Xây dụng cơ sở dữ liệu, phát huy giá trị ẩm thực xứ nghệ góp phần phát triển kinh tế, du lịch

Hiện nay, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ

thuật và công nghệ đã làm thay đổi diện mạo về cơ sở

dữ liệu thông tin khoa học xã hội và nhân văn nói

chung và dữ liệu nghiên cứu ẩm thực nói riêng. Trước

các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội theo xu hướng

toàn cầu hóa, việc chia sẻ thông tin một cách rộng rãi

vừa tạo nên tính tương tác cao trong không gian rộng

lớn hơn, vừa là công cụ hữu hiệu để thúc đẩy những

nghiên cứu chuyên sâu, đề xuất giải pháp cho việc

hoạch định chính sách có hiệu quả, phát triển kinh tế

- xã hội địa phương một cách bền vững

Xây dụng cơ sở dữ liệu, phát huy giá trị ẩm thực xứ nghệ góp phần phát triển kinh tế, du lịch trang 1

Trang 1

Xây dụng cơ sở dữ liệu, phát huy giá trị ẩm thực xứ nghệ góp phần phát triển kinh tế, du lịch trang 2

Trang 2

Xây dụng cơ sở dữ liệu, phát huy giá trị ẩm thực xứ nghệ góp phần phát triển kinh tế, du lịch trang 3

Trang 3

Xây dụng cơ sở dữ liệu, phát huy giá trị ẩm thực xứ nghệ góp phần phát triển kinh tế, du lịch trang 4

Trang 4

Xây dụng cơ sở dữ liệu, phát huy giá trị ẩm thực xứ nghệ góp phần phát triển kinh tế, du lịch trang 5

Trang 5

Xây dụng cơ sở dữ liệu, phát huy giá trị ẩm thực xứ nghệ góp phần phát triển kinh tế, du lịch trang 6

Trang 6

Xây dụng cơ sở dữ liệu, phát huy giá trị ẩm thực xứ nghệ góp phần phát triển kinh tế, du lịch trang 7

Trang 7

pdf 7 trang viethung 6960
Bạn đang xem tài liệu "Xây dụng cơ sở dữ liệu, phát huy giá trị ẩm thực xứ nghệ góp phần phát triển kinh tế, du lịch", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Xây dụng cơ sở dữ liệu, phát huy giá trị ẩm thực xứ nghệ góp phần phát triển kinh tế, du lịch

