Ứng dụng logic phi hình thức trong lập luận ngôn ngữ tự nhiên và phát hiện ngụy biện

Logic phi hình thức là logic được sử dụng trong các lập luận ngôn ngữ tự nhiên và được xem là phương

thức tốt nhất để phát hiện các lí lẽ ngụy biện trong lí lẽ đời thường. Logic phi hình thức được sử dụng để

đánh giá, phân tích và cải thiện các lí lẽ đời thường trong quá trình trao đổi giữa cá nhân, trong quảng

cáo, tranh luận chính trị, tranh cãi pháp lý cũng như trong các hình thức truyền thông đại chúng. Để lập

luận một cách hợp lý, chúng ta phải: (1) lập luận trên cơ sở các tiền đề hợp lý, (2) có tất cả thông tin liên

quan củng cố, bổ trợ cho tiền đề, và (3) lập luận một cách hợp lý. Trái với lập luận chặt chẽ, đó là ngụy

biện. Ngụy biện là những kiểu lập luận sai nhưng lại có vẻ như là kiểu lập luận đúng. Lập luận một cách

ngụy biện khi không đáp ứng ba tiêu chí trên

Ứng dụng logic phi hình thức trong lập luận ngôn ngữ tự nhiên và phát hiện ngụy biện trang 1

Trang 1

Ứng dụng logic phi hình thức trong lập luận ngôn ngữ tự nhiên và phát hiện ngụy biện trang 2

Trang 2

Ứng dụng logic phi hình thức trong lập luận ngôn ngữ tự nhiên và phát hiện ngụy biện trang 3

Trang 3

Ứng dụng logic phi hình thức trong lập luận ngôn ngữ tự nhiên và phát hiện ngụy biện trang 4

Trang 4

Ứng dụng logic phi hình thức trong lập luận ngôn ngữ tự nhiên và phát hiện ngụy biện trang 5

Trang 5

Ứng dụng logic phi hình thức trong lập luận ngôn ngữ tự nhiên và phát hiện ngụy biện trang 6

Trang 6

Ứng dụng logic phi hình thức trong lập luận ngôn ngữ tự nhiên và phát hiện ngụy biện trang 7

Trang 7

Ứng dụng logic phi hình thức trong lập luận ngôn ngữ tự nhiên và phát hiện ngụy biện trang 8

Trang 8

Ứng dụng logic phi hình thức trong lập luận ngôn ngữ tự nhiên và phát hiện ngụy biện trang 9

Trang 9

Ứng dụng logic phi hình thức trong lập luận ngôn ngữ tự nhiên và phát hiện ngụy biện trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 11 trang minhkhanh 10340
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Ứng dụng logic phi hình thức trong lập luận ngôn ngữ tự nhiên và phát hiện ngụy biện", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ứng dụng logic phi hình thức trong lập luận ngôn ngữ tự nhiên và phát hiện ngụy biện

