Ứng dụng mạng nơrol trong dự báo độ lớn (Magnitude) động đất khu vực Tây Bắc Việt Nam
Trong khuôn khổ công trình này các tác giả tiến
hành áp dụng thử nghiệm mang nơrol trong nghiên
cứu dự báo độ lớn động đất khu vực TBVN. Diện
tích nghiên cứu được biểu hiện trong hình 1. Tài
liệu đầu vào cho tính toán là: (i) Giá trị mật độ
lineament; (ii) Giá trị Gradient trường trọng lực
Bouguer; (iii) Gradient dị thường từ khàng không;
(iv) Gradient dịch chuyển thẳng đứng vỏ Trái Đất
trong tân kiến tạo; (v) Gradient bề dày vỏ trầm
tích; (vi) Gradient độ sâu mặt móng kết tinh; và
(vii) Gradient bề dày vỏ Trái Đất. Các thông số này
biểu hiện đới xung yếu vỏ Trái Đất và là dấu hiệu
của đới đứt gãy có nguy cơ phát sinh động đất. Tài
liệu động đất sử dụng là: danh mục động đất Viện
Vật lý Địa cầu đến hết năm 2009, có cập nhật số
liệu quốc tế và số liệu động đất lịch sử [7]
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Ứng dụng mạng nơrol trong dự báo độ lớn (Magnitude) động đất khu vực Tây Bắc Việt Nam
151 33(2)[CĐ], 151-163 Tạp chí CÁC KHOA HỌC VỀ TRÁI ĐẤT 6-2011 ỨNG DỤNG MẠNG NƠROL TRONG DỰ BÁO ĐỘ LỚN (MAGNITUDE) ĐỘNG ĐẤT KHU VỰC TÂY BẮC VIỆT NAM CAO ĐÌNH TRỌNG1, CAO ĐÌNH TRIỀU2, NGUYỄN ĐỨC VINH3 E-mail: Caocao_beo@yahoo.com 1Đại học Tổng hợp hữu nghị các dân tộc, Matxcơva - Liên Bang Nga 2Viện Vật lý Địa cầu - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam 3Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQG Hà Nội Ngày nhận bài: 31-3-2011 1. Mở đầu Nghiên cứu đánh giá độ lớn động đất tại một vùng có cấu trúc địa chất và đặc điểm hoạt động kiến tạo phức tạp như Tây Bắc Việt Nam (TBVN) là rất cần thiết (hình 1). Hμ Néi Sμi Gßn Truong Sa (VN) Hoang Sa (VN) §μ N½ng 102.00 104.00 106.00 108.00 110.00 112.00 114.00 116.00 102.00 104.00 106.00 108.00 110.00 112.00 114.00 116.00 8.00 10.00 12.00 14.00 16.00 18.00 20.00 22.00 24.00 8.00 10.00 12.00 14.00 16.00 18.00 20.00 22.00 24.00 CHINA LAOS THAILANDS CAMPODIA Hai Nam Island Khu vùc nghiªn cøu Hình 1. Vị trí khu vực nghiên cứu trong tổng thể lãnh thổ Việt Nam Đã có khá nhiều công trình công bố đề cập tới định hướng này [5-12, 14]. Chẳng hạn, năm 1999 Cao Đình Triều và Nguyễn Thanh Xuân [10] đã sử dụng tài liệu mật độ lineament nhằm dự báo độ lớn động đất TBVN. Năm 2008 cũng chính tác giả Cao Đình Triều và các đồng nghiệp [12] đã sử dụng đặc trưng cấu trúc vỏ Trái Đất trong nghiên cứu dự báo độ lớn động đất trên toàn lãnh thổ Việt Nam, trong đó bao gồm cả Tây Bắc. Tuy đã có được một số kết luận đáng ghi nhận, song nhìn chung