Vấn đề trung tâm và ngoại biên ở phương Tây từ cái nhìn văn hóa - Lịch sử
Khái niệm cặp đôi trung tâm/ ngoại biên trong những năm gần đây xuất hiện
khá nhiều trong trường thuật ngữ thường gắn với chủ nghĩa hậu hiện đại, nhưng thực
chất, đã hiện diện từ lâu trong lịch sử văn hóa và văn chương phương Tây, xét từ bình
diện văn hóa – lịch sử. Bài viết này đề cập đến vấn đề đó, nhưng chủ yếu dồn tụ ở thế kỉ
XX và nhấn mạnh hơn về vị trí, vai trò của cái ngoại biên.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Vấn đề trung tâm và ngoại biên ở phương Tây từ cái nhìn văn hóa - Lịch sử", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Vấn đề trung tâm và ngoại biên ở phương Tây từ cái nhìn văn hóa - Lịch sử
TP CH KHOA HC − S 11/2016 5 VN TRUNG TM V NGOI BIN PHNG TY T CI NHN VN HA – L!CH S# Lê Nguyên Cẩn1 Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt: Khái niệm cặp đôi trung tâm/ ngoại biên trong những năm gần đây xuất hiện khá nhiều trong trường thuật ngữ thường gắn với chủ nghĩa hậu hiện đại, nhưng thực chất, đã hiện diện từ lâu trong lịch sử văn hóa và văn chương phương Tây, xét từ bình diện văn hóa – lịch sử. Bài viết này đề cập đến vấn đề đó, nhưng chủ yếu dồn tụ ở thế kỉ XX và nhấn mạnh hơn về vị trí, vai trò của cái ngoại biên. Từ khóa: trung tâm, ngoại biên, hậu hiện đại, cái nhìn văn hóa – lịch sử 1. GIỚI THIỆU Khái niệm cặp đôi trung tâm/ ngoại biên (Pháp: le centre- la périphérie; Anh: center/ peripheral), trong những năm gần đây xuất hiện khá nhiều trong trường thuật ngữ thường gắn với chủ nghĩa hậu hiện đại, nhưng thực chất, khái niệm cặp đôi này cùng với vố số họ hàng của nó đã hiện diện từ lâu trong lịch sử văn hóa và văn chương phương Tây, xét từ bình diện văn hóa – lịch sử. Đặc trưng của khái niệm cặp đôi này là tồn tại trong vị thế hoặc tương đồng hoặc đối sánh nhưng không loại trừ nhau, thậm chí còn bổ sung cho nhau, làm nổi bật vị thế của nhau và đương nhiên bao hàm cả thái độ, hoặc thái độ chính trị hoặc thái độ nghệ thuật, hoặc vừa cả chính trị lẫn nghệ thuật... tùy từng thời kì lịch sử cụ thể và tùy thuộc tư tưởng chính thống của các thời đại khác nhau. Tên gọi marginal trong tiếng Pháp với nghĩa là đường lề, bên lề đã được Việt hóa đơn giản thành đường mác, đường kẻ lề, trừ mác... mà bất cứ ai trong đời học sinh của mình cũng quen thuộc. Mở rộng ra, ngoại biên trở thành nơi chú thích, nơi ghi những ý bổ sung vào văn bản, nơi chứa đựng những sự thêm thắt trong quá trình đọc lại văn bản mà bản thảo của H.de Balzac hay các ghi chép ngoài lề trong Bút kí triết học của Lénine cho thấy tầm quan trọng của việc này. Vị trí bản lề trở thành đường biên vô hình nhưng hết sức quan trọng trong cuộc sống cũng như trong thực tiễn văn học nghệ thuật, cụ thể là các đề xuất, các mô hình kiến giải mới trong quan 1 Nhận bài ngày 5.11.2016; gửi phản biện và duyệt đăng ngày 25.12.2016 Liên hệ tác giả: Lê Nguyên Cẩn; Email: lenguyencan@yahoo.com 6 TRNG I HC TH H NI hệ với cái trung tâm, với cái chính thống là những cái cần được ghi nhận để hiểu đúng hơn trong việc nhận diện vai trò và vị trí của các hình thức văn học khác nhau (văn học thiểu số, văn học thiếu nhi, văn học tuổi mới lớn...). 