Ứng dụng quy trình bảo vệ mắt cho người bệnh gây mê toàn diện tại bệnh viện ung bướu

Mở đầu: Biến chứng về mắt trong gây mê toàn diện tuy ít phổ biến nhưng khi xảy ra sẽ gây khó chịu,

đau đớn và mất thị lực cho người bệnh. Từ đầu tháng 4/2020, Khoa Gây mê hồi sức - Bệnh viện Ung

Bướu triển khai phổ biến “Quy trình bảo vệ mắt cho người bệnh gây mê toàn diện” vừa được ban hành tại

khoa đến các điều dưỡng gây mê hồi sức.

Mục tiêu: Đánh giá nhận thức, thực hành và sự hài lòng của điều dưỡng gây mê hồi sức sau can

thiệp chương trình hướng dẫn quy trình.

Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện trên toàn bộ 30 điều dưỡng gây mê hồi sức

của khoa. Số liệu được thu thập dựa trên bộ câu hỏi tự điền và bảng kiểm thực hành.

Kết quả: Sau chương trình hướng dẫn điểm trung bình nhận thức và thực hành đều tăng (p<0,001)

(nhận thức: 33,7 ± 3,22 so với 29,87 ± 2,87; thực hành: 5,3 ± 1,15 so với 1,9 ± 1,45). Sự hài lòng của điều

dưỡng gây mê hồi sức về chương trình hướng dẫn cũng đạt từ 2,7 ± 0,45 đến 3 trên thang Likert 3 điểm ở

các nội dung. Kết luận: Chương trình hướng dẫn quy trình bảo vệ mắt cho người bệnh gây mê toàn diện

đã cho thấy có hiệu quả đối với điều dưỡng gây mê hồi sức tại Bệnh viện Ung Bướu

Ứng dụng quy trình bảo vệ mắt cho người bệnh gây mê toàn diện tại bệnh viện ung bướu trang 1

Trang 1

Ứng dụng quy trình bảo vệ mắt cho người bệnh gây mê toàn diện tại bệnh viện ung bướu trang 2

Trang 2

Ứng dụng quy trình bảo vệ mắt cho người bệnh gây mê toàn diện tại bệnh viện ung bướu trang 3

Trang 3

Ứng dụng quy trình bảo vệ mắt cho người bệnh gây mê toàn diện tại bệnh viện ung bướu trang 4

Trang 4

Ứng dụng quy trình bảo vệ mắt cho người bệnh gây mê toàn diện tại bệnh viện ung bướu trang 5

Trang 5

Ứng dụng quy trình bảo vệ mắt cho người bệnh gây mê toàn diện tại bệnh viện ung bướu trang 6

Trang 6

Ứng dụng quy trình bảo vệ mắt cho người bệnh gây mê toàn diện tại bệnh viện ung bướu trang 7

Trang 7

pdf 7 trang minhkhanh 6640
Bạn đang xem tài liệu "Ứng dụng quy trình bảo vệ mắt cho người bệnh gây mê toàn diện tại bệnh viện ung bướu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ứng dụng quy trình bảo vệ mắt cho người bệnh gây mê toàn diện tại bệnh viện ung bướu