phương pháp phân tích cũng như tài liệu đầu vào của các nghiên cứu trước đây còn đơn giản, vì vậy tính thuyết phục của kết quả đạt được chưa cao. Hướng nghiên cứu dự báo độ lớn (hay còn gọi là cấp độ mạnh - Magnitude động đất bằng mạng nơrol (neural network) đang được sử dụng khá rộng rãi và đã được chứng minh là có hiệu quả áp dụng tại các vùng lãnh thổ khác nhau trên thế giới nhưng vẫn chưa được áp dụng tại Việt Nam [1-4, 13, 15]. Trong khuôn khổ công trình này các tác giả tiến hành áp dụng thử nghiệm mang nơrol trong nghiên cứu dự báo độ lớn động đất khu vực TBVN. Diện tích nghiên cứu được biểu hiện trong hình 1. Tài liệu đầu vào cho tính toán là: (i) Giá trị mật độ lineament; (ii) Giá trị Gradient trường trọng lực Bouguer; (iii) Gradient dị thường từ khàng không; (iv) Gradient dịch chuyển thẳng đứng vỏ Trái Đất trong tân kiến tạo; (v) Gradient bề dày vỏ trầm tích; (vi) Gradient độ sâu mặt móng kết tinh; và (vii) Gradient bề dày vỏ Trái Đất. Các thông số này biểu hiện đới xung yếu vỏ Trái Đất và là dấu hiệu của đới đứt gãy có nguy cơ phát sinh động đất. Tài liệu động đất sử dụng là: danh mục động đất Viện Vật lý Địa cầu đến hết năm 2009, có cập nhật số liệu quốc tế và số liệu động đất lịch sử [7]. 152 2. Khả năng ứng dụng mạng nơrol trong dự báo độ lớn động đất 2.1. Khái niệm về mạng nơrol Theo nghĩa sinh học, mạng nơrol là một tập hợp các dây thần kinh liên kết chặt chẽ với nhau. Ngày nay, thuật ngữ này còn dùng để chỉ mạng nơrol nhân tạo (cấu thành từ các nơrol nhân tạo) phục vụ việc tính toán và phân tích dữ liệu. Sự ra đời của mạng nơrol nhân tạo đã thúc đẩy mạnh mẽ phát triển khoa học tính toán và đẩy nhanh tốc độ của máy tính. Tính năng của mạng nơrol tuỳ thuộc vào cấu trúc của mạng, các trọng số liên kết nơrol và quá trình tính toán tại các nơrol đơn lẻ. Thông qua mạng nơrol, từ dữ liệu mẫu và quá trình tổng quát hoá dựa trên các dữ liệu mẫu học, có thể rút ra những quy luật biểu hiện phục vụ đánh giá, nhận dạng đặc tính của đối tượng cần nghiên cứu. Hình 2 là mô phỏng đơn giản của một mạng nơrol nhân tạo. Một nhóm các nơrol được tổ chức theo một cách sao cho tất cả chúng đều nhận cùng một vector vào X để xử lý tại cùng một thời điểm. Hình 2. Mô hình mạng Nơrol Việc sản sinh tín hiệu ra của mạng xuất hiện cùng một lúc. Vì mỗi nơrol có một tập trọng số khác nhau nên có bao nhiêu nơrol sẽ sản sinh bấy nhiêu tín hiệu ra khác nhau. Một nhóm các nơrol như vậy được gọi là một lớp mạng. Chúng ta có thể kết hợp nhiều lớp để tạo ra một mạng phức hợp; lớp nhận tín hiệu đầu