Ứng dụng công nghệ GNSS-R (phản xạ GNSS) để phát hiện các sự kiện thủy văn cực đoan (ví dụ cơn bão Xynthia năm 2010 tại Pháp)

Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã sử dụng 3 tháng dữ liệu GNSS (từ tháng 1 đến tháng 3 năm 2010)

từ trạm quan trắc GNSS đặt tại SCOA, phía nam vịnh Biscay, thuộc mạng lưới RGP (mạng lưới GNSS

cố định) của Pháp để phát hiện cơn bão Xynthia (đổ bộ vào bờ biển Đại Tây Dương, Pháp ngày 28

tháng 2 năm 2010). Cơn bão này đã gây ra lũ lụt trên diện rộng và hậu quả nghiêm trọng đối với vùng

cửa sông Gironde. Việc phân tách các thành phần thủy triều và xác định cơn bão Xynthia đã đạt được

bằng cách sử dụng kỹ thuật mô hình giao thoa IPT (Interference Pattern Technique) kết hợp kỹ thuật

phân tích phổ đơn SSA (Singular Spectrum Analysis) và phương pháp biến đổi wavelet liên tục CWT

(Continuous Wavelet Transform)

Ứng dụng công nghệ GNSS-R (phản xạ GNSS) để phát hiện các sự kiện thủy văn cực đoan (ví dụ cơn bão Xynthia năm 2010 tại Pháp) trang 1

Trang 1

Ứng dụng công nghệ GNSS-R (phản xạ GNSS) để phát hiện các sự kiện thủy văn cực đoan (ví dụ cơn bão Xynthia năm 2010 tại Pháp) trang 2

Trang 2

Ứng dụng công nghệ GNSS-R (phản xạ GNSS) để phát hiện các sự kiện thủy văn cực đoan (ví dụ cơn bão Xynthia năm 2010 tại Pháp) trang 3

Trang 3

Ứng dụng công nghệ GNSS-R (phản xạ GNSS) để phát hiện các sự kiện thủy văn cực đoan (ví dụ cơn bão Xynthia năm 2010 tại Pháp) trang 4

Trang 4

Ứng dụng công nghệ GNSS-R (phản xạ GNSS) để phát hiện các sự kiện thủy văn cực đoan (ví dụ cơn bão Xynthia năm 2010 tại Pháp) trang 5

Trang 5

Ứng dụng công nghệ GNSS-R (phản xạ GNSS) để phát hiện các sự kiện thủy văn cực đoan (ví dụ cơn bão Xynthia năm 2010 tại Pháp) trang 6

Trang 6

Ứng dụng công nghệ GNSS-R (phản xạ GNSS) để phát hiện các sự kiện thủy văn cực đoan (ví dụ cơn bão Xynthia năm 2010 tại Pháp) trang 7

Trang 7

Ứng dụng công nghệ GNSS-R (phản xạ GNSS) để phát hiện các sự kiện thủy văn cực đoan (ví dụ cơn bão Xynthia năm 2010 tại Pháp) trang 8

Trang 8

Ứng dụng công nghệ GNSS-R (phản xạ GNSS) để phát hiện các sự kiện thủy văn cực đoan (ví dụ cơn bão Xynthia năm 2010 tại Pháp) trang 9

Trang 9

Ứng dụng công nghệ GNSS-R (phản xạ GNSS) để phát hiện các sự kiện thủy văn cực đoan (ví dụ cơn bão Xynthia năm 2010 tại Pháp) trang 10

Trang 10

pdf 10 trang viethung 4960
Bạn đang xem tài liệu "Ứng dụng công nghệ GNSS-R (phản xạ GNSS) để phát hiện các sự kiện thủy văn cực đoan (ví dụ cơn bão Xynthia năm 2010 tại Pháp)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ứng dụng công nghệ GNSS-R (phản xạ GNSS) để phát hiện các sự kiện thủy văn cực đoan (ví dụ cơn bão Xynthia năm 2010 tại Pháp)