Ứng dụng logic phi hình thức trong lập luận ngôn ngữ tự nhiên và phát hiện ngụy biện
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN SAIGON UNIVERSITY 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC SCIENTIFIC JOURNAL 
 ĐẠI HỌC SÀI GÒN OF SAIGON UNIVERSITY 
 Số 73 (01/2021) No. 73 (01/2021) 
Email: tcdhsg@sgu.edu.vn ; Website:  
53 
ỨNG DỤNG LOGIC PHI HÌNH THỨC TRONG LẬP LUẬN 
NGÔN NGỮ TỰ NHIÊN VÀ PHÁT HIỆN NGỤY BIỆN 
Applying informal logic in natural language argumentation and detecting 
fallacies 
ThS. Nguyễn Hoàng Hiệp 
Đài Truyền hình TP.HCM 
TÓM TẮT 
Logic phi hình thức là logic được sử dụng trong các lập luận ngôn ngữ tự nhiên và được xem là phương 
thức tốt nhất để phát hiện các lí lẽ ngụy biện trong lí lẽ đời thường. Logic phi hình thức được sử dụng để 
đánh giá, phân tích và cải thiện các lí lẽ đời thường trong quá trình trao đổi giữa cá nhân, trong quảng 
cáo, tranh luận chính trị, tranh cãi pháp lý cũng như trong các hình thức truyền thông đại chúng. Để lập 
luận một cách hợp lý, chúng ta phải: (1) lập luận trên cơ sở các tiền đề hợp lý, (2) có tất cả thông tin liên 
quan củng cố, bổ trợ cho tiền đề, và (3) lập luận một cách hợp lý. Trái với lập luận chặt chẽ, đó là ngụy 
biện. Ngụy biện là những kiểu lập luận sai nhưng lại có vẻ như là kiểu lập luận đúng. Lập luận một cách 
ngụy biện khi không đáp ứng ba tiêu chí trên. 
Từ khóa: lập luận, logic phi hình thức, ngôn ngữ tự nhiên, ngụy biện 
ABSTRACT 
Informal Logic is the study of logic as used in natural language arguments and considered the best way 
to detect fallacious arguments in informal reasoning. Informal logic is used to assess, analyse and 
improve the informal reasoning in the course of personal exchange, advertising, political debate, legal 
argument, and in other forms of mass media. To reason cogently, we must: (1) reason from justified 
premises, (2) include all relevant information at our disposal, and (3) reason validly. Contrary to the 
cogent reasoning, it is a fallacy. Fallacies are patterns of poor reasoning which appear to be patterns of 
good reasoning. We reason fallaciously when we do not satisfy 3 criteria above. 
Keywords: argumentation, informal Logic, natural languages, fallacies 
1. Đặt vấn đề 
Đối tượng của logic nói chung, và 
logic hình thức nói riêng là cấu trúc hình 
thức khái quát và quy luật của tư duy. 
Trong logic người ta xây dựng những 
phương pháp tiếp cận và nhận thức thế 
giới. Đó là xây dựng những khái niệm, 
phán đoán, các phương pháp suy luận, nêu 
giả thuyết, chứng minh, bác bỏ, v.v. Con 
người không thể tư duy nếu không dùng 
đến ngôn ngữ. Khái niệm được thể hiện 
bằng từ ngữ, phán đoán được thể hiện bằng 
câu, suy luận được thể hiện bằng chuỗi 
câu. Cho nên ngôn ngữ được sử dụng như 
một công cụ để tư duy, diễn đạt những điều 
chúng ta tư duy thành những diễn ngôn. 
