Vấn đề ngữ âm trong giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài – Trao đổi về phương pháp và các hoạt động thực hành hiệu quả

Đào tạo tiếng Việt cho người nước ngoài là hoạt động đang được chú trọng phát triển

mạnh ở Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế. Đội ngũ giảng viên không ngừng trau

dồi kỹ năng, phương pháp và nghiên cứu những vấn đề chuyên môn đặc thù để ngày càng

nâng cao hiệu quả giảng dạy. Bài viết nghiên cứu ban đầu về vấn đề ngữ âm, phát âm

trong giảng dạy tiếng Việt cho đối tượng học viên nước ngoài. Một số trường hợp khác

nhau điển hình trong hệ thống ngữ âm như nguyên âm, phụ âm, thanh điệu, cách phát

âm, . sẽ được chỉ rõ dựa trên sự nghiên cứu và kinh nghiệm giảng dạy thực tế của người

viết. Các phương pháp tổng hợp, thống kê, phân tích, so sánh đối chiếu, khảo sát, phỏng

vấn, . được vận dụng để đảm bảo tính khoa học của bài viết. Qua vấn đề nghiên cứu,

người viết muốn trao đổi chia sẻ về phương pháp giảng dạy và một số hoạt động thực

hành hiệu quả nhằm đóng góp vào hoạt động dạy ngữ âm cho người nước ngoài nói riêng

và hoạt động đào tạo tiếng Việt cho người nước ngoài nói chung ở đơn vị.

Vấn đề ngữ âm trong giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài – Trao đổi về phương pháp và các hoạt động thực hành hiệu quả trang 1

Trang 1

Vấn đề ngữ âm trong giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài – Trao đổi về phương pháp và các hoạt động thực hành hiệu quả trang 2

Trang 2

Vấn đề ngữ âm trong giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài – Trao đổi về phương pháp và các hoạt động thực hành hiệu quả trang 3

Trang 3

Vấn đề ngữ âm trong giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài – Trao đổi về phương pháp và các hoạt động thực hành hiệu quả trang 4

Trang 4

Vấn đề ngữ âm trong giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài – Trao đổi về phương pháp và các hoạt động thực hành hiệu quả trang 5

Trang 5

Vấn đề ngữ âm trong giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài – Trao đổi về phương pháp và các hoạt động thực hành hiệu quả trang 6

Trang 6

Vấn đề ngữ âm trong giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài – Trao đổi về phương pháp và các hoạt động thực hành hiệu quả trang 7

Trang 7

Vấn đề ngữ âm trong giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài – Trao đổi về phương pháp và các hoạt động thực hành hiệu quả trang 8

Trang 8

Vấn đề ngữ âm trong giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài – Trao đổi về phương pháp và các hoạt động thực hành hiệu quả trang 9

Trang 9

Vấn đề ngữ âm trong giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài – Trao đổi về phương pháp và các hoạt động thực hành hiệu quả trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 12 trang minhkhanh 8120
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Vấn đề ngữ âm trong giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài – Trao đổi về phương pháp và các hoạt động thực hành hiệu quả", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Vấn đề ngữ âm trong giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài – Trao đổi về phương pháp và các hoạt động thực hành hiệu quả