Xây dụng cơ sở dữ liệu, phát huy giá trị ẩm thực xứ nghệ góp phần phát triển kinh tế, du lịch
Tạp chí
KH-CN Nghệ AnSỐ 9/2019 [24]
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
1. Tầm quan trọng của việc xây dựng cơ sở dữ
liệu văn hóa ẩm thực xứ Nghệ
Hiện nay, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ
thuật và công nghệ đã làm thay đổi diện mạo về cơ sở
dữ liệu thông tin khoa học xã hội và nhân văn nói
chung và dữ liệu nghiên cứu ẩm thực nói riêng. Trước
các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội theo xu hướng
toàn cầu hóa, việc chia sẻ thông tin một cách rộng rãi
vừa tạo nên tính tương tác cao trong không gian rộng
lớn hơn, vừa là công cụ hữu hiệu để thúc đẩy những
nghiên cứu chuyên sâu, đề xuất giải pháp cho việc
hoạch định chính sách có hiệu quả, phát triển kinh tế
- xã hội địa phương một cách bền vững.
Bởi vậy, vấn đề xây dựng cơ sở dữ liệu lĩnh vực
khoa học xã hội nhân văn nói chung và văn hóa ẩm
thực xứ Nghệ nói riêng cần sớm được thực hiện
nhằm góp phần phục vụ cho công tác
nghiên cứu, quản lý cũng như bảo tồn
và phát huy giá trị di sản văn hóa Nghệ
An và Hà Tĩnh; quảng bá, phát huy và
nâng cao chất lượng ẩm thực xứ Nghệ
trong hoạt động du lịch cũng như trong
phát triển kinh tế - xã hội của Nghệ An
và Hà Tĩnh, góp phần nâng cao đời sống
của nhân dân.
Xứ Nghệ - xét về mặt hành chính gồm
hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, song từ xa
xưa đã chung một dòng lịch sử, một
dòng văn hóa/văn hóa ẩm thực. Đặc
điểm này cũng được tìm thấy trong tính
cách người Nghệ, trong lối sống, ứng xử
giữa con người với con người, và đặc
n TS. Võ Thị Hoài Thương(1), ThS. Nguyễn Văn Phượng(2)
(1)Viện KHXH&NV, Trường Đại học Vinh, (2) Trường Chính trị tỉnh Nghệ An
Xây dụng cơ sở dữ liệu, phát huy giá trị ẩm thực xứ Nghệ
GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN KINH TẾ, DU LỊCH 
Tạp chí
KH-CN Nghệ AnSỐ 9/2019 [25]
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
biệt là trong sự sáng tạo các giá trị văn hóa ẩm thực.
Xứ Nghệ cũng là vùng đất có sự đa dạng về văn hóa
ẩm thực với các không gian: ẩm thực biển và hải đảo,
ẩm thực miền núi, ẩm thực vùng đồng bằng trung du.
Ngoài diện mạo ẩm thực của người Kinh (Việt), còn
có ẩm thực của người Thái, Mông, Khơ Mú, Đan Lai
- Ly Hà (nhóm địa phương của dân tộc Thổ)... Bên
cạnh phong tục ăn uống hàng ngày, người dân ở Nghệ
An và Hà Tĩnh còn có thói quen chuẩn bị món ăn vào
dịp Tết, lễ hội, các món ăn đặc sản...
Từ sau năm 1986, khi đất nước chuyển sang giai
đoạn Đổi mới, sự phát triển kinh tế - xã hội của hai
tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh càng dẫn đến thay đổi về
nhu cầu và xu hướng ẩm thực truyền thống và bản sắc
đặc sản vùng miền địa phương được coi trọng, quảng
bá, giao lưu và tìm kiếm thương hiệu. Cũng từ đó, hoạt
động sản xuất và kinh doanh các sản phẩm ẩm thực
dần phổ biến và phát triển thành lĩnh vực kinh tế được
quan tâm của Việt Nam nói chung, của hai tỉnh Nghệ