Ứng dụng quy trình bảo vệ mắt cho người bệnh gây mê toàn diện tại bệnh viện ung bướu
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 162 
ỨNG DỤNG QUY TRÌNH BẢO VỆ MẮT CHO NGƯỜI BỆNH GÂY 
MÊ TOÀN DIỆN TẠI BỆNH VIỆN UNG BƯỚU 
NGUYỄN ANH MINH THƯ1, LƯU XUÂN VŨ2, NGUYỄN TIẾN HƯỞNG3, 
NGUYỄN ĐỊNH PHONG2, TRẦN NGỌC MỸ2, NGUYỄN VĂN CHINH1 
Địa chỉ liên hệ: Nguyễn Minh Anh Thư 
Email: namthu.ch18@ump.edu.vn 
Ngày nhận bài: 08/10/2020 
Ngày phản biện: 03/11/2020 
Ngày chấp nhận đăng: 05/11/2020 
1 Đại học Y Dược TP.HCM 
2 BSCKII. Trưởng Khoa Nội huyết học, hạch - Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM 
3 Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Biến chứng về mắt liên quan đến gây mê xếp 
thứ 11 trong các biến chứng gây mê (0,09 - 0,5%)(3), 
(4), (5), (7). Tổn thương, chấn thương mắt trong gây mê 
toàn diện tuy ít phổ biến nhưng khi xảy ra sẽ gây khó 
chịu, đau đớn và mất thị lực cho người bệnh. Trầy 
xước giác mạc là chấn thương phổ biến nhất với tỷ 
lệ mắc 44% ở người bệnh gây mê toàn diện bị tổn 
thương mắt do không được ảo vệ(3), (4), (6), (8), (10). 
Nguyên nhân là do có khoảng 60% người bệnh gây 
mê toàn diện không nhắm mắt hoàn toàn(11). 
Tuy nhiên, biến chứng về mắt trong gây mê 
phẫu thuật là vấn đề có thể phòng ngừa. Theo 
nghiên cứu của George và cộng sự (2017), tỷ lệ trợt 
biểu mô giác mạc là 10% thì 90% xảy ra ở nhóm 
bệnh nhân không được bảo vệ mắt trong gây mê 
toàn diện, 6,6% ở nhóm được dán mắt và 3,3% ở 
nhóm được tra mỡ mắt(3). Vì tỷ lệ tổn thương giác 
mạc ở nhóm không được bảo vệ lớn hơn nhóm 
được bảo vệ, nghiên cứu đã kết luận bảo vệ mắt 
phải được thực hiện trong tất cả trường hợp gây mê 
toàn diện. 
Mặt khác, phẫu thuật tạo hình đã từng bước 
được áp dụng thành công tại Bệnh viện Ung bướu 
như cắt rộng ung thư tạo hình bằng vạt lân cận, vi 
phẫu bằng vạt từ xa để điều trị ung thư vùng mặt, 
mũi và môi. Trong khi đó, tỷ lệ tổn thương mắt ở 
những người bệnh phẫu thuật vùng đầu - cổ cao 
gấp4,4 lần so với những người có phẫu thuật vùng 
khác (6), (12). Điều dưỡng Gây mê hồi sức tại khoa đã 
và đang thực hành bảo vệ mắt cho người bệnh gây 
mê toàn diện nhưng không phải ai cũng có nhận 
thức và thực hành giống nhau. Tại Việt Nam nói 
chung, chúng ta vẫn chưa rõ tỷ lệ điều dưỡng gây 
TÓM TẮT 
Mở đầu: Biến chứng về mắt trong gây mê toàn diện tuy ít phổ biến nhưng khi xảy ra sẽ gây khó chịu, 
đau đớn và mất thị lực cho người bệnh. Từ đầu tháng 4/2020, Khoa Gây mê hồi sức - Bệnh viện Ung 
Bướu triển khai phổ biến “Quy trình bảo vệ mắt cho người bệnh gây mê toàn diện” vừa được ban hành tại 
khoa đến các điều dưỡng gây mê hồi sức. 
Mục tiêu: Đánh giá nhận thức, thực hành và sự hài lòng của điều dưỡng gây mê hồi sức sau can 
thiệp chương trình hướng dẫn quy trình. 
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện trên toàn bộ 30 điều dưỡng gây mê hồi sức 