Vấn đề ngữ âm trong giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài – Trao đổi về phương pháp và các hoạt động thực hành hiệu quả
Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy 
ngôn ngữ lần thứ VI 
 227 
VẤN ĐỀ NGỮ ÂM TRONG GIẢNG DẠY TIẾNG VIỆT CHO NGƢỜI 
NƢỚC NGOÀI – TRAO ĐỔI VỀ PHƢƠNG PHÁP VÀ CÁC HOẠT 
ĐỘNG THỰC HÀNH HIỆU QUẢ 
Lê Nguyễn Hạnh Phƣớc 
Trƣờng Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế 
Tóm tắt 
Đào tạo tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài là hoạt động đang đƣợc chú trọng phát triển 
mạnh ở Trƣờng Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế. Đội ngũ giảng viên không ngừng trau 
dồi kỹ năng, phƣơng pháp và nghiên cứu những vấn đề chuyên môn đặc thù để ngày càng 
nâng cao hiệu quả giảng dạy. Bài viết nghiên cứu ban đầu về vấn đề ngữ âm, phát âm 
trong giảng dạy tiếng Việt cho đối tƣợng học viên nƣớc ngoài. Một số trƣờng hợp khác 
nhau điển hình trong hệ thống ngữ âm nhƣ nguyên âm, phụ âm, thanh điệu, cách phát 
âm, ... sẽ đƣợc chỉ rõ dựa trên sự nghiên cứu và kinh nghiệm giảng dạy thực tế của ngƣời 
viết. Các phƣơng pháp tổng hợp, thống kê, phân tích, so sánh đối chiếu, khảo sát, phỏng 
vấn, ... đƣợc vận dụng để đảm bảo tính khoa học của bài viết. Qua vấn đề nghiên cứu, 
ngƣời viết muốn trao đổi chia sẻ về phƣơng pháp giảng dạy và một số hoạt động thực 
hành hiệu quả nhằm đóng góp vào hoạt động dạy ngữ âm cho ngƣời nƣớc ngoài nói riêng 
và hoạt động đào tạo tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài nói chung ở đơn vị. 
Từ khóa 
 tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài, ngữ âm, phát âm, hoạt động thực hành, phƣơng pháp 
1. Mở đầu 
Ngày nay, với chính sách mở rộng giao lƣu, trao đổi hợp tác và kết nối giữa Việt Nam với thế 
giới trên nhiều lĩnh vực, bạn bè quốc tế đến với Việt Nam ngày càng nhiều, cùng với đó là 
nhu cầu học tập tiếng Việt không ngừng gia tăng với nhiều mục đích nhƣ nghiên cứu, du lịch, 
công tác, phát triển sản xuất,... Đáp ứng nhu cầu này, nhiều trung tâm, cơ sở dạy tiếng Việt 
cho đối tƣợng học viên nƣớc ngoài đƣợc mở ra ở các thành phố lớn với các chƣơng trình học 
phong phú đa dạng, đội ngũ thầy cô giáo có kinh nghiệm, cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy 
học đƣợc đầu tƣ nhằm đảm bảo cho những khóa học tiếng Việt đạt chất lƣợng nhất. Trung 
tâm giảng dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài ở Trƣờng Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế 
đƣợc thành lập trong nhiều năm trở lại đây cũng không nằm ngoài xu thế đó. Hàng năm, nhà 
trƣờng đều đón học viên nƣớc ngoài đến giao lƣu và học tập về tiếng Việt, văn hóa Việt tại 
trƣờng. Từ đó, hoạt động giảng dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài luôn đƣợc chú trọng phát 
triển mạnh, trở thành một trong những chủ trƣơng đào tạo trọng tâm của nhà trƣờng ở hiện tại 
và tƣơng lai. Có thể nói rằng, hoạt động giảng dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài là hoạt 
