Về vấn đề chăm sóc sức khỏe của tộc người Cống và Si La ở tỉnh Lai Châu hiện nay

Ở Việt Nam, người Cống và Si La là hai tộc người thiểu số có dân số ít nhất cả

nước, sinh sống chủ yếu ở 2 tỉnh Điện Biên và Lai Châu. Do phong tục tập quán và địa

hình cư trú xa trung tâm nên việc chăm sóc sức khỏe của hai tộc người này gặp nhiều

khó khăn, vì vậy, chất lượng dinh dưỡng không được tốt như các tộc người ở vùng khác

trong tỉnh. Vốn sinh sống biệt lập, lại ở khu vực giao thông cách trở nên việc tiếp cận

dịch vụ y tế, tìm kiếm y bác sĩ để chữa bệnh cũng như chăm sóc sức khỏe của hai tộc

người Cống và Si La là vấn đề đang đặt ra. Dựa trên khảo sát thực địa tại 2 xã Nậm

Khao, Kan Hồ của huyện Mường Tè và xã Nậm Chà, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu,

bài viết chỉ ra những thuận lợi và khó khăn trong chăm sóc sức khỏe hiện nay đối với

hai tộc người này.

Về vấn đề chăm sóc sức khỏe của tộc người Cống và Si La ở tỉnh Lai Châu hiện nay trang 1

Trang 1

Về vấn đề chăm sóc sức khỏe của tộc người Cống và Si La ở tỉnh Lai Châu hiện nay trang 2

Trang 2

Về vấn đề chăm sóc sức khỏe của tộc người Cống và Si La ở tỉnh Lai Châu hiện nay trang 3

Trang 3

Về vấn đề chăm sóc sức khỏe của tộc người Cống và Si La ở tỉnh Lai Châu hiện nay trang 4

Trang 4

Về vấn đề chăm sóc sức khỏe của tộc người Cống và Si La ở tỉnh Lai Châu hiện nay trang 5

Trang 5

Về vấn đề chăm sóc sức khỏe của tộc người Cống và Si La ở tỉnh Lai Châu hiện nay trang 6

Trang 6

Về vấn đề chăm sóc sức khỏe của tộc người Cống và Si La ở tỉnh Lai Châu hiện nay trang 7

Trang 7

Về vấn đề chăm sóc sức khỏe của tộc người Cống và Si La ở tỉnh Lai Châu hiện nay trang 8

Trang 8

pdf 8 trang viethung 7360
Bạn đang xem tài liệu "Về vấn đề chăm sóc sức khỏe của tộc người Cống và Si La ở tỉnh Lai Châu hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Về vấn đề chăm sóc sức khỏe của tộc người Cống và Si La ở tỉnh Lai Châu hiện nay