Trong quá trình giao tiếp, con người cũng 
thông báo, biểu đạt tư tưởng, chứng minh, 
Email: hoanghieptv77@gmail.com 
SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 73 (01/2021) 
54 
thuyết phục, lập luận, bác bỏ... nghĩa là 
chúng ta đều tư duy. Vì vậy, cũng có 
những quy luật ngôn từ để biểu hiện, phản 
ánh tư duy và tiếp nhận thông tin. Đi đôi 
với lập luận đúng là lối nói ngụy biện, lập 
luận sai. Ngụy biện là những kiểu lập luận 
sai nhưng lại có vẻ như là kiểu lập luận 
đúng; nó khiến người nghe hoặc người tiếp 
nhận thông tin “bị đánh lừa” lập luận đó 
tưởng là đúng nhưng thực ra là sai do bị 
đánh tráo khái niệm hoặc một lí lẽ, thông 
tin nào đã bị giấu đi. 
2. Nội dung chính 
2.1. Logic phi hình thức xuất phát từ 
lập luận đời thường 
Logic là bộ môn giúp nâng cao khả 
năng tư duy, nhận xét, phân tích, đánh giá 
vấn đề. Với quan niệm như trên, nhiều 
người đã nhận định: logic có thể được đưa 
vào ứng dụng trong lập luận ngôn ngữ tự 
nhiên. Lập luận trong ngôn ngữ tự nhiên là 
các diễn ngôn đời thường mà chúng ta 
thường xuyên thực hiện như giải quyết các 
tranh cãi, tranh luận, thực hiện các yêu cầu 
về thông tin, xử lý các vấn đề tranh 
luận.v.v. Tuy nhiên những ai đã từng 
nghiên cứu sâu logic sẽ nhận thấy rằng khả 
năng “nội lực” của logic để giải quyết tất 
cả các vấn đề thực tế trong cuộc sống xã 
hội hàng ngày rất hạn chế ở một số phương 
diện quan trọng. 
Logic hình thức cho ta các quy luật để 
hình thành các khái niệm, các phán đoán và 
đặc biệt các phương pháp suy lý để tiến 
hành các lập luận trên các phán đoán đó. 
Một đặc điểm cơ bản của logic hình thức là 
xem mỗi phán đoán hoặc đúng, hoặc sai. 
Logic hình thức thường không quan tâm 
đến nội dung của các phán đoán, mà chỉ 
quan tâm đến các quan hệ chuyển đổi giá 
trị chân lý của các phán đoán. Các quy luật 
cơ bản của logic hình thức là quy luật đồng 
nhất (A là A), quy luật bài trung (A hoặc 
không A), quy luật phi mâu thuẫn (không 
thể đúng cả A và không A). Logic hình 
thức là logic hai giá trị, nó đòi hỏi mọi phán 
đoán mà nó xét phải có giá trị đúng hoặc 
sai (Phan Đình Diệu, 1993, tr.34). 
Ví dụ: Logic có mệnh đề Nếu A thì B 
Như trong mệnh đề toán “Nếu số nào 
chia hết cho 6 thì số đó cũng chia hết cho 
2”. Ở trường hợp này, chia hết cho 6 là 
điều kiện đủ để chia hết cho 2. 
Từ (A) sẽ suy ra mệnh đề phản – đảo 
tương đương: Nếu không B thì không A 
 Như trong mệnh đề “Nếu số nào 
không chia hết cho 2 (như các số 3, 5, 7) 
thì cũng không chia hết cho 6”. Trong 
trường hợp này. Chia hết cho 2 là điều kiện 
cần để chia hết cho 6. 
Tuy nhiên trong diễn ngôn đời thường, 
ngưởi ta còn coi A là điều kiện đủ duy nhất 
của (B). Nghĩa là từ (A) sẽ “suy ra” không 
đúng một cách logic những mệnh đề 
(C), (D): 
(C) Nếu không A thì không B 
(D) Nếu B thì A 
Nhưng trong đời sống, ta lại thường 