động mang nhiều đặc trƣng riêng biệt mà nếu ngƣời dạy không nắm bắt sâu sắc sẽ rất khó để 
tạo nên một khóa học thành công. Ngoài những vấn đề chủ quan từ phía đội ngũ giáo viên và 
học viên, còn có những yếu tố khách quan có ảnh hƣởng rất lớn đến động lực, quá trình và kết 
quả học tập nhƣ tâm lý, tính cách, lứa tuổi, văn hóa truyền thống,... đặc biệt là sự tƣơng đồng 
và dị biệt về loại hình ngôn ngữ, các yếu tố về ngữ âm giữa tiếng Việt với các ngôn ngữ bản 
xứ của học viên. Chính vì vậy, các đề tài về ngữ âm, cách phát âm tiếng Việt của học viên 
nƣớc ngoài luôn đƣợc nhiều tác giả quan tâm và thể hiện qua các bài viết nhƣ một sự đóng 
góp ý kiến vào việc hoàn thiện phƣơng pháp giảng dạy và phát triển hoạt động dạy tiếng Việt 
Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy 
ngôn ngữ lần thứ VI 
 228 
nhƣ một ngoại ngữ, mở ra nhiều hƣớng nghiên cứu hay. Bài viết ―Vấn đề ngữ âm trong giảng 
dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài – trao đổi về phƣơng pháp và các hoạt động thực hành 
hiệu quả‖ tiếp nối hƣớng nghiên cứu này. Bài viết nghiên cứu ban đầu về vấn đề ngữ âm trong 
giảng dạy tiếng Việt cho đối tƣợng hoc viên nƣớc ngoài. Một số trƣờng hợp khác nhau điển 
hình trong hệ thống ngữ âm nhƣ nguyên âm, phụ âm, thanh điệu, cách phát âm,... sẽ đƣợc chỉ 
rõ dựa trên sự nghiên cứu và kinh nghiệm giảng dạy thực tế của ngƣời viết. Qua những nội 
dung phân tích trong bài, ngƣời viết mong muốn tìm tòi những phƣơng pháp giảng giảng dạy 
giúp cho ngƣời học tiếp cận ban đầu với tiếng Việt dễ dàng hơn, có những giờ luyện tập phát 
âm hiệu quả và đạt đƣợc mục tiêu giao tiếp. Ngoài các phần mở đầu, kết luận, phƣơng pháp 
nghiên cứu, đề xuất, nội dung của bài viết tập trung ở ba tiêu đề lớn: (1) Những vấn đề cơ bản 
về ngữ âm tiếng Việt và lƣu ý về nguyên âm, phụ âm, thanh điệu tiếng Việt khi dạy phát âm 
cho ngƣời nƣớc ngoài, (2) Nhận định chung về vấn đề ngữ âm trong giảng dạy tiếng Việt cho 
ngƣời nƣớc ngoài từ phía giáo viên và học viên, (3) Trao đổi về phƣơng pháp và hình thức 
thực hành hiệu quả cho những giờ học ngữ âm 
2. Cơ sở lý luận 
2.1. Những vấn đề cơ bản về ngữ âm tiếng Việt và lƣu ý về nguyên âm, phụ âm, thanh 
điệu tiếng Việt khi dạy phát âm cho ngƣời nƣớc ngoài 
2.1.1. Ngữ âm tiếng Việt 
 Khác với các ngôn ngữ Ấn Âu, tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn tiết, thể hiện 
rõ rệt ở tính đơn lập và không biến hình của âm tiết. Trong một phát ngôn của ngƣời Việt gồm 
nhiều âm tiết, các âm tiết đƣợc phát âm tách biệt nhau rất rõ ràng, có cấu trúc độc lập, không 
có trƣờng hợp một bộ phận của âm tiết đƣợc tách ra để kết hợp với âm tiết tiếp theo nhƣ 
trƣờng hợp đọc nối trong tiếng Pháp hay tiếng Anh. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ dùng thanh 
điệu, mỗi một âm tiết đều mang một thanh điệu nhất định. Thanh điệu không chỉ có tác động 