An và Hà Tĩnh nói riêng. Trên các tuyến giao thông
(đường bộ, đường sắt) đều có các sản phẩm hàng
hóa đặc sản ẩm thực của xứ Nghệ như kẹo Cu đơ, bưởi
Phúc Trạch, cam Vinh, nước mắm Vạn Phần, bánh đa
Đô Lương, nhút Thanh Chương, tương Nam Đàn
Việc sản xuất, kinh doanh đặc sản ẩm thực đã có sự
chuyển biến, tác động đến sự hình thành các đại lý,
xây dựng thương hiệu, làng nghề Những giá trị ẩm
thực truyền thống được chắt lọc, khai thác và phát huy
tạo nên thế mạnh mũi nhọn phát triển kinh tế - xã hội
của địa phương.
Cùng với sự phát triển của đời sống kinh tế, quá
trình giao lưu, hội nhập về văn hóa, ẩm thực xứ Nghệ
cũng theo chân người Nghệ và khách du lịch lan tỏa
thương hiệu khắp trong và ngoài nước. Bên cạnh đó,
đã có nhiều nhà khoa học công bố các nghiên cứu về
văn hóa ẩm thực xứ Nghệ trong các sách chuyên khảo,
bài báo và các trang blog, website Ẩm thực xứ
Nghệ được khu biệt rõ nét trong nền cảnh ẩm thực cả
nước, một số món ăn có mặt trong Bản đồ Sản phẩm
địa phương Việt Nam [1]. Bởi vậy, đời sống văn hóa
ẩm thực phong phú của người Nghệ như tinh hoa của
truyền thống, ngày càng được biết đến nhiều hơn ở
trong nước và khu vực. 
Tuy nhiên, các nguồn cơ sở dữ liệu thành văn về
văn hóa ẩm thực xứ Nghệ hiện nay chủ yếu được lưu
trữ tại Thư viện Quốc gia, các thư viện
Tỉnh và các trung tâm lưu trữ Kể cả
các bài viết trên các trang website tuy dễ
tìm kiếm thông tin nhưng vẫn còn mang
tính tản mát, chưa được tập hợp hay hệ
thống hóa để lưu trữ, phục vụ cho các
nghiên cứu chuyên sâu. Vì vậy, vấn đề
xây dựng cơ sở dữ liệu văn hóa ẩm thực
xứ Nghệ là một đòi hỏi cấp thiết.
Trên thực tế, ẩm thực xứ Nghệ đã và
đang từng bước trở thành một sản phẩm
văn hóa - du lịch đặc sắc, được sự đón
nhận của khách du lịch trong và ngoài
nước và của chính người dân Nghệ An,
Hà Tĩnh. Tại các địa điểm du lịch ở Nghệ
An, Hà Tĩnh, các sản phẩm ẩm thực
truyền thống và đặc sản ẩm thực vùng
miền đã trở thành sản phẩm du lịch được
du khách yêu thích, lựa chọn. Vì vậy, vấn
đề xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu
nghiên cứu văn hóa ẩm thực xứ Nghệ
còn hướng đến việc tìm về những giá trị
nguyên bản của văn hóa ẩm thực ở Nghệ
An, Hà Tĩnh, đặc biệt chú trọng đến
phương thức chọn lựa nguồn nguyên
liệu, quy trình chế biến, cách thưởng
thức và các mối quan hệ xã hội, phong
tục kiêng kỵ của cộng đồng đối với các
sản phẩm ẩm thực đặc sắc, mang tính
biểu trưng. Từ đó, góp phần bảo tồn, phát
huy giá trị văn hóa ẩm thực xứ Nghệ và
khai thác thế mạnh của các đặc sản ẩm
thực trong phát triển hoạt động du lịch
nói riêng và kinh tế - xã hội địa phương
nói chung.
2. Nguồn tài liệu trong nghiên cứu
văn hóa ẩm thực xứ Nghệ 
Trong số tư liệu nghiên cứu ẩm thực
chúng tôi tiếp cận nghiên cứu, có thể
phân loại thành các nguồn tài liệu chủ
yếu sau đây:
- Châu bản triều Nguyễn (Tờ 236, tập
23, ngày 28 tháng 3 năm Tự Đức 4) và
tư liệu tiếng Pháp của Phủ toàn quyền
Đông Dương được lưu trữ ở Trung tâm
Tạp chí