vào (vector tín hiệu vào X) được gọi là lớp vào (input layer). Trên thực tế chúng thực hiện như một bộ đệm chứa tín hiệu đầu vào. Các tín hiệu đầu ra của mạng được sản sinh từ lớp ra của mạng (output layer). Bất kỳ lớp nào nằm giữa hai lớp mạng trên được goi là lớp ẩn (hidden layer) và nó là thành phần nội tại của mạng và không có tiếp xúc nào với môi trường bên ngoài. Số lượng lớp ẩn có thể từ 0 đến vài lớp. Mô hình nơrol nhân tạo gồm 3 thành phần cơ bản sau [1, 4]: - Tập trọng số liên kết đặc trưng cho các khớp thần kinh. - Bộ cộng (Sum) để thực hiện phép tính tổng các tích tín hiệu vào với trọng số liên kết tương ứng. - Hàm kích hoạt (squashing function) hay hàm chuyển (transfer function) thực hiện giới hạn đầu vào của nơrol. Trong mô hình nơrol nhân tạo, mỗi nơrol được nối với các nơrol khác và nhận được tín hiệu xi từ chúng với các trọng số wi. Tổng thông tin vào có trọng số là Net = sum(wjxj). 2.2. Khả năng ứng dụng mạng nơrol trong nghiên cứu dự báo độ lớn động đất Đã có nhiều công trình khoa học trên thế giới áp dụng mạng nơrol trong nghiên cứu dự báo độ lớn động đất và dự báo động đất mạnh. Các kết quả nhận được cho thấy tính hiệu quả cao của định hướng nghiên cứu này [1-4, 13, 15]. Nhằm tìm hiểu khả năng ứng dụng mạng nơrol nhân tạo trong nghiên cứu dự báo độ lớn động đất ở Việt Nam, chúng tôi đã tiến hành thử nghiệm sử dụng mạng nơrol FeedForward với thuật toán lan truyền ngược nhằm đánh giá độ tin cậy của thuật toán đối với một số mẫu chuẩn. Tài liệu đầu vào cho tính toán là: (i) Giá trị mật độ lineament; (ii) Giá trị Gradient trường trọng lực Bouguer; (iii) Gradient dị thường từ hàng không; (iv) Gradient dịch chuyển thẳng đứng vỏ Trái Đất trong tân kiến tạo; (v) Gradient bề dày vỏ trầm tích ... 002 4,2 105,2 21,6 4,9557 0 103,8 22,4 4,6855 3,7 105,2 21,8 5,0068 0 103,8 22,6 4,8867 0 105,4 18,8 4,9028 0 104 19,4 4,5182 3,5 105,4 19 4,9909 4,3 104 19,6 4,5002 0 105,4 19,2 5,0214 4,1 104 21 6,7668 4,2 105,4 19,4 5,0313 0 104 21,2 5,6728 3,9 105,4 19,6 5,0049 0 104 21,6 4,5 3,9 105,4 19,8 4,9668 3,7 157 104 21,8 4,5003 0 105,4 20,2 4,9445 0 104 22,2 4,5287 0 105,4 20,4 5,0026 4,1 104 22,6 5,9852 0 105,4 20,6 4,8621 0 104 22,8 4,5424 0 105,4 20,8 4,6014 0 104,2 19 4,55 0 105,4 21 4,6891 0 104,2 19,2 4,9268 0 105,4 21,4 4,9384 0 104,2 19,4 4,8368 3,2 105,4 21,6 4,9544 0 104,2 19,6 4,5008 0 105,6 18,8 4,5401 0 104,2 21 6,5416 4,3 105,6 19,2 4,9265 0 104,2 21,6 4,5002 3,1 105,6 19,4 4,5007 0 104,2 21,8 4,5081 0 105,6 19,6 5,5675 3,3 104,2 22,6 5,535 0 105,6 19,8 4,9698 0 