Ứng dụng mô hình cấu trúc thị trường nghiên cứu cấu trúc thị trường tôm nước lợ ở Việt Nam
Nuôi tôm ở Việt Nam đã và đang phát triển mạnh trong những
năm gần đây và nuôi tôm trở thành ngành kinh tế quan trọng, tạo công ăn việc
làm, tăng thu nhập cho hàng triệu người dân ven biển, đem về nguồn thu ngoại tệ
đáng kể cho đất nước. Nghiên cứu này nhằm mục tiêu phân tích cấu trúc thị
trường và kết quả của thị trường tôm nuôi ở Việt Nam. Dữ liệu thứ cấp được thu
thập chủ yếu từ các báo cáo xuất khẩu thủy sản Việt Nam của VASEP, các báo
cáo tài chính của bốn công ti có kim ngạch xuất khẩu tôm lớn nhất trong giai
đoạn 2016 – 2018. Nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tả, tỉ lệ CR4 và
chỉ số HHi để phân tích mức độ tập trung thị trường, kết quả thị trường được
phân tích thông qua lợi nhuận gộp. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ CR4 là 28,
27, 33 và HHi là 214, 203, 319. Từ đó, chúng tôi kết luận rằng thị trường tôm
nuôi ở Việt Nam là một thị trường có sự cạnh tranh độc quyền và không tập trung.
Vì vậy, Việt Nam cần giảm sự tập trung hơn nữa để tăng cạnh tranh của
thị trường.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tóm tắt nội dung tài liệu: Ứng dụng mô hình cấu trúc thị trường nghiên cứu cấu trúc thị trường tôm nước lợ ở Việt Nam
Hội thảo Khoa học “Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” 169 ỨNG DỤNG MÔ HÌNH CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG TÔM NƯỚC LỢ Ở VIỆT NAM APPLICATION OF THE MARKET STRUCTURE MODEL – RESEARCH ON MARKET STRUCTURE OF BRACKISHWATER SHRIMP MARKET IN VIETNAM PGS.TS. Phước Minh Hiệp1, ThS. Lê Bảo Toàn2, NCS. Võ Thế Trường3 Tóm tắt – Nuôi tôm ở Việt Nam đã và đang phát triển mạnh trong những năm gần đây và nuôi tôm trở thành ngành kinh tế quan trọng, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho hàng triệu người dân ven biển, đem về nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho đất nước. Nghiên cứu này nhằm mục tiêu phân tích cấu trúc thị trường và kết quả của thị trường tôm nuôi ở Việt Nam. Dữ liệu thứ cấp được thu thập chủ yếu từ các báo cáo xuất khẩu thủy sản Việt Nam của VASEP, các báo cáo tài chính của bốn công ti có kim ngạch xuất khẩu tôm lớn nhất trong giai đoạn 2016 – 2018. Nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tả, tỉ lệ CR4 và chỉ số HHi để phân tích mức độ tập trung thị trường, kết quả thị trường được phân tích thông qua lợi nhuận gộp. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ CR4 là 28, 27, 33 và HHi là 214, 203, 319. Từ đó, chúng tôi kết luận rằng thị trường tôm nuôi ở Việt Nam là một thị trường có sự cạnh tranh độc quyền và không tập trung. Vì vậy, Việt Nam cần giảm sự tập trung hơn nữa để tăng cạnh tranh của thị trường. Từ khóa: cấu trúc thị trường, mô hình SCP, ngành tôm. 1. GIỚI THIỆU Nuôi tôm ở Việt Nam đã và đang phát triển mạnh trong những năm gần đây. Nuôi tôm trở thành ngành kinh tế quan trọng, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân, cũng như nguồn ngoại tệ cho đất nước thông qua hoạt động xuất khẩu. Để ngành tôm phát triển, đạt