Vài nét về kiểu truyện truyện cổ viết lại

Kiểu truyện "truyện cổ viết lại" thường dựa vào một truyện cổ dân gian, người

viết viết lại thành một tác phẩm văn học cố định về mặt văn tự. Có những cấp độ khác

nhau trong kiểu truyện truyện cổ viết lại: biên tập, cố định hóa văn bản; sáng tạo lại theo

phong cách tác giả. Kiểu truyện truyện cổ viết lại nằm trong xu hướng làm mới - tạo

"phiên bản mới"- các câu chuyện cổ trong văn học, hội họa, điện ảnh. trong thời gian

gần đây

Vài nét về kiểu truyện truyện cổ viết lại trang 1

Trang 1

Vài nét về kiểu truyện truyện cổ viết lại trang 2

Trang 2

Vài nét về kiểu truyện truyện cổ viết lại trang 3

Trang 3

Vài nét về kiểu truyện truyện cổ viết lại trang 4

Trang 4

Vài nét về kiểu truyện truyện cổ viết lại trang 5

Trang 5

Vài nét về kiểu truyện truyện cổ viết lại trang 6

Trang 6

Vài nét về kiểu truyện truyện cổ viết lại trang 7

Trang 7

Vài nét về kiểu truyện truyện cổ viết lại trang 8

Trang 8

Vài nét về kiểu truyện truyện cổ viết lại trang 9

Trang 9

pdf 9 trang minhkhanh 7680
Bạn đang xem tài liệu "Vài nét về kiểu truyện truyện cổ viết lại", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Vài nét về kiểu truyện truyện cổ viết lại