của khoa. Số liệu được thu thập dựa trên bộ câu hỏi tự điền và bảng kiểm thực hành. 
Kết quả: Sau chương trình hướng dẫn điểm trung bình nhận thức và thực hành đều tăng (p<0,001) 
(nhận thức: 33,7 ± 3,22 so với 29,87 ± 2,87; thực hành: 5,3 ± 1,15 so với 1,9 ± 1,45). Sự hài lòng của điều 
dưỡng gây mê hồi sức về chương trình hướng dẫn cũng đạt từ 2,7 ± 0,45 đến 3 trên thang Likert 3 điểm ở 
các nội dung. Kết luận: Chương trình hướng dẫn quy trình bảo vệ mắt cho người bệnh gây mê toàn diện 
đã cho thấy có hiệu quả đối với điều dưỡng gây mê hồi sức tại Bệnh viện Ung Bướu. 
Từ khóa: Điều dưỡng gây mê hồi sức, quy trình bảo vệ mắt, nhận thức, thực hành, hướng dẫn. 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 163 
mê hồi sức quan tâm đến việc bảo vệ mắt cho người 
bệnh gây mê toàn diện là bao nhiêu bởi chưa có 
nghiên cứu đánh giá nhận thức và thực hành của 
điều dưỡng gây mê hồi sức trong vấn đề này. 
Từ đầu tháng 4/2020, Khoa Gây mê hồi sức - 
Bệnh viện Ung Bướu triển khai phổ biến “Quy trình 
bảo vệ mắt cho người bệnh gây mê toàn diện” vừa 
được ban hành tại khoa đến các điều dưỡng gây mê 
hồi sức. Vì vậy, trong thời gian này, chúng tôi quyết 
định thực hiện nghiên cứu “Ứng dụng quy trình bảo 
vệ mắt cho người bệnh gây mê toàn diện tại bệnh 
viện Ung Bướu” với mục tiêu đánh giá nhận thức, 
thực hành và sự hài lòng của điều dưỡng gây mê 
hồi sức sau can thiệp chương trình hướng dẫn quy 
trình của khoa. 
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Đối tượng 
Tất cả 30 Điều dưỡng Gây mê hồi sức 
(ĐDGMHS) đang làm việc tại Khoa Gây mê hồi sức - 
Bệnh viện Ung Bướu đồng thuận tham gia. 
Phương pháp nghiên cứu 
Với thiết kế nghiên cứu là bán thực nghiệm 
(một nhóm - tiền kiểm - hậu kiểm), nghiên cứu được 
thực hiện từ tháng 02/2020 đến tháng 6/2020 qua 3 
giai đoạn: giai đoạn 1 khảo sát trước hướng dẫn, 
giai đoạn 2 can thiệp hướng dẫn, giai đoạn 3 đánh 
giá lại sau 3 tuần hướng dẫn. Số liệu được thu thập 
bằng bộ câu hỏi tự điền và bảng kiểm thực hành. 
Bộ câu hỏi nhận thức gồm có 8 câu hỏi, trong 
đó có 4 câu hỏi ý kiến của ĐD GMHS về mức độ 
quan trọng của việc bảo vệ mắt, mức độ ưu tiên 
thực hành, mức độ sẵn lòng thực hành và mức độ 
ảnh hưởng của hướng dẫn bảo vệ mắt, được đánh 
giá theo thang điểm Likert 5 mức độ từ “Rất thấp” 
đến “Rất cao”; 4 câu hỏi còn lại để ĐD GMHS tự 
đánh giá thói quen thực hành với 5 mức độ từ 
“Không bao giờ” đến “Luôn luôn”. 
Bảng kiểm thực hành gồm 6 nội dung với mỗi 
nội dung được 1 điểm = “Có”, tức là làm đạt yêu 
cầu, 0 điểm = “Không” khi làm thiếu, chưa đạt yêu 
cầu hoặc không làm. 
Bộ câu hỏi sự hài lòng gồm 17 nội dung được 
đánh giá theo thang điểm Likert 3 mức độ từ “Không 
đồng ý” đến “Đồng ý”. 
Xử lý số liệu: bằng phần mềm Epidata 3.1 và 
Stata 13.0. 
