Hoàn cảnh 
ly biệt thật tang thương, vợ chồng chỉ được gặp nhau trong ảo ảnh và nước mắt cứ thế tuôn 
rơi không ngớt. Đau đớn cho số phận, tình nghĩa phu thê bao năm mà giờ oan trái “phân 
gương” “trùng sơn cách thủy”, nỗi ân hận người mẹ khi chết cũng không được gặp con... 
thật là bi thương, thật là “thê thảm”. 
Cũng với cảm xúc ai oán, thê lương đó, hồn Đát Kỷ bày tỏ nỗi đau khi bất ngờ gặp 
cảnh sinh ly tử biệt, đau đáu nỗi lo về song thân phụ mẫu khi nàng chết mà chưa tròn 
đạo hiếu: 
TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 7/2016 63 
“Hồn:... Cố phục cù lao thâm luyến niệm 
... Tử danh ly biệt khổ tư ta” 
Việc hồn Giả thị và Đát Kỷ còn oán than, vương vấn cõi trần phản ánh rõ nét quan 
niệm của người Việt về linh hồn sau khi chết. Con người sau khi chết đều thấy bất ngờ, 
không tin mình đã chết, họ luyến tiếc cuộc sống dương thế, nhớ thương những người thân 
của mình. Đối với những người chết oan, chưa kịp trăng trối hoặc căn dặn người thân thì 
sự luyến tiếc càng lớn và họ không chịu đầu thai. Họ mong muốn được trở lại dương thế để 
gặp người thân hoặc được lập đàn giải oan để giãi bày oan khuất, thực hiện tâm nguyện 
cuối cùng trước khi siêu sinh chuyển kiếp. Đào Tấn đã giúp Giả thị và Đát Kỷ thực hiện 
tâm nguyện ấy đồng thời truyền tải tinh thần nhân đạo và tính nhân văn sâu sắc về tình yêu 
thương trân trọng con người. 
2.3. Không gian và thời gian tâm linh trong tuồng bản của Đào Tấn 
Không gian là môi trường tồn tại của con người: dòng sông, cánh đồng, ngọn núi, đèo 
xa, biển cả... Không gian là nơi tác giả triển khai sự kiện, biến cố, là chỗ cho nhân vật hoạt 
động. Khái niệm không gian chúng ta vẫn đề cập đến chính là không gian vật lý. Không 
gian vật lý không phải là cõi không gian duy nhất của vũ trụ. Cao hơn không gian vật lý 
còn có không gian tâm linh với những quy luật hoàn toàn mới lạ mà tri giác của con người 
cũng không thể biết được. Tôn giáo nào cũng chú trọng vào thế giới tâm linh này với niềm 
tin và thêm thắt các phỏng đoán, các tưởng tượng vô cùng hấp dẫn về thế giới đó. Các tôn 
giáo cũng cho rằng, ngoài không gian vật lý vũ trụ còn có cõi giới siêu hình thiên đường, 
địa ngục... các cõi giới siêu hình đó tồn tại một cách khách quan giống như không gian vật 
lý chứa đựng nhiều sinh vật cao cấp như Ngọc Hoàng, các vị thần linh, các loài quỷ sứ yêu ma... 
Trầm Hương các mượn cốt truyện Phong thần diễn nghĩa để viết lại, tác phẩm này 
được Đào Tấn xây dựng thành một không gian tâm linh thần bí đậm chất liêu trai. Một các 
Trầm Hương thờ Nữ Oa linh thiêng tương thông với cõi tiên giới, bất gì lời nói, hành động 
nào diễn ra ở các Trầm Hương thì thần Nữ Oa ở cõi tiên đều như đang được chứng kiến. Vì 
vậy nên khi vua Trụ có những lời nói và hành động suồng sã với bức tượng làm bằng gỗ 
trầm hương thì cũng như đang trực tiếp ghẹo trêu thần Nữ Oa. Điều đó làm chúng ta liên 
tưởng, trong thế giới này, các vị thần có năng lực siêu nhiên quảng đại, có thể biết được 
mọi chuyện trong thiên hạ. Trong thế giới này có Phật, có tiên, có thần và có cả yêu tinh, 
yêu quái. Con người, thần tiên và yêu ma cùng chung sống với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau. 