Vài nét về kiểu truyện truyện cổ viết lại
52 TRNG I HC TH  H NI 
VI N>T V* KI2U TRUYN TRUYN C9 VI5T L?I 
Lê Trà My1 
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 
Tóm tắt: Kiểu truyện "truyện cổ viết lại" thường dựa vào một truyện cổ dân gian, người 
viết viết lại thành một tác phẩm văn học cố định về mặt văn tự. Có những cấp độ khác 
nhau trong kiểu truyện truyện cổ viết lại: biên tập, cố định hóa văn bản; sáng tạo lại theo 
phong cách tác giả. Kiểu truyện truyện cổ viết lại nằm trong xu hướng làm mới - tạo 
"phiên bản mới"- các câu chuyện cổ trong văn học, hội họa, điện ảnh... trong thời gian 
gần đây. 
Từ khóa: truyện cổ, viết lại, phiên bản mới 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Trong lịch sử văn học thành văn, chúng ta bắt gặp nhiều tác phẩm đậm chất dân gian. 
Đây là hiện tượng rất thú vị, có nhiều biến thể, cho đến nay vẫn đang diễn tiến rất phong 
phú. Trong số các biến thể của hiện tượng này, kiểu truyện viết lại truyện dân gian (truyện 
cổ viết lại) từng được các nhà nghiên cứu quan tâm như là một loại hình truyện kể có 
những đặc trưng riêng biệt. Bài viết này dựa trên phương pháp nghiên cứu trường hợp, liên 
văn bản, tự sự học để tiến hành đối sánh các tác phẩm văn học, từ đó khái quát một số vấn 
đề liên quan cấu trúc thể loại kiểu truyện truyện cổ viết lại. 
2. NỘI DUNG 
Trước hết cần nói đến quan niệm về kiểu truyện truyện cổ viết lại. Nói một cách chung 
nhất, kiểu truyện truyện cổ viết lại là dựa vào một truyện cổ dân gian, người viết viết lại 
thành một tác phẩm văn học cố định về mặt văn tự. Theo cách định nghĩa này, những tác 
phẩm lưu truyền trong dân gian theo lối truyền miệng được ghi chép lại, cố định hóa về 
văn bản, cũng được coi là kiểu truyện truyện cổ viết lại. Ví dụ như trường hợp truyện cổ 
của anh em nhà Grim. Truyện cổ Grim được anh em nhà Grim sưu tầm, biên soạn lại, sắp 
xếp lại tổ chức cốt truyện. Ở Việt Nam có các trường hợp như Chuyện đời xưa do Trương 
1 Nhận bài ngày 12.5.2017; gửi phản biện và duyệt đăng ngày 
 Liên hệ tác giả: Lê Trà My; Email: tramyle2311@gmail.com 
TP CH KHOA HC − S
 16/2017 53 
Vĩnh Ký biên soạn, Truyện cổ nước Nam của Nguyễn Văn Ngọc, Truyện cổ tích Việt Nam 
của Vũ Ngọc Phan, Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam của Nguyễn Đổng Chi... Một hình 
thức khác của kiểu truyện truyện cổ viết lại là dựa trên truyện cổ dân gian, nhà văn kể lại 
nó theo phong cách riêng của mình. Lúc này tác giả vượt khỏi chức năng của nhà sưu tầm. 
Khi kể lại một câu chuyện cổ theo cách kể của mình, nhà văn lấy câu chuyện làm chất liệu, 
toàn bộ cấu trúc tự sự của truyện được sáng tạo lại, mang lại một không khí mới, một tư 
tưởng mới. Có người gọi đó là công việc "chế tác" truyện dân gian theo nghĩa làm mới so 
với bản gốc, hay cũng có thể gọi đó là công việc "chuyển thể" văn học. Nhiều nhà văn lớn 
trên thế giới đã dựa vào nguồn suối dân gian để sáng tạo như A.Pushkin, V.Jukovsky, 
N.Niekrasov, H.Andecxen, L.Vesenslava... Ở Việt Nam cũng có một số nhà văn sáng tạo 
theo hướng này như Nguyễn Huy Tưởng, Phạm Hổ, Tô Hoài... Khảo sát kiểu truyện truyện 
cổ viết lại, chúng tôi chủ yếu dựa trên hình thức kể lại truyện dân gian theo phong cách tác 
giả, bỏ qua các hiện tượng có tính sưu tầm, biên soạn lại do hình thức này dấu ấn sáng tạo 