Đạo đức nghiên cứu: Nghiên cứu này đã được 
thông qua Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh 
học của Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh số 
494/ĐHYD-HĐĐĐ và Hội đồng đạo đức trong nghiên 
cứu y sinh học của bệnh viện Ung Bướu số 
34/BVUB-HĐĐĐ. 
KẾT QUẢ 
Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 
Tổng số có 30 ĐDGMHS tham gia tr ... ng cụ: tăm bông/ bông ướt thấm nước muối, bông 
khô, thuốc mỡ tra mắt Tetracycline 1%, băng keo dán mắt. 3 27 30 0 <0,001* 
2. Dùng tăm bông/ bông ướt thấm nước muối (vắt kiệt) lau dọc hai 
bờ mi từ góc ngoài vào góc trong sau đó lau sạch vùng da mi 
quanh mắt. 
2 28 24 6 <0,001* 
3. Dùng ngón tay trỏ kéo nhẹ mi dưới của người bệnh xuống. 7 23 25 5 <0,001* 
4. Tra thuốc mỡ mắt theo y lệnh (Tetracycline 1%) vào cùng đồ 
dưới của mắt mà không để đầu lọ thuốc chạm vào mắt người 
bệnh. Lưu ý không tra trực tiếp lên giác mạc. 
17 13 27 3 0,004* 
5. Dùng bông khô lau sạch xung quanh mắt cho người bệnh. 3 27 23 7 <0,001* 
6. Dùng băng keo dán hai mắt bệnh nhân từ mi trên xuống mi dưới. 
Chắc chắn rằng hai mắt bệnh nhân đã nhắm hoàn toàn. 25 5 30 0 0,052** 
*Giá trị p của Chi2, có ý nghĩa thống kê 
**Giá trị p của Fisher 2 đuôi 
Bảng 3. Điểm trung bình thực hành của ĐDGMHS trước và sau hướng dẫn 
Nội dung Trước hướng dẫn (TB ± ĐLC) Sau hướng dẫn (TB ± ĐLC) p valuea 
Tổng điểm thực hành (6đ) 1,9 ± 1,45 5,3 ± 1,15 <0,001* 
a-Kiểm định t bắt cặp 
*Có ý nghĩa thống kê 
Tỷ lệ thực hành nội dung thứ 6 tuy không có sự thay đổi có ý nghĩa thống kê nhưng luôn cao nhất trước 
hướng dẫn là 83,33% (25/30) và sau hướng dẫn là 100%. 
Sự hài lòng của ĐDGMHS về chương trình hướng dẫn quy trình 
Bảng 4. Sự hài lòng của ĐDGMHS về chương trình hướng dẫn 
 Nội dung TB ± ĐLC Không đồng ý (%) Không ý kiến (%) Đồng ý (%) 
1. Lý do hướng dẫn rõ ràng. 3 0 0 100 
2. Cần có quy trình trong vấn đề này. 2,93 ± 0,25 0 6,67 93,33 
3. Tổng quan tài liệu thích hợp và đầy đủ (không có 
bằng chứng quan trọng nào bỏ lỡ cũng không bao 
gồm bất kỳ điều gì không nên có) trong hướng dẫn 
2,83 ± 0,37 0 16,67 83,33 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 165 
này. 
4. Hướng dẫn được trình bày dễ hiểu. 3 0 0 100 
5. Các khuyến cáo trong hướng dẫn rõ ràng. 2,97 ± 0,18 0 3,33 96,67 
6. Tôi đồng ý với các khuyến cáo trong hướng dẫn. 3 0 0 100 
7. Các khuyến cáo trong hướng dẫn phù hợp với 
người bệnh gây mê toàn diện. 3 0 0 100 
8. Quy trình trong hướng dẫn có thể linh động khi áp 
dụng trong vài trường hợp (cấp cứu, vị trí mổ gần 
mắt). 
2,87 ± 0,35 0 13,33 86,67 
9. Khi áp dụng, quy trình mang lại lợi ích cho người 
bệnh hơn là thiệt hại. 2,93 ± 0,25 0 6,67 93,33 
10. Áp dụng quy trình trong hướng dẫn không làm ảnh 
hưởng cách tổ chức khoa phòng của tôi. 2,97 ± 0,18 0 3,33 96,67 
11. Áp dụng quy trình trong hướng dẫn không khó về 