2. NỘI DUNG Trong cội nguồn văn hóa văn minh Hy Lạp, một khái niệm cặp đôi tương tự đã sớm xuất hiện, đó là metropolis / polis; cite / état... mang tính chất quy định giới hạn lãnh thổ, khu vực; hay dưới thời La Mã là cặp civilization / barbare... mang ý nghĩa phân biệt trình độ sống giữa những người thuộc đế chế La Mã và những kẻ nằm ngoài biên giới của đế chế này; kéo sang thời kì trung cổ là cặp khái niệm chính giáo / tà giáo; chính đạo / tà đạo; Chúa / Sa tăng, Chúa / Quỷ Méphistophélès... mang đậm màu sắc tôn giáo cuồng tín, dẫn tới tám cuộc Thập tự chinh nổi tiếng ở các thế kỉ XI- XII... Còn sang thế kỉ XIX-XX, cặp khái niệm này hiện hình qua Eurocentrisme - Chủ nghĩa Âu châu trung tâm, dẫn tới sự phân biệt, kì thị giữa thế giới da trắng đối với thế giới da màu. Vì châu Âu là trung tâm nên các vùng miền khác là ngoại vi, là thuộc địa; và cũng vì châu Âu là trung tâm, đồng nghĩa với văn minh nên châu Âu được quyền “khai hóa” cho các châu lục khác, áp đặt chế độ thực dân lên mọi miền đất khác ngoài châu Âu. Sau đại chiến thế giới thứ hai, một khái niệm cặp đôi mới được bổ sung: Tân lục địa / Cựu lục địa, ngầm xác lập vị thế trung tâm mới của thế giới... Trên bình diện địa chính trị đã như thế thì trên bình diện triết học và các khoa học nhân văn nói riêng, mô hình kiểu khái niệm cặp đôi này cũng hiển lộ từ rất sớm. Nổi tiếng trước hết là phái Khuyển nho (le cynisme) trong thế giới hiền nhân cổ đại Hy Lạp, hay với Zénon, người đối lập với Aristote và được Aristote gọi đích danh thẳng thừng là kẻ “ngụy biện”... Sang thế kỉ XVIII - XIX, là những tên tuổi lớn như E.Kant, F.Nietzsche trong vị thế đối lập với Hégel... Còn ở phương Đông, trong quan hệ văn hóa đa chiều với Trung Hoa, thì tính chất trung tâm / ngoại biên càng rõ, thể hiện qua Trung Quốc là nước ở giữa, còn xung quanh (= ngoại biên) là chư hầu, là man di mọi rợ... Kiểu khái niệm lưỡng tính nhị nguyên như vậy có thể kể ra rất nhiều trên trục lịch sử văn hóa. Xét về mặt bản chất, có thể coi văn hóa ngoại biên nói chung, văn học ngoại biên nói riêng là loại văn hóa văn học nằm ngoài hệ tư tưởng thống trị (hay chính thống hiểu theo một góc độ nào đó về chính trị, đạo đức, tinh thần, tư tưởng, tôn giáo...), là “có hai nền văn hóa trong một nền văn hóa dân tộc”. Văn hóa văn học ngoại biên tự thân có giá trị riêng của chúng và đó là điều không thể phủ nhận. Và để tạo ra giá trị riêng ấy, đương nhiên, chúng cũng phải có những nguyên tắc riêng trên một nguyên liệu chung đó là ngôn ngữ dân tộc. Tính chất trung tâm/ ngoại biên thể hiện rõ trong sự vận động chuyển mình của thế kỉ XX ở phương Tây. TP CH KHOA HC − S 11/2016 7 Chỉ tính