đối với âm chính nguyên âm của âm tiết mà còn cảm nhiễm và ảnh hƣởng đến các bộ phận 
khác của âm tiết. Do đó, toàn bộ âm tiết bị gói gọn trong thanh điệu, khi phát âm từ âm tiết 
này bƣớc sang âm tiết khác có nghĩa là bƣớc từ thanh điệu này qua thanh điệu khác. Ranh giới 
của âm tiết trong phát ngôn của ngƣời Việt nhờ vậy mà càng thêm dứt khoát rõ ràng. 
 Tiếng Việt có 29 chữ cái và 6 thanh điệu. Từ 29 chữ cái này hình thành nên một hệ 
thống gồm nhiều nguyên âm, phụ âm cùng kết hợp với các tha ... nh 
học viên đến từ Anh, 
Úc, Mỹ 
- khó phát âm đúng thanh điệu, đặc biệt là thanh hỏi 
- các âm không bật hơi thành các âm bật hơi (tôi tên là --> thôi thên là, con 
cá --> khon khá) 
- phát âm sai nhóm phụ âm gốc lƣỡi (c/k/q – ng/ ngh/ - g/ gh) 
học viên Nhật Bản - phát âm t thành th (tƣơng lai/thƣơng lai) 
- phát âm u thành ƣ tròn môi (mùa thu/mùa thƣ) 
- phát âm ân thành ăn (chân/chăn), ách thành ắc (túi xách/túi xắc) 
- phát âm đ thành t (đau đầu/tau tầu) 
- phát âm nhầm lẫn giữa r và l (rất/lất, là/rà) 
- phát âm v thành b (về/bề) 
- thanh hỏi thành thanh sắc (không phải/khống phải) 
học viên Thái Lan - phát âm sai thanh ngã và thanh nặng vì trong tiếng Thái không có 
- phát âm sai những âm có âm đệm vì trong tiếng Thái không có 
học viên Trung Quốc - phát âm nhầm lẫn giữa âm t và âm đ (xe đạp/ xe tạp) 
- khó phát âm âm g,gh,ng 
học viên Hàn Quốc phát âm âm v giống âm b (và/bà) 
4.3. Trao đổi về phƣơng pháp và hình thức thực hành hiệu quả cho những giờ học ngữ 
âm 
 Nhƣ đã phân tích ở các nội dung trên, vấn đề khác biệt ngữ âm giữa tiếng Việt với 
ngôn ngữ bản xứ của học viên nƣớc ngoài luôn là một vấn đề mang tính đặc thù ở những khóa 
đào tạo tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài. Đây có thể nói là vấn đề có ảnh hƣởng rất lớn đến 
tâm lý, động cơ học tập của học viên ngay từ buổi đầu khi tiếp cận với tiếng Việt, cũng không 
ngoại trừ trƣờng hợp giáo viên gặp những lúng túng khi xử lý các tình huống lớp học liên 
quan đến phát âm vì không chú ý tìm hiểu trƣớc khi giảng dạy. Thực tế giảng dạy của ngƣời 
viết cho thấy đã từng có học viên cảm thấy bối rối, thậm chí là cảm thấy khó chịu khi luyện 
tập phát âm. Nhiều bài viết về phƣơng pháp giảng dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài cũng 
có những chia sẻ sâu sắc về vấn đề này. Cho nên, các thầy cô giáo bên cạnh việc trang bị 
những kiến thức về mặt ngữ âm tiếng Việt và tìm hiểu về ngôn ngữ bản xứ của ngƣời học thì 
cần có những phƣơng pháp giảng dạy phù hợp cũng nhƣ các dạng bài tập thực hành hiệu quả 
để vấn đề ngữ âm trở nên nhẹ nhàng hơn đối với học viên. Ngƣời viết xin chia sẻ một vài kinh 
nghiệm về phƣơng pháp nhƣ sau: 
 - Buổi dạy phát âm đầu tiên là rất quan trọng. Phƣơng pháp giảng dạy và nội dung 
truyền đạt có thể quyết định đến hứng thú học tập của ngƣời học ngay từ buổi đầu tiếp cận với 
hệ thống ngữ âm tiếng Việt. Giáo viên cần lựa chọn những nội dung trọng tâm, vừa phải để 