Thế giới này cũng có quy luật riêng, có lực lượng thống trị áp chế và sai bảo những thế lực 
khác. Vậy nên khi “chốn uy linh nhiều tiếng lăng khi” Thần Nữ Oa bèn “chiêu yêu huyền 
xuất không trung”. Hồ Ly, yêu quái bèn trở thành công cụ để trừng phạt cái ác: 
64 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ H NỘI 
“Hồ Ly: Phụng chiếu văn, phụng chiếu văn... 
(Tẩu) Trực hướng triều Ca, dả diệu thuật tiềm khuynh bạo chúa 
Tạ từ đơn phủ, trượng tôn linh đắc triển vị tài 
(Thẳng tới cung vua, dùng phép lạ diệt trừ bạo chúa 
Giã từ điện thánh, dựa oai linh thi thố tài hèn)” 
Màn đoạt xác Đát Kỷ của Hồ Ly được miêu tả trong một không gian mập mờ tràn đầy 
yêu khí “Gió ở đâu ngùn ngụt... Đèn trong trướng leo leo”, không gian quỷ mị này là bối 
cảnh thích hợp để hồ ly ra tay đuổi hồn nhập xác “hồn bất định, hồn bất định...nguyện khả 
thân, nguyện khả thân”. Hồn Đát Kỷ chết đi lại bước vào một thế giới tâm linh khác được 
Địa tạng đón về cõi hư vô để siêu sinh tịnh độ. Trong thế giới này tiếp tục xuất hiện các 
nhân vật tâm linh như Phật Như Lai, Quan Âm Bồ Tát, và ở đây Đát Kỷ lại được kể cho 
biết về một thế giới tâm linh khác, thế giới tiền kiếp của mình là “người hầu dưới bệ đốt 
hương lễ Phật, bỗng sinh thói tục, nép bên đèn mỉm cười dâng hoa nên bị đọa xuống trần 
gian, mười sáu tuổi hoa hờn liễu thẹn” nay “trần duyên dĩ mãn,... đồng quy tịnh độ”. Các 
không gian tâm linh lồng ghép vào nhau, từ thế giới thực sang thế giới ảo, từ trần gian đến 
thiên đình, thế giới con người đến với thế giới thần tiên, yêu ma cùng tồn tại và gây ảnh 
hưởng lẫn nhau theo quy luật nhân quả... Có thể nói rằng không gian chính chi phối tuồng 
bản Trầm Hương các là không gian tâm linh. Trong đó không chỉ có thế giới con người, có 
thế giới thần phật mà thế giới của yêu tinh, yêu quái cũng được miêu tả một cách sinh 
động. Đó là thế giới hoang dã, thú tính của quần yêu mà không cách nào che giấu được. 
Khi Hồ Ly mở yến chiêu mời quần yêu về dự tiệc, Hồ Ly dạy chúng giả tiên nhưng bản 
chất yêu quái vẫn từ từ được bộc lộ, chúng thích ăn thịt sống, “uống rượu hi ha”, nôn mửa 
khắp nhà và bị lộ cái đuôi yêu quái. Khi bị truy sát, chúng bỏ chạy tán loạn, hiện nguyên 
hình và chui vào mả để chốn... 
Tương tự như Trầm Hương các, các tuồng bản Sơn hậu, Hộ sinh đàn, Hoàng Phi Hổ 
quá giới bài quan, Khuê các anh hùng... cũng chứa đựng những không gian tâm linh mang 
đậm màu sắc Phật giáo và tín ngưỡng dân gian. Chính những nét văn hóa riêng biệt này 
biểu hiện rõ đặc trưng đa hợp của văn hóa dân tộc. Vì vậy mặc dù mượn cốt truyện nước 
ngoài nhưng các tác phẩm của ông vẫn hết sức gần gũi với người Việt. 