gặp nhiều phán đoán mà tính đúng sai khó 
được xác định rõ ràng. Trong các trường 
hợp đó, khó có thể thực hiện các lập luận 
logic hình thức, nhất là khi gặp phải các lập 
luận, lí lẽ trong cuộc sống thường nhật, đặc 
biệt gặp phải các lập luận “cố ý” làm cho 
người tiếp nhận hiểu lầm, hiểu sai sự thật – 
ngụy biện (Nguyễn Đức Dân, 2018, tr.67). 
Trong thực tế đã xuất hiện ... hông thuyết phục vì 
người nói không chứng minh vì sao người 
chuyên làm kinh tế/kinh doanh (có chuyên 
môn về kinh tế) lại không thể nói chuyện 
về khoa học không gian. Bởi lẽ chưa chắc 
người làm kinh tế lại không biết gì về khoa 
học không gian, v.v. Biết đâu người làm 
kinh tế nhưng họ có nghiên cứu về vũ trụ, 
không gian hoặc trước đây bản thân họ là 
nhà khoa học không gian nhưng không làm 
khoa học mà chuyển sang làm kinh tế. 
Nguỵ biện công kích tinh vi ở chỗ 
trong chi tiết có thể là những tình huống 
đúng, dựa vào đó người ta lập luận theo 
một hướng trái chiều, gây bất lợi cho cá 
nhân (bị tấn công) thay vì căn cứ những 
tình huống đó để đưa ra những lý lẽ tốt. 
Tấn công vào hoàn cảnh đối phương 
bằng cách chỉ ra đối phương đơn thuần chỉ 
sinh ra từ hoàn cảnh, mục đích (gia đình, 
trình độ học vấn, nghề nghiệp) của họ 
cho nên không đúng trong trường hợp tổng 
quát. Đây cũng chính là nguỵ biện công 
kích cá nhân. 
Ví dụ: 
Anh làm được như người ta đi rồi 
hẵng nói. Có giỏi thì làm như họ đi. 
Kiểu lập luận này thường gặp các bình 
luận (comments) trên các mạng xã hội như 
Facebook, Youtube, Twitter.v.v. 
2.3.2. Ngụy biện lợi dụng uy tín 
Đây là loại ngụy biện dùng những 
nhân vật nổi tiếng hay được nhiều người ái 
mộ để tìm sự ủng hộ cho luận điểm của 
mình. Đây là kiểu lý lẽ, điều gì của người 
uy tín nổi tiếng cũng đúng; nếu nói khác, 
là sai. 
Ví dụ: 
“Mẹ không biết vì sao con mặc kiểu áo 
này đâu. Mark Zuckerberg bao giờ cũng 
mặc áo thun kiểu này”. 
 Người con đã dùng kiểu ngụy biện lợi 
dụng uy tín. Đây là lập luận sai bởi 
Mark Zuckerberg không phải là chuyên gia 
thời trang (Mark Zuckerberg là một tỉ phú, 
đồng sáng lập của Facebook). Thực tế, 
nhiều người nổi tiếng, nhưng có những lĩnh 
vực họ không rành nên xảy ra kiểu ngụy 
biện này về lĩnh vực, về sở trường của 
người được viện dẫn. 
Trong kiểu ngụy biện này còn có ngụy 
NGUYỄN HOÀNG HIỆP TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 
59 
biện nặc danh. Đó là kiểu ngụy biện với 
những lí lẽ được viện dẫn hay trích dẫn 
nhưng lại không nói đích danh đó là ai. 
Thậm chí chính người lập luận cũng không 
biết chuyên gia ở đây là ai. Nên người lập 
luận theo tin đồn. Kiểu ngụy biện này khá 
là phổ biến hiện nay, nhất là trên báo chí, 
truyền thông; không muốn nói rõ nguồn tin 
từ đâu, ai nghiên cứu, khi nào. Cách nói 
vậy không khả tín, không xác thực. Có 
những lập luận sai từ uy tín không kiểm 
chứng như: 
Ví dụ: 
Một viên chức Nhà Trắng cho biết 
