Ý nghĩa giáo dục của thơ Tố hữu đối với học sinh tiểu học

Ở nhà trường Tiểu học, môn Văn chưa được giảng dạy như một môn học độc

lập mà được tích hợp thông qua dạy học môn Tiếng Việt. Với tư cách là ngữ liệu trong

các bài học Tiếng Việt, những bài thơ/ trích đoạn đoạn thơ của Tố Hữu chứa đựng nhiều

bài học giáo dục quý giá đối với học sinh Tiểu học, nổi bật là giáo dục lí tưởng, giáo dục

nhân cách, giáo dục thẩm mĩ

Ý nghĩa giáo dục của thơ Tố hữu đối với học sinh tiểu học trang 1

Trang 1

Ý nghĩa giáo dục của thơ Tố hữu đối với học sinh tiểu học trang 2

Trang 2

Ý nghĩa giáo dục của thơ Tố hữu đối với học sinh tiểu học trang 3

Trang 3

Ý nghĩa giáo dục của thơ Tố hữu đối với học sinh tiểu học trang 4

Trang 4

Ý nghĩa giáo dục của thơ Tố hữu đối với học sinh tiểu học trang 5

Trang 5

pdf 5 trang minhkhanh 10100
Bạn đang xem tài liệu "Ý nghĩa giáo dục của thơ Tố hữu đối với học sinh tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ý nghĩa giáo dục của thơ Tố hữu đối với học sinh tiểu học