Về vấn đề chăm sóc sức khỏe của tộc người Cống và Si La ở tỉnh Lai Châu hiện nay
Về vấn đề chăm sóc sức khỏe 29
Về vấn đề chăm sóc sức khỏe của tộc người 
Cống và Si La ở tỉnh Lai Châu hiện nay(*)
Lê Thị Mùi(**)
Tóm tắt: Ở Việt Nam, người Cống và Si La là hai tộc người thiểu số có dân số ít nhất cả 
nước, sinh sống chủ yếu ở 2 tỉnh Điện Biên và Lai Châu. Do phong tục tập quán và địa 
hình cư trú xa trung tâm nên việc chăm sóc sức khỏe của hai tộc người này gặp nhiều 
khó khăn, vì vậy, chất lượng dinh dưỡng không được tốt như các tộc người ở vùng khác 
trong tỉnh. Vốn sinh sống biệt lập, lại ở khu vực giao thông cách trở nên việc tiếp cận 
dịch vụ y tế, tìm kiếm y bác sĩ để chữa bệnh cũng như chăm sóc sức khỏe của hai tộc 
người Cống và Si La là vấn đề đang đặt ra. Dựa trên khảo sát thực địa tại 2 xã Nậm 
Khao, Kan Hồ của huyện Mường Tè và xã Nậm Chà, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu, 
bài viết chỉ ra những thuận lợi và khó khăn trong chăm sóc sức khỏe hiện nay đối với 
hai tộc người này.
Từ khóa: Tộc người, Văn hóa, Văn hóa tộc người, Chăm sóc sức khỏe, Người Cống, 
Người Si La
Abstract: The Cong and Si La have the least population of all ethnic minorities in 
Vietnam, who live mainly in Dien Bien and Lai Chau provinces. Due to diff erent customs 
and residence located far from the center, they receive poorer health care and nutritional 
quality than other ethnic groups in the province. Living in isolated areas with very little 
traffi c, their opportunity to access medical services and treatment as well as health care 
remains a big challenge. Based on fi eld research in Nam Khao, Kan Ho communes of 
Muong Te district and Nam Cha commune of Nam Nhun district, Lai Chau province, the 
article indicates the advantages and disadvantages of providing health care for the two 
ethnic minorities.
Keywords: Ethnic Groups, Culture, Ethnic Culture, Health Care, Cong Ethnic Group, 
Si La Ethnic Group.(*)
(*) Bài viết là kết quả của Đề tài cấp Bộ “Ảnh hưởng của một số yếu tố văn hóa tới chăm sóc sức khỏe của 
hai tộc người Cống và Si La ở tỉnh Lai Châu” do TS. Lê Minh Anh và ThS. Hoàng Thị Lê Thảo, Viện Dân 
tộc học, đồng Chủ nhiệm (thời gian thực hiện đề tài 2018-2019).
(**) TS., Viện Dân tộc học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; Email: lehuongmui@gmail.com
Thông tin Khoa học xã hội, số 12.201830
1. Mở đầu
Sức khỏe là một trong những yếu tố 
ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của cộng 
đồng, nhất là đối với các dân tộc thiểu số. 
Từ nhiều năm nay, chăm sóc sức khỏe sinh 
sản, kế hoạch hóa gia đình là những vấn 
đề luôn nhận được quan tâm hàng đầu của 
chiến lược về chương trình y tế quốc gia ở 
Việt Nam. Tuy nhiên, các nguồn lực được 
tập trung vào những chủ đề này chỉ thực sự 
bắt đầu từ giữa những năm 1980 và tăng lên 
đáng kể từ sau Hội nghị Quốc tế về Dân số 