cung cấp cho học viên trong buổi học phát âm đầu tiên, không quá sơ sài đơn giản dẫn đến 
Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy 
ngôn ngữ lần thứ VI 
 235 
thiếu hụt nội dung nhƣng cũng không quá mang tính chất học thuật chuyên ngành sâu về ngữ 
âm học làm cho học viên cảm thấy nặng nề và rối rắm. 
 - Cấu trúc đầy đủ của âm tiết tiếng Việt gồm có 5 yếu tố là âm đầu, âm đệm, âm chính, 
âm cuối và thanh điệu. Tuy nhiên, trong những buổi dạy ngữ âm đầu tiên, giáo viên chỉ nên 
tập trung giải thích về 3 yếu tố chủ đạo là nguyên âm, phụ âm và thanh điệu để học viên có 
cái nhìn đơn giản và dễ nhận diện hơn. Giáo viên nên truyền đạt những gì đơn giản, cốt lõi và 
tạo một cách tiếp cận nhẹ nhàng nhất. Sau này trong quá trình học khi khả năng giao tiếp đã 
tốt hơn và quen với ngữ âm tiếng Việt thì giáo viên sẽ giới thiệu thêm các nội dung học thuật 
hơn, lồng ghép vào các giờ học. Nếu ngƣời dạy quá sa đà vào việc phân tích các vấn đề ngữ 
âm thì không những đem lại cho học viên cảm giác mệt mỏi bối rối mà còn ảnh hƣởng đến 
mục đích học tập cao nhất cao nhất học giao tiếp về lâu dài của học viên. 
 - Tùy chuyên môn mà mình đảm nhận, giáo viên cần có nhận định và hiểu biết nhất 
định về ngữ âm tiếng Việt trong sự đối sánh với ngôn ngữ bản xứ của học viên. Đối với 
những giáo viên phụ trách các học phần về rèn luyện kỹ năng, đặc biệt là kỹ năng nghe-nói, 
việc trang bị những kiến thức sâu sắc về các vấn đề ngữ âm của tiếng Việt nhƣ hệ thống 
nguyên âm, phụ âm, thanh điệu, cách phát âm là rất quan trọng để có đƣợc những giờ thực 
hành ngôn ngữ hiệu quả, xử lý tốt các tình huống dạy học liên quan đến phát âm. Tuy nhiên, 
bên cạnh đó, những giáo viên phụ trách chuyên đề nhƣ văn hóa, du lịch, thƣơng mại, pháp 
luật,... dù các tiết học không bị ảnh hƣởng nhiều từ yếu tố khác biệt ngữ âm, nhƣng cũng cần 
có những hiểu biết nhất định về vấn đề này để có thể nhắc nhở hoặc sửa khi học viên phát âm 
sai, góp phần thúc đẩy kết quả học tập của học viên. 
 - Giáo viên cần hiểu rõ những nhóm học viên đến từ Châu Á, Châu Âu sẽ có những 
thuận lợi và khó khăn gì khi phát âm tiếng Việt để có những bài học phù hợp. 
- Giáo viên phụ trách học phần về kỹ năng nói và phát âm chủ động lên kế hoạch 
giảng dạy với phƣơng pháp hợp lý; tổ chức lồng ghép các hoạt động thực tế, tham quan điền 
dã đúng mục đích thực hành ngôn ngữ, thời lƣợng hợp lý để học viên vừa có điều kiện thực 
hành tiếng Việt trực tiếp với ngƣời bản xứ vừa thay đổi không gian học tập mới mẻ hào hứng 
hơn. 
- Đối với những học viên đang sử dụng ngôn ngữ bản xứ theo hệ ký tự tƣợng hình 
hoặc không thuộc hệ Latinh, giáo viên nên cho thực hành song song giữa phát âm và luyện 
viết để học viên quen với cách viết; đối với những học viên đang sử dụng ngôn ngữ bản xứ 
theo hệ Latinh thì giáo viên cần chú trọng hơn về sự khác biệt giữa các nguyên âm, phụ âm 
khi phát âm 