Mỗi hành động, sự kiện đều phải xảy ra ở một thời điểm nào đó. Vì vậy, đi liền với 
không gian tâm linh là thời gian tâm linh. Thời gian tâm linh là thời gian mang tính quan 
niệm và cá nhân. Thời gian tâm linh trong tuồng thường là thời gian ước lệ. Thời điểm 
được chọn để xuất hiện các yếu tố tâm linh thường là đêm tối, chạng vạng hoặc rạng sáng. 
Đó là những thời điểm vượng âm khí hoặc thời khắc giao nhau giữa ngày và đêm. Đát Kỷ 
bị đoạt hồn khi “đã khuya khoắt ỷ khôn làm tỉnh”, Linh Tá xuất hiện soi đường giữa đêm 
TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 7/2016 65 
tối mịt mùng, Giả Thị hiện hồn khi Hoàng Phi Hổ đang ngủ bỗng thấy “Gió phút động bên 
màn/ Kìa tay ai cầm đuốc?”... 
Thời gian tâm linh có thể làm ta quên đi sự khác biệt trong hiện thực vì nó tiếp nối 
hiện thực, nhập làm một với thời gian trong hiện thực hoặc là một phần của hiện thực. Do 
đặc trưng của sân khấu truyền thống Việt Nam là tự sự - trữ tình, diễn tiến các sự kiện diễn 
ra theo một chiều, các sự kiện tiếp nối nhau xuất hiện theo thời gian một cách tuần tự nên 
thời gian thực và thời gian tâm linh xen kẽ nối tiếp nhau. Sự chuyển biến thời gian trong 
tuồng rất nhanh, chỉ qua lời thuật của nhân vật mà ta có thể đi từ không gian này sang 
không gian khác, từ thời gian thực đến thời gian tâm linh trong nháy mắt. 
Thời gian tâm linh trong tuồng có những nhịp điệu, sắc độ riêng để phản ánh hiện 
thực. Yếu tố tâm linh xuất hiện trong tuồng thường mang một ý nghĩa nhất định nên chứa 
đựng trong đó khoảng sâu văn hóa cần diễn giải. Vì vậy thời gian tâm linh cũng có thể 
được rút ngắn trong một câu trần thuật hay kéo dài bằng cách miêu tả rất tỉ mỉ mọi diễn 
biến tâm trạng, mọi diễn biến hành động của nhân vật, các sự kiện hoặc nhấn nhá trong câu 
ca, lời hát. Khương Linh Tá hiện hồn soi đèn cho Kim Lân cả đêm nhưng thời gian hiện 
hồn được nén đọng trong một câu trần thuật. Giả Thị hiện hồn than khóc với chồng trong 
chốc lát nhưng tâm tư tình cảm dãi bày đến cả lớp tuồng. Thời gian tâm linh là biểu hiện 
sinh động của thời gian nghệ thuật trong tuồng. 
2.4. Ý nghĩa của yếu tố tâm linh trong tuồng bản của Đào Tấn 
Tâm linh là niềm tin vào thế giới bên kia, vào các sức mạnh siêu nhiên chi phối thực 
tế, hoặc các khả năng biến đổi số phận con người hoặc giải đáp trạng thái nhân sinh hiện 
hữu. Niềm tin ấy thể hiện trong thế giới quan, được kiến tạo bởi các kí hiệu và diễn ngôn 
tâm linh. Thế giới ấy có thần, Phật, Chúa Trời, ma, quỷ, tức là các biểu tượng, các siêu kí 
hiệu, bên dưới có vô vàn các kí hiệu bậc thấp, các mô hình tự sự, các mô típ, các mẫu gốc 
lặp đi lặp lại. 
Vào thời cổ đại, trung đại, khi tư tưởng khai sáng chưa chiếu rọi, yếu tố tâm linh 
chiếm địa vị chủ đạo. Bởi tất cả mọi nhu cầu, ước mơ, khát vọng chỉ tồn tại như những ý 
niệm và được giải quyết bằng thế giới tâm linh. 
