Vai trò của cộng hưởng từ chức năng trong đánh giá vùng vận động bàn tay ở bệnh nhân u não

Phẫu thuật là phương pháp điều trị chủ yếu đối

với u não. Tuy nhiên, phẫu thuật cắt bỏ những tổn

thương ở vùng vỏ não chức năng là một thách thức lớn

đối với chuyên ngành ngoại thần kinh. Trong các vùng

vỏ não chức năng, vùng vận động bàn tay được đặc

biệt quan tâm và xuất hiện trong nhiều nghiên cứu do

vùng này chiếm diện tích khá lớn, dễ bị ảnh hưởng khi

phẫu thuật lấy u gần rãnh trung tâm, hơn nữa, bàn tay

có nhiều cử động phức tạp và tinh tế, đóng vai trò quan

trọng trong đời sống.

Trên thế giới, các nhà lâm sàng đã ứng dụng

thành công fMRI trên bệnh nhân u não để xác định vị

trí những vùng chức năng quan trọng với độ nhạy cao,

khoảng 88-100%, tương quan mạnh với phương pháp

kích thích điện vỏ não trong mổ.

Tại Việt Nam, fMRI đã có sẵn, tuy nhiên, vẫn chưa

được áp dụng thường qui và rộng rãi vào khảo sát hình

ảnh học tiền phẫu u não. Do đó, chúng tôi tiến hành

nghiên cứu: “Vai trò của cộng hưởng từ chức năng

trong đánh giá vùng vận động bàn tay ở bệnh nhân u

não” với mục tiêu nghiên cứu:

1. Khảo sát đặc điểm hình ảnh vùng vận động bàn

tay trên sMRI ở bệnh nhân u não.

2. Khảo sát đặc điểm hình ảnh vùng vận động bàn

tay trên fMRI ở bệnh nhân u não.

3. Đánh giá mối liên quan giữa khoảng cách từ u

não đến vùng vận động bàn tay trên fMRI và tình trạng

yếu liệt trước phẫu thuật

Vai trò của cộng hưởng từ chức năng trong đánh giá vùng vận động bàn tay ở bệnh nhân u não trang 1

Trang 1

Vai trò của cộng hưởng từ chức năng trong đánh giá vùng vận động bàn tay ở bệnh nhân u não trang 2

Trang 2

Vai trò của cộng hưởng từ chức năng trong đánh giá vùng vận động bàn tay ở bệnh nhân u não trang 3

Trang 3

Vai trò của cộng hưởng từ chức năng trong đánh giá vùng vận động bàn tay ở bệnh nhân u não trang 4

Trang 4

Vai trò của cộng hưởng từ chức năng trong đánh giá vùng vận động bàn tay ở bệnh nhân u não trang 5

Trang 5

Vai trò của cộng hưởng từ chức năng trong đánh giá vùng vận động bàn tay ở bệnh nhân u não trang 6

Trang 6

pdf 6 trang minhkhanh 8620
Bạn đang xem tài liệu "Vai trò của cộng hưởng từ chức năng trong đánh giá vùng vận động bàn tay ở bệnh nhân u não", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Vai trò của cộng hưởng từ chức năng trong đánh giá vùng vận động bàn tay ở bệnh nhân u não