104,2 22,8 4,5002 0 105,6 20,2 5,2564 4,1 104,4 19 5,505 0 105,6 20,4 5,3462 0 104,4 19,4 4,9397 3,4 105,6 20,8 5,0188 3,2 104,4 19,6 4,5049 0 105,6 21 4,8738 0 104,4 20,4 4,5003 3,6 105,6 21,2 5,088 0 104,4 20,6 4,7281 0 105,8 18,6 5,1468 0 104,4 20,8 6,5861 3,8 105,8 19,4 4,5717 0 104,4 21,2 4,5 0 105,8 19,6 5,6559 0 104,4 21,4 4,5001 3,1 105,8 20 4,9078 3,5 104,4 21,6 4,5009 0 105,8 20,2 5,1252 3,5 104,4 21,8 4,5905 0 105,8 20,4 5,0652 0 104,4 22 4,8697 4,1 105,8 20,6 4,8791 3,8 104,4 22,2 4,6611 4,2 105,8 20,8 5,0908 0 104,4 22,6 4,9005 0 105,8 21 4,8421 0 104,6 18,8 4,5013 0 106 20,4 5,1442 4,3 104,6 19 4,8259 0 106 20,6 4,71 4,1 104,6 19,2 5,09 0 106 20,8 4,9462 0 104,6 19,4 4,5018 0 106,2 20 4,7091 0 104,6 19,6 4,6913 0 106,2 20,2 4,9751 0 104,6 20,4 4,5005 4,3 106,2 20,6 5,0426 0 104,6 20,6 6,7358 3,7 106,4 20,2 4,9706 0 104,6 21 5,0109 3,3 106,4 20,4 5,2722 4,1 104,6 21,2 4,5078 4,3 3.2.2. Kết quả dự báo độ lớn động đất theo danh mục 114 - 2009 Nếu bao gồm các trận động đất lịch sử trước năm 1900 thì ta thu được 66 vùng làm mẫu có giá trị magnitude trung bình lớn hơn hoặc bằng 4,5. Kết quả thu được thể hiện trong bảng 3 và hình 6 Việc tính toán độ lớn động đất sử dụng danh mục từ trước năm 1900 đến năm 2009 cũng tương tự như đối với danh mục động đất từ 1900 trở về sau. Kết quả được trình bày trong hình 5 và cho thấy: (i) Về hình dáng thì kết quả này cũng phản ánh khá phù hợp với ranh giới phân chia đới phát sinh động đất được thể hiện trong hình 3. (ii) Về độ lớn của động đất thì kết quả này cho thấy rằng các đới phát sinh động đất TBVN đều có nguy cơ xảy ra động đất magnitude lớn hơn 6,0. Kết quả này phù hợp hơn cả về vị trí và độ lớn của Cao Đình Triều và cộng sự năm 2006 (hình 7) [12]. Theo đó nơi có nguy cơ phát sinh động đất magnitude lớn hơn 6,0 là: khu vực Hải Dương - Hải Phòng thuộc đới sông Hồng; dọc đới Sơn La; khu vực Điện Biên, nơi giao nhau của đới Mường Tè và đới Lai Châu - Điện Biên; khu vực Điện Biên Đông và Thanh Hóa thuộc đới sông Mã; khu vực Tân Kỳ - Con Cuông và Nghi Lộc - Nghệ An, Nghi Xuân - Hà Tĩnh thuộc đới sông Cả (hình 5). 158 102 102.5 103 103.5 104 104.5 105 105.5 106 106.5 107 102 102.5 103 103.5 104 104.5 105 105.5 106 106.5 107 18.5 19 19.5 20 20.5 21 21.5 22 22.5 23 18.5 19 19.5 20 20.5 21 21.5 22 22.5 23 Lμo Cai S¬n La Yªn B¸i ViÖt Tr× Hoμ B×nh Th¸i B×nh Thanh Ho¸ Ninh B×nh NghÖ An Hμ Néi §iÖn Biªn 4.25 4.5 4.75 5 5.25 5.5 5.75 6 6.25 6.5 6.75 7 Hình 5. Kết quả dự báo độ lớn động đất khu vực TBVN trên cơ sở danh mục động đất 1900-2009 