và Phát triển tại Cairo, Ai Cập năm 1994 
(Đoàn Kim Thắng, 2007: 21). 
Theo Báo cáo của UBND huyện 
Mường Tè và Nậm Nhùn (2017), tộc người 
Si La chủ yếu cư trú tại xã Kan Hồ, huyện 
Mường Tè với số dân 521 người (chiếm 
26,2% dân số toàn xã); tộc người Cống cư 
trú chủ yếu tại hai xã: Nậm Khao (huyện 
Mường Tè) có 135 hộ, 953 người (chiếm 
60,5% dân số toàn xã) và Nậm Chà (huyện 
Nậm Nhùn) có 94 hộ, 516 người. 
Do địa bàn cư trú tại những thung lũng 
nhỏ, cạnh sông suối, nên giao thông đi 
lại khó khăn, từ bản đến trung tâm huyện 
khoảng 20-30 km. Xã Nậm Khao, Kan Hồ, 
Nậm Chà của 2 huyện Mường Tè và Nậm 
Nhùn, nơi người Cống và Si La cư trú, có tỷ 
lệ hộ nghèo cao. Cuộc sống của họ chủ yếu 
gắn liền với sản xuất nông nghiệp và khai 
thác các sản vật tự nhiên. Với họ, trình độ 
sản xuất còn khá thấp, nên đời sống còn phụ 
thuộc nhiều vào điều kiện ưu đãi của thiên 
nhiên; chưa kể đến trình độ học vấn và khả 
năng tiếp thu các yếu tố khoa học - kỹ thuật 
cũng còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, việc 
thay đổi điều kiện và môi trường sống sang 
vùng tái định cư thủy điện Lai Châu cũng đã 
và đang nảy sinh nhiều vấn đề lớn đối với 
cuộc sống của đồng bào nơi đây, trong đó 
nổi bật lên là vấn đề chăm sóc sức khỏe.
Trong những năm gần đây, hai tộc 
người Cống và Si La nhận được nhiều sự 
quan tâm của Đảng và Nhà nước, cụ thể 
ngoài các chính sách dành cho các dân tộc 
thiểu số nói chung còn có các chính sách 
đặc thù riêng đối với tộc người Cống và Si 
La, trong đó có chính sách về “Phát triển 
kinh tế - xã hội vùng các dân tộc Mảng, La 
Hủ, Cống trên địa bàn tỉnh Lai Châu giai 
đoạn 2011-2020” theo Đề án 1672 của Thủ 
tướng Chính phủ ban hành ngày 26/9/2011 
và chính sách “Hỗ trợ phát triển kinh tế - 
xã hội các dân tộc Lự, Si La trên địa bàn 
tỉnh Lai Châu giai đoạn 2017-2025” theo 
Đề án 2086 (tiếp nối Đề án giai đoạn 2006-
2010 đã kết thúc) của Thủ tướng Chính phủ 
ban hành ngày 31/10/2015. “Chính sách hỗ 
trợ cho học sinh rất hiệu quả, vì thúc đẩy, 
thu hút được con em đến trường, ăn học ở 
nội trú tại trường (mỗi cháu 360.000 đồng/
tháng gồm bữa ăn chính và bữa phụ mỗi 
ngày), đảm bảo sức khỏe cho con em, ngoài 
ra chính sách hỗ trợ nhà ở, hỗ trợ nhà vệ 
sinh, chuồng trại đã được triển khai theo 
đề án của Chính phủ, mỗi hộ được hỗ trợ 3 
triệu để xây dựng nhà vệ sinh, 15 triệu làm 
nhà, tuy nhiên dân bỏ tiền thêm để làm, nhà 
nào có điều kiện thì bỏ tiền ra làm, nhà nào 
không có điều kiện thì không làm và số tiền 
hỗ trợ lại chi tiêu gia đình, ngoài ra đối với 
những hộ nghèo được hưởng thêm chính 
sách hàng tháng nhận 15 kg gạo” (PVS. Lý 
Trà Nối, người Si La - Chủ tịch xã Kan Hồ, 
huyện Mường Tè).
Nghiên cứu này chủ yếu sử dụng 
phương pháp phỏng vấn sâu (PVS), quan 
sát tham dự và kế thừa tư liệu thứ cấp đã 
có từ trước đó. Đối tượng PVS là các cán 