mặt kỹ thuật (khó thực hiện, tốn thời gian). 2,9 ± 0,4 3,33 3,33 93,33 
12. Chi phí thực hiện theo quy trình trong hướng dẫn 
phù hợp, không tốn kém. 2,83 ± 0,38 0 16,67 83,33 
13. Hầu hết đồng nghiệp của tôi đồng ý và hỗ trợ thực 
hành theo quy trình này. 2,9 ± 0,31 0 10 90 
14. Quy trình mang lại kết quả tốt hơn cho bệnh nhân 
(không hoặc ít nghe báo cáo hơn về trường hợp tổn 
thương mắt sau phẫu thuật tại khoa). 
2,93 ± 0,25 0 6,67 93,33 
15. Quy trình mang lại cách sử dụng vật tư y tế (bông, 
băng keo) hiệu quả hơn. 2,7 ± 0,47 0 30 70 
16. Quy trình nên được áp dụng rộng rãi. 2,97 ± 0,18 0 3,33 96,67 
17. Tôi cảm thấy tự tin và thoải mái khi chăm sóc người 
bệnh của tôi theo quy trình. 2,97 ± 0,18 0 3,33 96,67 
Số liệu trình bày ở Bảng 4 cho thấy các nội dung thứ 1, 4, 6, 7 có tỷ lệ ĐDGMHS đồng ý cao nhất (100%). 
Điểm trung bình các nội dung đều từ 2,7 ± 0,47 đến 3. 
BÀN LUẬN 
Với số lượng ca phẫu thuật chương trình trung 
bình 50 ca mỗi ngày, Khoa Gây mê hồi sức - Bệnh 
viện Ung Bướu đã xây dựng nhiều quy trình để đảm 
bảo chất lượng phục vụ người bệnh, trong đó có quy 
trình bảo vệ mắt cho người bệnh gây mê toàn diện. 
Trước đây, ĐDGMHS của khoa đã có áp dụng việc 
chăm sóc, bảo vệ mắt người bệnh theo ý kiến chủ 
quan của mỗi người mà không theo một quy trình 
chung. Sau 3 tuần can thiệp chương trình hướng 
dẫn quy trình tại khoa, chúng tôi đã tìm thấy một số 
hiệu quả. 
Nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt giữa trung 
bình tổng điểm nhận thức của ĐDGMHS trước 
hướng dẫn là 29,87 ± 2,87 và sau hướng dẫn là 
33,7 ± 3,22. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê 
(p<0,001). Kết quả này tương đồng với nghiên cứu 
của Cho và cộng sự (2017), với điểm trung bình 
nhận thức tăng 0,41 (p<0,001)(1). 
Về từng nội dung, nhận thức mức độ quan 
trọng của việc chăm sóc, bảo vệ mắt cho người 
bệnh gây mê toàn diện ở ĐDGMHS sau hướng dẫn 
có sự thay đổi có ý nghĩa thống kê (p <0,05). Điều 
này cho thấy tỷ lệ tổn thương mắt mà chương trình 
hướng dẫn đưa ra dựa trên những tài liệu khoa học 
cao hơn họ nghĩ, đã tác động đến nhận thức của họ 
(6), (7), (8), (10), (11), (12). Nhận thức mức độ ưu tiên bảo vệ 
mắt cũng có sự thay đổi có ý nghĩa thống kê 
(p <0,05). Trước hướng dẫn, ĐDGMHS của khoa 
cho biết họ chỉ tập trung hoàn thành những quy định, 
quy trình đã ban hành, trong đó chưa có quy trình về 
bảo vệ mắt cho người bệnh gây mê toàn diện. Thêm 
vào đó, họ cho rằng bảo vệ mắt không phải là “vấn 
đề sống còn”; quan điểm này cũng được thể hiện ở 
đối tượng nghiên cứu của Fashafsheh và cộng sự 
(2013)(2). Vì vậy, sau hướng dẫn, quy trình được ban 
hành, ĐDGMHS đã thay đổi nhận thức về mức độ 
ưu tiên của bảo vệ mắt cho người bệnh. Mặt khác, 
sự thay đổi nhận thức mức độ sẵn lòng thực hành 
sau hướng dẫn so với trước hướng dẫn không có ý 