102 102.5 103 103.5 104 104.5 105 105.5 106 106.5 107 102 102.5 103 103.5 104 104.5 105 105.5 106 106.5 107 18.5 19 19.5 20 20.5 21 21.5 22 22.5 23 18.5 19 19.5 20 20.5 21 21.5 22 22.5 23 Lμo Cai S¬n La Yªn B¸i ViÖt Tr× Hoμ B×nh Th¸i B×nh Thanh Ho¸ Ninh B×nh NghÖ An Hμ Néi §iÖn Biªn 4.25 4.5 4.75 5 5.25 5.5 5.75 6 6.25 6.5 6.75 7 Hình 6. Kết quả dự báo độ lớn (magnitude) động đất khu vực TBVN trên cơ sở số liệu động đất có được từ 114 đến 2009 159 Bảng 3. Kết quả dự báo độ lớn động đất TBVN theo số liệu động đất 114-2009 Kinh độ Vỹ độ Mmax dự báo M đầu vào Kinh độ Vỹ độ Mmax dự báo M đầu vào 102,4 22,6 4,5098 0 104,6 21,2 4,7433 4,3 102,6 21,6 4,5114 3 104,6 21,4 4,769 0 102,6 21,8 4,5117 4,1 104,6 21,6 4,8596 3 102,6 22,6 4,5063 0 104,6 22,2 4,8137 0 102,8 21,8 4,5084 3,4 104,8 18,8 4,8201 0 102,8 22 6,4838 4,1 104,8 19,2 4,9254 0 102,8 22,2 5,0748 4,4 104,8 19,4 4,9355 3,9 102,8 22,6 4,5018 0 104,8 19,6 4,5309 0 103 21 4,5131 3 104,8 19,8 4,6389 3,2 103 21,2 4,5921 4,1 104,8 20,4 4,9649 3,1 103 22,2 4,5278 0 104,8 20,6 4,9611 3,7 103 22,4 4,5853 3,8 104,8 20,8 6,4514 4,1 103,2 20,8 4,5699 3,7 104,8 21,2 4,6052 0 103,2 22,2 4,8386 4,4 104,8 21,4 4,5909 4 103,2 22,4 4,5107 3,1 104,8 21,6 4,8669 4,1 103,4 20,8 4,6076 3,1 104,8 22 4,7322 0 103,4 21 4,5071 3,7 104,8 22,2 4,9883 0 103,4 21,8 4,6412 3,9 105 18,8 5,0181 0 103,4 22 4,6114 3,3 105 19 4,7322 0 103,4 22,2 4,9004 3,6 105 19,2 4,9962 0 103,4 22,4 4,5908 3,5 105 19,6 4,8991 0 103,4 22,6 4,5843 3,5 105 19,8 4,9777 3,1 103,6 20,6 4,954 3,9 105 20 4,9631 3,2 103,6 20,8 4,8155 3,6 105 20,4 4,5388 3,8 103,6 21 4,9148 3,1 105 20,6 4,5461 4,1 103,6 21,2 4,5173 3,2 105 20,8 4,6312 0 103,6 21,4 6,7845 4,3 105 21,2 4,6485 0 103,6 21,6 4,5105 3,6 105 21,6 4,9843 4,2 103,6 21,8 4,9584 0 105 22 4,807 0 103,6 22,2 4,587 4,1 105,2 18,6 5,0061 0 103,6 22,4 5,0234 3 105,2 19,2 5,0086 0 103,6 22,6 5,0033 0 105,2 19,4 5,1841 0 103,8 20,8 5,563 0 105,2 19,6 4,925 3,2 103,8 21 4,5184 0 105,2 19,8 4,8866 3,1 103,8 21,4 6,5676 0 105,2 20,2 4,9616 4 103,8 21,6 4,5 0 105,2 20,4 4,9867 3,1 103,8 21,8 4,7979 3,3 105,2 21 4,6122 3,9 103,8 22 5,0246 0 105,2 21,2 5,0146 4,2 103,8 22,2 4,7035 4,2 105,2 21,4 5,1347 0 160 103,8 22,4 4,946 3,7 105,2 21,6 4,6196 0 103,8 22,6 4,6371 0 105,2 21,8 4,6383 0 104 19,4 5,0753 3,5 105,4 18,8 4,9876 0 104 19,6 4,5824 0 105,4 19 5,0488 4,3 104 21 6,5377 4,2 105,4 19,2 5,1133 4,1 104 21,2 6,534 3,9 105,4 19,4 5,1324 0 104 21,6 4,8909 3,9 105,4 19,6 5,1988 0 104 21,8 4,5022 0 105,4 19,8 4,9016 3,7 104 22,2 4,8779 