Kết quả phẫu thuật nội soi điều trị u tuyến thượng thận tại bệnh viện ung bướu Nghệ An

TÓM TẮT Từ 01/2015 - 08/2020 có 63 bệnh nhân bị u tuyến thượng thận được điều trị bằng PTNS tại bệnh viện Ung Bướu Nghệ An. Kết quả: Tuổi thường gặp từ 40 - 70 tuổi chiếm 83,2%; tuổi trung bình là 46,8 tuổi; tỷ lệ nam/nữ là 1/3,4; nhóm bệnh Pheochromocytoma (41,5%) gặp nhiều nhất; kích thước u từ 2 - 5cm thường gặp (68%); thời gian mổ trung bình là 76,8 ± 29,5 (phút); ngày điều trị trung bình là 5,6 ± 1,6 ngày; tai biến trong mổ gặp 5,7%; biến chứng sau mổ gặp 9,7%; u vỏ thượng thận gặp chủ yếu (55,6%). Kết luận: PTNS điều trị u tuyến thượng thận có tính an toàn và hiệu quả cao, tỉ lệ tai biến biến chứng thấp, mang lại sự hài lòng cho người bệnh

Kết quả phẫu thuật nội soi điều trị u tuyến thượng thận tại bệnh viện ung bướu Nghệ An trang 1

Trang 1

Kết quả phẫu thuật nội soi điều trị u tuyến thượng thận tại bệnh viện ung bướu Nghệ An trang 2

Trang 2

Kết quả phẫu thuật nội soi điều trị u tuyến thượng thận tại bệnh viện ung bướu Nghệ An trang 3

Trang 3

Kết quả phẫu thuật nội soi điều trị u tuyến thượng thận tại bệnh viện ung bướu Nghệ An trang 4

Trang 4

Kết quả phẫu thuật nội soi điều trị u tuyến thượng thận tại bệnh viện ung bướu Nghệ An trang 5

Trang 5

Kết quả phẫu thuật nội soi điều trị u tuyến thượng thận tại bệnh viện ung bướu Nghệ An trang 6

Trang 6

pdf 6 trang minhkhanh 6460
Bạn đang xem tài liệu "Kết quả phẫu thuật nội soi điều trị u tuyến thượng thận tại bệnh viện ung bướu Nghệ An", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kết quả phẫu thuật nội soi điều trị u tuyến thượng thận tại bệnh viện ung bướu Nghệ An