 - Vấn đề tâm lý và sự đồng cảm trong hoạt động giảng dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc 
ngoài cũng là một yếu tố có thể ảnh hƣởng đến diễn biến và kết quả của khóa học, đặc biệt là 
những giờ học phát âm. Thầy cô là ngƣời bản ngữ sẽ thấy tiếng của mình rất đơn giản, nhƣng 
cần đặt mình vào vị trí của học viên nƣớc ngoài để cảm nhận và hiểu đƣợc những trở ngại ban 
đầu khi tiếp cận ngoại ngữ tiếng Việt của học viên, từ đó có những nội dung giảng dạy phù 
hợp và kiên trì, vui vẻ khi luyện tập phát âm cho học viên. 
Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy 
ngôn ngữ lần thứ VI 
 236 
 Cùng với những phƣơng pháp vừa trao đổi, ngƣời viết xin chia sẻ một số hình thức 
thực hành đạt hiệu quả nhất định đối với những giờ học phát âm: 
 - Học viên thực hành giao tiếp với nhau theo những tình huống giao tiếp có chú trọng 
đến những vấn đề ngữ âm mà giáo viên xây dựng. 
 - Giáo viên cho học viên nghe các bài hát đơn giản, điền từ, hát theo. 
 - Giáo viên áp dụng hình thức ―nghe thuội‖, cho học viên nghe đọc thơ, kể chuyện, 
các bài đọc theo chủ đề,... để tăng khả năng nhận diện âm thanh của âm tiết. 
 - Giáo viên yêu cầu về thanh điệu, nguyên âm, phụ âm để học viên cho ví dụ âm tiết 
 - Giáo viên tổ chức các tiết học phát âm có sự tham gia giao lƣu của sinh viên bản ngữ 
để học viên có điều kiện thực hành thêm về ngữ âm với ngƣời bản xứ ngoài giáo viên, tạo 
không khí thoải mái vui vẻ và mới lạ cho những lớp học thực hành tiếng. 
 - Học viên nhìn khẩu hình phát âm của giáo viên để đoán từ. 
5. Thảo luận và đề xuất 
Qua những nội dung đã phân tích ở trên, ngƣời viết xin đƣợc trình bày một số đề xuất 
nhằm góp ý kiến vào hoạt động dạy ngữ âm tiếng Việt nói riêng và công tác hoàn thiện 
phƣơng pháp giảng dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài nói chung: 
- Nhà trƣờng và khoa trực tiếp phụ trách hoạt động giảng dạy tiếng Việt cho ngƣời 
nƣớc ngoài có thể tổ chức nhiều hoạt động đoàn thể, sinh hoạt ngoại khóa nhƣ dạ hội, thi tìm 
hiểu về ngôn ngữ và văn hóa, giao lƣu văn hóa văn nghệ, các buổi tham quan thực tế,... cho 
học viên nƣớc ngoài đến học tiếng Việt tại trƣờng nhằm tạo cơ hội để sinh viên nƣớc ngoài 
gặp gỡ, giao lƣu, thực hành tiếng Việt với ngƣời bản xứ cũng nhƣ xây dựng đƣợc những khóa 
học tiếng Việt lý thú đối với ngƣời học. Nhà trƣờng cũng có thể xem xét hỗ trợ thêm trang 
thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy học tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài, đặc biệt là những 
phƣơng tiện hỗ trợ việc thực hành phát âm. 
- Đội ngũ giáo viên dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài cần trang bị những hiểu biết 
về ngữ âm, loại hình ngôn ngữ, nguyên âm, phụ âm, thanh điệu của tiếng Việt cũng nhƣ 
những nét tƣơng đồng và dị biệt cơ bản giữa tiếng Việt với ngôn ngữ bản xứ của học viên để 
có có thể xây dựng đƣợc những giờ học hiệu quả, giúp học viên tiếp cận dễ dàng với ngữ âm 