kim ngạch xuất khẩu 10 tỉ USD trước năm 2025, chúng ta cần có nguồn thông tin đầy đủ về cấu trúc thị trường và kết quả thị 1 Hội đồng Tư vấn Trường Đại học Trà Vinh; Email: phuocminhhiep@gmail.com 2 Trường Đại học Trà Vinh 3 Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng Hội thảo Khoa học “Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” 170 trường. Bài viết này dựa trên lí thuyết về mô hình SCP để nghiên cứu cấu trúc thị trường tôm nuôi, qua đó, chúng tôi cung cấp cho các nhà làm chính sách và các nhà máy sản xuất, chế biến thủy sản một góc nhìn khác về tình hình phát triển thị trường tôm nuôi ở Việt Nam. 2. CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lí thuyết Mô hình SCP được phát triển bởi Mason [1] và Bain [2]. Lí thuyết này được sử dụng cho nhiều lĩnh vực khác nhau, như quản lí kinh doanh và quản lí chiến lược [3]. Lipczynski et al. [4] đưa ra giả thuyết rằng, không chỉ cấu trúc ngành ảnh hưởng đến việc thực hiện và kết quả thị trường, mà ngược lại, việc thực hiện và kết quả thị trường cũng có khả năng ảnh hưởng đến cấu trúc ngành. Trong bài viết này, nhóm tác giả sử dụng mô hình SCP làm khung nghiên cứu cho việc phân tích cấu trúc thị trường tôm (Hình 1). Trong đó: cấu trúc thị trường là khái niệm để chỉ cách thức tổ chức của thị trường. Hình 1: Khung nghiên cứu SCP thị trường tôm (Nguồn: Nhóm tác giả đề xuất) Theo Lipczynski et al. [4], cấu trúc thị trường đề cập đến: số lượng người bán và người mua, rào cản gia nhập ngành, khác biệt hóa sản phẩm, gia nhập theo chiều dọc, đa dạng hóa sản phẩm. Cấu trúc thị trường thông thường được đo bằng tỉ lệ tập trung (Concentration Ratio – CR) và chỉ số Herfindahl Hirschman (HHi). CR là tổng thị phần của một nhóm công ti có thị phần lớn nhất. Chẳng hạn, tỉ lệ tập trung của bốn công ti (CR4) là tổng thị phần (tích lũy) của bốn doanh nghiệp hàng đầu trong ngành (có thị phần lớn nhất). Ví dụ, CR4 = 70% hàm ý rằng, bốn doanh nghiệp lớn nhất trên thị trường đã chiếm tới 70% thị phần. CR4 được tính theo công thức sau: Trong đó: Si là thị phần của doanh nghiệp thứ i trên thị trường Theo Mohamed et al. [5], dựa vào các mức độ tập trung, có thể phân loại thị trường thành các dạng như sau: - Cạnh tranh hoàn hảo (Perfect Competition), với tỉ lệ tập trung CR = 0; Hội thảo Khoa học “Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” 171 - Cạnh tranh độc quyền hay cạnh tranh không hoàn hảo (Monopolistic Competition), với tỉ lệ tập trung 0 < CR ≤ 60; - Độc quyền nhóm (Oligopoly), tỉ lệ tập trung 60 < CR ≤ 90; - Độc quyền (Monopoly), tỉ lệ tập trung 90 < CR ≤ 100. Còn chỉ số HHi phản ánh mức tập trung người bán ở một thị trường có tính đến tổng số công ti trên thị trường và quy mô tương đối của họ. HHi được sử dụng để đo lường quy mô của doanh nghiệp trong mối tương quan với ngành và là một chỉ báo về mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành, thường được tính bằng tổng bình phương thị phần của các doanh nghiệp. Công thức tính HHi như sau: Trong đó: n là tổng số doanh nghiệp và Si là thị phần của doanh nghiệp thứ i. Theo thông lệ quốc