Kết quả phẫu thuật nội soi điều trị u tuyến thượng thận tại bệnh viện ung bướu Nghệ An
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 121 
KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐIỀU TRỊ U TUYẾN THƯỢNG THẬN 
TẠI BỆNH VIỆN UNG BƯỚU NGHỆ AN 
NGUYỄN ĐÌNH HIẾU1 
Địa chỉ liên hệ: Nguyễn Đình Hiếu 
Email: bshieu27021986@gmail.com 
Ngày nhận bài: 06/10/2020 
Ngày phản biện: 03/11/2020 
Ngày chấp nhận đăng: 05/11/2020 
1 ThS. Trưởng Khoa Ngoại - Bệnh viện Ung Bướu Nghệ An 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Tuyến thượng thận (TTT) là tuyến nội tiết có 
tính sinh mạng đối với cơ thể, nó nằm sâu sau phúc 
mạc và có vai trò cực kỳ quan trọng đối với hoạt 
động sống[1],[2]. Sự tăng tiết các nội tiết tố do u tuyến 
thượng thận đã gây nên nhiều hội chứng bệnh lý 
khó có thể điều trị triệt để bằng nội khoa[2],[3]. Các 
bệnh lý thường gặp nhất có thể giải quyết bằng phẫu 
thuật là bệnh Conn (cường aldosterone nguyên 
phát) do TTT, hội chứng Cushing do u TTT, u sắc 
bào tủy TTT và các loại ung thư TTT[4],[5],[8]. 
Năm 1926, Roux.S và Mayo.C thực hiện thành 
công phẫu thuật cắt bỏ u tuyến thượng thận. Năm 
1992, Gagner[4] thực hiện thành công phẫu thuật cắt 
bỏ u TTT qua nội soi, mở ra thời kỳ mới trong lịch sử 
điều trị ngoại khoa u tuyến thượng thận. 
Tại bệnh viện Ung Bướu Nghệ An, phẫu thuật 
nội soi cắt u TTT được tiến hành từ ngày đầu thành 
lập, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với mục 
đích: “Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi điều trị u 
tuyến thượng thận tại bệnh viện Ung Bướu Nghệ An 
từ 01/2015 đến 8/2020”. 
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Đối tượng nghiên cứu 
Tất cả bệnh nhân u tuyến thượng thận được 
điều trị bằng phương pháp phẫu thuật nội soi trong 
thời gian 01/2015 - 08/2020 tại bệnh viện Ung Bướu 
Nghệ An. 
Tiêu chuẩn loại trừ 
Bệnh nhân được chuyển mổ mở ngay sau khi 
thám sát ổ bụng bằng nội soi đánh giá không thể mổ 
nội soi được, BN có GPB sau mổ không phải u TTT. 
Phương pháp nghiên cứu 
Hồi cứu, mô tả cắt ngang, lấy tất cả bệnh nhân 
đủ tiêu chuẩn trong thời gian nghiên cứu. 
Các bước tiến hành phẫu thuật (Phẫu thuật cắt 
U TTT bên phải) 
Tư thế bệnh nhân 
BN nằm nghiêng trái, thân tạo với mặt bàn mổ 
góc 600, kê gối ngang mức xương sườn XII. 
Vị trí đặt các trocart 
Sử dụng bốn trocart được đặt theo sơ đồ hình 
(hình 1). 
TÓM TẮT 
Từ 01/2015 - 08/2020 có 63 bệnh nhân bị u tuyến thượng thận được điều trị bằng PTNS tại bệnh viện 
Ung Bướu Nghệ An. 
Kết quả: Tuổi thường gặp từ 40 - 70 tuổi chiếm 83,2%; tuổi trung bình là 46,8 tuổi; tỷ lệ nam/nữ là 
1/3,4; nhóm bệnh Pheochromocytoma (41,5%) gặp nhiều nhất; kích thước u từ 2 - 5cm thường gặp 
(68%); thời gian mổ trung bình là 76,8 ± 29,5 (phút); ngày điều trị trung bình là 5,6 ± 1,6 ngày; tai biến 
trong mổ gặp 5,7%; biến chứng sau mổ gặp 9,7%; u vỏ thượng thận gặp chủ yếu (55,6%). 
Kết luận: PTNS điều trị u tuyến thượng thận có tính an toàn và hiệu quả cao, tỉ lệ tai biến biến chứng 
thấp, mang lại sự hài lòng cho người bệnh. 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 122 
Mở phúc mạc thành bụng sau 
Hạ dây chằng tam giác tới chỗ bám vào chân 
cơ hoành (p). Mở phúc mạc thành bụng sau theo 