Vai trò của cộng hưởng từ chức năng trong đánh giá vùng vận động bàn tay ở bệnh nhân u não
ÑIEÄN QUANG VIEÄT NAM Số 39 - 10/2020 23
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
SCIENTIFIC RESEARCH
SUMMARY
VAI TRÒ CỦA CỘNG HƯỞNG TỪ CHỨC 
NĂNG TRONG ĐÁNH GIÁ VÙNG VẬN 
ĐỘNG BÀN TAY Ở BỆNH NHÂN U NÃO
The role of functional magnetic resonance 
imaging in evaluating the hand motor area in 
patients with brain tumors
Hà Thị Bích Trâm*, Lê Văn Phước**, Trần Minh Hoàng
Background: Localizing the brain's functional cortex on functional 
magnetic resonance imaging (fMRI) plays an important role in brain 
tumor resection. 
Objective: To investigate imaging characteristics of the hand motor 
area on standardized MRI (sMRI) and fMRI in patients with brain tumors. 
To evaluate the correlation between lesion to motor cortex distance (LMD) 
on fMRI and preoperative motor deficit.
Methods: Standardized and functional magnetic resonance images 
of 20 patients with rolandic brain tumors were included, all patients 
underwent tumor resection. Anatomic landmarks related to the hand motor 
area were interpreted on standardized MRI. Measure the distance between 
the hand motor area localized on fMRI and the hand motor area localized 
on standardized MRI. Compare the incidence of preoperative motor deficit 
of groups of patients with different LMDs.
Results: The rates of clearly defined anatomical landmarks related 
to the hand motor area on tumor-affected hemispheres are lower than those 
on unaffected hemispheres. The distance between the hand motor area 
localized on fMRI and the hand motor area localized on standardized MRI 
is 17.01 ± 3.63 mm on average and there are 6 cases where this distance 
is greater than 20 mm. The incidence of motor deficit in the “LMD<1cm” 
group, the “LMD from 1 to 2 cm” group and the “LMD>2 cm” group are 
75%, 50% and 0% respectively.
Conclusions: Standardized MRI should not be use to localize the 
hand motor area in patients with brain tumors. LMD is correlated with 
preoperative motor deficit.
Keywords: Brain tumor, functional magnetic resonance imaging, 
hand motor area.
* Đại học Y dược T.p HCM
** Hội Chẩn đoán Hình ảnh 
Tp. HCM
ÑIEÄN QUANG VIEÄT NAM Số 39 - 10/202024
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Phẫu thuật là phương pháp điều trị chủ yếu đối 
với u não. Tuy nhiên, phẫu thuật cắt bỏ những tổn 
thương ở vùng vỏ não chức năng là một thách thức lớn 
đối với chuyên ngành ngoại thần kinh. Trong các vùng 
vỏ não chức năng, vùng vận động bàn tay được đặc 
biệt quan tâm và xuất hiện trong nhiều nghiên cứu do 
vùng này chiếm diện tích khá lớn, dễ bị ảnh hưởng khi 
phẫu thuật lấy u gần rãnh trung tâm, hơn nữa, bàn tay 
có nhiều cử động phức tạp và tinh tế, đóng vai trò quan 
trọng trong đời sống. 
Trên thế giới, các nhà lâm sàng đã ứng dụng 
thành công fMRI trên bệnh nhân u não để xác định vị 
trí những vùng chức năng quan trọng với độ nhạy cao, 
khoảng 88-100%, tương quan mạnh với phương pháp 
kích thích điện vỏ não trong mổ. 