tế, các cơ quan quản lí cạnh tranh thường phân loại các thị trường theo cơ sở sau: HHi ≤ 1.000: Thị trường không mang tính tập trung; 1.000 1.800: Thị trường tập trung ở mức độ cao [5]. Thực hiện thị trường đề cập đến hành vi thực hiện thị trường của các công ti trong ngành, theo điều kiện của mô hình SCP. Theo Lipczynski et al. [4], một số yếu tố hay các biến thực hiện bao gồm: (1) mục tiêu kinh doanh; (2) chính sách giá; (3) thiết kế sản phẩm, xây dựng thương hiệu, quảng cáo và tiếp thị; (4) nghiên cứu và phát triển; (5) sự liên kết; (6) sáp nhập. Kết quả thị trường bao gồm: (1) lợi nhuận; (2) sự tăng trưởng (doanh số, tài sản hoặc việc làm), khả năng sinh lời; (2) chất lượng sản phẩm và dịch vụ; (3) tiến bộ công nghệ; (4) hiệu quả sản xuất và phân bổ [4]. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng chỉ tiêu lợi nhuận gộp (Gross Profit – GP) làm biến đại diện cho kết quả thị trường. Lợi nhuận gộp là khoản chênh lệch giữa doanh thu thuần và giá vốn hàng bán trong kì. Tỉ suất lợi nhuận gộp (%GP) = Lợi nhuận gộp/ Doanh thu thuần. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Nhóm tác giả sử dụng số liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo tài chính của bốn công ti thủy sản (SFC) [6]-[9] có kim ngạch xuất khẩu tôm lớn nhất Việt Nam trong giai đoạn từ 2017 đến 2019. Bên cạnh đó, nhóm tác giả cũng thu thập số liệu liên quan đến tình hình sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu tôm giai đoạn 2017 – 2019 từ các báo cáo của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Hội thảo Khoa học “Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” 172 Bốn thị trường nhập khẩu tôm Việt Nam là EU, Nhật Bản, Mĩ và Trung Quốc được chọn để nghiên cứu, vì đây là những thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất Việt Nam trong giai đoạn 2017 – 2019 theo thống kê của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tả để mô tả tổng quan tình hình sản xuất và xuất khẩu tôm giai đoạn 2017 – 2019. Đồng thời, tính toán tỉ lệ CR4 và chỉ số HHi để phân tích mức độ tập trung thị trường. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Tổng quan tình hình sản xuất và kim ngạch xuất khẩu tôm Tôm ngày càng chiếm vị trí quan trọng, đóng góp tỉ trọng lớn vào tổng xuất khẩu (XK) thủy sản Việt Nam. Trong giai đoạn từ năm 2017 đến 2019, trong tổng xuất khẩu thủy sản, tỉ trọng kim ngạch xuất khẩu tôm chiếm 46,4% trong năm 2017. Năm 2019, tỉ trọng xuất khẩu tôm chiếm 39,2% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản. Bảng 1. Sản phẩm tôm xuất khẩu của Việt Nam từ năm 2017 đến 2019 (Đơn vị tính: triệu USD) Sản phẩm Năm 2017 Năm 2018 So sánh 2018/2017 (%) Năm 2019 So sánh 2019/2018 (%) - Tôm chân trắng 2.530 2.441 (3,5) 2.358 (3,4) - Tôm sú 879 817 (7,0) 687 (15,9) - Tôm biển 446 296 (33,6) 318 7,3 Tổng xuất khẩu tôm 3.855 3.554 (7,8) 3.363 (5,4) Tổng XK thủy sản 8.316 8.802 5,8 8.578 (2,5) Tỉ trọng XK tôm/XK thủy sản 46,4% 40,4% (12,9) 39,2% (2,9) (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam [10]) Bảng 1 và Hình 2 cho thấy, trong các sản phẩm