Ý nghĩa giáo dục của thơ Tố hữu đối với học sinh tiểu học
TP CH KHOA HC − S
 13/2017 27 
 NGH1A GI	O D2C C&A TH3 T4 H5U 
4I V6I H(C SINH TI7U H(C 
Phùng Thị Hoa1 
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 
Tóm tắt: Ở nhà trường Tiểu học, môn Văn chưa được giảng dạy như một môn học độc 
lập mà được tích hợp thông qua dạy học môn Tiếng Việt. Với tư cách là ngữ liệu trong 
các bài học Tiếng Việt, những bài thơ/ trích đoạn đoạn thơ của Tố Hữu chứa đựng nhiều 
bài học giáo dục quý giá đối với học sinh Tiểu học, nổi bật là giáo dục lí tưởng, giáo dục 
nhân cách, giáo dục thẩm mĩ. 
Từ khóa: ý nghĩa giáo dục, thơ Tố Hữu, học sinh. 
1. MỞ ĐẦU 
Văn học là “loại hình nghệ thuật sáng tạo bằng ngôn từ”, có ưu thế “vạn năng trong 
chiếm lĩnh đời sống” [2, tr.402]. “Tác phẩm văn học cung cấp cho người đọc những hiểu 
biết phong phú về lịch sử, địa lí, về văn hóa, xã hội, về phong tục tập quán và quan trọng 
hơn là giúp họ khám phá những vấn đề xã hội, những bí ẩn trong đời sống tình cảm và đời 
sống con người” [2, tr.98]; giúp con người tiếp cận với chân lí. Do vậy, tác phẩm văn học 
chân chính bao giờ cũng mang tới những bài học giáo dục quý giá cho con người. 
Ở nhà trường Tiểu học, môn Văn chưa được giảng dạy như một môn học độc lập mà 
được tích hợp thông qua dạy học môn Tiếng Việt. Với tư cách là ngữ liệu trong các bài học 
Tiếng Việt, văn học nói chung, thơ ca nói riêng có tác dụng tích cực trong việc làm phong 
phú tình cảm và tâm hồn cho học sinh, giáo dục các em những giá trị sống tốt đẹp như: lí 
tưởng, thẩm mĩ, lòng yêu con người, yêu quê hương đất nước và bao trùm là hướng tới 
phát triển, hoàn thiện nhân cách học sinh. Điều này được minh chứng sinh động bởi những 
bài thơ của Tố Hữu trong sách giáo khoa Tiếng Việt được giảng dạy ở bậc Tiểu học. 
2. NỘI DUNG 
Tố Hữu là nhà thơ lớn của nền thơ ca cách mạng Việt Nam. Khảo sát bộ 
Sách giáo khoa Tiếng Việt bậc Tiểu học (do Nxb Giáo dục Việt Nam, tái bản năm 2013), 
1 Nhận bài ngày 8.02.2017; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày 20.02.2017 
 Liên hệ tác giả: Phùng Thị Hoa; Email: hoakvsp2@gmail.com 
28 TRNG I HC TH  H NI 
chúng tôi nhận thấy, có 8 bài thơ/ trích đoạn đoạn thơ của Tố Hữu được dạy học trong 
chương trình Tiếng Việt ở nhiều phân môn cụ thể như sau: 
STT SÁCH GIÁO KHOA MÔN PHÂN MÔN TÊN BÀI TRANG 
1 Tiếng Việt 2, tập 2 Chính tả Thăm nhà Bác 110 
2 Tiếng Việt 2, tập 2 Tập đọc Tiếng chổi tre 121 
3 Tiếng Việt 2, tập 2 Tập đọc Lượm 130 
4 Tiếng Việt 3, tập 1 Tập đọc Tiếng ru 64 
5 Tiếng Việt 3, tập 1 Tập đọc Nhớ Việt Bắc 115 
6 Tiếng Việt 5, tập 1 Tập đọc Ê-mi-li, con 49 
7 Tiếng Việt 5, tập 1 Luyện từ và câu Việt Bắc 92 
8 Tiếng Việt 5, tập 2 Tập đọc Bầm ơi 130 
Có thể thấy, số lượng tác phẩm thơ/ trích đoạn thơ của một tác giả được chọn dạy 
trong nhà trường Tiểu học như trên là khá nhiều. Không phải tác giả văn học nào cũng 
được lựa chọn tác phẩm dạy trong nhà trường nhiều như Tố Hữu. Chỉ xét riêng ở số lượng 
tác phẩm thơ Tố Hữu được sử dụng làm ngữ liệu dạy học ở môn Tiếng Việt trong trường 
Tiểu học, đã phần nào thấy được vai trò quan trọng của nhà thơ đối với sự nghiệp văn 
chương nước nhà, đồng thời, cũng khẳng định chất lượng nghệ thuật thơ ông. 
Thơ Tố Hữu trong sách giáo khoa Tiếng Việt bậc Tiểu học chứa đựng nhiều bài học 
giáo dục quý giá mà nổi bật là giáo dục lí tưởng, giáo dục nhân cách, giáo dục thẩm mĩ. 
2.1. Giáo dục lý tưởng 
Lý tưởng là “mục đích cao nhất, tốt đẹp nhất mà người ta phấn đấu để đạt tới” [4, 
tr.566]. Tâm lý học sư phạm đã chứng minh, sáu tuổi trẻ em hoàn toàn có thể tiếp thu 
những tri thức, kinh nghiệm của xã hội loài người thông qua nhà trường. Ở lứa tuổi này, sự 
phát triển hình thái và chức năng của não tạo ra những khả năng về trí nhớ, tư duy và ngôn 
ngữ. Nhu cầu nhận thức thế giới xung quanh của trẻ em rất lớn. Trong nhà trường Tiểu 
học, sáng tác văn học trở thành người bạn tốt của các em học sinh, giúp các em giải quyết 
những vướng mắc, những vấn đề tư tưởng và tình cảm. Văn học góp phần bồi dưỡng tâm 