đường bắt đầu từ mặt trước cực trên thận (p), chạy 
sát bờ (p) của TMCD. 
Phẫu tích kẹp tĩnh mạch thượng thận chính 
(TMTTC) 
Bộc lộ TMTTC tại nguyên ủy TMCD và kẹp lại 
bằng 3 clip 10mm: Hai Clip đặt phía đầu trung tâm, 
một clip đặt ở đầu xa (hình 2). 
Phẫu tích ĐMTT giữa và trên: 
Phẫu tích dọc bờ phải TMCD, theo hướng từ 
dưới lên bờ trên tuyến, ĐMTT giữa nằm trong tổ 
chức mỡ sau phúc mạc và kẹp nó lại bằng 2 clip 
5mm. 
Phẫu tích ĐMTT dưới, giải phóng sau tuyến: 
ĐMTT dưới đi vào tuyến ở ngay bờ dưới của 
tuyến, nó được thắt lại trước khi cắt bởi 3 clip 5mm. 
Tuyến thượng thận được nâng cao và đẩy ngược 
lên, dùng dao điện giải phóng dễ dàng các tổ chức 
lỏng lẻo kết nối mặt sau tuyến với thành bụng sau. 
Lấy bỏ bệnh phẩm và gửi xét nghiệm GPB. 
Dẫn lưu và khâu các lỗ trocart. 
Hình 1. vị trí các trocard 
Hình 2. Kẹp TMTTC 
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
Từ 1/2015 đến 8/2020 tại bệnh viện Ung Bướu 
Nghệ An có 63 bệnh nhân u tuyến thượng thận 
được phẫu thuật nội soi, thu được các kết quả sau: 
Đặc điểm phân bố u tuyến thượng thận theo tuổi, 
giới, vị trí u 
Độ tuổi thường gặp 40 đến 70 tuổi, chiếm tỉ lệ 
83,2%. Tuổi trung bình của NC: 46,8 ± 11,8 (tuổi), 
BN nhỏ nhất 19 tuổi, lớn nhất 73 tuổi. Nữ gặp nhiều 
hơn nam (48 nữ - 76,1%, 15 nam - 23,8%). Vị trí u 
bên phải (42 BN - 66,7%) nhiều hơn bên trái 
(21 BN - 33,3%). 
Đặc điểm lâm sàng và hình ảnh u tuyến thượng 
thận 
Bảng 1. Phân loại u tuyến thượng thận 
BN 
UTTT N (63) Tỉ lệ (100%) 
H/C Cushing 9 14,2 
H/C Conn 13 20,6 
H/C Apert – Gallais 0 0 
Pheochromocytoma 26 41,5 
U TTT không chế tiết 15 23,7 
Bảng 2. Kích thước u trên siêu âm và CLVT 
Kích thước N (63) Tỉ lệ (100%) 
Dưới 2cm 9 14,3 
2 - 5cm 39 61,9 
Trên 5cm 15 23,8 
Số 1 
Số 2 
Số 3 
Số 4 
1 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 123 
Kết quả phẫu thuật 
Tất cả BN đều sử dụng 4 trocart, đường vào 
trong ổ bụng, thời gian mổ trung bình của u TTT là: 
76,8 ± 29,5 (phút), bên trái: 71,5 ± 28,9 (phút), 
bên phải: 86,3 ± 39,4 (phút), 100% bệnh nhân có 
sử dụng dao hamonic scaple hỗ trợ, thời gian điều trị 
TB: 5,6 ± 1,6 (ngày), ngắn nhất 4 ngày, dài nhất 
13 ngày, chuyển mổ mở 1 trường hợp, không có 
bệnh nhân nào phải truyền máu trong mổ. 
Bảng 3. Tai biến trong mổ 
Tai biến N (63) Tỉ lệ (100%) 
Chảy máu trong mổ 4 6,3 
Tổn thương tạng khác 3 4,8 
Không tai biến 56 88,9 
Có 4 BN chảy máu trong mổ và 3 BN rách nhu 
mô gan P. 
Bảng 4. Biến chứng sau mổ 
Loại biến chứng N (63) Tỉ lệ (100%) 
Hạ kali máu 1 1,5 
Hạ Glucose máu 1 1,5 
Nhiễm trùng lỗ trocart 2 3,0 
Không biến chứng 59 94 
Có 1 BN (1,5%) hạ kali sau mổ, có 1 BN (1,5%) 
hạ Glucose máu sau mổ, nhiễm trùng lỗ trocard rốn 
có 2 BN (3,0%). 
Bảng 5. Giải phẫu bệnh u TTT sau mổ 
Tổn thương GPB N (63) Tỉ lệ (100%) 
U tủy 16 25,4 
U vỏ 35 55,6 
Dạng nang 12 19,0 
Giải phẫu bệnh sau mổ u vỏ TT chiếm đa số với 
35 BN (55,6%). 
Bảng 6. Liên quan kết quả phẫu thuật với vị trí và kích thước u 
Yếu tố liên quan Kích thước p Vị trí U P ≤ 50mm > 50mm Phải Trái 
Thời gian mổ 65 105 0,03 86,3 71,5 0,6 
Rối loạn HA trong mổ 3 4 0,63 4 3 0,7 
Tai biến 3 2 0,81 1 4 0,3 
Lượng máu mất trong mổ 50 65 0,4 80 45 0,7 
Biến chứng 1 3 0,23 3 1 0,3 
Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm kích thước u về thời gian mổ, còn lại các yếu tố khác 
không có sự khác biệt giữa kích thước và vị trí khối u. 
BÀN LUẬN 
Đặc điểm chung 
Trong nghiên cứu này, chúng tôi thu thập được 
63 trường hợp u tuyến thượng thận được điều trị 
bằng phương pháp phẫu thuật nội soi. Trong đó có 
9 BN H/C Cushing, 13 BN H/C Conn, 26 BN 
Pheochromocytomavà 15 trường hợp u TTT không 
bài tiết phát hiện ngẫu nhiên, chúng tôi không gặp 
trường hợp nào hội chứng Apert - Gallais. Kết quả 
cho thấy bệnh lý u tuyến thượng thận thường gặp ở 
lứa tuổi từ 40 đến 70 với tỷ lệ 83,2%. Gặp ở nữ 
nhiều hơn nam với tỷ lệ nữ/nam là 3,4/1. Kết quả 
của chúng tôi phù hợp với các nghiên cứu của tác 
giả trong và ngoài nước[3],[4]. Tuổi trung bình theo tác 
giả trong nước là 38,6 tuổi[3] và theo tác giả nước 
ngoài là 47,7 tuổi[5],[6], kết quả của nhóm nghiên cứu 
của chúng tôi là 46,8 tuổi. Vị trí u gặp bên phải nhiều 
hơn bên trái. 
Đặc điểm lâm sàng 
Bệnh nhân có hội chứng Cushing 
Biểu hiện hình thể 
Các dấu hiệu béo cục bộ gây ra do tác dụng 
cường cortisol, chúng tôi gặp 100% các trường hợp. 
Kết quả nghiên cứu phù hợp với NC của Aron và 
cộng sự gặp 85%[9], Orth có 100% trường hợp mặt 
tròn, 86% u mỡ gáy[8], Đỗ Trung Quân gặp 91,5%[3] 
tăng cân, 100% các trường hợp béo cục bộ và mặt 
tròn đỏ. 
Tăng huyết áp 
Tăng huyết áp là do cường chức năng vỏ 
thượng thận gây tăng tiết Steroid, nhóm NC gặp ở 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 124 
2/3 BN chiếm 66,6%, phù hợp với NC của Đỗ Trung 
Quân 50,2%, Mai Thế Trạch 64,3%[3]. 
Bệnh nhân có hội chứng Conn 
Theo nhiều tác giả cao huyết áp là dấu hiệu 
thường gặp dẫn bệnh nhân tới khám thầy thuốc[1],[2]. 
Nghiên cứu của chúng tôi gặp 100% bệnh nhân có 
cao huyết áp phù hợp kết quả nghiên cứu của 
Nguyễn Trinh Cơ[3] Lê Ngọc Từ[2], Mellon[9] là 100%. 
Bệnh nhân Pheochromocytome 
Tăng huyết áp 
Tăng huyết áp là dấu hiệu lâm sàng chủ yếu và 
thường gặp. Cơ chế do sự tăng cao catécholamine 
trong máu. Tăng huyết áp biểu hiện các hình thái 
khác nhau: 
+ Cơn tăng huyết áp kịch phát. 
+ Tăng huyết áp thường xuyên. 
U phát hiện ngẫu nhiên: 
Qua siêu âm hay đi khám sức khỏe định kỳ 
chúng không có dấu hiệu đặc trưng, đôi khi có dấu 
hiệu mỏi lưng và hội chứng sau phúc mạc. Vì thế 
chúng thường được phát hiện tình cờ hoặc sau biến 
chứng. Để chẩn đoán được u tuyến thượng thận 
phát hiện ngẫu nhiên chỉ có thể dựa vào chẩn đoán 
hình ảnh. Theo Copeland[8] tỷ lệ phát hiện được 
nhóm u này qua chụp CLVT 
là 0,6 - 1,35%, kết quả gần với nghiên cứu khi mổ tử 
thi phát hiện 1 - 2% có u tuyến thượng thận. 
Đặc điểm chẩn đoán hình ảnh U TTT 
Các triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm 
sinh hóa rất cần thiết để chẩn đoán loại u ở tuyến 
thượng thận nhưng để định vị chính xác tổn thương 
thì các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh đóng một vai 
trò hết sức quan trọng, nó còn giúp đánh giá 
tình trạng khối u, ảnh hưởng của khối u đối với các 
cơ quan lân cận. 
Sự ra đời của siêu âm và CT scan được coi là 
cuộc cách mạng trong chẩn đoán vị trí u tuyến 
thượng thận. Trong nghiên cứu này 100% bệnh 
nhân được làm siêu âm chẩn đoán kết quả của 
chúng tôi với độ nhạy 88,5% phù hợp với nghiên 
cứu các tác giả trên. 3BN phát hiện được tổn 