từ sau cuộc Đại vận động Ánh sáng, thời kì mở đầu cho kỉ nguyên công nghiệp cho đến nay, diễn trường của trung tâm/ ngoại biên đã liên tục thay đổi. Trước hết là sự tập trung hóa - hay trung tâm hóa - la centralisation - gắn với thời kì cách mạng công nghiệp: các nhà máy mọc lên, công nhân được đưa vào nhà máy để sản xuất, tính kỉ luật sắt được áp dụng, hàng hóa được sản xuất với số lượng lớn, xu hướng thành thị hóa nông thôn trở thành một thực tế hiển nhiên... Châu Âu đạt tới những bước tiến lớn về kinh tế, về khoa học kĩ thuật, mà một thành tựu nghe nhìn quan trọng sẽ tác động trở lại văn chương là điện ảnh, ra đời. Trong thời kì trung tâm hóa này, văn học nghiêng về cái nhìn bao quát, mang tính tổng thể: xã hội là một tổng thể - nghĩa là trở thành m ... hay thế cái “tổng thể”của những người theo chủ nghĩa hậu hiện đại. Geoffrey Hartman xác lập giá trị tư tưởng “trò chơi” đa nghĩa mở rộng của tác phẩm văn học. Trong một nghiên cứu của ông về J.Derrida, ông viết: “Vấn đề cái thực tạo thành trò chơi mang tính hệ thống ở Derrida, của serio ludere1 của ông ta. Định nghĩa trò chơi tự do (free play) này là dễ hiểu... Như một cơ chế hưởng lợi mọi trò chơi tự do, hoặc như một ảo tưởng phi thực tế, đầy dục vọng, có tính hình thái... hoặc như một trò chơi ngôn ngữ với rất nhiều khả biến đa dạng ma lanh tinh quái, tới mức tôi có thể nói tới bảy kiểu mơ hồ lưỡng phân cùng lúc về một sự thực, cũng như nói tới sự tồn tại của bảy cách châm chọc, hay bảy kiểu tội đồ. Trên thực tế, vấn đề không phải ở chỗ nó không đếm được..., mà qua trung gian của trò chơi tự do, nó không bị đóng kín trong ý thức về sự mâu thuẫn và về tính nước đôi lập lờ” [7, tr.782]. Sự va chạm ngấm ngầm giữa trung tâm / ngoại biên lại được hé lộ trong dòng chảy của tư duy thời đại. 1 Hiểu là: trò chơi nghiêm chỉnh (ND) 12 TRNG I HC TH H NI Các hiệu quả “đứt gãy” như vậy (loại bỏ quan niệm cấu trúc có tính trung tâm - được trung tâm hóa và đặt ra nguyên tắc trò chơi tự do) xuất hiện hết sức tinh tế trong lí thuyết văn bản. Theo xu hướng này, khái niệm tác động đến sự phát triển của tiểu thuyết đương đại, của chủ nghĩa hình thức và chủ nghĩa cấu trúc về “tác phẩm” (hiểu theo nghĩa một “tổng thể”, một toàn thể có tổ chức, một công trình cấu trúc hóa bền vững đặt trong quan hệ với trung tâm) sẽ nhường chỗ cho khái niệm hậu cấu trúc, cho tính văn bản (la textualité - được hiểu là “tính vô hại của sự chuyển hóa (l’innocence de la transformation)”, không bị bao kín hay bị che chắn bởi qui tắc nào, được rút ra trực tiếp từ biểu hiệu của ẩn dụ mê cung (la labyrinthe); tính văn bản- Frank Lentriccha nói - là “một quan niệm chính thống, thường được bình giải cuồng nhiệt tình của các đệ tử Derrida ở Hoa Kì, qua ẩn dụ mê cung” [8, tr.179]. Hình thức trung tâm / ngoại biên xuất hiện ử đây qua cặp nhị nguyên lưỡng tính: văn bản / liên văn bản, tuân thủ qui tắc / phi quy tắc, dẫn tới cặp đơn trị / đa