Về vấn đề chăm sóc sức khỏe 31
bộ phụ trách công tác văn hóa, dân tộc, y tế 
ở các cấp và đại diện tộc người Cống ở hai 
xã (xã Nậm Khao, huyện Mường Tè và xã 
Nậm Chà, huyện Nậm Nhùn) và tộc người 
Si La (xã Kan Hồ, huyện Mường Tè). Tổng 
số PVS là 60 người.
2. Thực trạng chăm sóc sức khỏe của hai 
tộc người Cống và Si La hiện nay 
- Chăm sóc sức khỏe  ... c khỏe định kỳ, lý do theo họ vì không 
có phương tiện đi lại, có hộ có phương tiện 
đi lại nhưng không có tiền mua xăng, 
Thông thường nếu gặp các bệnh nhẹ như 
đau đầu, sổ mũi, đi ngoài, sốt, cảm, họ sử 
dụng sổ bảo hiểm đến trạm y tế xã để xin 
thuốc, nếu nhà nào có người ốm mà không 
đến trạm y tế xã xin thuốc được thì họ sẽ 
nhờ một ai đó tiện đường đi lấy giúp (chỉ 
cần đưa thẻ bảo hiểm y tế và nói triệu 
chứng cho người lấy giúp để họ miêu tả 
lại với y bác sĩ ở trạm y tế xã là được cấp 
thuốc). Trong trường hợp nếu bệnh nặng 
không thể tự chữa khỏi được thì đồng bào 
mới đến bệnh viện huyện, tỉnh (tùy thuộc 
vào chỉ dẫn của bệnh viện tuyến). Người 
dân cho biết, ở đây phụ nữ Cống hay Si La 
trước đây khi mang thai đều không đi khám 
hay siêu âm, thậm chí có người đẻ ở trên 
nương, trên lán. 
Người Si La không có tục cai sữa cho 
trẻ em nên bên cạnh việc ăn cơm, trẻ em Si 
La thường được nuôi lớn chủ yếu bằng sữa 
mẹ (bú sữa mẹ cho đến khi nào mẹ hết sữa 
hoặc sinh em bé mới thôi). Người Cống và 
Si La không kiêng tắm cho trẻ sơ sinh như 
một số tộc người khác. Vào mùa đông, họ 
đun nước ấm tắm cho em bé, nếu sinh vào 
mùa hè, họ cho em bé tắm nước suối rất 
sớm (khoảng 1 tháng sau sinh) vì cho rằng 
em bé cần phải luyện tập để làm quen với 
môi trường tự nhiên.
Vấn đề chăm sóc sức khỏe của hai 
tộc người Cống và Si La chịu ảnh hưởng 
phần nhiều bởi yếu tố chủ quan của đồng 
bào. Khi đi làm nương, làm đồng dưới trời 
nắng về, đồng bào thường uống nước lạnh, 
Về vấn đề chăm sóc sức khỏe 33
ban đầu họ đun nước lá mang đi nương 
để uống, nhưng khi uống hết, họ lấy nước 
dưới khe, suối để uống. Mặc dù cán bộ y 
tế xã đã tuyên truyền để người dân không 
uống nước khi chưa được đun sôi, nhưng 
đồng bào vẫn làm theo thói quen. 
- Các loại bệnh thường gặp ở cộng 
đồng người Cống và Si La
Trước đây, khi hai tộc người Cống và 
Si La ở huyện Mường Tè còn ở bản cũ, 
bệnh dịch sốt xuất huyết đã cướp đi tính 
mạng của rất nhiều người trong bản, sốt 
rét là bệnh diễn ra khá phổ biến do đồng 
bào sống ở gần rừng núi, ẩm thấp và chưa 
biết khai thông cống rãnh, “Năm 1986 
cả bản người Si La bị dịch sốt rét, làm chết 
khoảng 9-10 người, có một gia đình không 
còn ai sống sót, hồi đó cả bản bị dịch nhưng 
không ai đi viện, không ai uống thuốc gì, 
bản thân cô cũng bị và cứ để vậy thôi, có 
những người đang mang bầu cũng bị (mặc 
dù là sắp đẻ rồi nhưng cũng ra đi). Tuy 
nhiên những năm gần đây có ai bị bệnh hay 
ốm đau nặng đều đưa đi khám chữa ở trạm 
y tế xã hoặc lên bệnh viện huyện, tỉnh”. 