tiếng Việt ngay từ ban đầu cũng nhƣ không nảy sinh khó khăn trong diễn biến của khóa học 
 - Thầy cô giáo cần có sự thống nhất về chất giọng vùng miền của giáo viên khi giảng 
dạy để đảm bảo đồng nhất về cách phát âm cho học viên; ngoài ra giáo viên cũng cần tìm hiểu 
thêm những khác biệt về giọng vùng miền để giải thích thêm cho học viên trong quá trình học 
khi học viên đã đạt đến một trình độ giao tiếp nhất định. 
- Giáo viên nên khuyến khích ngƣời học tham gia vào các hội thảo văn hóa, các hoạt 
động trao đổi giao lƣu văn hóa nhƣ xem phim, hòa nhạc, triển lãm, các lễ hội truyền thống, 
để sinh viên có cơ hội tiếp cận với ngôn ngữ và nền văn hóa đích, từ đó có những trải nghiệm 
Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy 
ngôn ngữ lần thứ VI 
 237 
cá nhân về giao tiếp giao và mở rộng tầm hiểu biết, tạo động cơ để họ phấn đấu học tập tốt 
hơn. 
6. Kết luận 
 Ngày nay, Việt Nam đã trở thành một điểm đến hấp dẫn thu hút đông đảo bạn bè quốc 
tế trên nhiều lĩnh vực nhƣ du lịch, hợp tác kinh tế, trao đổi học tập, nghiên cứu, giao lƣu văn 
hóa, ngôn ngữ,... Tiếng Việt từ nhiều năm trở lại đây không chỉ đƣợc xem là ngôn ngữ của 
một dân tộc mà đã dần trở thành một ngoại ngữ, một nhu cầu hiểu biết thiết yếu và lý thú của 
ngƣời nƣớc ngoài khi đến với đất nƣớc Việt Nam. Chính vì vậy, hoạt động giảng dạy tiếng 
Việt cho ngƣời nƣớc ngoài ở Việt Nam cũng ngày càng phát triển mạnh, nhất là ở các thành 
phố đƣợc xem là trung tâm kinh tế - văn hóa lớn của cả nƣớc. Hoạt động giảng dạy tiếng Việt 
nhƣ một ngôn ngữ thứ hai vừa là hoạt động mang dấu ấn chung của những mô hình dạy ngoại 
ngữ phổ biến lại vừa mang những yếu tố đặc thù. Việc nghiên cứu tìm tòi những phƣơng pháp 
giảng dạy hiện đại, đáp ứng nhu cầu học tập của ngƣời học thích hợp là một tiêu chí quan 
trọng nhằm nâng cao hiệu quả dạy học. Để có đƣợc một khóa học tiếng Việt thành công, 
ngoài các yếu tố giáo trình, phƣơng pháp giảng dạy, nội dung bài học, phƣơng tiện hỗ trợ học 
tập,... ngƣời dạy cũng cần chú trọng đến một vấn đề khách quan có ảnh hƣởng lớn đó là sự 
khác biệt về ngữ âm, loại hình ngôn ngữ giữa tiếng Việt với ngôn ngữ bản xứ của học viên. 
Nếu ngay từ buổi học đầu tiên nếu thầy cô quá sa đà vào việc phân tích những sự khác biệt về 
ngữ âm nhƣ nguyên âm, phụ âm, thanh điệu, cách phát âm, vị trí cấu âm,... sẽ tạo áp lực nặng 
nề và khó khăn đối với học viên; nhƣng ngƣợc lại ở buổi học phát âm ban đầu nếu thầy cô 
biết chọn lọc những nội dung ngữ âm vừa phải cùng sự truyền đạt khoa học, tinh tế thì học 
viên sẽ có đƣợc tâm lý thoải mái, vui vẻ, từ đó chủ động và hứng thú hơn đối với khóa học. 
Ngƣời dạy cần nắm bắt sâu sắc điều này để xây dựng những giờ học đạt hiệu quả cao, bởi vì 
những khác biệt về ngữ âm tuy không phải là vấn đề lớn nhất quyết định sự thành bại của một 
khóa học nhƣng lại là trở ngại đầu tiên có ảnh hƣởng đến động cơ và hứng thú học tập của 