Tại Việt Nam, fMRI đã có sẵn, tuy nhiên, vẫn chưa 
được áp dụng thường qui và rộng rãi vào khảo sát hình 
ảnh học tiền phẫu u não. Do đó, chúng tôi tiến hành 
nghiên cứu: “Vai trò của cộng hưởng từ chức năng 
trong đánh giá vùng vận động bàn tay ở bệnh nhân u 
não” với mục tiêu nghiên cứu: 
1. Khảo sát đặc điểm hình ảnh vùng vận động bàn 
tay trên sMRI ở bệnh nhân u não.
2. Khảo sát đặc điểm hình ảnh vùng vận động bàn 
tay trên fMRI ở bệnh nhân u não.
3. Đánh giá mối liên quan giữa khoảng cách từ u 
não đến vùng vận động bàn tay trên fMRI và tình trạng 
yếu liệt trước phẫu thuật.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 
1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu thực hiện trên các bệnh nhân có u 
não quanh rãnh trung tâm, được phẫu thuật lấy u tại 
bệnh viện Chợ Rẫy và bệnh viện Đại học Y dược từ 
tháng 01/2017 đến tháng 07/2020. Bệnh nhân được 
chụp cộng hưởng từ chức năng trước mổ, khảo sát 
vùng vận động bàn tay. 
2. Tiêu chuẩn loại trừ 
fMRI nhiễu, không đánh giá được. Bệnh nhân 
không khảo sát được do yếu liệt nặng, tình trạng tinh 
thần không cho phép khảo sát...
3. Thiết kế nghiên cứu:
Nghiên cứu hồi cứu mô tả hàng loạt ca.
Kỹ thuật chụp sMRI
Giao rãnh trán trên và rãnh trước trung tâm, dấu 
hiệu dày, dấu hiệu “nắm tay”, dấu hiệu “dấu ngoặc”, dấu 
hiệu “cái móc”, rãnh đai: biến định danh với các giá trị là 
xác định rõ ràng, không rõ, không xác định được.
Hình dạng vùng vận động bàn tay trên sMRI: biến 
định danh với các giá trị là hình một thùy, hình hai thùy, 
hình dạng khác.
Khoảng cách từ u não đến vùng vận động bàn tay 
trên sMRI: biến định lương, đơn vị mm. Được đo từ bờ 
gần nhất của u não đến trung điểm của ranh giới phía 
trước vùng vận động bàn tay trên sMRI.
Hình 1. Khoảng cách từ u não đến vùng vận 
động bàn tay trên sMRI 
Kỹ thuật cộng hưởng từ chức năng
Diện tích vùng vận động bàn tay trên cộng hưởng 
từ chức năng: biến định lương, đơn vị mm2. Đo diện 
tích lớn nhất trên mặt phẳng bất kỳ của vùng tăng tín 
hiệu trên cộng hưởng từ chức năng
Vị trí vùng vận động bàn tay trên fMRI so với vùng 
vận động bàn tay trên sMRI theo hướng trong-ngoài: 
biến định danh với các giá trị là nằm trọn trong vùng vận 
động bàn tay trên sMRI, lan ngoài, lan trong.
Vị trí vùng vận động bàn tay trên fMRI so với ranh 
giới sau của vùng vận động bàn tay trên sMRI theo 
hướng trước-sau: biến định danh với các giá trị là nằm 
hoàn toàn phía trước, nằm hoàn toàn phía sau, nằm cả 
phía trước và phía sau.
ÑIEÄN QUANG VIEÄT NAM Số 39 - 10/2020 25
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoảng cách từ vùng vận động bàn tay trên fMRI 
đến vùng vận động bàn tay trên sMRI: biến định lương, 
đơn vị mm. Được tính từ trung tâm vùng vận động bàn tay 
trên fMRI đến trung tâm vùng vận động bàn tay trên sMRI.
Hình 2. Khoảng cách từ vùng vận động bàn 
tay trên fMRI đến vùng vận động bàn tay trên sMRI
Khoảng cách từ u não đến vùng vận động bàn tay 
trên fMRI (LMD): biến định lương, đơn vị mm. Khoảng 
cách nhỏ nhất giữa bờ u não và bờ vùng vận động bàn 
tay trên fMRI.