của tác giả còn mờ nhạt. Chúng tôi lấy tập Truyện ngày xưa một trăm cổ tích của Tô Hoài 
làm cứ liệu nghiên cứu về kiểu truyện truyện cổ viết lại. 
Viết lại truyện cổ là một hướng sáng tạo trong sự nghiệp cầm bút của Tô Hoài. Hẳn 
nhiều người còn nhớ những truyện dài của ông như Đảo hoang (viết dựa trên cốt truyện về 
sự tích dưa hấu), Chuyện nỏ thần (dựa trên các truyền thuyết Mỵ Châu - Trọng Thủy, Hai 
Bà Trưng), Nhà Chử (dựa trên cốt truyện về đầm Nhất Dạ và bãi Tự Nhiên)... Truyện ngày 
xưa một trăm cổ tích ra đời sau nhiều năm ấp ủ và cặm cụi với từng trang bản thảo của 
người cầm bút đã ở vào độ tuổi tám chín mươi. Tập truyện được chia thành các phần, bao 
gồm các truyện dựa trên những truyện của người Kinh và truyện của các dân tộc thiểu số 
về các mảng như sự tích loài vật, các địa danh, nhân vật lịch sử, truyện sinh hoạt... Các tác 
phẩm được Tô Hoài "tái tạo" thuộc các thể loại khác nhau như truyện thần thoại, cổ tích, 
truyền thuyết. Có lẽ khi tiến hành công việc "tái tạo" này, Tô Hoài đã định hướng ngòi bút 
của mình là kể chuyện cho thiếu nhi, những độc giả yêu quí của ông, nên ông có xu hướng 
chọn lựa chủ đề phù hợp tâm lí lứa tuổi. Truyện ngày xưa một trăm cổ tích gồm 101 
truyện, trong đó có 20 truyện về chủ đề thông minh, tài trí, sức khỏe; 18 truyện về có chủ 
đề về sự kì ảo (như thần tiên, ma quỷ, phù phép...); còn lại là các truyện về đền ơn trả oán, 
phán xử, nghĩa vụ, tình cảm gia đình, nguồn gốc sự vật, sự tích các anh hùng... Các truyện 
trong tập này có thể chia làm hai kiểu truyện, một là cố định hóa về mặt văn bản các truyện 
cổ dân gian (có thể coi là một dị bản của truyện dân gian do vẫn dựa vào các đặc trưng thể 
loại để kể chuyện), hai là chuyển thể các truyện dân gian thành những truyện mang màu 
sắc hiện đại, thoát khỏi tính quy phạm của các thể văn học dân gian. Ở kiểu thứ hai, những 
truyện của Tô Hoài được kể bằng những thủ pháp trần thuật hiện đại, gần với kết cấu 
truyện ngắn hiện đại. 
54 TRNG I HC TH  H NI 
 Khi đi vào kết cấu tác phẩm, để thấy được sự thay đổi trong cách kể của Tô Hoài, cần 
đối sánh truyện của ông với các truyện cổ tương ứng (các truyện cổ này thực chất cũng đã 
được ghi chép và biên tập lại nhưng vẫn đảm bảo tính đặc trưng của thể loại)1. Đối sánh 
truyện của Tô Hoài với các văn bản gốc, sẽ thấy những sáng tạo của ngòi bút Tô Hoài 
trong việc biến đổi thi pháp tự sự. Nhà văn có xu hướng cải biến tình tiết, dịch chuyển cốt 
truyện, mài sắc hơn tình huống truyện, khắc họa tâm lí, tính cách nhân vật, tăng cường tính 
chủ quan trong trần thuật. Đây là những dấu hiệu của thi pháp truyện hiện đại. 
2.1. Cải biến, gia tăng tình tiết, chi tiết 
Khi có nhu cầu viết lại truyện cổ, nhà văn tất yếu sẽ phải cải biến một số tình tiết cho 
hợp với nhu ... hê rợn, bi thương, hướng vào những nỗi đau tinh thần bằng sự tự trừng phạt, tự ý 
thức về tội lỗi. Truyện Đám cưới kì lạ dựa trên truyện cổ tích Lấy chồng dê. Ở truyện cổ 
tích, hai cô chị độc ác hãm hại cô út đã bị thần sét đánh chết. Trong truyện của Tô Hoài, 
hai cô chị biết em chưa chết thì "hốt hoảng, vừa thẹn vừa sợ, đứng phắt lên nhảy ra cổng. 
1 Trong những so sánh tiếp theo, chúng tôi dựa vào bản kể của Nguyễn Đổng Chi trong Kho tàng truyện cổ 
tích Việt Nam (Nxb Giáo dục, 2000) để tham chiếu, coi đó như văn bản gốc. 
TP CH KHOA HC − S
 16/2017 55 