hồn, khơi dậy trong các em niềm khao khát về lẽ sống tốt đẹp.Ta có thể tìm thấy những 
ý nghĩa tốt đẹp ấy trong những câu thơ của Tố Hữu ở sách giáo khoa Tiếng Việt bậc 
Tiểu học. 
TP CH KHOA HC − S
 13/2017 29 
Trước hết, thơ Tố Hữu giáo dục các em lý tưởng sống. Những bài thơ của Tố Hữu ra 
đời trong hoàn cảnh cả dân tộc Việt Nam phải tiến hành hai cuộc kháng chiến chống thực 
dân và đế quốc để bảo vệ độc lập. Vì vậy, lí tưởng sống đẹp nhất lúc bấy giờ là lí tưởng 
cách mạng, gắn liền vớitình yêu quê hương đất nước, tình đồng bào, đồng chí: “Con người 
muốn sống, con ơi/ Phải yêu đồng chí, yêu người anh em.” (Tiếng ru – Tiếng Việt 3, 
tập 1); “Con ra tiền tuyến xa xôi/ Yêu bầm yêu nước, cả đôi mẹ hiền.”(Bầm ơi – Tiếng Việt 5, 
tập 2)... 
Thơ Tố Hữu kể với học sinh Tiểu học biết bao tấm gương đẹp của con người Việt 
Nam trong chiến đấu. Đó là hình ảnh em thiếu nhi Lượm – người chiến sĩ nhỏ tuổi làm liên 
lạc cho cách mạng. Tâm hồn Lượm ngây thơ, trong sáng, hồn nhiên, nhưng hành động thật 
dũng cảm, kiên cường: “Vụt qua mặt trận/ Đạn bay vèo vèo/ Thư đề “Thượng khẩn”/ Sợ 
chi hiểm nghèo” (Lượm– Tiếng Việt 2, tập 2). Đó còn là hình ảnh người chiến sĩ nơi tiền 
tuyến gửi tình yêu thương sâu nặng của mình tới người mẹ nơi hậu phương quê nhà: “Ai về 
thăm mẹ quê ta/ Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm” (Bầm ơi - Tiếng Việt 5, tập 2) 
Có thể thấy, thơ Tố Hữu phản ánh lẽ sống lớn của dân tộc, trở thành tiếng hát của thời 
đại cách mạng vì nó chứa đựng lý tưởng cao đẹp. Thơ ông “lớn” và “đẹp”, bao năm qua đã 
trở thành điểm tựa tinh thần cho nhiều thế hệ bạn đọc, trong đó có những bạn đọc nhỏ tuổi 
là học sinh Tiểu học. 
2.2. Giáo dục nhân cách 
Nhân cách là “tư cách và phẩm chất con người” [4, tr.710]. Nhân cách có sự hình 
thành riêng của nó, thông qua các con đường giáo dục, hoạt động, qua giao lưu, qua tập thể 
mà chủ thể tích cực tham gia. 
Tất cả môn học trong nhà trường nói chung, trường Tiểu học nói riêng, ngoài cung cấp 
tri thức còn nhằm giáo dục nhân cách cho học sinh, nhưng môn Tiếng Việt có nhiều khả 
năng và lợi thế hơn, bởi đặc trưng của nó. Và những bài thơ / trích đoạn thơ Tố Hữu được 
sử dụng làm ngữ liệu trong các giờ học Tiếng Việt hướng tới giáo dụctoàn diện nhân cách 
cho các em. Nhớ Việt Bắc (Tiếng Việt 3, tập 1) “nói” với các em về lối sống “ân tình thủy 
chung” của con người Việt Nam trong kháng chiến. Đó cũng là vẻ đẹp trong đạo lý truyền 
thống “uống nước nhớ nguồn” củadân tộc Việt Nam. Thăm nhà Bác (Tiếng Việt 2, tập 2), 
Việt Bắc (Tiếng Việt 5, tập 1) lại giúp độc giả nhỏ tuổi hiểu được phẩm chất cao đẹp của 
Bác Hồ. Bác sống giản dị, gắn bó, chan hòa, nhân ái với con người, với thiên nhiên. Phẩm 
chất ấy, nhân cách ấy là một tấm gương sáng để các em học tập và noi theo. Tiếng ru 
(Tiếng Việt 3, tập 1) ngọt ngào, vun đắp trong các em một lối sống đoàn kết yêu thương. 
Tiếng chổi tre (Tiếng Việt 2, tập 2) cho các em biết quý trọng những người lao động 
bình dị 
30 TRNG I HC TH  H NI 
Có thể nói, mỗi vần thơ của Tố Hữu trong sách giáo khoa Tiếng Việt Tiểu học đều 
nuôi dưỡng trong các em phẩm chất và giá trị đích thực của một con người chân chính. 
Điều đó chứng tỏ Tố Hữu không chỉ là nghệ sĩ mà còn thực sự là một nhà giáo dục. 
2.3. Giáo dục thẩm mĩ 
Thẩm mĩ là “cảm thụ và hiểu biết về cái đẹp”[4, tr.922]. Cái đẹp bao giờ cũng có sức 
hấp dẫn, dễ đi vào lòng người, tạo nên những rung động sâu xa. Vì vậy, nhu cầu thỏa mãn 
về cái đẹp là một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống tinh thần con người. Trong nhà 
trường nói chung, trường Tiểu học nói riêng, giáo dục thẩm mĩ chính là hướng thế hệ trẻ 
tới Chân, Thiện, Mĩ. Học sinh Tiểu học dù tuổi còn nhỏ cũng có khả năng cảm thụ được 
cái đẹp của văn chương. Chỉ có những tác phẩm thơ văn hay mới có thể khiến các em yêu 
hơn, say mê học môn Tiếng Việt và vun đắp trong các em những tình cảm trong sáng, 
đẹp đẽ. 
Những vần thơ của Tố Hữu trong sách giáo khoa Tiếng Việt Tiểu học nuôi dưỡng 