0 105,4 20,2 4,9951 0 104 22,6 4,5573 0 105,4 20,4 4,9086 4,1 104 22,8 4,5568 0 105,4 20,6 5,1544 0 104,2 19 4,6599 0 105,4 20,8 4,9804 0 104,2 19,2 5,7275 0 105,4 21 4,9091 0 104,2 19,4 4,9884 3,2 105,4 21,4 4,9498 0 104,2 19,6 4,9098 0 105,4 21,6 4,702 0 104,2 21 6,2169 4,3 105,6 18,8 4,6068 0 104,2 21,6 4,9442 3,1 105,6 19,2 5,3002 0 104,2 21,8 4,9604 0 105,6 19,4 5,1205 0 104,2 22,6 4,7177 0 105,6 19,6 6,0487 3,3 104,2 22,8 4,7564 0 105,6 20,2 4,9624 4,1 104,4 19 5,1484 0 105,6 20,4 4,8888 0 104,4 19,4 5,0036 3,4 105,6 20,8 4,7625 3,2 104,4 19,6 4,8561 0 105,6 21 4,9468 0 104,4 20,4 5,0372 3,6 105,6 21,2 5,1703 0 104,4 20,6 4,8095 0 105,8 18,6 5,7958 0 104,4 20,8 6,455 3,8 105,8 19,4 5,4251 0 104,4 21,2 4,6379 0 105,8 19,6 6,7581 0 104,4 21,4 4,7522 3,1 105,8 20 5,4554 3,5 104,4 21,6 4,7951 0 105,8 20,2 6,0246 3,5 104,4 21,8 4,6789 0 105,8 20,4 6,6119 0 104,4 22 4,7869 4,1 105,8 20,6 4,8207 3,8 104,4 22,2 4,6644 4,2 105,8 20,8 5,025 0 104,4 22,6 4,6426 0 106 20,4 4,7572 4,3 104,6 18,8 4,5767 0 106 20,6 4,5462 4,1 104,6 19 4,7866 0 106 20,8 6,7966 0 104,6 19,2 4,9364 0 106,2 20 6,7112 0 104,6 19,4 4,9229 0 106,2 20,2 5,1393 0 104,6 19,6 4,506 0 106,2 20,6 6,5557 0 104,6 20,4 4,9615 4,3 106,4 20,2 4,7235 0 104,6 20,6 5,3158 3,7 106,4 20,4 6,2242 4,1 104,6 21 4,5166 3,3 161 0 50 100 Km 1020 1030 1040 1050 1060 10601050104010301020 200 210 220 220 210 200 M−êng TÌ Phong Thæ Lai ch©u Lμo Cai Yªn B¸i S¬n La§iÖn Biªn Yªn Ch©u Méc Ch©u Hoμ B×nh Ninh B×nh Thanh ho¸ chó dÉn ChÊn t©m ®éng ®Êt M < 5 M = 5 - 5.9 M > 6 Vïng ph¸t sinh ®éng ®Êt M < 5 M = 5 - 5.9 M > 6 s s s max max max Hình 7. Phân vùng dự báo độ lớn (magnitude) động đất TBVN theo mật độ lineament (theo Cao Đình Triều và Nguyễn Thanh Xuân, năm 1999) 3.3.3. Phân tích, nhận định kết quả Trên cơ sở áp dụng hai kiểu danh mục động đất cho khu vực TBVN, sử dụng mạng nơrol tính toán độ lớn động đất và các kết quả đạt được cho thấy: - Trên cơ sở tài liệu đầu vào phục vụ dự báo không thay đổi thì kết quả dự báo phụ thuộc khá rõ nét vào tính đầy đủ của danh mục động đất. Nếu không xét động đất lịch sử thì bài toán này có thể cho kết quả thiếu chính xác. Chẳng hạn như các vùng đã xuất hiện động đất lịch sử khá mạnh như tại Hà Nội, Thanh Hóa thì kết quả trong hình 5 lại có nguy cơ động đất yếu. Vì vậy, nhằm nghiên cứu dự báo độ lớn động đất có hiệu quả hơn chúng ta phải cố gắng thành lập một danh mục động đất càng đầy đủ càng tốt, kể cả động đất lịch sử và cổ động đất. - Các ghi chép động đất trong lịch sử chủ yếu được tiến hành