trị. Quan niệm tính văn bản - được các nhà giải cấu trúc nhiệt tình lựa chọn - cũng là tâm điểm lí thuyết của nhóm Tel - Quel, nhóm mà Derrida không đứng ngoài cuộc, cho dù quan hệ của ông với nhóm này đặc biệt sóng gió. Trong giai đoạn hậu cấu trúc, đóng góp quan trọng liên quan đến khái niệm văn bản (texte) và tính văn bản (textualité), được thể hiện trong tác phẩm S/Z của Roland Barthes, công bố 1970, chắc chắn, do vấp phải toàn bộ khái niệm tác phẩm (l’oeuvre) truyền thống không thể thao tác mà phải đi tới dựa vào “tính đa trị từ đó văn bản được tạo ra”, một tính đa trị “toàn thắng”; chúng sẽ xếp đặt cái được viết tốt nhất vào ẩn dụ “thiên hà” các biểu đạt: “Trong văn bản lí tưởng này, các mạng lưới là rất nhiều; chúng tự cung cấp mà không cần một cái nào đó lộ ra, khi xếp chồng lên nhau, thống ngự hay điều khiển những cái khác; cái tất cả này là một thiên hà của các biểu đạt, mà không phải là một cấu trúc của những cái biểu đạt”1. Các phương pháp bình giải cần nắm bắt được tầm quan trọng của mô hình mới - mang tính đa trị - của tính văn bản này và phải tiếp nhận theo đúng chiến lược: “Nếu chúng ta quan tâm chú ý vào tính đa trị của một văn bản (số lượng giới hạn tùy ý) thì chúng ta cần phải từ bỏ cấu trúc hiện hình trong một khối thống nhất như các nhà tu từ học cổ điển hay phê bình hàn lâm vẫn làm, cũng không xuất phát từ việc xây dựng văn bản; tất cả phải tạo nghĩa không ngừng và tạo nghĩa nhiều lần, cũng không cần phải đi tới việc cho ra một cái toàn thể lớn lao cuối cùng, hay một cấu trúc cuối cùng”2. Việc phê bình, tuy vậy, vẫn cần phải tuân thủ điều kiện mang tính phân mảnh của văn bản văn học và về mức độ của thực 1 Roland Barthes: S/Z in Romanul scritorii. Antologie, selecţie de texte si de traducere de Adriana Babeţi sị Delia Sepetean-Vasiliu. Lời nói đầu của Adriana Babeţi. Hậu bạt của Delia Sepetean-Vasiliu.(Buc., Ed.Univers, 1987,) trang 160. 2 Roland Barthes: Sđd, trang 161. TP CH KHOA HC − S 11/2016 13 tế cấu trúc văn bản này: “Việc phê bình theo từng bước lần lượt, đồng nghĩa với việc bằng nỗ lực, làm mới hóa, các con đường thâm nhập văn bản, tránh cấu trúc lại văn bản một cách thái quá, thử lại độ dư thừa của cấu trúc khi bình giải văn bản, và khi khép lại công việc chúng ta làm mới lại văn bản thành một chùm sao, theo đó, chúng ta sẽ phá vỡ văn bản và không liên kết văn bản lại nữa”1. Qua tất cả các luận cứ này. Roland Barthes đã đối lập tư tưởng chính thống của kỉ nguyên hiện đại (tư tưởng về cái tổng thể), xác lập và thay vào đó, tư tưởng về sự phân mảnh. Từ quan hệ giữa “tác phẩm - oeuvre” và “văn bản - texte” - với sự nhấn mạnh đặc biệt đặc điểm của tính đa trị (la pluralité), phân biệt với quan niệm thứ hai - Roland Barthes đi tới một nghiên cứu đầy tính khám phá. Trong Từ tác phẩm tới văn bản (De l’oeuvre au texte) xuất bản 1971, ông rút ra tính đa trị của văn bản không nên hiểu riêng rẽ như một số nhiều về