tôm xuất khẩu của Việt Nam, tôm thẻ (tôm chân trắng) có tỉ trọng xuất khẩu cao nhất (khoảng 70%), mặc Hội thảo Khoa học “Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” 173 dù có sự giảm sút qua các năm. Tuy nhiên, đây là mặt hàng chủ lực của tôm xuất khẩu của Việt Nam. Hình 2: Sản phẩm tôm xuất khẩu của Việt Nam từ năm 2017 đến 2019 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam [10]) Tổng quan tình hình sản xuất và xuất khẩu tôm trong từ năm 2017 đến 2019 được trình bày trong Bảng 2. Bảng 2. Tổng quan tình hình sản xuất và xuất khẩu tôm trong từ năm 2017 đến 2019 Nội dung Đvt Năm 2017 Năm 2018 So sánh 2018/ 2017 (%) Năm 2019 So sánh 2019/ 2018 (%) Diện tích nuôi Ha 721.100 736.400 2,1 720.000 (2,2) Sản lượng Tấn 683.400 762.000 11,5 750.000 (1,6) Kim ngạch xuất khẩu Triệu USD 3.855 3.554 (7,8) 3.363 (5,4) (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam [10]) Bảng 2 cho thấy diện tích và sản lượng tôm năm 2019 có xu hướng giảm nhẹ so với 2018. Do tác động của biến đổi khí hậu, thời tiết diễn biến thất thường, mưa nắng kéo dài, nhiệt độ tăng cao, độ mặn tăng nên cho môi trường ao nuôi biến động xấu, ảnh hưởng đến sức khỏe và làm tôm nuôi dễ bộc phát bệnh (bệnh Hội thảo Khoa học “Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” 174 vi bào tử trùng – EHP xuất hiện nhiều trên tôm năm 2019). Năm 2019, diện tích nuôi tôm là 720.000 ha, giảm 2,2% so với năm 2018; sản lượng tôm đạt 750.000 tấn, giảm 1,6% so với năm 2018. Năm 2018, diện tích nuôi tôm đạt 736.400 ha, tăng 2,1% so với năm 2017 và sản lượng đạt 762.000 tấn, tăng 11,5% so với 2017. Bên cạnh đó, kim ngạch xuất khẩu tôm có xu hướng giảm trong giai đoạn từ 2018 đến 2019. Năm 2019, kim ngạch xuất khẩu đạt 3.363 triệu USD giảm 5,4% so với năm 2018, và năm 2018 lại giảm 7,8% so với cùng kì năm 2017, do nhu cầu tiêu thụ tôm giảm ở các thị trường lớn (như EU và Nhật Bản) và giá tôm thế giới giảm. Sản lượng tôm nước lợ tập trung chủ yếu ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (chiếm khoảng 90% tổng sản lượng tôm cả nước). Năm 2017, sản lượng tôm nước lợ ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long là 617.718 tấn và năm 2018 là khoảng 671.735 tấn. Nhóm bốn thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất Việt Nam gồm EU, Mĩ, Nhật Bản và Trung Quốc, chiếm 73%-55% tổng giá trị xuất khẩu tôm của Việt Nam. Trong giai đoạn ba năm, trong nhóm bốn thị trường, xuất khẩu tôm Việt Nam đều có sự tăng giảm thất thường đạt đỉnh cao vào năm 2017, sang năm 2018 giảm 10,4% và năm 2019 tiếp tục giảm thêm 3,9% (Bảng 3). Bảng 3. Bốn thị trường nhập khẩu chính của tôm Việt Nam từ năm 2017 đến 2019 Đơn vị tính: triệu USD Thị trường Năm 2017 Năm 2018 So sánh 2018/2017 (%) Năm 2019 So sánh 2019/2018 (%) EU 863 838 (2,8) 690 (17,7) Mỹ 659 638 (3,3) 654 2,5 Nhật Bản 704 639 (9,2) 619 (3,3) Trung Quốc 683 492 (28,0) 543 10,3 Cộng 2.909 2.608 (10,4) 2.505 (3,9) (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam [10]) Theo số liệu ở Bảng 3, bốn thị trường chính gồm: EU, Mĩ, Nhật Bản, Trung Quốc chiếm 74% tổng giá trị