Mấy năm trở lại đây do có sự phòng ngừa 
(phun thuốc diệt muỗi) nên dịch bệnh đã 
giảm nhiều (PVS. bà Hù Cố Xuân, 63 tuổi, 
dân tộc Si La, xã Kan Hồ). 
Khoảng 5 năm trở lại đây, tại các bản 
thường xuyên xuất hiện bệnh viêm khớp, 
ung thư tử cung ở phụ nữ ngày càng nhiều 
(PVS. Chị Chảo Thị Liên, 45 tuổi, người 
Cống xã Nậm Khao), riêng năm 2015 tại 
xã Kan Hồ có 76 phụ nữ điều trị bệnh 
phụ khoa. Ngoài ra, tại xã Nậm Khao số 
người nghiện thuốc phiện đã xuất hiện 
từ nhiều năm nay, trong đó chủ yếu tại 
các bản lân cận của bản người Cống, theo 
báo cáo của Trạm y tế xã Nậm Khao, tại 
bản Nậm Luồng, do tiếp giáp với các bản 
khác nên đã có 5 trường hợp người Cống 
ở đây bị nghiện do sử dụng thuốc phiện 
đen (mua từ người H’mông) và 1 trường 
hợp bị lây nhiễm HIV (Trạm y tế xã Nậm 
Khao, 2017). 
Khác với bản người Cống, bản người 
Si La ở xã Kan Hồ cách đây 5 năm đã xuất 
hiện bệnh tai biến. Năm 2012 có 1 trường 
hợp nam bị bệnh tai biến qua đời ở tuổi 61, 
năm 2015 có 1 người bị đột quỵ (nam 72 
tuổi) khi đang trên đường từ rừng về, người 
thân có đưa bệnh nhân đến bệnh viện cứu 
chữa nhưng không qua khỏi; vào tháng 
9/2016 có thêm trường hợp (nam 54 tuổi) 
bị đột quỵ khi đang ở trong lán trên rừng, 
và đã tử vong trên đường đưa về nhà; đến 
nay trong bản người Si La vẫn còn 1 người 
bị liệt từ năm 2013 khi còn ở bản cũ bên 
kia sông Đà (trường hợp này không đưa đi 
bệnh viện cứu chữa). Điều đáng nói ở đây, 
cả 4 trường hợp bị tai biến kể trên đều là 
những người uống nhiều rượu hàng ngày 
(PVS. bà Hù Cố Xuân, 63 tuổi, dân tộc Si 
La, xã Kan Hồ). 
Khảo sát tại địa bàn nghiên cứu cho 
thấy, các bệnh mà hai tộc người Cống và Si 
La hay gặp phải hiện nay đa phần là những 
bệnh thông thường như ho khan, cảm cúm, 
sốt, viêm họng, nhức đầu, đau bụng, tiêu 
chảy, dạ dày, gan, ho lao, thận, khớp,...
Trong đó, các bệnh thường gặp ở người già, 
trung niên và trẻ em cụ thể như sau:
- Đối với những người cao tuổi: Thường 
hay mắc các bệnh viêm khớp, đau nhức 
xương, cao huyết áp, gan, ho lao, thận, suy 
nhược cơ thể, bệnh do thay đổi thời tiết (hô 
hấp, khó thở, sổ mũi, nhức đầu),... 
- Đối với trung niên và thanh niên: 
Thường có các bệnh như đau dạ dày, thận, 
Thông tin Khoa học xã hội, số 12.201834
viêm da, viêm gan, một số ít trường hợp bị 
ho lao,... những bệnh này xuất hiện nhiều 
và chủ yếu do thói quen ăn uống hàng ngày 
như ăn cay, uống rượu, bia, hút thuốc lá, 
thuốc lào; ngoài ra còn có các bệnh như 
cảm lạnh, cảm cúm, đau bụng đi ngoài,... 
Nguyên nhân chủ yếu do đồng bào đi làm 
nương, làm đồng dưới trời nắng về thường 
uống nước lạnh.
- Đối với trẻ em: Đa phần mắc các bệnh 
về hô hấp (ho, viêm phổi), tiêu chảy, sốt, 
cảm cúm do thời tiết thay đổi và do đa số 
trẻ em thường uống/tắm nước khe, suối và 
mặc không đủ ấm trong thời tiết lạnh, 
3. Tập quán ăn, uống ảnh hưởng tới chăm 