nghĩa, như một sự đa dạng về nghĩa, mà trước hết phải hiểu như là sự không xác định mang tính ngữ nghĩa (l’indétermination sémantique): “Văn bản là đa trị. Điều này không có nghĩa chỉ vì trong văn bản tồn tại nhiều nghĩa, mà trước tiên, nó đa trị bởi vì nó thực hiện một số nhiều mang nghĩa, một số nhiều không thể giản quy (l’irréductible). Văn bản không phải là cái đang tồn tại đồng thời từ những gì được hiểu, mà là sự chuyển dời, xuyên qua; nó trả lời không phải cho một diễn giải hay chỉ cho một tự do diễn giải mà là cho một sự bùng nổ, cho một sự phát tán (la dissémination)”2. Khuynh hướng từ bỏ quan niệm tổng thể của tác phẩm và xác lập quan niệm mới về tính đa trị của văn bản sau đó vài năm đã được hé lộ từ những vết nứt của chủ nghĩa cấu trúc, theo quan niệm quen thuộc, đạt tới hình thức lai tạp về Tác phẩm mở (Oeuvre ouverte) do Umberto Eco đề xuất. Nhà kí hiệu học người Italia nhấn mạnh (trong Opera aperta, 1962), hiện tượng này vốn rất phổ biến trong nghệ thuật đương đại, việc làm giảm bớt đáng kể mức độ tổ chức hình thức của tác phẩm, đặc biệt là sự vắng mặt “các kết thúc” cuối cùng (“lời nói thường là tác phẩm không có kết thúc”3) và nói chung, qua sự loại bỏ “cái trung tâm” (“rời bỏ cái trung tâm vốn đang ép buộc điểm nhìn ưu trội”3, để xác lập mô hình mới về cấu trúc tác phẩm, có đặc trưng đa cực (la multipolarité), mô hình có khả năng chỉ ra cội nguồn của ngữ nghĩa đặc thù“vô hạn - không xác định”. 1 Roland Barthes: Sđd, trang 163. 2 Roland Barthes: From Work to Text, in Josué V.Harari, ed. Textual Strategies. Perspectives in Post- Structuralist Criticism. Edited and with and introduction by (Ithaka, Neww York: Cornell University Press, 1979), trang 76. Bài viết này được công bố lần đầu tiên trong Revue d’esthétique, số 3/1971. 3 Umberto Eco: Tác phẩm mở. Hình thức và sự không kết định trong các thi pháp đương đại - Opera deschisă. Formă sị indeterminare în poeticile contemporane. Giới thiệu và dịch bởi Cornel Mihai Ionescu (Buc., Ed. pentru Literatura Universală, 1969,) trang 21. 14 TRNG I HC TH H NI Ngoài sự táo bạo này, Umberto Eco còn thêm vào nhiều suy tư khác, tiến gần tới quan niệm về văn bản; nhưng nhà kí hiệu học người Italia này cũng nghiêm túc chỉ ra các liên kết tạo nghĩa, cũng chỉ mang tính chất tương đối khi đối diện với quan niệm tác phẩm; tương tự, ông nói đến “sự hiện diện của dấu hiệu-kí hiệu từ bất cứ một sự tự do và ngẫu nhiên nào có thể xảy ra, thì chung quy, các dấu hiệu-kí hiệu vẫn là kết quả của một sự đồng nhất, và tiếp theo, là của một tác phẩm”1. Sự đối lập giữa văn bản và tác phẩm - chung cục, vẫn là mức độ nâng cao hay giản quy cấu trúc của chúng (tức văn bản-tác phẩm) - nhưng không chỉ bao hàm sự đối lập giữa cái “tổng thể” và “tính đa trị” - mà trái lại - còn từ sự đối lập giữa sự “liên kết tương hỗ nội tại (la cohérence interne)” và “tính đứt đoạn (la discontinuation)”. Hình thái cuối cùng này được đưa