KH-CN Nghệ AnSỐ 9/2019 [26]
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
đó, thấy được quá trình phát triển của đặc sản ẩm
thực của Nghệ An và Hà Tĩnh, góp phần khẳng định
giá trị lịch sử của các đặc sản ẩm thực ở hai địa
phương này.
- Sách, báo, tạp chí, những công trình biên soạn lịch
sử địa phương, sách địa chí (xã, huyện, tỉnh ... của
văn hóa ẩm thực Nghệ An và Hà Tĩnh,
góp phần vào việc nghiên cứu, phát triển
kinh tế du lịch, vấn đề xây dựng cơ sở dữ
liệu văn hóa ẩm thực xứ Nghệ càng trở
nên cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.
quan ban ngành từ trung ương đến địa phương, các
doanh nghiệp du lịch giới thiệu, quảng bá các sản
phẩm ẩm thực xứ Nghệ cho du khách trong và ngoài
nước tìm hiểu.
- Tài liệu internet, phim, ảnh: Trong xu thế phát
triển kinh tế - xã hội thời kỳ hội nhập quốc tế, nhu cầu
của người Việt Nam nói chung và người Nghệ An, Hà
Tĩnh nói riêng không chỉ dừng lại ở ước vọng ăn no
mà đã có nhu cầu ăn ngon, ăn tinh. Và cao hơn, các
đặc sản ẩm thực của Nghệ An và Hà Tĩnh được lựa
chọn phải ngon và lành, đáp ứng nhu cầu tốt cho sức
khỏe, có độ tin cậy về nguồn gốc xuất xứ. Bởi vậy,
nhiều trang website của các cơ quan ban ngành từ
trung ương đến địa phương, các doanh nghiệp du
lịch được thiết kế và giới thiệu các món ăn, thức
uống đặc trưng của Việt Nam nói chung và Nghệ An,
Hà Tĩnh nói riêng để nhằm quảng bá, thu hút khách
du lịch và kích thích thị trường du lịch phát triển. 
Trên các trang website chính thống đã có những
giới thiệu về văn hóa ẩm thực xứ Nghệ bằng các công
trình nghiên cứu, các bài báo, các phóng sự truyền
hình, phim, ảnh như: trang Nghệ An TV
(https://www.youtube.com/user/truyenhinhnghean/
videos); mục Cẩm nang du lịch - ẩm thực trên trang
website của thành phố Vinh (
?group=168/am-thuc); trang Ẩm thực Nghệ An
(https://www.amthucnghean.com); trang website của
các khách sạn ở Cửa Lò (https://cualohotel.com/am-
thuc-nghe-an/nhung-mon-noi-tieng-xu-nghe.html);
trang web Ví dặm ân tình của bà Phan Lan Hoa
( Đây là kênh thông tin
chứa đựng nguồn tư liệu ẩm thực phong phú, sinh
động, có khả năng lan tỏa nhanh và rộng đến nhiều
đối tượng khác nhau. Bởi vậy, việc xây dựng các
trang website chính thống, chuyên biệt giới thiệu về
ẩm thực xứ Nghệ có ý nghĩa rất lớn trong việc xây
dựng cơ sở dữ liệu cho việc nghiên cứu ẩm thực xứ
Nghệ, thúc đẩy sự phát triển của hoạt động kinh
doanh du lịch - ẩm thực, góp phần tăng trưởng kinh
tế - xã hội và phát triển bền vững của cả hai địa
phương Nghệ An và Hà Tĩnh.
- Tài liệu điền dã: Đây là nguồn tài liệu mà các nhà
nghiên cứu trực tiếp sưu tầm ở các làng, xã và huyện
thuộc tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Nguồn tài liệu này
bao gồm: các ghi chép và trao đổi với những người
sản xuất, kinh doanh đặc sản ẩm thực ở địa phương;
các cuộc tọa đàm, thảo luận với người dân tại các địa
Tạp chí
KH-CN Nghệ AnSỐ 9/2019 [28]
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