Nhưng viên chức này là ai, chức vụ ở đâu, 
chẳng ai kiểm chứng được cả. 
Ví dụ: 
Ông ấy là một chuyên gia, vậy ông ta 
đúng. Vấn đề là chuyên gia về lĩnh vực 
nào? Một chuyên gia trong lĩnh vực này 
nhưng có thể mù tịt về lĩnh vực kia. 
2.3.3. Ngụy biện bù nhìn 
Loại ngụy biện này cố tình xuyên tạc, 
bóp méo quan điểm hay phát biểu của 
người khác, để làm luận điểm tấn công. 
Đây là kiểu ngụy biện dùng các lập luận 
thay thế quan điểm hay lập luận A của đối 
phương bằng cách trình bày sai lệch, xuyên 
tạc, bóp méo hoặc phóng đại thành B. 
Ví dụ: 
A: Những ngày nắng ráo thật tuyệt. 
B: Anh nói vậy không được. Nếu ngày 
nào cũng nắng ráo, chúng ta sẽ chẳng có 
mưa. Thế là hạn hán, đói kém và có người 
chết đói. 
B đã bóp méo lời A, vì A chỉ nói có 
những ngày nắng ráo chứ không phải nói 
ngày nào cũng nắng ráo (Nguyễn Đức Dân, 
2018, tr.294). 
2.3.4. Ngụy biện lợi dụng cảm xúc 
Là kiểu ngụy biện sử dụng cảm xúc 
của bản thân để khai thác, trong đó chủ yếu 
là lòng trắc ẩn. Loại kiểu lập luận này 
thường dùng những từ ngữ cảm tính (buồn, 
thất vọng) để tác động, lay động suy 
nghĩ người đọc, làm người khác phân tâm 
không chú ý tới sự kiện để chứng minh 
mình đúng hoặc kết luận nào đó được chấp 
nhận. Kiểu ngụy biện này kêu gọi sự thông 
cảm của người khác bằng cách nêu nhiều 
yếu tố bao gồm cả những tình huống và đối 
nhân xử thế của người nói. Kiểu lập luận 
này đi vào lòng người hơn là lý trí. Hiển 
nhiên sự thương cảm đó không phải là 
những chứng cứ hiển nhiên cho một hành 
động nào đó. Thông thường những cảm 
xúc đó là giận dữ, buồn, thất vọng.v.v. 
Ví dụ: 
Thân chủ của tôi là một phần quan 
trọng của cộng đồng này. Nếu anh ta bị bắt 
thì không chỉ thành phố này thiệt hại mà 
anh ta và gia đình sẽ tổn thất nặng nề. Từ 
trong thâm tâm ông chánh án không thể 
không mở rộng vòng tay cho một phán 
quyết “vô tội đối với anh ta sao?” 
Ví dụ trên cho thấy cách áp dụng kiểu 
ngụy biện lợi dụng cảm xúc ở trên không 
liên quan đến những chứng cứ có tội hay 
vô tội của thân chủ. 
2.3.5. Ngụy biện lợi dụng đám đông 
Loại ngụy biện này cho rằng một lý lẽ 
được đám đông ủng hộ thì nó đúng. Số 
đông luôn đúng; quan điểm, lý lẽ nào được 
số đông ủng hộ thì nó phải đúng. Tuy 
nhiên không phải hầu hết mọi người tin 
một điều gì đó đúng, không có nghĩa là 
điều đó là chân lý. Không phải niềm tin 
nào của đại chúng luôn luôn đúng. Chúng 
ta cũng biết trước thế kỷ XV, mọi người 
cho rằng mặt trời quay quanh trái đất. Tuy 
nhiên điều đó không đúng. 
Ví dụ: 
“Ai cũng gù, mình thẳng lưng sẽ thành 
khuyết tật” là câu nói của bị cáo Diệp Thị 
SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 73 (01/2021) 
60 
Hồng Liên (cựu trưởng phòng khảo thí) 
tại phiên tòa xét xử sơ thẩm 15 bị cáo trong 
vụ án gian lận điểm thi THPT năm 2018 tại 
Hòa Bình. “Thẳng lưng” được hiểu là 