Hình 3. Khoảng cách từ u não đến vùng vận 
động bàn tay trên fMRI
Biến định lượng được trình bày bằng số trung bình. 
Biến số định danh được trình bày bằng bảng tần suất. 
Phép kiểm t-test được dùng để kiểm định tương 
quan các biến số định lượng giữa các nhóm. Phép kiểm 
Fisher được dùng để kiểm định tương quan các biến số 
định danh giữa các nhóm. Khác biệt có ý nghĩa thống 
kê khi giá trị p < 0,05. 
III. KẾT QUẢ 
Trong nghiên cứu của chúng tôi có 20 bệnh nhân 
được khảo sát, u tế bào thần kinh đệm độ ác thấp chiếm 
tỷ lệ 35%, độ ác cao chiếm tỷ lệ 45%. U biểu mô tuyến 
của phổi di căn não và u lympho không Hodgkin hệ thần 
kinh trung ương nguyên phát có tỷ lệ bằng nhau (10%).
Tỷ lệ xác định rõ ràng các mốc giải phẫu liên quan 
vùng vận động bàn tay trên bán cầu có u thấp hơn so 
với bán cầu không u. 
Tỷ lệ xác định được dấu hiệu dày, dấu hiệu “nắm 
tay”, dấu hiệu “cái móc”, rãnh đai giữa bán cầu có u và 
bán cầu không u khác nhau có ý nghĩa thống kê.
Bảng 1. Các mốc giải phẫu liên quan vùng vận 
động bàn tay trên bán cầu có u
Rõ ràng Không 
rõ
Không 
xác định 
được
Tổng
Giao rãnh 
trán trên và
rãnh trước 
trung tâm
12 (60) 3 (15) 5 (25) 20 (100)
Dấu hiệu 
“dày”
10 (50) 1 (5) 9 (45) 20 (100)
Dấu hiệu 
“nắm tay”
13 (65) 3 (15) 4 (20) 20 (100)
Dấu hiệu 
“dấu ngoặc”
14 (70) 2 (10) 4 (20) 20 (100)
Dấu hiệu 
“cái móc”
12 (60) 4 (20) 4 (20) 20 (100)
Rãnh đai 7 (35) 1 (5) 12 (60) 20 (100)
Bảng 2. Các mốc giải phẫu liên quan vùng vận 
động bàn tay trên bán cầu không u
Rõ ràng Không 
rõ
Không 
xác định 
được
Tổng
Giao rãnh trán 
trên và
rãnh trước 
trung tâm
15 (75) 5 (25) 0 (0) 20 (100)
Dấu hiệu “dày” 20 (100) 0 (0) 0 (0) 20 (100)
Dấu hiệu 
“nắm tay”
20 (100) 0 (0) 0 (0) 20 (100)
Dấu hiệu “dấu 
ngoặc”
17 (85) 1 (5) 2 (10) 20 (100)
Dấu hiệu “cái 
móc”
19 (95) 1 (5) 0 (0) 20 (100)
Rãnh đai 15 (75) 3 (15) 2 (10) 20 (100)
ÑIEÄN QUANG VIEÄT NAM Số 39 - 10/202026
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Xác định được vùng vận động bàn tay trên sMRI 
ở 85% bán cầu có u và 100% bán cầu không u. Sự 
khác biệt này không có ý nghĩa thống kê.
Trên bán cầu có u, vùng vận động bàn tay trên sMRI 
có hình một thùy trong 76,47% và hình hai thùy trong 
23,53%. Trên bán cầu không u, vùng vận động bàn tay 
trên sMRI có hình một thùy trong 80% và hình hai thùy 
trong 20%. Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê.
Theo hướng trong-ngoài, vùng vận động bàn tay 
trên fMRI nằm trọn trong vùng vận động bàn tay trên 
sMRI trong 58,92% và lan ra phía ngoài trong 41,18%. 
Khi so với ranh giới sau của vùng vận động bàn tay trên 
sMRI, vùng vận động bàn tay trên fMRI nằm hoàn toàn 
phía trước trong 11,76%, 17,56% nằm hoàn toàn phía 
sau và 70,59% nằm cả trước và sau.
Khoảng cách từ vùng vận động bàn tay trên fMRI 
đến vùng vận động bàn tay trên sMRI trung bình là 
17,01 ± 3,63 mm, có 6 trường hợp khoảng cách này 
lớn hơn 20 mm. 
Trong nhóm khoảng cách từ u đến vùng vận động 
bàn tay trên sMRI bằng 0, tỷ lệ yếu liệt chi là 66,67%, 
Trong nhóm khoảng cách này lớn hơn 0, tỷ lệ yếu liệt 