đối với các động đất dọc ven biển, nơi có dân cư đông đúc thời bấy giờ, vì vậy các ghi chép này sẽ là nguồn tư liệu quan trong phục vụ nghiên cứu động đất. Nó góp phần hoàn thiện danh mục động đất TBVN và vì vậy chúng tôi cho rằng kết quả dự báo được thể hiện trong hình 6 là phù hợp hơn cả và có thể chấp nhận được. 4. Kết luận Trên cơ sở bước đầu áp dụng mạng nơrol trong đánh giá độ lớn (magnitude) động đất TBVN có thể rút ra một số kết luận sau: (1) Bài toán mạng nơrol đang được ứng dụng rộng rãi trên thế giới trong nghiên cứu dự báo động đất, đối với khu vực Tây Bắc nói riêng và lãnh thổ Việt Nam nói chung, trong điều kiện số liệu động 162 đất kém đầy đủ thì việc áp dụng bài toán này phục vụ nghiên cứu dự báo động đất là hợp lý và có thể cho kết quả đáng tin cậy. (2) Năm đới phát sinh động đất thuộc TBVN (Mường Tè; Lai Châu - Điện Biên; Sông Mã; Sơn La - Sông Đà; Sông Hồng và Sông Cả) đều có nguy cơ phát sinh động đất magnitude lớn hơn 6,0. Ngoài các vùng đã xảy ra động đất lớn hơn 6,0 như Thanh Hóa, Điện Biên, Tuần Giáo, các vùng còn lại như dọc đới Sơn La, nơi giao nhau của đới Mường Tè và đới Lai Châu - Điện Biên, dọc đới Sông Hồng từ Hà Nội tới Hải Phòng, dọc đới sông Mã và dọc đới Sông Cả, đều có nguy cơ phát sinh động đất magnitude lớn hơn 6,0. TÀI LIỆU DẪN [1] Ashif Panakkat and Hojjat Adeli, 2007: Neural Network Model for Earthquake Magnitude Prediction using multiple seismicity indicator. International Journal System. Vol. 17, No. 1, pp. 13-33. [2] Dieter H. Weichert, 1980: Estimation of earthquake reccurrence parameters for unequal observation period for different magnitude. Bulletin of the Seismological Society of America, Vol. 70, No. 4, pp 1337-1346, August 1980. [3] Hagan M.T., Demuth H.B., and Beale M., 1996: Neural Network Design (PWS Publishing Company, Boston, MA, 1996). [4] Hojjat Adeli, Ashif Panakkat, 2009: A probalistic neural network for earthquake magnitude prediction. Neural Network 22 (2009), pp. 1018-1024. [5] Nguyễn Hồng Phương, 1997: Đánh giá động đất cực đại cho các vùng nguồn chấn động ở Việt Nam bằng tổ hợp các phương pháp xác suất. Các công trình nghiên cứu địa chất và địa vật lý biển, tập III, Nxb. KHKT, Hà Nội, tr. 48-65. [6] Nguyễn Ngọc Thủy (chủ biên), 2005: Phân vùng dự báo chi tiết động đất ở vùng Tây Bắc (giai đoạn 2001 - 2005). Báo cáo tổng kết Đề tài Khoa học và Công nghệ cấp Nhà Nước, MS: KC.08.10. [7] Cao Đình Triều, 2010: Tai biến Động đất ở Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội, 304 tr. [8] Cao Đình Triều, Lê Văn