số liệu điều tra và các nghiên cứu chuyên biệt đã công
bố để làm nguồn tư liệu có giá trị trong nghiên cứu liên
ngành về văn hóa ẩm thực Việt Nam, ẩm thực địa
phương Nghệ An và Hà Tĩnh.
Như vậy, cần phải xây dựng dự án nghiên cứu, thu
thập, đưa vào thư mục văn hóa ẩm thực các công trình,
sản phẩm nghiên cứu khoa học chuyên sâu; đồng thời
tiến hành số hóa các tài liệu văn bản, phim, ảnh tư liệu
về ẩm thực Nghệ An và Hà Tĩnh, cùng hệ thống phần
mềm tích hợp dữ liệu phục vụ tra cứu cơ sở dữ liệu ẩm
thực xứ Nghệ.
Thứ hai, thực hiện phân quyền, phân cấp quản lý cơ
sở dữ liệu văn hóa ẩm thực xứ Nghệ. Sở Văn hóa - Thể
thao Nghệ An và Hà Tĩnh cần thực hiện dự án tập trung
khảo sát, xác lập và xây dựng danh mục các lớp dữ liệu
chuyên ngành văn hóa - du lịch nói chung và tài liệu
ẩm thực nói riêng; xây dựng quy định về cập nhật, khai
thác, quản lý và tích hợp dữ liệu trên nền GIS một cách
hệ thống, đồng bộ, an toàn, bảo mật và hiệu quả. 
Khi xây dựng danh mục các lớp dữ liệu du lịch cần
xây dựng thành 4 nhóm lớp: 1. Dịch vụ du lịch (ẩm thực
- nhà hàng, giải trí, mua sắm hàng lưu niệm, lưu trú, lữ
hành, dịch vụ vận chuyển, khu du lịch, trung tâm du
lịch, tour tuyến du lịch); 2. Tài nguyên du lịch nhân văn
(Khu di tích Kim Liên, dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh, bảo
tàng, đình, đền, chùa, làng nghề, lễ hội); 3. Tài
nguyên du lịch tự nhiên (Vườn Quốc gia Pù Mát, biển
Cửa Lò, biển Thiên Cầm, sông, hồ, đồi, núi); 4. Số
liệu du lịch (dự án du lịch, số liệu thống kê du lịch).
Trên cơ sở phân tích các nguồn tư liệu về
văn hóa ẩm thực xứ Nghệ, chúng tôi
mạnh dạn đề xuất một số giải pháp cơ bản
sau đây:
Thứ nhất, xây dựng và cập nhật hệ
thống cơ sở dữ liệu về văn hóa ẩm thực
xứ Nghệ. Để xây dựng được cơ sở dữ liệu
văn hóa ẩm thực xứ Nghệ một cách khoa
học và áp dụng công nghệ hiện đại, đảm
bảo cập nhật đầy đủ, chính xác, tập trung,
thống nhất về tiềm năng, thế mạnh của ẩm
thực xứ Nghệ trong giai đoạn hiện nay,
trong quá trình triển khai cần thực hiện
các phương pháp: thu thập, xử lý thông
tin; phân tích, tổng hợp thông tin; cập nhật
thông tin. 
Với nguồn tài liệu của các tác giả nước
ngoài, cần tập hợp thành từng mảng vấn
đề về các thông tin, số liệu và ghi chép về
lịch sử ẩm thực, nguồn nguyên liệu, hoạt
động giao thương liên quan đến chế biến
ẩm thực xứ Nghệ. Những tri thức này góp
phần quan trọng cho cơ sở lý thuyết và
nền tảng khoa học để thực hiện nghiên
cứu vấn đề cụ thể liên quan đến tình hình
sản xuất, kinh doanh ẩm thực Nghệ An và
Hà Tĩnh. Với các công trình nghiên cứu
ẩm thực trong nước, cần thống kê và tập
hợp có hệ thống kết quả nghiên cứu, các
Ẩm thực phong phú của người Thái ở Nghệ An
Tạp chí
KH-CN Nghệ AnSỐ 9/2019 [29]
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
Cũng cần có những nghiên cứu tập trung vào việc
phân tích những tác động của các yếu tố kinh tế - xã hội
ở trong nước và ở hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh đến quá