ra trong cuộc thảo luận giữa ông với một vài đại diện tiếng tăm của giới phê bình Hoa Kì, qua đó, J.Hillis Miller “định nghĩa vừa cả văn bản phê bình (văn bản tự thân và văn bản trong quan hệ với văn bản đang được bình giải), vừa cả văn bản văn học (văn bản tự thân hoặc trong quan hệ liên văn bản với các văn bản khác) qua “tính tương hỗ không liên kết tạo sinh (l’incohérence constitutive)” [9, tr.173]. Đến lượt mình, khi miêu tả và định nghĩa các đặc điểm đặc thù của văn bản văn học, Fredric Jameson đã làm sáng tỏ một thực tế, trong thời đại khi “tác phẩm nghệ thuật” gắn liền với cơ chế tổ chức và nguyên lí “quan hệ liên kết nội tại”, thì văn bản tự nó mang lại một kiểu hình quan hệ nội tại mới; ở đó, trọng tâm được đặt trên khu biệt (la différenciation) và nới lỏng (la disjonction). Các nhà lí thuyết văn bản - Frederic Jameson chỉ rõ - “chỉ dành mọi sự quan tâm chú ý vào tính không thuần nhất (la hétérogénéité) và chiều sâu của tính gián đoạn (la discontinualité) đặc trưng cho sản phẩm nghệ thuật, vốn là cái đã ngừng xuất hiện như là sự thống nhất hữu cơ, cái đang trở thành ngày càng rõ kiểu túi đựng đồ lặt vặt hay đồ cồng kềnh với những tiểu hệ thống lỗi thời không thông dụng và những chất liệu ban đầu đầy ứ những cái vô vị, không sức sống. Nói cách khác, đến đây, tác phẩm nghệ thuật tự chuyển hóa thành văn bản” [10, tr.31]. Tuy nhiên, nếu chủ nghĩa hiện đại đề cao tính khớp nối (l’articulation) của tác phẩm nghệ thuật, thì chủ nghĩa hậu hiện đại, trái lại, khởi động giải khớp nối (la désarticulation) theo kiểu tâm thần phân liệt (theo cách chứng tâm thần phân liệt được xác định như là “sự đứt gãy trong dây chuyền biểu đạt, hay nói cách khác, trong khuôn khổ mạng lưới của chuỗi ngữ đoạn, của những khả năng tạo nghĩa và với sự giúp đỡ của các khả năng tạo nghĩa này, người ta sẽ xây dựng được một mệnh đề hay một cách hiểu”) [10, tr.26]. Chỉ bằng các đặc điểm tạo sinh tiềm năng của nó (vắng mặt tính liên kết nội tại), thì văn bản - Frederic Jameson tiếp tục nhấn 1 Umberto Eco: Sđd, trang 127. TP CH KHOA HC − S 11/2016 15 mạnh - mới tự chỉ ra được sự khúc xạ vô hạn của mọi khuynh hướng kết tinh về đề tài hay về nghĩa; văn học hậu hiện đại, do đó, “tự xác định từ văn cảnh này, như một cấu trúc hay như sự phát triển mở rộng các kí hiệu nơi tồn tại một nghĩa bất kì, nơi lôgic nội tại của nó loại bỏ sự xuất hiện đề tài khác cùng dạng” [2, tr.91]. Cuối cùng, sự đối lập giữa tác phẩm và văn bản được nhận ra dưới một dạng thức khác, khi tác phẩm luôn luôn được xác định trong giới hạn chiều sâu của nó, lúc đó văn bản được miêu tả như là một phần (hay như một phân mảnh), trong một văn bản tổng quát, mà trong thực tiễn, văn bản này là sự mở rộng vô hạn. Từ điểm nhìn lí thuyết, việc ghi lại văn bản đặc biệt (le texte particulier) này (hay “trường văn bản - le champs textuel” theo cách gọi của J.Derrida) trong khuôn khổ văn bản tổng quát (le texte général), dù dưới góc độ nào [9, tr.175], cũng chỉ tạo ra cơ sở cho hiện tượng liên văn bản (l’intertextualité). 