xuất khẩu tôm của Việt Nam. Năm 2019, xuất khẩu tôm Việt Nam sang bốn thị trường này có xu hướng giảm, trong đó, xuất khẩu Hội thảo Khoa học “Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” 175 sang EU giảm mạnh nhất (17,7%), giảm thứ hai là Nhật Bản (3,3%), thị trường Mĩ có sự tăng nhẹ (2,5%) và Trung Quốc tăng mạnh (10,3%). Bảng 4 cho thấy giá trung bình (USD/kg) tôm xuất khẩu của Việt Nam vào các thị trường lớn năm 2019 giảm đều ở các thị trường lớn, trong đó giảm nhiều nhất là thị trường Trung Quốc (20,9%). Bảng 4. Giá trung bình tôm xuất khẩu của Việt Nam vào các thị trường lớn (USD/kg) Thị trường Năm 2017 Năm 2018 So sánh 2018/2017 (%) Năm 2019 So sánh 2019/2018 (%) EU 4 10,02 9,16 (8,6) Mỹ 11,30 10,60 (6,2) 10,40 (1,9) Nhật Bản 11,70 11,34 (3,1) 10,65 (6,0) Trung Quốc 9,05 9,20 1,6 7,28 (20,9) (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam [10]) Năm 2019, bốn doanh nghiệp thủy sản xuất khẩu tôm lớn nhất Việt Nam (SFC1, SFC2, SFC3 và SFC41) chiếm 30% tổng kim ngạch xuất khẩu tôm của cả nước (Bảng 5). Có ba doanh nghiệp sụt giảm doanh thu xuất khẩu năm 2019 so với năm 2018, trong đó, SFC2 giảm nhiều nhất (giảm 22,2%); riêng SFC3 còn lại có mức tăng doanh thu rất cao (22,9%). Bảng 5. Bốn doanh nghiệp xuất khẩu tôm lớn nhất Việt Nam từ năm 2017 đến 2019 Doanh nghiệp Năm 2017 Năm 2018 So sánh 2018/2017 (%) Năm 2019 So sánh 2019/2018 (%) SFC1 330 423 28,2 393 (7,2) SFC2 365 322 (11,7) 251 (22,2) SFC3 186 166 (10,8) 204 22,9 SFC4 151 157 3,6 152 (3,2) Cộng 1.033 1.069 3,5 999 (6,5) (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam [10]) 4 Là giá trung bình của tôm chân trắng quý IV xuất khẩu vào thị trường Anh. Hội thảo Khoa học “Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” 176 3.2. Cấu trúc thị trường nuôi tôm Kết quả tính toán CR4 và HHi trong giai đoạn 2017 – 2019 được trình bày ở Bảng 6. Theo đó, giá trị CR4 lần lượt đạt 27, 30 và 30 trong các năm 2017, 2018, 2019, nằm trong khoảng 0 < CR4 ≤ 60, điều này cho thấy thị trường thuộc loại cạnh tranh độc quyền. Tương tự, kết quả HHi trong giai đoạn nghiên cứu cũng lần lượt đạt 201, 265 và 249, đều nhỏ hơn 1.000, tức là thị trường không tập trung. Từ đó, chúng tôi có thể đưa ra kết luận rằng, thị trường tôm là một thị trường có sự cạnh tranh độc quyền và không tập trung. Bảng 6. Kết quả CR4 và HHi từ năm 2017 đến 2019 Đơn vị tính của doanh thu: triệu USD SFCs Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Doanh thu Si Si2 Doanh thu Si Si2 Doanh thu Si Si2 SFC1 330 8,56 73,27 423 11,90 141,61 393 11,67 136,19 SFC2 365 9,46 89,49 322 9,06 82,08 251 7,45 55,50 SFC3 186 4,83 23,33 166 4,67 21,81 204 6,07 36,84 SFC4 151 3,92 15,37 157 4,40 19,36 152 4,51 20,34 CR4 27 30 30 HHi 201 265 249 (Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả) 3.3. Kết quả thị trường Kết quả phân tích ở Bảng 7 cho thấy, tỉ suất lợi nhuận gộp (GP) của bốn doanh nghiệp này rất tốt, bình quân đạt 7,6%, 8,5% và 9,3% ở các năm 2017, 2018 và 2019. Thậm chí, trong năm 2018, và 2019 có hai trong số bốn doanh nghiệp có tỉ suất lợi nhuận gộp trên 