trong các em những xúc cảm thẩm mĩ, để rồi các em biết rung động trước cái đẹp, khao 
khát vươn tới cái đẹp từ trong suy nghĩ đến việc làm và hành động. Trích đoạn Nhớ Việt 
Bắc (Tiếng Việt 3, tập 1) cho các em được chiêm ngưỡng vẻ đẹp nên thơ nên nhạc của bức 
tranh bốn mùa nơi núi rừng Việt Bắc. Từ đó, các em biết xúc động, biết gắn bó yêu thương 
với cảnh sắc quê hương đất nước. Mỗi vần thơ của Tố Hữu viết về thiên nhiên dường như 
đã được chưng cất từ chính tâm hồn nhạy cảm, tinh tế của nhà thơ - một người nghệ sĩ đã 
từng gắn bó, xúc động trước cảnh sắc diễm lệ của giang sơn gấm vóc Việt Nam. Để rồi 
những câu thơ ấy truyền cảm xúc tới các em học sinh, giúp các em cảm thụ được cái hay, 
cái đẹp của bức tranh thiên nhiên muôn màu, các em biết trân trọng, giữ gìn và bảo vệ 
thiên nhiên. 
Không chỉ khắc họa vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên, thơ Tố Hữu trong sách giáo khoa 
Tiếng Việt Tiểu học còn khắc họa vẻ đẹp của nhiều tầng lớp và thế hệ con người Việt Nam 
giản dị mà anh hùng. Đó là chân dung Bác Hồ kính yêu (Thăm nhà Bác – Tiếng Việt 2, tập 
2; Việt Bắc - Tiếng Việt 5, tập 1), là hình ảnh bà bầm nơi hậu phương (Bầm ơi - Tiếng Việt 
5, tập 2), là hình ảnh chị lao công “mở đường, dọn lối” (Tiếng chổi tre - Tiếng Việt 2, tập 
2), là em bé liên lạc hồn nhiên và dũng cảm (Lượm - Tiếng Việt 2, tập 2) Những con 
người ấy là kết tinh cái đẹp của cội nguồn dân tộc Việt Nam. Thơ Tố Hữu còn truyền tới 
các em học sinh những cung bậc cảm xúc khác nhau, dạy các em biết yêu, ghét phân minh. 
Đọc thơ Tố Hữu qua các giờ học Tập đọc, các em biết yêu cái thiện, cái đẹp, cái chính 
nghĩa; biết lên án và căm ghét những điều phi nghĩa. Các em biết xúc động trước tình mẫu 
tử thiêng liêng (Bầm ơi - Tiếng Việt 5, tập 2), biết trân trọng trước tình nghĩa thủy chung 
TP CH KHOA HC − S
 13/2017 31 
của người dân miền xuôi với đồng bào miền núi (NhớViệt Bắc - Tiếng Việt 3, tập 1), biết 
căm giận và lên án kẻ thù xâm lược (Ê-mi-li, con - Tiếng Việt 5, tập 1) 
Có thể thấy, những bài thơ/ trích đoạn thơ của Tố Hữu trong sách giáo khoa Tiếng 
Việt bậc Tiểu học đã góp phần định hướng thẩm mĩ cho học sinh, từng bước hình thành 
trong các em chuẩn mực về cái đẹp. Từ đó, xây dựng trong các em nếp sống của một con 
người văn hóa. 
3. KẾT LUẬN 
Học sinh Tiểu học là lứa tuổi ưa quan sát, tìm hiểu, thích noi gương. Những bài thơ/ 
trích đoạn đoạn thơ của Tố Hữu được dạy học trong môn học Tiếng Việt ở Tiểu học đã 
mang đến cho các em học sinh những hình ảnh đẹp, những tấm lòng nhân ái để từ đó, 
các em biết học hỏi điều hay lẽ phải và trở thành những người có ích. Đó là con đường tích 
cực và nhẹ nhàng để giáo dục học sinh Tiểu học trở thành những con người toàn diện về 
nhân cách. Xưa nay, thơ văn đích thực luôn có khả năng giáo dục rất lớn, xứng đáng là 
những người thầy, người bạn đáng tin cậy của học sinh nói chung, học sinh Tiểu học nói 
riêng. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), Tiếng Việt 2, 3, 4, 5, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. 
2. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng Chủ biên) (2010), Từ điển thuật ngữ văn 
học, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. 
3. Phong Lan, Mai Hương (tuyển chọn và giới thiệu) (1999), Tố Hữu về tác gia và tác phẩm, 
Nxb Giáo dục, Hà Nội. 
4. Hoàng Phê (chủ biên) (2012), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng. 
5. Chế Lan Viên, Nguyễn Bao (giới thiệu và tuyển chọn) (1987), Tố Hữu - Trăm bài thơ, Nxb 
Văn học, Hà Nội. 
EDUCATIONAL MEANING OF TO HUU’S POEM 
FOR PRIMARY PUPILS 
Abstract: At primary school, Literature does not taught as a subject but combined with 
Vietnamese language. As known as the corpus in Vietnamese lessons, To Huu’s poems/ 
extract passages contain many precious lessons for primary pupils especially idealism 
education, ethical education and art education. 
Keywords: meaning of education, To Huu’s poem, pupils 

File đính kèm:

  • pdfy_nghia_giao_duc_cua_tho_to_huu_doi_voi_hoc_sinh_tieu_hoc.pdf