chi là 36,36%. Không có mối liên quan giữa tình trạng 
yếu liệt chi trước phẫu thuật và khoảng cách từ u não 
đến vùng vận động bàn tay trên sMRI.
Diện tích vùng vận động bàn tay trên fMRI là 0,63 
cm2. Trong hai nhóm bệnh nhân có và không có yếu liệt 
chi, diện tích này lần lượt là là 0,61 cm2, 0,66 cm2. Không 
có mối liên quan giữa tình trạng yếu liệt chi trước phẫu 
thuật và diện tích vùng vận động bàn tay trên fMRI.
Tỷ lệ yếu liệt chi của nhóm LMD nhỏ hơn 1 cm, 
LMD từ 1 đến 2 cm và LMD lớn hơn 2 cm lần lượt là 
75%, 50% và 0%. Khoảng cách từ u não đến vùng vận 
động bàn tay trên fMRI có mối liên quan rõ ràng và có ý 
nghĩa với tình trạng yếu liệt chi trước phẫu thuật. 
IV. BÀN LUẬN
Nghiên cứu của Lehéricy (2000) và Wengenroth 
(2011) (1,2) báo cáo rằng rằng tỷ lệ xác định rõ ràng các 
mốc giải phẫu liên quan vùng vận động bàn tay trên 
bán cầu có u thấp hơn đáng kể so với bán cầu không 
u. Nghiên cứu của chúng tôi cũng thu được kết quả 
tương tự. Điều này có thể được giải thích do khối u tạo 
hiệu ứng choán chỗ, đẩy lệch mốc giải phẫu này hoặc u 
thâm nhiễm, xâm lấn, gây biến dạng mốc giải phẫu này.
Qua nghiên cứu của chúng tôi và so sánh với 
các nghiên cứu khác trên thế giới, Lehéricy (2000) và 
Wengenroth (2011) [1], [2], chúng tôi nhận thấy rằng tỷ 
lệ xác định vùng vận động bàn tay trên sMRI trên bán 
cầu có u thấp hơn so với bán cầu không u. Tuy nhiên, 
trong nghiên cứu của chúng tôi, sự khác biệt này không 
có ý nghĩa thống kê. Điều này có thể giải thích được 
do nghiên cứu của chúng tôi có cỡ mẫu nhỏ nên chưa 
chứng minh được sự khác biệt này.
Trên bán cầu có u và bán cầu không u, vùng vận 
động bàn tay hình một thùy là thường gặp nhất. Kết quả 
này phù hợp với nghiên cứu của Lehéricy (2000) [1] và 
Caulo (2007) [3].
Vị trí vùng vận động bàn tay trên fMRI so với 
vùng vận động bàn tay trên sMRI trong nghiên cứu của 
chúng tôi có sự tương đồng khi so sánh với nghiên cứu 
của Lehéricy (2000) [1]. 
Qua nghiên cứu của chúng tôi và so sánh với 
nghiên cứu của tác giả Hou (2016) [4], chúng tôi nhận 
thấy rằng nếu chỉ dựa vào các mốc giải phẫu trên hình 
ảnh sMRI để xác định vùng vận động bàn tay thì sai 
lệch sẽ lớn (17,01 mm theo nghiên cứu của chúng tôi 
và 21,37 mm theo nghiên cứu của tác giả Hou), trong 
đó 35,23% (theo nghiên cứu của chúng tôi) - 48% (theo 
nghiên cứu của tác giả Hou) số ca sẽ có sai lệch lớn 
hơn 2 cm. Sai lệch này có thể dẫn đến tỷ lệ khiếm 
khuyết thần kinh sau phẫu thuật đáng lo ngại.
Nghiên cứu của Jinshang (2018) [5] báo cáo có 
mối liên quan giữa tình trạng yếu liệt chi trước phẫu 
thuật và khoảng cách từ u não đến vùng vận động bàn 
tay trên sMRI. Theo nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ yếu 
liệt chi trong nhóm khoảng cách từ u đến vùng vận động 
bàn tay trên sMRI bằng 0 lớn hơn nhiều so với nhóm 
có khoảng cách này lớn hơn 0 nhưng sự khác biệt này 
không có ý nghĩa thống kê. Sự khác biệt giữa nghiên 
cứu của chúng tôi và nghiên cứu của tác giả Jinsang 
có thể được giải thích do nghiên cứu của chúng tôi có 
cỡ mẫu nhỏ hơn nên chưa chứng minh được tình trạng 