trình phát triển của hoạt động sản xuất và kinh doanh
sản phẩm ẩm thực; đồng thời, phân tích ảnh hưởng của
việc sản xuất kinh doanh sản phẩm ẩm thực với phát
triển kinh tế - xã hội ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.
Từ đó, xây dựng cơ sở khoa học cho việc đề xuất các
giải pháp nhằm giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa ẩm
thực của người Kinh và các dân tộc thiểu số ở Nghệ An
và Hà Tĩnh, trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa và hội nhập hiện nay.
Thứ tư, khuyến khích đăng ký nhãn hiệu hàng hóa,
xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm ẩm thực xứ
Nghệ. Để phát huy giá trị ẩm thực xứ Nghệ, địa phương
Nghệ An và Hà Tĩnh đã xác lập quyền sở hữu trí tuệ
đối với các sản phẩm ẩm thực tiêu biểu đặc trưng, xây
dựng nhãn hiệu tập thể và đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa
lý cho các sản phẩm đặc sản ẩm thực do Cục Sở hữu trí
tuệ Việt Nam công nhận. Theo thống kê đến năm 2017,
tỉnh Nghệ An có 13 giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
tập thể do Cục Sở hữu trí tuệ cấp, trong đó có 10 nhãn
hiệu liên quan đến sản xuất, kinh doanh các sản phẩm
ẩm thực như: Nước mắm Phú Lợi, Quỳnh Lưu; Chế
biến và bảo quản hải sản Nghi Tân, Cửa Lò; Chè; Rượu
trắng Hưng Châu, Hưng Nguyên; Gà Thanh Chương;
Nước mắm Hải Giang I - Cửa Lò; Dứa Quỳnh Lưu;
Mực khô Quỳnh Lưu; Tôm nõn Diễn Châu; Bánh đa,
kẹo lạc Vĩnh Đức, Đô Lương [9, tr.22-23]. Đến năm
2019, tỉnh Hà Tĩnh có 10/11 sản phẩm ẩm thực đã được
đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu gồm: Bưởi Phúc
Trạch, Cam bù Hương Sơn, Nhung Hươu Hương Sơn,
Cam Vũ Quang, Mật ong Vũ Quang, Cam Khe Mây,
Cam Thượng Lộc, Cam Sơn Mai, Cu đơ Hà Tĩnh, Bánh
gai Đức Yên [3]. 
Bên cạnh đó, Nghệ An và Hà Tĩnh cũng cần hỗ trợ
đăng ký bảo hộ ra nước ngoài các sản phẩm đặc sản ẩm
thực, nhằm hình thành và phát triển các thương hiệu đặc
sản của địa phương có khả năng tạo ra sản phẩm hàng
hóa đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài
nước.
Việc tìm đầu ra cho sản phẩm vẫn là vấn đề khó khăn,
khi nhiều đặc sản ẩm thực Nghệ An, Hà Tĩnh chưa được
đăng ký bảo hộ. Hiện nay, phần lớn đầu mối tiêu thụ đặc
sản ẩm thực chủ yếu thông qua thương lái nên mặc dù
chất lượng của đặc sản rất cao nhưng lợi nhuận thu lại
thì không đúng với giá trị thực, dẫn đến thiệt thòi cho
Trong đó, cơ sở dữ liệu văn hóa ẩm thực
thuộc nhóm lớp dịch vụ du lịch.
Việc xây dựng quy định quản lý cơ sở
dữ liệu văn hóa ẩm thực xứ Nghệ sẽ phục
vụ tốt hơn việc quản lý, cập nhật, khai
thác cơ sở dữ liệu nghiên cứu và khai thác
giá trị ẩm thực phục vụ phát triển du lịch
của địa phương Nghệ An và Hà Tĩnh.
Đồng thời, phân công vai trò, trách nhiệm
cụ thể cho các phòng, ban, đơn vị quản lý
cấp Trung ương, tỉnh, huyện, cập nhật
từng nhóm, lớp dữ liệu cụ thể, tránh sự
chồng chéo trong khâu quản lý, trao đổi,
tích hợp dữ liệu liên quan đến văn hóa ẩm
thực xứ Nghệ. Tiếp đó, cần tích hợp dữ
liệu trên cơ sở dữ liệu quốc gia phục vụ