Lúc ấy trời đương mưa to. Nhưng hai người cứ chạy, chạy mãi" [3, tr.33]. Sự tự trừng 
phạt, tự ý thức chỉ có thể là hành vi của nhân vật được kể theo điểm nhìn bên trong vốn 
không phải kiểu trần thuật của cổ tích. 
Một thủ pháp thường thấy nữa ở các truyện kể của Tô Hoài là câu chuyện được kéo 
dài thêm tình tiết. Ví dụ truyện Tra tấn hòn đá. Truyện kể về việc người đàn bà đi chợ mua 
đồ Tết, qua suối trượt chân vào hòn đá, đồ mua được rơi hết xuống nước, được quan giúp 
bằng cách xử đánh hòn đá, dân đến xem sự lạ phải nộp tiền mới được vào công đường, tiền 
dân nộp để xem vụ xử hòn đá quan cho người đàn bà. Truyện cổ dừng lại ở chi tiết mọi 
người đến xem biết là mắc mưu quan nhưng không ai tỏ vẻ tiếc, còn người đàn bà thì sung 
sướng đem tiền về. Truyện của Tô Hoài viết thêm đoạn quan lấy tiền ở nong chia cho mỗi 
lính của mình năm quan, người đàn bà vào chợ sắm nhiều đồ Tết, sau đó qua suối thắp 
hương lạy hòn đá "Đá ơi! Đừng oán tao nhé" [3, tr.126]. Trong tự sự, kết truyện thường là 
phần thể hiện tập trung tư tưởng tác phẩm. Với cái kết này, truyện Tra tấn hòn đá của Tô 
Hoài khắc sâu hơn cái xảo hoạt của quan, tăng thêm chất trào lộng của truyện. 
Truyện Đám cưới kì lạ của Tô Hoài có sự gia tăng các chi tiết so với truyện cổ Lấy 
chồng dê. Trong truyện cổ, việc chồng cô út là dê nhưng đêm đến lại biến thành người 
được kể qua lời kể của cô út. Tô Hoài thêm chi tiết lễ lại mặt ở nhà vợ; sự thật về chàng 
trai tuấn tú, phong lưu đội lốt dê được chính hai cô chị tận mắt nhìn thấy chứ không phải 
qua lời. Chi tiết này tạo cơ hội để thể hiện thái độ, cảm xúc của hai cô chị, cụ thể hóa 
những cử chỉ nhân vật. Nếu trong truyện cổ tích, sự việc được nêu ra như một thông báo, 
không có sự giải thích, thì truyện của Tô Hoài giải thích ngọn nguồn của sự việc, làm cho 
câu chuyện như là xảy ra thực, có trình tự, có nguyên nhân kết quả, có tính logic, hạn chế 
những ngẫu nhiên hoặc bất ngờ vô duyên cớ hay thấy trong cổ tích (những chi tiết vô 
duyên cớ trong cổ tích có chức năng thúc đẩy diễn tiến truyện kể). Truyện Đám cưới kì lạ 
còn thêm một số chi tiết khác như nhân vật chồng dê kể cho vợ nghe nguyên do của lốt dê 
kì lạ, cung cấp thông tin về nguyên nhân chuyến đi xa của người chồng... 
2.2. Thay đổi công thức mở đầu 
Phần lớn các truyện cổ mở đầu bằng xác định thời gian câu chuyện. Thường là: "Ngày 
xửa ngày xưa...", "Cách đây đã lâu, lâu lắm...", "Xưa có một người...", "Thuở ấy..."... Kiểu 
mở đầu này dẫn người nghe vào một không gian, thời gian không xác định, mơ hồ, phiếm 
chỉ. Trong 101 truyện của tập Truyện ngày xưa một trăm cổ tích,có khoảng một phần ba số 
truyện lặp lại công thức mở đầu này, chủ yếu là những truyện liên quan đến nhân vật lịch 
sử, địa danh. Phần lớn các truyện khác có sự thay đổi công thức mở đầu. Nhà văn thường 
dùng các cách mở đầu làm cho câu chuyện trở nên gần gũi, như thể đang xảy ra cùng tọa 
56 TRNG I HC TH  H NI 
độ không gian, thời gian với người đọc. Truyện Tấm Cám được mở đầu thế này: "Mẹ Tấm, 
cha Tấm mất đã lâu. Tấm ở với dì ghẻ là mẹ Cám..." [2, tr.123]. Nhiều truyện khác cũng 
được mở đầu bằng cách kể về nhân vật: "Thầy đồ Ngọa nhà nghèo nhưng học giỏi nức 
tiếng..." [3, tr.134], "Cô gái ấy tên là Thiết, lấy chồng là Trương Sinh người cùng làng..." 
[3, tr.62]... Việc xóa bỏ khoảng cách không gian, thời gian khiến cho câu chuyện như là 