nghĩa thống kê (p >0,05). Điều này giải thích được vì 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 166 
từ trước hướng dẫn, ĐDGMHS cho biết họ sẵn lòng 
bảo vệ mắt cho người bệnh khi có đủ thời gian và 
dụng cụ, và quy trình ban hành của khoa đảm bảo 
được những điều ấy. Nhận thức của ĐDGMHS về 
mức độ ảnh hưởng của chương trình hướng dẫn 
chăm sóc, bảo vệ mắt đối với việc phòng ngừa tổn 
thương mắt trong gây mê toàn diện cũng có sự thay 
đổi sau can thiệp; sự thay đổi này có ý nghĩa thống 
kê (p <0,001) chứng tỏ chương trình hướng dẫn 
trong nghiên cứu đã có ảnh hưởng nhiều đến nhận 
thức của họ. Về thói quen đánh giá mắt và thói quen 
lau mắt người bệnh bằng nước muối, điểm trung 
bình nhận thức của ĐDGMHS cũng tăng có ý nghĩa 
thống kê (p <0,05). Do trước khi có quy trình, vấn đề 
vệ sinh mắt trước khi tra - nhỏ thuốc mắt và trước 
khi dán mắt ít khi được đề cập nên có những 
ĐDGMHS không bao giờ thực hiện. Sau khi được 
hướng dẫn, họ nhận thức được lau mắt người bệnh 
bằng nước muối là một bước trong quy trình tra - 
nhỏ mắt của Bộ Y Tế, và là một phần trong hướng 
dẫn sử dụng của Tegaderm - băng keo dán mắt 
đang được sử dụng thường quy ở khoa, nên thói 
quen này tăng lên. Thói quen dùng thuốc nhỏ mắt/ 
mỡ tra mắt cho người bệnh gây mê toàn diện trước 
và sau hướng dẫn quy trình cũng có sự thay đổi có ý 
nghĩa thống kê (p <0,05). Điểm trung bình nhận thức 
của ĐDGMHS về thói quen dán mắt cho bệnh nhân 
sau can thiệp chương trình hướng dẫn là 
4,63 ± 0,49 trong khi trước hướng dẫn là 
4,43 ± 0,63, nhưng sự thay đổi này không có ý nghĩa 
thống kê (p>0,05). Điều này có thể được giải thích là 
do ĐDGMHS của khoa đã có thói quen dán mắt cho 
người bệnh từ trước hướng dẫn, điểm trung bình 
nhận thức của nội dung này vốn đã cao nhất trong 
các nội dung. Sau hướng dẫn, họ tiếp tục duy trì thói 
quen này. 
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy có sự khác 
biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,005) ở các nội dung 
thực hành từ 1 đến 5 của ĐDGMHS trước và sau 
can thiệp chương trình hướng dẫn quy trình bảo vệ 
mắt cho người bệnh gây mê toàn diện. Trong khi đó, 
sự thay đổi ở nội dung thứ 6, dán mắt người bệnh, 
trước và sau can thiệp hướng dẫn không có ý nghĩa 
thống kê (p >0,05). Điều này tương tự với điểm trung 
bình nhận thức về thói quen dán mắt cho người 
bệnh. Sau cùng, trung bình tổng điểm thực hành của 
ĐDGMHS sau hướng dẫn là 5,3 ± 1,15 cao hơn so 
với trước hướng dẫn là 1,9 ± 1,45. Sự khác biệt này 
có ý nghĩa thống kê (p <0,001). Kết quả này tương 
đồng với nghiên cứu của Fashafsheh và cộng sự 
(2013), với trung bình tổng điểm thực hành tăng 1,04 
(p <0,001), và Cho và cộng sự (2017), với trung bình 
tổng điểm thực hành tăng 0,53 (p <0,001)(1), (2). 
Ngoài ra, nghiên cứu còn cho thấy 100% người 