yếu liệt chi khác nhau của hai nhóm khoảng cách trên. 
Nghiên cứu của chúng tôi thấy rằng diện tích vùng 
vận động bàn tay trên cộng hưởng từ chức năng ở nhóm 
ÑIEÄN QUANG VIEÄT NAM Số 39 - 10/2020 27
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
có yếu liệt chi nhỏ hơn nhóm không yếu liệt chi nhưng sự 
khác biệt này không có ý nghĩa thống kê. Đây là kết quả 
ghi nhận được trên nghiên cứu của chúng và cũng chưa 
có nghiên cứu nào khác trong và ngoài nước để so sánh 
tính chất này. Do đó cần có những nghiên cứu với cỡ mẫu 
lớn hơn để xác định rõ mối liên quan giữa tình trạng yếu 
liệt chi trước phẫu thuật và diện tích vùng vận động bàn tay 
trên cộng hưởng từ chức năng.
Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận khoảng cách 
từ u não đến vùng vận động bàn tay trên fMRI có mối 
liên quan rõ ràng và có ý nghĩa với tình trạng yếu liệt 
chi trước phẫu thuật. Kết quả này tương đồng với 
các tác giả trong và ngoài nước, cụ thể là nghiên cứu 
của Bailey (2015), Phạm Trường Thọ (2018) (6, 7). Qua 
nghiên cứu của chúng tôi và so sánh với các nghiên 
cứu khác trên thế giới, khoảng cách từ u não đến vùng 
vận động bàn tay trên fMRI là một trong những dấu hiệu 
tiên đoán quan trọng về mức độ khiếm khuyết vận động 
của bệnh nhân u não, góp phần vào dự báo chất lượng 
cuộc sống của bệnh nhân.
V. KẾT LUẬN
Tỷ lệ xác định rõ ràng các mốc giải phẫu liên quan 
vùng vận động bàn tay trên bán cầu có u thấp hơn đáng 
kể so với bán cầu không u. Khoảng cách từ vùng vận 
động bàn tay trên fMRI đến vùng vận động bàn tay trên 
sMRI khá lớn. Do đó, không nên dùng sMRI để xác định 
vùng vận động bàn tay trước phẫu thuật.
Khoảng cách từ u não đến vùng vận động bàn tay 
trên fMRI là một trong những dấu hiệu tiên đoán quan 
trọng về mức độ khiếm khuyết vận động của bệnh nhân 
u não, góp phần vào dự báo chất lượng cuộc sống của 
bệnh nhân.
Qua kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi có một số 
kiến nghị sau:
Do nghiên cứu của chúng tôi có cỡ mẫu nhỏ, chưa 
thể đại diện cho dân số bệnh nhân có u não quanh rãnh 
trung tâm ở Việt Nam nên cần có những nghiên cứu với 
cỡ mẫu lớn hơn, đưa ra số liệu chính xác, góp phần tối 
ưu hóa hiệu quả điều trị u não.
Chụp cộng hưởng từ trước phẫu thuật, khảo sát 
đồng thời vùng vận động nguyên phát, vùng vận động 
phụ và các bó sợi thần kinh có thể giúp giúp tăng tỷ lệ 
sống còn và hạn chế xuất hiện khiếm khuyết thần kinh 
mới sau phẫu thuật. Vì vậy, cần có nghiên cứu thêm về 
vấn đề này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Lehéricy Stéphane, Duffau Hugues, Cornu Philippe, et al. (2000). Correspondence between functional 
magnetic resonance imaging somatotopy and individual brain anatomy of the central region: comparison with 
intraoperative stimulation in patients with brain tumors. Journal of neurosurgery, 92(4):589-598.
2. Wengenroth Martina, Blatow M, Guenther J, et al. (2011). Diagnostic benefits of presurgical fMRI in patients 
with brain tumours in the primary sensorimotor cortex. European radiology, 21(7):1517-1525.