vừa xảy ra, ở đâu đó trong làng trong xóm, nhân vật là những người đang sống quanh đây. 
Điều này kéo câu chuyện gần hơn với cách nhìn, cách nghĩ, cách cảm nhận của người đọc, 
nó trở nên thực tế hơn, đáng tin hơn. 
Cũng có những truyện mở đầu bằng những câu triết lí: "Không phải người giàu lòng 
tốt thì đều là người nhiều tiền bạc..." [2, tr.55], "Không phải ở trên trời cao xanh kia chỉ có 
người hiền lành, có tiên, có phật..." [2, tr.162], "Kể ra thì cũng là hiếm, nhưng trên đời, 
việc rắc rối đến thế nào mà chẳng có..." [2, tr.193]... Mở đầu truyện như vậy là cách làm 
cho nhân vật kể chuyện hiện hình rõ hơn, mang đậm tính chủ quan hơn. 
2.3. Cụ thể hóa tình huống bằng đối thoại 
Trong truyện cổ, thủ pháp kể được sử dụng ưu trội. Lối kể khái quát, lược thuật là đặc 
trưng của truyện cổ. Trong các thủ pháp lời văn của truyện cổ, thủ pháp miêu tả thường 
hạn chế, miêu tả ngôn ngữ đối thoại cũng không nhiều. Ở truyện của Tô Hoài, nhiều đoạn 
lược thuật được chuyển sang thành đối thoại khiến cho tình huống hiện lên rất cụ thể, hấp 
dẫn, tự nhiên, gần gũi. Hãy đối sánh hai đoạn truyện sau. TruyệnSự tích cây nêu ngày tết, 
truyện cổ kể sự giằng co giữ quỷ và người, về sau người có sự giúp đỡ của Phật bằng các 
câu trần thuật: "Quỷ chiếm đoạt tất cả đất nước, người chỉ ăn nhờ ở đậu và làm rẽ ruộng 
đất của quỷ. Quỷ đối với người ngày càng quá tay. Chúng nó dần dần tăng số phải nộp lên 
gấp đôi và mỗi năm nhích lên một ít. Cuối cùng chúng nó nghĩ ra là ăn ngọn cho gốc. 
Người không chịu. Chúng nó lấy áp lực, bắt người phải theo. Vì thế, năm ấy, sau vụ gặt, 
người chỉ còn trơ ra những rạ là rạ. Cảnh tượng xương bọc da thê thảm diễn ra khắp mọi 
nơi. Bên cạnh bọn quỷ reo cười đắc ý, người cơ hồ muốn chết rũ. Phật từ phương Tây lại, 
có ý định giúp người chống lại sự bóc lột tàn nhẫn của quỷ. Sau mùa đó, Phật bảo người 
đừng trồng lúa mà cào đất thành luống trồng khoai lang. Người cứ y lời làm đúng lời Phật 
dặn. Quỷ không ngờ người đã bắt đầu có mưu kế mới chống lại mình nên cứ nêu đúng thể 
lệ như mùa trước..." [1]. 
Tô Hoài biến các câu trần thuật này thành đoạn đối thoại: 
"Con người chưa có mấy, càng sợ quỷ, chỉ ở rúm ró từng nơi. Làm cái gì cũng phải 
hỏi, quỷ có cho làm mới dược làm. Bởi vì quỷ dọa: "Đất này, trời này, cái cây này, con 
sông này là của tao". 
TP CH KHOA HC − S
 16/2017 57 
Vốn những kẻ ác thì thường thèm ăn và kẻ ác thì bao giờ cũng lười. Một hôm, quỷ gọi 
người đến bảo: 
 − Tao cho mày cày cuốc đất của tao. 
 − Vâng ạ. 
 − Khi được lúa chín thì chia ra, tao ăn ngọn, cho mày ăn cái gốc. 
 − Vâng ạ. 
 Người ra sức cày cấy vất vả. Đến mùa gặt, quỷ đứng đầu ruộng, nhe răng: 
− Bảo rồi đấy nhé. Tao lấy ngọn, mày lấy gốc. Quảy lúa về nhà tao. 
Lúa quảy đi hết rồi, ruộng còn trơ ra gốc rạ. Chủ ăn ngọn, người làm ăn gốc. Biết làm 
thế nào cãi lại được, không dám cãi. Người chỉ còn biết ngồi bó gối khóc suốt mùa đông. 
Có ông Phật đi qua hỏi: 
− Đã gầy giơ xương, lại ngồi khóc thế kia thì ốm chết mất. Làm sao thế? 
Người bèn kể mọi điều đau khổ. Nghe xong Phật cười: 
− Khó gì đâu. Không sợ. Mùa đến, lại cứ như đã hẹn với quỷ. Ông ăn ngọn, tôi lấy gốc. 
 Rồi Phật gánh đến cho người một gánh khoai lang giống. Lại dạy người cách cuốc 
đất, đánh luống, trồng khoai. 
 Quỷ ra đứng xem người làm rồi hỏi: 
− Năm nay không trồng lúa à? 
 Người đáp: 