tham gia đồng ý rằng lý do hướng dẫn rõ ràng, 
hướng dẫn được trình bày dễ hiểu; tất cả cũng đều 
đồng ý với các khuyến cáo trong hướng dẫn và cho 
rằng các khuyến cáo này phù hợp với người bệnh 
gây mê toàn diện. 96,67% cho rằng “áp dụng quy 
trình trong hướng dẫn không làm ảnh hưởng cách tổ 
chức khoa phòng của tôi”. Điều này cho thấy quy 
trình vừa ban hành phù hợp với cách tổ chức hiện 
tại của khoa. Hai nội dung “quy trình nên được áp 
dụng rộng rãi”, “tôi cảm thấy tự tin và thoải mái khi 
chăm sóc người bệnh của tôi theo quy trình” trong 
nghiên cứu của chúng tôi cũng có tỷ lệ đồng ý là 
96,67%, cao hơn trong nghiên cứu của Swanke 
(2017), chỉ có 73,33% và 66,67%(9). Kết quả cho 
thấy điểm trung bình hài lòng dao động từ 2,7 ± 0,47 
đến 3 trên thang Likert 3 điểm. Kết quả này tương 
đồng với nghiên cứu của Cho và cộng sự (2017), có 
điểm trung bình hài lòng là 4,09 ± 0,57 dựa trên 
thang Likert 5 điểm(1). 
KẾT LUẬN 
Sau chương trình hướng dẫn quy trình bảo vệ 
mắt cho người bệnh gây mê toàn diện, điểm trung 
bình nhận thức và thực hành của ĐDGMHS tại Bệnh 
viện Ung Bướu đều tăng (nhận thức: 33,7 ± 3,22 so 
với 29,87 ± 2,87; thực hành: 5,3 ± 1,15 so với 
1,9 ± 1,45). Sự hài lòng của ĐDGMHS về chương 
trình hướng dẫn cũng đạt từ 2,7 ± 0,45 đến 3 trên 
thang Likert 3 điểm ở các nội dung. 
Chương trình hướng dẫn quy trình bảo vệ mắt 
cho người bệnh gây mê toàn diện dành cho 
ĐDGMHS đã đạt được một số hiệu quả trong việc 
nâng cao nhận thức và thực hành cho ĐDGMHS. 
Cần xây dựng quy trình bảo vệ mắt cho người bệnh 
gây mê toàn diện ở các bệnh viện cũng như đưa vấn 
đề này vào chương trình giảng dạy ĐDGMHS ở các 
cơ sở giáo dục. Bên cạnh đó, cần thực hiện các 
nghiên cứu tiếp theo sau chương trình hướng dẫn 
quy trình bảo vệ mắt cho người bệnh gây mê toàn 
diện, đồng thời đánh giá sự hài lòng của người bệnh 
sau khi ĐDGMHS áp dụng quy trình. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Cho O. H., Yoo Y. S., Yun S. H., et al. (2017): 
Development and validation of an eye care 
educational programme for intensive care unit 
nurses. J Clin Nurs, 26 (13 - 14): 2073 - 2082. 
2. Fashafsheh I. H. D., Morsy W. M., Ismaeel M. S., 
et al. (2013): Impact of A designed Eye Care 
Protocol on Nurses Knowledge, Practices and on 
Eye Health Status of Unconscious Mechanically 
Ventilated Patients at North Palestine Hospitals. 
3. George T. A., Abraham B., George N. (2017): 
The need for eye protection during general 
anaesthesia and the efficacy of various eye 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 167 
protection methods. International Journal of 
Research in Medical Sciences, 5 (4): 
1224 - 1229. 
4. Grixti A., Sadri M., Watts M. T. (2013): Corneal 
protection during general anesthesia for 
nonocular surgery. Ocul Surf, 11 (2): 109 - 118. 
5. Moos D. D., Lind D. M. (2006): Detection and 