10%. Nếu so sánh mức tăng của GP 2018/2017 (%) của 4 SFC đều tăng rất lớn (từ 23,4% - 44,8%), tuy nhiên, sang năm 2019, chỉ còn hai doanh nghiệp có mức tăng GP (trong đó SFC3 có mức tăng tốt nhất liên tục từ 2018), còn lại SFC1 và SFC2 đều giảm nhiều (-34,5% và - 49,5%) do ảnh hưởng của giá bán và doanh thu giảm. Hội thảo Khoa học “Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” 177 Bảng 7. Lợi nhuận gộp của 4 SFC xuất khẩu tôm lớn nhất giai đoạn 2017 – 2019 Đơn vị tính của GP: tỉ VND SFCs Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 GP % GP GP % GP So sánh GP 2018/ 2017 (%) GP % GP So sánh GP 2019/ 2018 (%) SFC1 928 9,1 1.145 9,5 23,4 750 7,0 (34,5) SFC2 568 5,8 800 7,6 40,8 404 4,6 (49,5) SFC3 327 7,6 418 10,7 27,8 498 10,4 19,1 SFC4 273 7,8 395 10,4 44,8 425 11,4 7,6 Cộng 2.096 7,6 2.758 9,5 31,6 2.076 8,3 (24,7) (Nguồn: Tác giả tổng hợp và tính toán) 4. KẾT LUẬN Thông qua mô hình SCP, nghiên cứu đưa ra kết luận rằng, thị trường tôm nuôi ở Việt Nam là một thị trường có sự cạnh tranh độc quyền và không tập trung. Lợi nhuận gộp của bốn công ti hàng đầu cũng rất tốt với tỉ suất lợi nhuận cao trong giai đoạn nghiên cứu. Tuy nhiên, để thị trường phát triển hơn nữa, cần giảm sự tập trung thị trường của bốn công ti nhằm tăng mức độ cạnh tranh, hướng đến một thị trường cạnh tranh hoàn hảo. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Mason E.S. Price and production policies of large scale enterprise. American Economic Review. 1939;29, pp. 61–74. [2] Bain J.S. Relation of profit rate to industry concentration: American manufacturing, 1936-1940. Quarterly Journal of Economics. 1951;65, pp. 293-324. [3] Lelissa T.B. The Structure Conduct Performance Model and Competing Hypothesis- A Review of Literature”. Research Journal of Finance and Accounting. 2018;9(1), pp. 76-89. Hội thảo Khoa học “Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” 178 [4] Lipczynski J. Wilson J. and Goddard J.. Industrial Organization, Competition, Strategy, Policy (2nd ed). 2005. FT Prentice Hall, London. [5] Mohamed Z., Kasron N., AbdLatif I. Structure, Conduct and Performance of the Malaysian Meat and Meat Preparation Industry. Pertanika J. Soc. Sci. and Hum. 2015;23(S), pp. 47-62. [6] Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy Sản Minh Phú. Báo cáo tài chính riêng cho năm kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2018 (và 2019). [7] Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta. Báo cáo tài chính cho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2018 (và 2019). [8] Công ty Cổ phần Thủy Sản Minh Phú Hậu Giang. Báo cáo tài chính cho năm kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2018 (và 2019). [9] Công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng. Báo cáo tài chính đã được kiểm toán cho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2018 (và 2019). [10] Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam. Báo cáo xuất khẩu thủy sản Việt Nam 2017, 2018, 2019. Hà Nội.
File đính kèm:
- ung_dung_mo_hinh_cau_truc_thi_truong_nghien_cuu_cau_truc_thi.pdf