sóc sức khỏe
Kinh tế hộ của tộc người Cống và Si 
La phụ thuộc vào trồng lúa, săn bắt, hái 
măng, trồng sắn và làm thuê, Do đó, để 
xoay sở cho các bữa ăn hàng ngày, thông 
thường ngoài thực phẩm tự cung tự cấp, 
đồng bào còn cần chi trả những sinh hoạt 
trong gia đình. Hiện tại, nhà nào không 
có tiền thì cũng phải đi vay mượn để ăn 
trước, khi nào có tiền thì trả, đợi đi làm 
thuê, làm mướn hoặc đến cuối năm nhận 
được tiền bảo vệ rừng (tiền bảo vệ rừng 
năm 2016 mỗi hộ được 11 triệu đồng). Đối 
với một số hộ có nam giới thường đi săn, 
bắt các con thú trên rừng về để ăn hoặc 
bán dành tiền chi tiêu sinh hoạt trong gia 
đình. “Lên bản mới cái gì cũng tiền, nào 
là tiền điện, tiền nước (trước đây khi còn 
ở bản cũ dùng điện từ máy phát điện mi 
ni do gia đình tự mua và tự lắp đặt ở dưới 
suối hoặc ven dòng sông Đà, dùng nước 
sông suối để sinh hoạt), đất đai thì không 
được rộng rãi như bản cũ” (PVS. Chảo 
Thị Liên, 45 tuổi, người Cống, bản Nậm 
Luồng, xã Nậm Khao).
- Bữa ăn hàng ngày của người Cống 
và Si La
Đối với tộc người Cống và Si La, trước 
đây thực phẩm cho bữa ăn hàng ngày trong 
gia đình chủ yếu đều tự cung, tự cấp. Hiện 
nay, do chuyển lên sinh sống tại bản tái định 
cư, diện tích đất đai của mỗi hộ gia đình bị 
thu hẹp, có hộ không còn đất để trồng lúa, 
đa số đất vườn của các hộ cũng đã bị thu hẹp 
rất nhiều. Những thực phẩm trong gia đình 
có thể tự cung tự cấp như: gạo (nương), rau 
và măng (vườn nhà và ở rừng), ếch, cua, cá 
(sông, suối). Những thực phẩm phải đi mua 
là: đậu phụ, trứng, thịt, cá khô, (người 
ta mang đến tận nhà bán hoặc mua tại các 
quán của người Kinh trong bản).
Bữa ăn hàng ngày của người Cống và 
Si La gồm hai bữa ăn chính (bữa sáng và 
bữa tối) với cơm, canh, cá/thịt/trứng/đậu 
phụ là những món chủ đạo,... và bữa trưa 
được coi là bữa phụ trong ngày vì những 
người đi làm thường mang cơm lên nương 
ăn vào bữa trưa, còn những người ở nhà nếu 
ai có nhu cầu ăn lúc nào thì ăn lúc đó, do 
vậy không phải thành bữa và thức ăn trong 
bữa phụ là phần dư thừa của các bữa chính. 
Cách chế biến thức ăn của người Cống và 
Si La khá đa dạng và phong phú, phù hợp 
với từng loại thực phẩm khác nhau. Cụ thể, 
thịt các loài thú rừng thường được họ chế 
biến theo các cách luộc, xào, nấu canh, 
nướng, làm gỏi hoặc ngâm ủ chua, sấy khô, 
ướp muối hay rán chín rồi ngâm vào mỡ để 
bảo quản, dự trữ... Món ăn ưa thích của họ 
thường là măng, thịt sóc, chuột, các loại cá 
sông hoặc suối. 
Trước đây, khi điều kiện sống còn khó 
khăn, người Cống và Si La không có gia vị 
để nấu nướng, muối ăn đối với họ rất quý vì 
việc mua hay trao đổi rất khó khăn, mỗi dịp 
Về vấn đề chăm sóc sức khỏe 35
ra phố huyện họ thường mua nhiều để dùng 
quanh năm. Hiện nay trong mỗi bản đều có 
nhiều cửa hàng tạp hóa thuận tiện cho việc 
mua bán thực phẩm cũng như gia vị,... nên 
người dân không còn duy trì tập quán dự 