treatment of perioperative corneal abrasions. J 
Perianesth Nurs, 21 (5): 332 - 338. 
6. Roth S., Thisted R. A., Erickson J. P., et al. 
(1996): Eye injuries after nonocular surgery, A 
study of 60,965 anesthetics from 1988 to 1992. 
Anesthesiology, 85 (5): 1020 - 1027. 
7. Shkurupii D. A., Harkavenko M. О., Kholod D. A. 
(2018): Ophthalmological complications of 
general anesthesia. Ukrainian Medical 
Stomatological Academy, Poltava, Ukraine, 26 
(1) : 66 - 71. 
8. Smita P. (2013): Perioperative eye protection 
under general anesthesia. Journal of 
anaesthesiology, clinical pharmacology, 29 (1) : 
138-139. 
9. Swanke C. L. (2017): Preventing Corneal 
Abrasion During General Anesthesia for Non-
Ocular Surgery. 
10. Wan T., Wang Y., Jin X. M. (2014): Corneal 
injury and its protection using hydro-gel patch 
during general anesthesia. Int J Ophthalmol, 7 
(6) : 964 - 967. 
11. White L. (2017): Risks associated with your 
anaesthetic, Section 5: Damage to the eye 
during general anaesthesia. Royal College of 
Anaesthetists. 
12. Yu H. D., Chou A. H., Yang M. W., et al. (2010): 
An analysis of perioperative eye injuries after 
nonocular surgery. Acta Anaesthesiol Taiwan, 
48 (3) : 122-129. 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 168 
ABSTRACT 
Application of protocol for eye protection during general anesthesia at oncology hospital 
Background: Ophthalmic complications in general anesthesia are quite uncommon, but when they occur, 
there may be discomfort, pain and visual loss. Since the beginning of April 2020, Department of Anesthesiology 
– Oncology Hospital has popularized the "Protocol for eye protection during general anesthesia", which has just 
been issued, to the nurse anesthetists. 
Objective: To assess the nurse anesthetists’ awareness, practice and satisfaction after the training 
program of the protocol. 
Methods: The study was conducted with all of 30 nurse anesthetists in the department. Data were 
collected based on a self-administered questionnaire and a practice checklist. 
Results: After the training program, the mean scores of awareness and practice increased (p<0.001). The 
mean awareness scores before and after training were 29.87 ± 2.87 and 33.7 ± 3.22 while the corresponding 
mean practice scores were 1.9 ± 1.45 and 5.3 ± 1.15. The mean satisfaction scores of the nurse anesthetists 
on the training program were between 2.7 ± 0.45 and 3 on the 3-point Likert scale. Conclusion: The training 
program of protocol for eye protection during general anesthesia has been shown to be effective for the nurse 
anesthetists at Oncology Hospital. 
Key words: Nurse anesthetists, protocol for eye protection, awareness, practice, training 

File đính kèm:

  • pdfung_dung_quy_trinh_bao_ve_mat_cho_nguoi_benh_gay_me_toan_die.pdf