cho việc tra cứu thông tin, tài liệu. Thông
qua hệ thống phần mềm cơ sở dữ liệu
quốc gia, người dùng có thể cập nhật từ
xa trực tuyến, khai thác thuận tiện thông
qua mạng Internet với hệ thống chức năng
đa dạng, dễ sử dụng. Từ đó, phục vụ tối
ưu cho đội ngũ các nhà nghiên cứu trong
việc tham khảo, kế thừa, ứng dụng kết quả
nghiên cứu của các tác giả đi trước một
cách dễ dàng. Mặt khác, hệ thống cơ sở
dữ liệu ẩm thực xứ Nghệ được đồng bộ
hóa trên hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia,
giúp các nhà quản lý có sự so sánh, đối
chiếu và tạo mối liên hệ giữa các địa
phương với nhau trong việc nắm bắt tình
hình và khai thác những vấn đề liên quan
đến khả năng ứng dụng vào phát triển
kinh tế - xã hội của địa phương.
Thứ ba, thực hiện các đề tài nghiên cứu
khoa học, xây dựng cơ chế chính sách
nhằm khai thác giá trị văn hóa ẩm thực xứ
Nghệ góp phần phát triển kinh tế - xã hội
của địa phương. Khi đã xây dựng được cơ
sở dữ liệu ẩm thực xứ Nghệ một cách
khoa học và hệ thống, các nhà khoa học
và những người làm công tác hoạch định
chính sách có thể tìm kiếm, tham khảo để
nghiên cứu, phục vụ đắc lực cho quá trình
xây dựng chiến lược bảo tồn phát triển
văn hóa ẩm thực và hoạt động du lịch của
địa phương. 
Tạp chí
KH-CN Nghệ AnSỐ 9/2019 [30]
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
phần thu hút khách du lịch, nâng tầm ảnh
hưởng của sản phẩm ẩm thực trong hoạt
động kinh doanh du lịch, kích thích tăng
trưởng kinh tế địa phương.
Bên cạnh đó, trong quá trình sản xuất,
kinh doanh các sản phẩm ẩm thực có sự
tăng cường hợp tác lao động sản xuất, tạo
nên các vùng nguyên liệu, vùng đặc sản ẩm
thực và làm thay đổi cơ cấu kinh tế - xã hội
của địa phương. Từ đó, thúc đẩy sự phát
triển việc làm, hình thành mối quan hệ, sự
kết nối giữa chủ cơ sở sản xuất sản phẩm
ẩm thực với một lực lượng lao động theo
mùa vụ và các đại lý kinh doanh khác. Vì
vậy, quá trình sản xuất, kinh doanh sản
phẩm ẩm thực ở Nghệ An và Hà Tĩnh cũng
tác động đến cơ cấu xã hội - nghề nghiệp
nơi đây.
Như vậy, cùng với các món ăn dân dã còn
có nhiều món ăn, thức uống trở thành đặc
sản ẩm thực mang tầm quốc gia, thể hiện giá
trị lịch sử - văn hóa, sự kế thừa và tiếp nối
các giá trị văn hóa ẩm thực truyền thống của
địa phương, đất nước. Nếu xây dựng được
hệ thống cơ sở dữ liệu đầy đủ, áp dụng khoa
học - công nghệ hiện đại, sẽ có tác dụng tích
cực đối với hoạt động nghiên cứu, ứng dụng
sản phẩm ẩm thực vào việc bảo tồn, phát huy
các giá trị văn hóa ẩm thực và du lịch, phát
triển kinh tế - xã hội Nghệ An và Hà Tĩnh
một cách bền vững./.
người sản xuất đặc sản. Để bảo quản, duy trì, phát triển
và quản lý nhãn hiệu chứng nhận cho đặc sản ẩm thực
Nghệ An, Hà Tĩnh, ngoài sự quan tâm tạo điều kiện của
các ngành, các cấp, việc người dân tham gia vào các hoạt
động bảo vệ và phát triển đặc sản của địa phương là hết
sức cần thiết và cũng là nhu cầu chính đáng trong quá
trình phát triển tài sản tri thức truyền thống của địa