những điều đúng, điều tốt, những người tốt 
mà lại bị coi là dị biệt, là khuyết tật thì quá 
đau xót. “Ai cũng gù, mình thẳng lưng sẽ 
thành khuyết tật”, là lối lập luận sai (ngụy 
biện lợi dụng đám đông, cụ thể là tập thể bị 
cáo gian lận điểm). 
Ví dụ: 
 “- Con ăn mặc gì mà kỳ quặc vậy? Hở 
cổ, hở nách, hở bụng”. 
- Cụ “Khốt” ơi, bọn bạn con chúng nó 
đều mặc như vậy”. 
Người con chê cha mẹ mình cổ hủ và 
bảo vệ quan điểm của mình theo số đông - 
điều gì được nhiều người tin là đúng và 
làm như vậy nên tôi cũng tin là đúng. 
2.3.6. Ngụy biện đe dọa 
Loại ngụy biện này thực chất là một sự 
đe dọa, nhằm mục đích gây áp lực cho 
người đối thoại phải chấp nhận một kết 
luận nào đó. Người tranh luận dùng loại 
ngụy biện này để đe dọa, ám chỉ đến những 
điều không hay xảy ra với người đối thoại 
để làm họ chùn bước, và từ đó phải chấp 
nhận quan điểm của hắn một cách bị ép 
buộc. Do đó, kiểu ngụy biện này còn gọi là 
“viện tới cây gậy”, rất hay được dùng trong 
trao đổi giữa người lớn và trẻ em trong gia 
đình, hay trong môi trường có mối quan hệ 
bất bình đẳng như giữa lãnh đạo và nhân 
viên hoặc trong giới chính khách. 
Ví dụ: 
Không chơi game nữa! Muốn sống thì 
đi làm bài tập ngay. 
Nếu các anh làm vậy, tôi sẽ đưa việc 
này lên mạng đấy. 
Nhân viên: Thưa anh, sao em phải làm 
thêm việc này trong khi bảng mô tả công 
việc trong hợp đồng lao động với công ty 
không hề đề cập đến! 
Giám đốc: Tôi có thể tìm ngay người 
khác thay chỗ của anh ở công ty này! 
2.4. Các bộ phận cấu thành logic phi 
hình thức 
Logic phi hình thức không chỉ dừng lại 
ở mức độ chỉ nghiên cứu thuyết ngụy biện 
như lúc ban đầu xuất hiện. Ngày nay, logic 
phi hình thức đang nỗ lực một cách toàn 
diện hơn và đi vào nghiên cứu đa dạng, đa 
ngành hơn để hiểu được bản chất của lí lẽ 
đời thường cũng như đánh giá được 1í lẽ 
đời thường. Mặc dù đã có nhiều vấn đề 
được trình bày trong logic phi hình thức 
được xem là đầy đủ, vẫn có thể có những 
vấn đề các nhà ngôn ngữ đang còn nghiên 
cứu, tranh luận. Nhưng với tình hình thực 
tế hiện tại của logic phi hình thức, chúng ta 
có thể đưa ra bản phác thảo bao quát toàn 
diện về lí lẽ trong ngôn ngữ tự nhiên gồm 
các thành phần, đặc điểm sau: 
a. Lí lẽ trong ngôn ngữ tự nhiên là sự 
giải thích, thanh minh về các quy tắc giao 
tiếp mà các tranh luận luôn luôn phải dựa 
vào đó. 
b. Cần có sự phân biệt khác nhau giữa 
các loại hội thoại, vì đây là những “môi 
trường” lí lẽ diễn ra trong quá trình giao 
tiếp. Từ đó, các hội thoại này sẽ có những 
bước đi kế tiếp để có các lí lẽ thích hợp 
hoặc không thích hợp nhằm phù hợp với 
môi trường hội thoại. Ví dụ: lí lẽ trong 
thảo luận khoa học khác với lí lẽ trong 
đàm phán. 
Về các loại hội thoại, chúng tôi xin 
giới thiệu cách phân loại của Douglas 
Walton (có tám loại hội thoại) (Douglas 
Walton, 1997, tr.605): 
NGUYỄN HOÀNG HIỆP TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 