trữ thực phẩm hay gia vị như trước kia.
Đối với hai tộc người Cống và Si La, 
việc kiêng kỵ trong ăn uống hàng ngày là 
rất ít, chủ yếu chỉ kiêng kỵ ăn uống trong 
bữa ăn khi đang chữa bệnh bằng thuốc nam, 
hoặc phụ nữ trong thời gian ở cữ, Cụ thể, 
phụ nữ trong thời gian ở cữ cần kiêng ăn 
thịt gà bởi vì đồng bào quan niệm thịt gà 
có xương cứng không nên ăn, sau khi sinh 
xong bữa đầu tiên phải ăn thịt sóc khô (đã 
được làm sạch và sấy khô để trên gác bếp), 
vì họ cho rằng thịt sóc rất lành nên ngoài 
việc ăn thịt sóc để bồi bổ sức khỏe còn giúp 
tránh được mọi bệnh tật cho sản phụ. Với 
quan niệm đó nên nhà nào cũng phải có 
ít nhất một con sóc khô để trên gác bếp, 
nhất là đối với nhà có phụ nữ chuẩn bị sinh 
đẻ (sóc ở vùng đồng bào hiện nay còn rất 
nhiều). Cách chế biến thịt sóc khô rất đơn 
giản, chỉ cần đốt qua lửa rồi cạo sạch con 
sóc, bỏ hết nội tạng, sau đó cho cả con vào 
ống nứa và cho thêm nước, hạt thảo quả và 
rau húng, đem đun trong bếp đến khi nào 
chín thì ăn (đun khoảng 30 - 45 phút). Sản 
phụ ăn thịt sóc đến khi nào khỏe thì thôi, 
sau đó ăn thịt lợn nạc hoặc thịt gà như các 
bữa ăn bình thường. 
- Đồ uống
Người Cống và Si La từ lâu đời có tập 
quán sử dụng nước suối, nước mạch làm 
nước sinh hoạt. Đồng bào thường đun nước 
sôi với một số loại rễ cây, lá,... có tác dụng 
giải nhiệt, bổ máu, lợi tiểu để uống hàng 
ngày, điển hình là cây máu chó vẫn được 
đồng bào sử dụng cho đến nay. Ngày nay, 
đồng bào thường dùng chè xanh để pha 
nước uống, hầu hết các gia đình đều có chè 
khô trong nhà để pha uống khi có khách. 
Trong những dịp lễ tết, cưới xin, ma chay 
hay nhà có khách quý, họ thường uống các 
loại rượu trắng tự cất như rượu gạo, rượu 
ngô, rượu sắn,... Tuy nhiên, đối với tộc 
người Cống hay Si La cũng như các tộc 
người láng giềng, rượu là thứ uống hàng 
ngày của đàn ông, còn đàn bà chỉ uống khi 
nhà có khách quý. Đây là một trong những 
nguyên nhân ảnh hưởng tới sức khỏe, khiến 
nam giới thường mắc các bệnh dạ dày và 
đường ruột nhiều hơn so với nữ giới. Ngoài 
ra, đồng bào Cống và Si La nơi đây cũng 
hay uống các loại đồ uống do các nhà máy 
sản xuất như bia chai, bia lon, nước ngọt 
các loại, nước khoáng đóng chai, nước tăng 
lực,... Các loại nước uống này hiện nay đều 
bán phổ biến tại các hàng quán trong bản. 
- Đồ hút
Qua phỏng vấn và khảo sát cho thấy, 
người Si La trước kia thường hút một loại 
thuốc gọi là chà cồ a phạ. Đây là lá một 
loại cây được đồng bào trồng trên những 
mảnh nương riêng, nơi thoáng đãng và đất 
còn khá màu mỡ. Trước đây, ngoài nam 
giới, phụ nữ lớn tuổi cũng thích hút thuốc 
này. Hiện nay, người Si La không còn tự 
trồng và chế biến cây thuốc này để hút nữa, 
mà chuyển sang hút thuốc lào và thuốc lá 
điếu được bày bán phổ biến ở chợ và tại các 
quán trong thôn. Tuy nhiên, thuốc lá ảnh 
hưởng đến sức khỏe không chỉ người hút 