thương nhưng định dạng sai vị trí cơ quan bị tổn 
thương. Hiện nay chụp CLVT là phương pháp chẩn 
đoán hình ảnh được chọn đầu tiên trong chẩn đoán 
u tuyến thượng thận. Kết quả nghiên cứu cho thấy 
chụp CLVT u tuyến thượng thận có độ nhạy 100% 
phù hợp nghiên cứu của Marois. C 100%[7], của 
Nguyễn Duy Huề là 96,4%[3]. 
Kết quả phẫu thuật 
Thời gian mổ 
Thời gian phẫu thuật trung bình trong nhóm NC 
76,8 ± 29,5 (phút). Thời gian mổ U TTT bên trái: 
71,5 ± 28,9(phút), mổ U TTT bên phải: 86,3 ± 39,4 
(phút), phù hợp với các kết quả của Gagner. M[4] 
là 123 phút, (n = 118), là 92,5 phút và Trần Bình 
Giang[3] là 80 phút (n = 100), của Nguyễn Đức Tiến 
là 86 phút. Thời gian phẫu thuật phụ thuộc vào 
nhiều yếu tố: Kinh nghiệm của phẫu thuật viên, thể 
trạng bệnh nhân, vị trí của u, kích thước của u, bản 
chất khối u..., chúng tôi có 1 trường hợp phải chuyển 
mổ mở do trong quá trình phẫu tích u to và dính, 
không thể tiếp tục phẫu tích bằng nội soi. 
Rối loạn huyết động trong mổ 
Tăng huyết áp khi phẫu tích: Hầu như tất cả 
các u chế tiết khi mổ đều tăng huyết áp. Cơn cao 
huyết áp có thể xảy ra khi phẫu tích chạm vào u 
được rất nhiều tác giả quan tâm tới vì nếu sự phóng 
thích catecholamine không được kiểm soát tốt 
thì tính mạng bệnh nhân sẽ nguy hiểm. Kết quả 
nghiên cứu có 11/63 BN (17,4%) trường hợp 
huyết áp >200/100mmHg, cơn cao nhất gặp trong 
mổ là 240/120mmHg, đa số ở nhóm BN 
Pheochromocytoma. 
Tai biến trong mổ 
Kết quả của nhóm NC tỷ lệ tai biến chung là 
11,1%, chảy máu trong mổ, chảy máu từ diện bóc 
tách và tuột clips trong mổ (6,3%) với những 
u >50mm, được khâu cầm máu bằng chỉ prolen 4.0, 
3 BN tổn thương gan (4,8%) do dụng cụ nội soi dùng 
vén gan làm rách nhu mô gan, chèn gạc tự cầm 
máu. Kết quả NC tai biến trong mổ của Chapus là 
33%, Gagner là 12%[4], Trần Bình Giang[3] là 1,9%. 
Kết quả NC cho thấy về chỉ định cũng như kĩ thuật 
phải thận trọng với u > 50mm, lưu ý u bên phải. 
Các biến chứng và diễn biến sau mổ 
NC của chúng tôi cho thấy biến chứng sau 
mổ nhìn chung không gây hậu quả nghiêm trọng 
(tỉ lệ biến chứng là 6,0%). Kết quả nhóm NC phù 
hợp với tác giả Trần Bình Giang[3] biến chứng sau 
mổ là 7%, Brunt[9] là 12,5%, Nguyễn Đức Tiến là 
14,7%[2]. Biến chứng sa lồi, thoát vị ở lỗ trocar 
nhóm NC không gặp trường hợp nào. Xâm phạm 
thành bụng tối thiểu đó là ưu thế nổi bật của phẫu 
thuật nội soi u tuyến thượng thận vì thế tỷ lệ nhiễm 
trùng thành bụng rất thấp[3],[6],[7]. Kết quả NC chỉ gặp 2 
trường hợp nào bị nhiễm trùng lỗ trocart, phù hợp với 
NC của một số tác giả. 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 125 
Kết quả giải phẫu bệnh 
Kết quả giải phẫu bệnh sau mổ: U vỏ TT 
chiếm đa số với 35/63 BN chiếm 55,6%, u tủy TT 
16/63 BN (25,4%), u nang TT 12/63 BN (19%). 
Giải phẫu bệnh là tiêu chuẩn duy nhất có giá trị chẩn 
đoán xác định u TTT (u vỏ hay u tủy thượng thận). 
Đối với u vỏ thượng thận, trong điều kiện khó khăn về 
phương tiện và hóa chất đã không cho phép nhóm 
nghiên cứu có được chẩn đoán chính xác giải phẫu 
bệnh u có nguồn gốc từ lớp nào của vùng vỏ, vì thế 
việc chẩn đoán các hội chứng gây ra do u vỏ thượng 
thận (hội chứng Cushing, hội chứng Conn, hội 
chứng Aipert - Gallais) chủ yếu dựa vào lâm sàng, 