− Trồng khoai lang, chóng được ăn hơn. 
 Quỷ chắp tay sau lưng, lại như mọi hôm, bước thong thả dạo chơi. Cũng không để ý, 
cứ nghĩ tao ngọn mày gốc như mọi khi" [2, tr.64]. 
Cụ thể hóa tình huống bằng đối thoại, đối với người tiếp nhận sẽ khơi gợi được khả 
năng hình dung, tưởng tượng. Tất nhiên, cách viết này phù hợp với tầm đón nhận của thiếu 
nhi hơn là lối trần thuật khái quát, lược thuật. 
2.4. Giảm trừ tính chức năng, tăng cường cá tính nhân vật 
 Nhân vật cổ tích là nhân vật chức năng, có mặt trong câu chuyện để thực hiện các 
chức năng nhất định (trợ thủ, cản trở, trừng trị, ban thưởng...). Nhân vật chức năng có tính 
khái quát, không có đời sống nội tâm, chưa có loại hình tính cách, cá tính. Nhân vật trong 
truyện của Tô Hoài phá vỡ tính chức năng này, nó được biến thành nhân vật mang màu sắc 
của các nhân vật trong truyện ngắn hiện đại. Trong các truyện kể của mình, Tô Hoài có xu 
hướng cụ thể hóa, cá tính hóa nhân vật bằng cách khắc họa nhân vật từ nhiều "kênh" như 
58 TRNG I HC TH  H NI 
tâm lí, hành động, ngôn ngữ... Nhà văn tái tạo các nhân vật chức năng trong truyện cổ 
thành các nhân vật có những nét tâm lí cụ thể. Trong nhiều truyện, xuất hiện các chi tiết 
bộc lộ tâm lí. Đoạn Tấm bị mất con cá Bống được nhà văn kể: "Lòng giếng tối, không nghe 
tiếng cá Bống đập nước như mọi khi. Cả đêm Tấm khắc khoải, lo lắng không biết thế nào. 
Sáng sớm, Tấm lại ra giếng thả cơm. Gọi mãi chẳng thấy Bống lên. Tấm xuống bờ ao ngồi 
khóc" [2, tr.126]. 
Thử đối sánh chi tiết người buôn hương có tình ý với cô gái trong truyện cổ Cô gái lấy 
chồng hoàng tử và truyện của Tô Hoài sẽ nhận ra dụng công biểu hiện tâm lí nhân vật của 
ông. Truyện cổ kể: "Ở chợ ấy có một người lái buôn hương. Thấy cô gái xinh đẹp lui tới 
gánh hàng của mình, hắn thường thả lời chòng ghẹo, nhưng lần nào cũng bị cô nghiêm sắc 
mặt cự tuyệt" [1].Tô Hoài kể:"Bác lái có tình ý, thấy cô gái mua hương thì buông lời chòng 
ghẹo. Nhưng cô trả tiền, cầm hương rồi lẳng lặng đi, chẳng lần nào buồn nhìn bác lái 
hương si tình nọ. Nhưng cô gái đẹp đã hớp mất hồn bác lái đa tình. Bác tương tư cô gái, 
bác đến chợ chẳng còn thiết gì hàng quán, mà chỉ chăm chăm trông ngóng người đẹp... 
Bác đương tơ tưởng bóng dáng cô. Kìa, cô đã đến. Cô mua thẻ hương rồi đi... Bác nhìn 
theo, lòng hồi hộp phấp phỏng" [4, tr.139]. 
Nhiều khi, để diễn tả nội tâm, nhà văn dùng cách miêu tả cử chỉ, hành động của nhân 
vật. Trong truyện Lấy vợ Cóc, những băn khoăn, e ngại của nhân vật người chồng được 
biểu hiện qua hàng loạt các động tác như "đôi lúc thở dài", "cố làm ra vẻ tự nhiên", "nỗi 
ngơ ngác, thẫn thờ hiện lên trên mặt", "nằm dài trên giường, tay vắt lên trán, mắt trừng 
trừng lên xà nhà"... 
Tô Hoài còn để nhân vật tự biểu hiện mình thông qua các đối thoại. Truyện Chưa đỗ 
ông nghè đã đe hàng tổng có nhân vật thầy đồ Ngọa kênh kiệu, xấc xược. Màn đối thoại 
của thầy đồ Ngọa với các cụ trong làng cho thấy rõ tính cách này của nhân vật: 
"Thầy đồ Ngọa tới chỗ phản đá chỗ các cụ lão làng. Một cụ hỏi: 
− Anh đồ lên đây có việc gì? 
Đồ Ngọa đáp trống không: 
− Chỗ ngồi của mỗ ở trên này. 
Một cụ nói: 
− Trong đình chưa có chỗ anh đồ ngồi. 
Đồ Ngọa trợn mắt: 
− Mỗ còn ngồi cao hơn các bố già kia! 
Các cụ lắc đầu, lè lưỡi vì câu nói hỗn"[3, tr.137]. 
TP CH KHOA HC − S
 16/2017 59 
Những đoạn đối thoại được diễn tả đi kèm với ngữ điệu, khẩu hình, thái độ... khiến 