thuốc mà cả những người xung quanh họ 
(vợ, con,...), do đó tỷ lệ mắc bệnh phổi và 
lao ở những nơi và những tộc người có số 
lượng nhiều người hút thuốc lá, trong đó 
có người Cống và Si La, đang ngày càng 
tăng cao. 
Thông tin Khoa học xã hội, số 12.201836
4. Kết luận
Nghiên cứu hai tộc người Cống và Si 
La cho thấy, vấn đề vệ sinh môi trường và 
nước sạch chưa được đảm bảo; kiến thức 
và ý thức trong việc chăm sóc sức khỏe của 
đồng bào còn thiếu, cụ thể, những người 
bệnh nặng mới đi khám, còn bệnh nhẹ thì 
hầu như không ai đến trạm y tế hay bất cứ 
phòng khám nào ở huyện, tỉnh. Chế độ 
đảm bảo dinh dưỡng cho bữa ăn hàng ngày 
không được chú trọng; thói quen uống rượu, 
bia trong sinh hoạt hàng ngày cũng có ảnh 
hưởng lớn đến sức khỏe của họ. Thêm vào 
đó, vấn đề sử dụng thuốc đông y để chữa 
bệnh trong đồng bào người Cống và Si La 
hoàn toàn mang tính tự phát; phong tục tập 
quán cũng ảnh hưởng không nhỏ đến công 
tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Do vậy, để thực hiện tốt công tác chăm 
sóc sức khỏe cho các tộc người thiểu số ở 
Việt Nam nói chung, tộc người Cống và Si 
La nói riêng, cần phải tuyên truyền, giáo 
dục để họ biết cách tự bảo vệ, chăm sóc 
sức khỏe. Việc tuyên truyền cần được tiến 
hành thường xuyên, lâu dài, đặc biệt là 
tuyên truyền giáo dục cho đồng bào biết 
cách sử dụng và bảo quản nước sạch, vệ 
sinh môi trường 
Tài liệu tham khảo
1. Bùi Thế Cường (2002), “Sức khỏe và y 
tế ở vùng dân tộc thiểu số”, trong: Phát 
triển bền vững miền núi Việt Nam: 10 
năm nhìn lại và những vấn đề đặt ra, 
Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.
2. Đoàn Kim Thắng (2007), “Sức khỏe và 
sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh 
sản của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam”, 
Tạp chí Dân tộc học, số 4, tr. 21-28.
3. Trạm y tế xã Kan Hồ (2017), Báo cáo 
Tổng kết kết quả thực hiện chỉ tiêu kế 
hoạch hoạt động năm 2017.
4. Trạm y tế xã Nậm Chà (2017), Báo cáo 
Tổng kết kết quả thực hiện chỉ tiêu kế 
hoạch hoạt động năm 2017.
5. Trạm y tế xã Nậm Khao (2017), Báo 
cáo Tổng kết kết quả thực hiện chỉ tiêu 
kế hoạch hoạt động năm 2017.
6. Trung tâm y tế Nậm Nhùn (2017), Báo 
cáo kết quả thực hiện dự án hỗ trợ chăm 
sóc sức khỏe đồng bào dân tộc thiểu số 
từ năm 2014-2017.
7. UBND huyện Nậm Nhùn (2017), Báo 
cáo tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội 
năm 2017.
8. UBND huyện Mường Tè (2017), Báo 
cáo tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội 
năm 2017.
9. UBND xã Nậm Khao (2017), Báo cáo 
tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội năm 
2017.
10. UBND xã Nậm Chà (2017), Báo cáo 
tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội năm 
2017.
11. UBND xã Kan Hồ (2017), Báo cáo tình 
hình kinh tế, văn hóa, xã hội năm 2017.

File đính kèm:

  • pdfve_van_de_cham_soc_suc_khoe_cua_toc_nguoi_cong_va_si_la_o_ti.pdf