61 
Bảng 1. Tám thể loại hội thoại 
Loại hội 
thoại 
Tình huống ban 
đầu 
Mục đích cá nhân của 
người tham gia phát ngôn 
Mục đích chung 
của hội thoại 
Những lợi 
ích đem lại 
Thuyết phục 
(Persuasion) 
Các ý kiến đưa 
ra không giống 
nhau - bất đồng 
ý kiến 
Thuyết phục đối tượng Giải quyết các 
bất đồng ý kiến 
Hiểu quan 
điểm, ý 
kiến của 
nhau 
Yêu cầu về 
thông tin 
Không biết gì 
về vấn đề đang 
tìm hiểu 
Tìm kiếm thông tin cần 
biết 
Chứng minh 
được hoặc bác 
bỏ những phỏng 
đoán ban đầu 
Thu thập 
thêm được 
thông tin, 
kiến thức 
Bàn bạc Dự tính về các 
kết quả tương 
lai 
Đưa ra quan điểm, mục 
đích cá nhân 
Thực hiện trên 
cơ sở suy nghĩ 
cân nhắc thận 
trọng 
Để ra các 
ưu thế cá 
nhân 
Đàm phán Lợi ích của các 
bên mâu thuẫn 
lẫn nhau 
Làm tăng thêm các lợi ích 
cho mỗi bên 
Các bên thoả 
thuận với nhau 
Các bên 
đều có lợi 
Tìm kiếm 
thông tin 
Một bên đối 
tượng thiếu 
thông tin 
Nắm bắt thông tin Truyền đạt kiến 
thức, thông tin 
Có được sự 
giúp đỡ 
trong quá 
trình tìm 
mục tiêu 
Tranh cãi Mâu thuẫn cá 
nhân 
Tranh cãi quyết liệt và làm 
bẽ mặt đối phương 
Bộc lộ nhiều 
mâu thuẫn gây 
gắt 
Trút hết nỗi 
niềm và 
cảm xúc 
Tranh luận Đối nghịch 
nhau về quan 
điểm, ý kiến 
Thuyết phục đối tượng thứ 
3 (trong tình huống đối 
thoại tay ba) 
Thể hiện hết các 
lí lẽ sắc bén, 
mạnh mẽ nhất 
với hai đối 
tượng còn lại 
Các thông 
tin được 
trao đổi qua 
lại giữa các 
đối tượng 
với nhau 
Sư phạm 
giữa thầy trò 
trong giờ học 
Không biết gì 
về một đối 
tượng, hiện 
tượng 
Giảng dạy và học tập Truyền đạt kiến 
thức 
Lưu trữ 
được những 
vấn đề đã 
được truyền 
đạt 
Nguồn: Walton. Douglas N., How Can Logic Best Applied to Arguments? Logic Journal 
of IGOL (Interest Group on Pure and Applied Logic), tập 5, trang 60.
SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 73 (01/2021) 
62 
Các kết quả hợp lý và giải thích cho 
chúng ta biết khi nào người ta có thể cho 
biết một câu này là kết quả hợp lý xuất 
phát từ một câu kia. 
c. Các tiêu chí tổng quát để xây dựng 
nên các lí lẽ đúng. Các tiêu chí này có thể 
kết hợp với một giả định của kết quả hợp lý 
và chúng sẽ chỉ rõ những điều kiện chung 
nhằm có được các lí lẽ suy diễn, quy nạp 
và dẫn nhập. 
d. Các định nghĩa về lược đồ lí lẽ xác 
thực để xác định rõ các dạng lập luận đúng. 
e. Một số thuyết ngụy biện có thể đóng 
vai trò (hoặc có thể là không) trong việc 
hiểu và đánh giá các lí lẽ đời thường. 
f. Các nhân tố có tác động đến lời nói 
để có sức thuyết phục và các khái niệm 
trong thuật hùng biện (như yếu tố lí lẽ, yếu 
tố biểu cảm, gây xúc động, lí lẽ đặc điểm, 
tính cách người nghe) sẽ đóng vai trò quan 
trọng trong việc hiểu và đánh giá các lí lẽ 
đời thường. 
g. Các giải thích cho các nhiệm vụ 
biện chứng gắn liền với các lí lẽ trong các 
tình huống đặc biệt. 
3. Kết luận 