Ứng dụng công nghệ GNSS-R (phản xạ GNSS) để phát hiện các sự kiện thủy văn cực đoan (ví dụ cơn bão Xynthia năm 2010 tại Pháp)
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ GNSS-R (PHẢN XẠ GNSS) ĐỂ PHÁT HIỆN CÁC SỰ 
KIỆN THỦY VĂN CỰC ĐOAN (VÍ DỤ CƠN BÃO XYNTHIA NĂM 2010 TẠI PHÁP) 
Vũ Phương Lan1*, Hà Minh Cường2, Đinh Thị Bảo Hoa1, Nguyễn Thị Thúy Hằng1, Bùi 
Quang Thành1, Phạm Văn Mạnh1 , Phạm Vũ Đông1 
1 Khoa Địa lý, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội 
2 Viện công nghệ hàng không vũ trụ, Trường Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội 
E-mail tác giả liên hệ: lanvuphuong.rsc@gmail.com 
TÓM TẮT 
Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã sử dụng 3 tháng dữ liệu GNSS (từ tháng 1 đến tháng 3 năm 2010) 
từ trạm quan trắc GNSS đặt tại SCOA, phía nam vịnh Biscay, thuộc mạng lưới RGP (mạng lưới GNSS 
cố định) của Pháp để phát hiện cơn bão Xynthia (đổ bộ vào bờ biển Đại Tây Dương, Pháp ngày 28 
tháng 2 năm 2010). Cơn bão này đã gây ra lũ lụt trên diện rộng và hậu quả nghiêm trọng đối với vùng 
cửa sông Gironde. Việc phân tách các thành phần thủy triều và xác định cơn bão Xynthia đã đạt được 
bằng cách sử dụng kỹ thuật mô hình giao thoa IPT (Interference Pattern Technique) kết hợp kỹ thuật 
phân tích phổ đơn SSA (Singular Spectrum Analysis) và phương pháp biến đổi wavelet liên tục CWT 
(Continuous Wavelet Transform) 
Từ khóa: GNSS-R, Bão dâng (surge storm), Thủy triều, Phân tích phổ đơn SSA, phương pháp biến đổi 
wavelet liên tục CWT 
MỞ ĐẦU 
Mực nước biển dâng do biến đổi khí hậu gây ra những tác động tiêu cực đến khu vực ven biển 
không chỉ lũ lụt mà còn gia tăng các hiện tượng cực đoan như biến động mực nước do bão dâng, 
bão nhiệt đới, với mức độ tàn phá khủng khiếp [1, 2]. Những thay đổi về điều kiện khí hậu 
cũng làm tăng tần suất và biên độ của bão dâng ở nhiều khu vực khác nhau [3, 4, 5], gây ra mối 
đe dọa lớn đối với dân cư sống ở các vùng ven biển [6]. 
Nước dâng do bão được định nghĩa là sự khác biệt giữa thủy triều quan sát và thủy triều thiên 
văn. Sự khác nhau này là do các hiện tượng khí hậu cực đoan như bão, lũ[7, 8]. Khi có sự 
kết hợp của các hiện tượng cực đoan như thủy triều cao và bão đặc trưng bởi lượng mưa lớn, 
sóng mạnh, nước dâng do bão có thể gây lên ngập lụt cho các khu vực ven biển [9, 10]. 
Pháp là một quốc gia có lãnh thổ chính nằm tại Tây Âu trải dài từ Địa Trung Hải đến eo biển 
Manche và biển Bắc và từ sông Rhin đến Đại Tây Dương. Trong những năm gần đây, Pháp đã 
trải qua nhiều cơn bão lớn như bão Oritia năm 2000, lốc xoáy năm 2007, lốc xoáy châu Âu năm 
2008, bão Xynthia năm 2010, bão Joachim năm 2011, thủy triều dâng Xavier năm 2013, bão 
Darwin năm 2014, bão Zeus năm 2017 và bão David năm 2018. Một loạt các hiện tượng khí 
hậu cực đoan xảy ra với tần suất và cường độ ngày càng tăng đòi hỏi nhu cầu cấp thiết về giám 
sát và xây dựng hệ thống cảnh báo bão sớm dọc theo bờ biển Pháp/ Châu Âu. Các trạm GNSS 
trắc địa cố định nằm ở vị trí cao tại khu vực ven biển có thể được sử dụng cho mục đích này. 