sinh hóa đặc trưng, chẩn đoán hình ảnh và trả lời kết 
quả giải phẫu bệnh là u vỏ TTT. 
Thời gian nằm viện 
Kết quả của nhóm NC số ngày điều trị TB: 5,6 
(ngày) phù hợp NC của Gagner[4] là 4,5 ngày, 
Bennett[5] là 6,4 ngày, Trần Bình Giang[3] là 4,4 ngày. 
KẾT LUẬN 
Kết quả nghiên cứu 63 trường hợp U tuyến 
thượng thận được chẩn đoán và phẫu thuật nội soi 
điều trị tại bệnh viện Ung Bướu Nghệ An từ 01/2015 
đến 08/2020 cho thấy cắt u tuyến thượng thận qua 
nội soi là phẫu thuật an toàn, hiệu quả cao với tỉ lệ 
tai biến, biến chứng thấp, đạt được các yêu cầu về 
điều trị bệnh cũng như đảm bảo tính thẩm mĩ cho 
người bệnh. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Trần Bình Giang, Hoàng Long, Lê Ngọc Từ 
(2000), “Cắt u tuyến thượng thận qua nội soi 
nhân hai trường hợp”, Ngoại khoa số đặc biệt-
chuyên đề nội soi, tr 16-18. 
2. Trần Bình Giang, Nguyễn Đức Tiến, Lê Ngọc 
Từ, Tôn Thất Bách, Đỗ Kim Sơn, Nguyễn Bửu 
Triều (2000), “Phẫu thuật nội soi cắt u tuyến 
thượng thận”, Ngoại khoa, tập 44, số 6, tr 13-17. 
3. Trần Bình Giang, Nguyễn Đức Tiến (2004), “100 
trường hợp cắt u tuyến thượng thận qua nội soi 
ổ bụng tại Bệnh viện Việt-Đức”, Y học thực hành 
4. Gagner.M, Lacroix.A, Botle.A (1992), 
“Laparoscopic Adrenalectomy in cushing’s 
syndrome and Pheochromoccytoma”, 
N.Eng.J.Med, PP 327-1033. 
5. Ianc.Bennett and Mark Ray (2002), “Hand-
Assisted Laparoscopic Adrenalectomy: An 
alternative minimal invasive surgical technique 
for the adrenal gland”, ANZJ.Surg, N072, PP 
801-805. 
6. Beninca G, Garrone C, Rebecchi F, Giaccone C, 
Morino.M (2003), “Robot-assisted laparoscopic 
surery, Premary results at our center”, Chir Ital, 
N05, PP 321-331. 
7. Hubens G, Coverlirs H, Balliu L, Ruppert M, 
Vaneerdewg W (2003), “A performance study 
coparing manual and robotically assisted 
laparoscopic surgery using da Vinci system”, 
Surg Endosc N017, PP 1595-1599. 
8. William E, Grizzle (1988), “Pathology of adrenal 
grands, Seminas in Roentgenology”, N023, PP 
323-331. 
9. Brunt L.M. (2006), "Minimal access adrenal 
surgery", Surg Endosc, 20 (3), 351-61. 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 126 
ABSTRACT 
Laparoscopic Adrenal Surgery At Nghe An Oncology Hospital 
Purpouse: To evaluate short term outcomes of laparoscopic adrenalectomy (LA) at Nghe An Oncology 
Hospital. 
Results: 63 patients underwent LA with mean age of 46,8, range: 40 - 70 from 01/2015 to 08/2020; 
men/women rate was 1/3,4; A right adrenal gland tumor in 42 patients (66,7%), a lelf adrenal gland tumor in 
21 patients (33,3%); Pheochromocytoma patients were present most (41,5%), follow by incidentaloma patients 
(33,3%); tumor size range 2 - 5cm were present most (68%); mean time operative was 76,8 ± 29,5 (min); 
mean hospital stay was 5,6 ± 1,6 (days); cortex adrenal glands were most common (55,6%): There were no 
major intraoperative accidents and post operative complications. Conclusions: LA is a safe, effective and well 
tolerated procedure for the treatment of adrenal tumor with low intraoperative accidents and post complications 
rate. 
Key words: Laparoscopic adrenalectomy, adrenal tumor. 

File đính kèm:

  • pdfket_qua_phau_thuat_noi_soi_dieu_tri_u_tuyen_thuong_than_tai.pdf