phương. Bên cạnh đó, các hộ sản xuất cần thống nhất tự
quản lý sản phẩm của mình, bảo vệ lợi ích, uy tín đặc sản
địa phương thông qua việc thành lập các tổ chức như Hội,
Hiệp hội sản xuất, Hợp tác xã, đầu tư tem, nhãn, bao bì
đóng gói sản phẩm nhằm thống nhất việc quản lý và
phát triển sản phẩm đặc sản của quê hương.
Thứ năm, gắn sản xuất, kinh doanh đặc sản ẩm thực
với hoạt động du lịch. Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
và Hà Tĩnh là vùng đất giàu tiềm năng và có thế mạnh
về du lịch như du lịch ven sông Lam, du lịch Núi Quyết,
Nam Đàn quê hương Bác Hồ, Khu di tích Nguyễn Du,
Khu di tích Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, biển
Cửa Lò, biển Thiên Cầm Cùng với đó là sự phát triển
các làng nghề chế biến đặc sản ẩm thực truyền thống,
xây dựng thương hiệu đặc sản ẩm thực thu hút khách
du lịch, đảm bảo phân phối đặc sản ẩm thực đúng
nguyên gốc xuất xứ, góp phần giữ gìn thương hiệu đặc
sản địa phương. Phát triển du lịch ẩm thực tại chỗ góp
phần phát huy giá trị các đặc sản ẩm thực mang đậm
hương vị Nghệ, được du khách ưa thích như cam Vinh,
kẹo Cu đơ, cháo lươn Vinh, nhút Thanh Chương, tương
Nam Đàn, nước mắm, chè Gay... Đồng thời giới thiệu
các đặc sản ẩm thực tại các nhà hàng, khách sạn và các
khu du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng... Từ đó, góp
Tài liệu tham khảo
1. Bản đồ sản phẩm địa phương Việt Nam, NXB Tài nguyên Môi trường và Bản đồ Việt Nam, 11-2010. (Nguồn: Thư viện
Quốc gia Việt Nam, mã số: BD10.00154).
2. Nguyễn Đổng Chi (chủ biên), Địa chí văn hóa dân gian Nghệ Tĩnh, NXB Nghệ An, Vinh, 1995.
3. Dương Chiến, Hà Tĩnh đứng đầu Bắc Trung Bộ về đăng ký khai thác tài sản trí tuệ, bài đăng trên trang Web của Sở Khoa
học và Công nghệ Hà Tĩnh, ngày 17/5/2019, nguồn dẫn: 
dung-dau-bac-trung-bo-ve-dang-ky-khai-thac-tai-san-tri-tue.html.
4. Bùi Thị Đào, Món ăn dân dã Thanh Chương, NXB Thời đại, Hà Nội, 2013.
5. Ninh Viết Giao (chủ biên), Văn hóa ẩm thực dân gian xứ Nghệ, Hội Văn nghệ dân gian Nghệ An xuất bản, Vinh, 2001.
6. Mai Khôi (biên khảo và sáng tác), Văn hóa ẩm thực Việt Nam: Các món ăn miền Trung, in lần thứ ba, NXB Thanh niên,
Hà Nội, 2006.
7. Võ Thị Hoài Thương, Quà đặc sản trong văn hóa ẩm thực xứ Nghệ, Luận văn Thạc sỹ Văn hóa học, Trường Đại học Văn
hóa Hà Nội, Hà Nội, 2010.
8. Võ Thị Hoài Thương, Quá trình sản xuất, kinh doanh đặc sản ẩm thực ở Nghệ An và Hà Tĩnh thời kỳ đổi mới (1986-2010),
Luận án Tiến sĩ Lịch sử, Trường Đại học Vinh, Nghệ An, 2018.
9. Hồ Thị Hương Trà, Quản lý nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm nông nghiệp tỉnh Nghệ An, Tạp chí Khoa học - Công nghệ
Nghệ An, số 4/2018, tr.20-25.
10. Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Sử học (2006), Đại Nam nhất thống chí, tập 2 của Quốc sử quán triều Nguyễn,
NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

File đính kèm:

  • pdfxay_dung_co_so_du_lieu_phat_huy_gia_tri_am_thuc_xu_nghe_gop.pdf