Cơn bão Xynthia xảy ra trong hai ngày 27-28 tháng 2 năm 2010 đã ảnh hưởng đến phía nam 
Châu Âu, chủ yếu là vùng ven biển Tây Ban Nha và Pháp của vịnh Biscay, gây thiệt hại nghiêm 
trọng [11, 12, 13]. Sức gió lên tới 160 km/h và áp suất thấp từ 1000 đến 977 hPa đã được ghi 
lại tại trạm khí tượng trong suốt hành trình của cơn bão là nguyên nhân gây ra một cơn bão 
dâng lớn dọc theo bờ vịnh Biscay [14, 15]. Tại trạm đo triều La Rochelle ghi nhận mực nước 
dâng 1,53 m (8,01 m so với mực nước 0), mức trủy triều cao như vậy chưa từng được ghi nhận 
kể từ khi thiết lập máy đo thủy triều tại trạm này vào năm 1997. Mực nước dâng do bão cũng ở 
mức lớn nhất được ghi nhận tại trạm đo triều Brest (1,42 m) trong 150 năm qua [12]. Chính vì 
vậy, việc tăng cường các cảm biến và trạm quan sát là rất quan trọng để thiết lập một hệ thống 
giám sát và cảnh báo có cấu trúc tốt, đảm bảo an toàn cho người dân sống tại khu vực ven biển. 
Hiện tại, việc giám sát dài hạn được đảm bảo bằng các đồng hồ đo thủy triều sử dụng kỹ thuật 
radar để đo thủy triều dọc bờ biển Pháp. 
Kỹ thuật phản xạ GNSS (GNSS-R) đã chứng minh tiềm năng mạnh mẽ trong việc giám sát các 
biến thể bề mặt nước biển (SSH) kể từ giữa năm 90 dựa trên phân tích dạng sóng của tín hiệu 
thu được [16, 17, 18]. Các trạm thu tín hiệu của mạng lưới GNSS cố định được đặt ở các khu 
vực ven biển có thể được sử dụng làm thước đo thủy triều nhờ việc ghi lại dữ liệu SNR (Signal-
to-Noise Ratio) [19, 20]. Không giống như các máy đo thủy triều cổ điển được đặt trong các 
thiết bị bảo vệ có tác dụng giảm tác động của sóng đối với tín hiệu, chuỗi thời gian mực nước 
biển dựa trên GNSS-R chứa cả thành phần thủy triều và các thông tin khác như sóng, nước dâng 
do bão, thủy triều dâng hay ảnh hưởng của gió và áp suất khí quyển [21]. 
Trong nghiên cứu này, dữ liệu SNR được ghi lại từ trạm quan trắc GNSS Socoa (phía tây nam 
nước Pháp) đã được sử dụng để xác định biến thể mực nước biển từ tháng 1 đến tháng 3 năm 
2010 tại vịnh Saint Jean de Luz. Hai phương pháp phân tích phổ đơn (SSA) và phương pháp 
biến đổi wavelet liên tục (CWT) đã được áp dụng để phân tích chuỗi biến thể mực nước biển 
từ dữ liệu SNR nhằm tách thành phần thủy triều ra khỏi các tín hiệu vật lý khác. Các tín hiệu 
còn lại trong phần dư được so sánh với mực nước dâng (surge) ước tính, nước dâng do ảnh 
hưởng của áp suất khí quyển, sóng và tốc độ gió để xác định bản chất của chúng và xác định 
cơn bão Xynthia dựa trên tín hiệu thu nhận được. 
I. KHU VỰC NGHIÊN CỨU 
Các phân tích trong nghiên cứu này được thực hiện trong vịnh Saint Jean de Luz, nằm phía 
đông vịnh Biscay, dọc theo biển Đại Tây Dương của Pháp, cách khoảng vài km tính từ phía bắc 
Tây Ban Nha (hình 1a). 
Hình 1: a) Vị trị trạm thu GNSS SCOA (43°23'42.83"N, 01°40'54.05"O); b) hình ảnh 
ăngten TRM55971.00 đặt trên mái nhà ở độ cao 10.66 m so với mặt nước biển 
( 
Trong nhiều thế kỷ, nơi này đã bị ảnh hưởng bởi những cơn bão mạnh và thường xuyên bị ngập 
lụt. Vào giữa thế kỷ 19, để bảo vệ khu vực khỏi thủy triều đại dương, một đê chắn sóng đã được 
xây dựng. Khu vực nghiên c ...  sau khi đi theo một đường 