Yếu tố tâm linh xuất hiện khi con người cảm thấy bất lực và bế tắc với thực tại, chỉ có 
con đường giải quyết tốt nhất bằng thế giới tâm linh. Vì vậy yếu tố tâm linh xuất hiện trong 
tuồng bản thường ở những nút thắt, những cao trào kịch mà không thể giải quyết được theo 
logic thông thường. Đối với nghệ thuật tuồng, yếu tố tâm linh có vai trò để hóa giải nút 
thắt và thúc đẩy tình huống kịch phát triển. Trong Hoàng Phi Hổ quá giới bài quan, khi 
Hoàng Phi Hổ nghỉ lại miếu thần, nếu hồn Giả Thị không thác mộng thì Hoàng Phi Hổ sẽ 
66 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ H NỘI 
bị thiêu chết, trong Sơn Hậu, nếu không có hổ thần cõng Thứ Phi đến chùa thì Thứ phi và 
hoàng tử sẽ chết, trong Hộ sinh đàn, nếu không có sự giúp đỡ của thần linh thì Lan Anh 
cũng không thể mẹ tròn con vuông giữa chốn rừng thiêng nước độc... 
Trong tuồng bản của Đào Tấn, yếu tố tâm linh không chỉ là hiện thực đời sống văn hóa 
tinh thần của dân tộc được khúc xạ. phản ánh vào mà còn thể hiện sự bất lực của con người 
trước thực tại xã hội và khát vọng có một lực lượng siêu nhiên có thể đem lại công lý, công 
bằng hoặc giải thoát con người khỏi bể khổ. 
3. KẾT LUẬN 
Đào Tấn trong sáng tác văn tuồng đã phản ánh một cách tự nhiên sinh động thế giới 
tâm linh của người Việt. Đó là thế giới tâm linh có màu sắc đa hợp của Nho – Phật – Đạo, 
pha trộn giữa văn hóa Trung Hoa và văn hóa Việt Nam, giữa văn hóa bác học và văn hóa 
dân gian, giữa văn hóa sinh hoạt cung đình và văn hóa đời thường. Yếu tố tâm linh là một 
phương thức độc đáo để truyền tải nội dung và quan niệm thẩm mỹ nghệ thuật của Đào 
Tấn trong tuồng, làm nên giá trị khu biệt cho các tác phẩm của hậu tổ nghệ thuật tuồng. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Trần Đình Sử (2014), Văn học và văn hóa tâm linh. 
https://trandinhsu.wordpress.com/2014/03/21/van-hoc-va-van-hoa-tam-linh/ 
2. Mang Viên Long (2006), “Ảnh hưởng của Đạo Phật trong đời sống và tác phẩm của nhà viết 
tuồng Đào Tấn”, trong Thời Văn 7 – Hợp tuyển văn chương & tri thức, Nxb Văn nghệ Thành 
phố Hồ Chí Minh. 
3. Lê Thu Yến, Đàm Anh Thư (2012), “Mộng - niềm tin tâm linh trong văn học trung đại”, Tạp 
chí Khoa học, Đại học Sài Gòn. 
SPIRITUAL ELEMENTS IN DAO TAN’S CLASSICAL DRAMA 
Abstract: In Medieval Literature in general and Dao Tan’s classical drama (Tuong) in 
particular, spiritual elements are usually expressed in forms of religious concepts, 
spiritual space, time, motif and entities such as: Gods, Buddha, praying, ghost, magic, 
astrology, divination, geomancy, omens, retribution, dream... These special and spiritual 
culture features showed that Dao Tan’s classical drama brings to not only great value in 
terms of contents and cultural beliefs, but also high value in terms of art in expressing 
profound ideas of the era through reflecting the reality of different aspects of life. 
Keywords: literature, spiritual culture, spiritual elements, Dao Tan’s classical drama. 

File đính kèm:

  • pdfyeu_to_tam_linh_trong_tuong_ban_dao_tan.pdf