3. KẾT LUẬN Nhìn chung, cuộc vận động trung tâm / ngoại biên trong lịch sử văn học và tư tưởng phương Tây, về bản chất là sự xung đột muôn thuở giữa phạm trù Apollo và phạm trù Dionisos, giữa khuôn hình cố định áp đặt và sự phá vỡ khuôn hình để giải thoát ra khỏi vỏ bọc hình thức. Cuộc vận động đó gắn liền với lịch sử văn hóa của phương Tây, cũng là cuộc vận động tư tưởng của thời đại, có thể cực đoan có thể không, nhưng ở mức độ chung nhất, cái ngoại biên đã thể hiện vai trò mở rộng giới hạn nhận thức của nó. Từ quan điểm này, việc phân định trung tâm/ ngoại biên một cách máy móc sẽ dẫn tới những hậu quả không lường một khi áp đặt lên đó cách nhìn tư tưởng hệ chính thống. TÀI LIỆU TAM KHẢO 1. J.Fr.Lyotard (1979), Điều kiện hậu hiện đại, Nxb Minuit – Pari. 2. Ihab Hassan (1966), Tính đa trị trong viễn cảnh hậu hiện đại (Pluralism in Postmodernism), trong Critical Inquiry, Spring 1966, tập 12. 3. Michel Foucalt (1964), Les Mots et les choses, Paris, Gallimard, Tel.1964. 4. Frank Lentriccha (1980), Theo dấu Chủ nghĩa phê bình mới -After the New Criticism, The University of Chicago Press. 5. Jacques Derrida (1978), Cấu trúc, kí hiệu và trò chơi trong diễn ngôn các khoa học nhân văn – Structure, Signe and Play in the Discours of the Humain Sciences, in Writing and Difference – Translated, with an Introduction and Additional Notes by Alan Bass (The University of Chicago Press, 1978). 16 TRNG I HC TH H NI 6. Jacques Derrida (1976), Về văn pháp nghiên cứu – Of Grammatology, translated by Gayatri Chakravorty Spivak (Baltimore, Johns Hopkins Univ.Press, 1976). 7. Geoffrey Hartman(1979), Monsieur Texte : On Jacques Derrida. His Glass, in Georgia Reweu 29 (Winter 1979). 8. Frank Lentricchia: Sđd, trang 179. 9. Ioana Em, Petrescu (1991), Quan niệm “văn bản” trong cách nhìn giải cấu trúc (Conceptul de “text” în viziune decontructivistă, în Diana Adamek sị Ioana Bot (eds). Portret de grup cu Ioana Em.Petrescu (Cluj-Napoca, Ed.Dacia, 1991). 10. Frideric Jameson (1991), Logic văn hóa của Chủ nghĩa tư bản hiện nay, trong Chủ nghĩa Hậu hiện đại hay Logic văn hóa của Chủ nghĩa tư bản - The Cultural Logic of Late Capitalism, in Postmodernism or the Cultural Logic of Late Capitalism (Durham: Duke University Press, 1991). THE CENTRAL AND PERIPHERAL ISSUES OF THE WEST FROM HISTORICAL AND CULTURAL PERSPECTIVE Abstract: In the recent years, the conception on central and peripheral issues often appeared in term of modernism. In fact, these terms have appeared in western literacy for a long time. The article mentions to these terms, especially the position and role of peripheral issue in the XX century. Keywords: central, peripheral, post-modern, historical and cultural perspective.
File đính kèm:
- van_de_trung_tam_va_ngoai_bien_o_phuong_tay_tu_cai_nhin_van.pdf