Như vậy, có thể nhận định logic phi 
hình thức chính là lập luận trong ngôn 
ngữ tự nhiên nói chung và trong các diễn 
ngôn đời thường nói riêng. Logic phi hình 
thức có thể được xem là “công cụ” hữu 
hiệu trong việc phát hiện thể loại ngụy 
biện trong đời thường. Đây là nguyên 
nhân hình thành nên một loại logic mới, 
đó là logic phi hình thức; một kiểu logic 
trong trong lĩnh vực ngôn ngữ học. Việc 
áp dụng logic phi hình thức trong các diễn 
ngôn đời thường không những giúp chúng 
ta cải thiện việc lập luận, nâng cao lí lẽ 
trong quá trình trao đổi giữa cá nhân mà 
còn nâng cao tính thuyết phục với lí lẽ 
hợp lý trong các lĩnh vực quảng cáo, tranh 
luận chính trị, tranh cãi pháp lý và truyền 
thông đại chúng. Tóm lại, một lập luận 
chặt chẽ phải hội tụ ba yếu tố: (1) lập luận 
trên cơ sở các tiền đề hợp lý, (2) có tất cả 
thông tin liên quan củng cố, bổ trợ cho 
tiền đề, và (3) có những lí lẽ lập luận hợp 
lý. Trái với lập luật chặt chẽ, đó là ngụy 
biện (lập luận cố ý sai). Ngụy biện là 
những kiểu lập luận sai nhưng lại có vẻ 
như là kiểu lập luận đúng. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Đỗ Hữu Châu. (2003). Đại cương ngôn ngữ học – Ngữ dụng học, tập 2. Hà Nội: NXB 
Giáo dục. 
Copi, Irving. (1957). Introduction to Logic, New York: Maxmillan. 
Christoper W. Tindale. (2007). Fallacies and Argument Appraisal, Cambridge University 
Press. 
Nguyễn Đức Dân. (1996). Logic và tiếng Việt. TP.HCM: NXB Giáo dục. 
Nguyễn Đức Dân. (1997). Logic – Ngữ nghĩa – Cú pháp. Hà Nội: NXB Đại học và Trung 
học chuyên nghiệp. 
Nguyễn Đức Dân. (1998). Ngữ dụng học. Hà Nội: NXB Giáo dục. 
Nguyễn Đức Dân. (2003). Nhập môn Logic hình thức. NXB Đại học Quốc gia TP.HCM. 
NGUYỄN HOÀNG HIỆP TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 
63 
Nguyễn Đức Dân. (2005). Nhập môn Logic hình thức và Logic phi hình thức. NXB Đại 
học Quốc gia Hà Nội. 
Nguyễn Đức Dân. (2013). Giới thiệu về logic phi hình thức. Tạp chí Ngôn ngữ, số 7, 2013. 
Nguyễn Đức Dân. (2018). Muôn màu lập luận. NXB Trẻ. 
Phan Đình Diệu. (1993). Lôgíc hình thức và nhận thức khoa học. Tạp chí Triết học, số 4, 
tr.34-37. 
Hitchcook, David. (1995). Do Fallacies Have a Place in the Teaching of Reasoning Skill 
or Critical Thinking? In Hansen, Hans V. and Robert C. Pinto, eds, Fallacies: 
Classical and Contemporary Readings.University Park, PA: Penn State Press. 
Kahane, Howard and Nancy M. Cavender. (1988). Logic and Contemporary Rhetoric: The 
Use of Reason in Everyday Life (5th Edition). Beltmont: Wadsworth. 
Walton. Douglas N. (1997). How Can Logic Best Applied to Arguments? Logic Journal of 
IGOL (Interest Group on Pure and Applied Logic), Volume 5, Page 603-614. 
Ngày nhận bài: 17/8/2020 Biên tập xong: 15/01/2021 Duyệt đăng: 20/01/2021 

File đính kèm:

  • pdfung_dung_logic_phi_hinh_thuc_trong_lap_luan_ngon_ngu_tu_nhie.pdf