Dũng, Thái Anh Tuấn, 2010: Độ nguy hiểm động đất khu vực Tây Bắc bộ và các vùng kế cận. Tạp chí Địa chất, loạt A, Số 320 (9-10), Hà Nội, 253-262. [9] Cao Đình Triều, Ngô Thị Lư, Mai Xuân Bách, Nguyễn Hữu Tuyên, Phạm Nam Hưng, Thái Anh Tuấn, 2007: Dự báo cực đại động đất phần đất liền lãnh thổ Việt Nam trên cơ sở phân loại dạng vỏ Trái Đất. Tuyển tập báo cáo Hội nghị KHKT ĐVL Việt Nam lần thứ 5, Tp. Hồ Chí Minh, tr. 159-171. [10] Cao Đình Triều, Nguyễn Thanh Xuân, 1999: Đánh giá nguy hiểm động đất vùng Tây Bắc (Việt Nam) trên cơ sở tư liệu viễn thám và kỹ thuật hệ thông tin địa lý GIS. Tuyển tập các báo cáo khoa học tại Hội thảo quản lý môi trường Việt Nam, 1999, Hà Nội, 192-204. [11] Cao Đình Triều, Nguyễn Đình Xuyên, Nguyễn Hồng Phương, Nguyễn Thanh Tùng, 2006: Tai biến động đất các tỉnh Tây Bắc Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội, 216 tr. [12] Cao Đình Triều (chủ biên), 2006: Thiết lập những tiếp cận thích hợp để nghiên cứu dự báo động đất lãnh thổ Việt Nam. Báo cáo tổng kết nhiệm vụ HTQT về KH&CN theo nghị định thư Việt Nam - Italy (2004-2006), lưu trữ Viện VLĐC, 169 tr. [13] Cao Dinh Trieu, 2010: Seismic Hazards in Vietnam, Science and Technics Publishing House, Hanoi, pp.182. [14] Nguyễn Đình Xuyên (chủ biên): 2004: Nghiên cứu dự báo động đất và dao động nền lãnh thổ Việt Nam. Báo cáo tổng kết đề tài độc lập cấp nhà nước (2000-2002). Hà Nội, (Lưu trữ tại Viện Vật lý Địa cầu). 115 trang. [15] Wang Ying, Chen Yi, Zhang Jinkui, 2009: The Application of RBF Neural Network in Earthquake Prediction. 2009 Third International Conference on Genetic and Evolutionary Computing, pp.465-468. 163 SUMMARY The application of Neural Network for Earthquake Magnitude Prediction in Northwest Vietnam In this paper the authors present some primary results of the application of Neural Network for Earthquake Magnitude Prediction in Northwest Vietnam. The following conclusions can be made: - The present Neural Feed Forward yields the best Magnitude Prediction in Northwest Vietnam. - Thanh Hoa 1635M6.7, Dien Bien 1935M6.8, and Tuan Giao 1983M6.7 are the typical earthquakes have been occurred in Northwest in the past. - The large earthquake in Northwest Vietnam can be occurred with the magnitude more than 6.0 in the areas: Son La, Song Ma and Song Ca seismic zones; the overlapped area between Muong Te and Lai Chau seismic zones; and the area from Ha Noi to Hai Phong of Song Hong (Red River) zone.
File đính kèm:
- ung_dung_mang_norol_trong_du_bao_do_lon_magnitude_dong_dat_k.pdf