3. Caulo Massimo, Briganti C, Mattei PA, et al. (2007). New morphologic variants of the hand motor cortex as 
seen with MR imaging in a large study population. American Journal of Neuroradiology, 28 (8):1480-1485.
4. Hou B. L., Bhatia S., Carpenter J. S. (2016). Quantitative comparisons on hand motor functional areas 
determined by resting state and task BOLD fMRI and anatomical MRI for pre-surgical planning of patients with 
brain tumors. Neuroimage Clin, 11:378-387.
5. Jingshan Liang, Shengyu Fang, Xing Fan, et al. (2019). Morphometry of the Hand Knob Region and Motor 
Function Change in Eloquent Area Glioma Patients. Clinical neuroradiology, 29 (2):243-251.
6. Bailey P. D., Zaca D., Basha M. M., et al. (2015). Presurgical fMRI and DTI for the Prediction of Perioperative 
Motor and Language Deficits in Primary or Metastatic Brain Lesions. J Neuroimaging, 25(5):776-84.
7. Phạm Trường Thọ (2018). Điều trị u sao bào vùng vỏ não vận động có sử dụng cộng hưởng từ chức năng trước mổ 
và hệ thống định vị không khung trong mổ. Luận văn bác sĩ nội trú. Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh.
ÑIEÄN QUANG VIEÄT NAM Số 39 - 10/202028
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Định vị vùng vỏ não chức năng trên cộng hưởng từ chức năng (fMRI), đặc biệt là vùng vận động bàn tay, có 
vai trò quan trọng trong phẫu thuật lấy u não. 
Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm hình ảnh vùng vận động bàn tay trên cộng hưởng từ thường qui (sMRI) và cộng hưởng từ 
chức năng ở bệnh nhân u não. Đánh giá mối liên quan giữa khoảng cách từ tổn thương đến vùng vận động bàn tay (LMD) trên 
fMRI và tình trạng yếu liệt trước phẫu thuật.
Đối tượng và phương pháp: Hình ảnh cộng hưởng từ chức năng và cộng hưởng từ thường qui của 20 bệnh nhân u não 
quanh rãnh trung tâm được thu nhận, tất cả bệnh nhân đều được phẫu thuật lấy u. Các mốc giải phẫu liên quan vùng vận động 
bàn tay được ghi nhận trên cộng hưởng từ thường qui. Đo khoảng cách giữa vùng vận động bàn tay trên fMRI và vùng vận động 
bàn tay trên cộng hưởng từ thường qui. So sánh tỷ lệ yếu liệt của các nhóm bệnh nhân có LMD khác nhau.
Kết quả: Tỷ lệ xác định rõ ràng các mốc giải phẫu liên quan vùng vận động bàn tay trên bán cầu có u thấp hơn so với bán 
cầu không u. Khoảng cách từ vùng vận động bàn tay trên fMRI đến vùng vận động bàn tay trên cộng hưởng từ thường qui trung 
bình là 17,01 ± 3,63 mm, có 6 trường hợp khoảng cách này lớn hơn 20 mm. Tỷ lệ yếu liệt chi của nhóm LMD nhỏ hơn 1 cm, 
LMD từ 1 đến 2 cm và LMD lớn hơn 2 cm lần lượt là 75%, 50% và 0%. 
Kết luận: Không nên dùng cộng hưởng từ thường qui để xác định vùng vận động bàn tay trên bệnh nhân u não.LMD trên 
fMRI có mối liên quan với tình trạng yếu liệt chi trước phẫu thuật.
Từ khóa: U não, cộng hưởng từ chức năng, vùng vận động bàn tay.
Người liên hệ: Hà Thị Bích Trâm, Email: hathibichtram0911@gmail.com.
Ngày nhận bài: 18/8/2020. Ngày chấp nhận đăng: 9/9/2020

File đính kèm:

  • pdfvai_tro_cua_cong_huong_tu_chuc_nang_trong_danh_gia_vung_van.pdf