cho nhân vật trở nên sắc nét. Trong truyện Tấm Cám, chứng kiến cảnh vua thân thiết với 
chim Vàng Anh, Cám về mách mẹ: 
"Cám vừa sợ vừa buồn, chạy về kể với mẹ. 
Mẹ Cám nghiến răng: 
− Nó đấy thôi, vẫn nó đấy thôi. 
Rồi mẹ bày kế: 
− Bắt con Vàng Anh đem giết thịt, cho tiệt cái giống nó đi. Vua hỏi thì bảo mèo vồ mất 
chim Vàng Anh rồi" [2, tr.133]. 
Như thế, nhân vật mụ dì ghẻ được khắc sâu ấn tượng như một kẻ độc ác, mưu mô, thủ 
đoạn, nham hiểm. 
Nhân vật của Tô Hoài được miêu tả ở nhiều khía cạnh, nhiều phương diện, hiện lên cụ 
thể, sống động. Đây là những đặc tính của nhân vật trong truyện kể hiện đại. Có thể nói, 
tính hiện đại trong việc khắc họa nhân vật làm cho truyện của Tô Hoài trở thành "phiên 
bản" mới của các truyện kể cổ sơ, mang hơi thở cuộc sống đang diễn ra. Từ những câu 
chuyện cổ, Tô Hoài đã "tái tạo" nên những câu chuyện mới mang không khí của cuộc sống 
đương đại, phù hợp với cách tiếp nhận của bạn đọc, nhất là bạn đọc nhỏ tuổi. Ông biến 
những câu chuyện vốn dùng để truyền miệng thành những truyện dùng để đọc. Đặc biệt, 
trong các truyện kể của ông, hình tượng người kể chuyện có dấu ấn rõ rệt. Thoát khỏi cách 
kể khách quan, trung tính trong truyện cổ, người kể truyện trong tác phẩm của Tô Hoài bộc 
lộ những cách nhìn, cách đánh giá chủ quan. Câu chuyện được kể khi thì bằng giọng điệu 
hóm hỉnh, hồn nhiên, khi thì buồn đau, thương xót. Đôi chỗ, người kể chuyện còn đan xen 
những lời bình thể hiện quan điểm, thái độ của mình với câu chuyện. Tất cả những điều đó 
làm nên sự khác biệt và tính hấp dẫn của kiểu "truyện cổ viết lại". 
3. KẾT LUẬN 
Từ Truyện ngày xưa một trăm cổ tích của Tô Hoài, có thể nhận ra các thủ pháp sáng 
tạo của các hình thức truyện kể hiện đại, mang đậm dấu ấn tác giả. Do đó có thể thấy, kiểu 
truyện truyện cổ viết lại là một hình thức tái tạo chất liệu dân gian để tạo ra những sáng tác 
hiện đại. Các cấp độ kiểu truyện truyện cổ viết lại có thể khác nhau, được gọi bằng những 
cái tên khác nhau (tái tạo, cải biến, chuyển thể, viết lại, phỏng tác...). Đây là những tác 
phẩm thể hiện tính sáng tạo của nhà văn, đồng thời phản chiếu tâm lí tiếp nhận, cách thức 
diễn giải của bạn đọc các thời đại, mặt khác, thể hiện quy luật giao thoa văn học. Kiểu 
truyện truyện cổ viết lại nằm trong xu hướng làm mới, tạo "phiên bản mới"... các câu 
chuyện cổ trong văn học, hội họa, điện ảnh... trong thời gian gần đây 
60 TRNG I HC TH  H NI 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Nguyễn Đổng Chi (2000), Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. 
2. Tô Hoài (2015), Truyện ngày xưa một trăm cổ tích, Tập 1, Nxb Kim Đồng, Hà Nội. 
3. Tô Hoài (2015), Truyện ngày xưa một trăm cổ tích, Tập 2, Nxb Kim Đồng, Hà Nội. 
4. Tô Hoài (2015), Truyện ngày xưa một trăm cổ tích, Tập 3, Nxb Kim Đồng, Hà Nội. 
ABOUT THE KIND OF STORY "THE REWRITTEN LEGEND" 
Abstract: The kind of story "the rewritten legend" was based on the folk story, written 
into a literary work. There are different levels of storytelling: editing, fixing text; 
recreating the author’s style-based. This is a new trend creating "new version" for 
ancient stories of literature, painting, cinema... in the recent times. 
Keywords: Legend, rewritten, new version 

File đính kèm:

  • pdfvai_net_ve_kieu_truyen_truyen_co_viet_lai.pdf