học viên. Có thể nói rằng nhu cầu học tiếng Việt nhƣ một ngoại ngữ chung quy lại cũng 
hƣớng đến mục đích tối thƣợng là để giao tiếp và tìm hiểu văn hóa. Khắc phục các trở ngại về 
phát âm ngay từ ban đầu chính là một trong những con đƣờng để học viên nƣớc ngoài có thể 
đi đến mục tiêu cuối cùng này. 
Tài liệu tham khảo 
Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, & Hoàng Trọng Phiến (1999). Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt. 
NXB Giáo dục, 
Cao Xuân Hạo (2001). Ngôn ngữ và văn hóa Tiếng Việt, văn Việt, người Việt. NXB Trẻ. Hà Nội. 
Ngọc Hà (2018). Dạy tiếng Việt cho Tây – Kỳ 1: 6 cái khó của tiếng Việt. Tuoi Tre Online 
Nguyễn Văn Huệ (2016). Tiếng Việt cho người nước ngoài. NXB Đại học quốc gia Tp Hồ Chí Minh. 
Nguyễn Văn Huệ. Một số kỹ thuật dạy phát âm, Khoa Việt Nam học. Trƣờng ĐHKHXH&NV – 
ĐHQGTP. Hồ Chí Minh. 
Nguyễn Văn Lai (1975). Thanh điệu tiếng Việt và việc dạy thanh điệu tiếng Việt cho ngƣời nƣớc 
ngoài. Thông báo khoa học, 1. Khoa tiếng Việt ĐHTH Hà Nội 
Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy 
ngôn ngữ lần thứ VI 
 238 
Vƣơng Hữu Lễ (2009). Giáo trình Ngữ âm tiếng Việt tinh giản. NXB Đại học Sƣ Phạm 
Bùi Khánh Thế (2003). Đi tìm mô hình thỏa đáng để dạy – học tiếng Việt nhƣ ngôn ngữ thứ hai. Ngôn 
ngữ, 12. 
Tập thể giáo viên 123Vietnamese (2016). Tiếng Việt 123. NXB Thế giới 
Trần Ngọc Thêm (1998). Cơ sở văn hóa Việt Nam. NXB Giáo Dục 
Mai Ngọc Chừ (1995). Tiếng Việt cho người nước ngoài (Vietnamese for Foreigners). NXB Giáo dục 
PHONETIC ASPECTS IN TEACHING VIETNAMESE AS A FOREIGN 
LANGUAGE – A DISCUSSION ON TEACHING METHODS AND 
PRACTICE EXERCISES 
Abstract 
Vietnamese programs for foreigners are one of the foci of development at University of 
Foreign Languages, Hue University. Significant effort has been put in by the teaching 
staff in further developing their skills and methods and studying other professional 
matters to continuously improve the quality of these programs. This paper presents a 
preliminary study on the phonetic aspects of teaching Vietnamese as a foreign language, 
specifically the phonemic differences between Vietnamese and other languages which are 
native to the learners. In particular, the author, from research and teaching experiences, 
discusses several typical differences in the phonetic systems found in vowels, consonants, 
tones, and pronunciation, among others. Tools such as statistics, analysis, comparison, 
survey, and interview are utilized to achieve the standards of a scientific research paper. 
Through this paper, the author hopes to discuss and contribute ideas on teaching methods 
and several formats of practice exercises in teaching Vietnamese as a foreign language. 
Keywords 
Vietnamese as a foreign language, phonetics, pronunciation, practice exercise, method 

File đính kèm:

  • pdfvan_de_ngu_am_trong_giang_day_tieng_viet_cho_nguoi_nuoc_ngoa.pdf