dẫn khác ngoài đường dẫn trực tiếp. Những tín hiệu nhiễu này có ảnh hưởng bất lợi đến các 
phép đo định vị và người ta thường tìm cách loại bỏ chúng trong bài toán trắc địa cổ điển. 
Hình 2: Nguyên lý của máy đo thủy triều GNSS sử dụng 1 ăngten đơn cho việc phân tích 
tín hiệu SNR. Trong đó ϴ là góc cao vệ tinh, h là độ cao phản xạ. 
Ngược lại, trong GNSS-R, việc phân tích các nhiễu này sẽ cung cấp thông tin hữu ích về tín 
hiệu phản xạ và do đó cung cấp các đặc điểm của bề mặt phản xạ. Tỉ số tín hiệu trên nhiễu SNR 
là một trong những tín hiệu cơ bản được thu bởi máy thu GNSS và thường được ghi lại ở mỗi 
bước đo và cho từng tần số. 
3.2. Nghịch đảo dữ liệu SNR để ước tính chiều cao mực nước (SSH) 
Dữ liệu SNR thu được từ trạm GNSS Socoa được nghịch đảo để tính SSH bằng kỹ thuật mô 
hình giao thoa (IPT) được phát triển bởi Larson, 2008. 
SNR tức thời được tính bởi công thức: SNR6 = A86 + A96 + 2 A8A9 cosy 
Trong đó, 𝐴$ và 𝐴> là biên độ của đa đường và tín hiệu trực tiếp tương ứng, ψ là độ lệch pha 
giữa hai tín hiệu. 
Giả sử rằng 𝐴$ ≪	𝐴>, SNR có thể được tính bởi công thức : SNR ≈	𝐴>6 +2𝐴>𝐴$ cos𝜓 
Các tín hiệu phản xạ chủ yếu được quan sát với góc cao vệ tinh thấp, giả sử bề mặt biển tương 
ứng với phản xạ gương, góc pha tương đối có thể được suy ra từ mặt hình học do độ trễ của tín 
hiệu phản xạ nhận được [28]: 𝜓 = 6AB δ =	CADB sin 𝜀 	 
Trong đó λ là chiều dài bước sóng, ε độ cao vệ tinh và h là khoảng cách dọc giữa tâm ăng-ten 
và bề mặt phản xạ. Tần số của dao động đa đường có thể được tính như sau: 𝑓 = >I># = CADB sin(𝜀) + CADB cos(𝜀) 𝜀 
Trong đó: ℎ (=	 >D>#) là vận tốc dọc của bề mặt phản xạ (do sóng và thủy triều) ; 𝑓 là tần số giao 
động của đa đường ; 𝜀 là góc cao vệ tinh ; 𝜀 là vận tốc góc cao vệ tinh. 
3.3. Phân tích thành phần chính của chuỗi dữ liệu mực nước từ GNSS-R sử dụng phương 
pháp phân tích phổ đơn SSA 
Trong nghiên cứu này, SSA đã được áp dụng để phân tách chuỗi thời gian mực nước dựa trên 
GNSS-R, sau đó được tái cấu trúc lại bằng cách sử dụng một phiên bản sửa đổi của thuật toán 
MATLAB (Claessen et al, 2002). Sự đóng góp của phương sai chính tương ứng với bốn thành 
phần chính đầu tiên của SSA chiếm hơn 95% phương sai (hình 3). 
Thành phần chính thứ nhất và thứ hai (RC1 và RC2) được sử dụng để tách thành phần thủy 
triều. Thành phần chính thứ ba (RC3) biểu thị mực nước do thay đổi áp suất khí quyển, hay còn 
gọi là hiện tượng phong vũ biểu đảo ngược (IB), và gió, được sử dụng để xác định dấu hiệu của 
cơn bão Xynthia. Thành phần chính thứ 4 bao gồm các loại nhiễu (được loại bỏ trong quá trình 
tính toán). 
Hình 3: Chuỗi dữ liệu mực nước tại Socoa và 4 thành phần chính đầu tiên và các giá trị 
riêng của nó (λ) được biểu thị bằng % phương sai được giải thích. 
3.4. Phân tích chuỗi thời gian mực nước từ GNSS-R sử dụng phương pháp biến đổi wavelet 
liên tục (CWT) 
Phương pháp CWT được dùng để phân tách tín hiệu thành các sóng con nhằm mô phỏng và tái 
hiện lại cơn bão Xynthia theo tần số trong tín hiệu GNSS-R. Trong nghiên cứu này, phân tích 
CWT được thực hiện dựa trên phiên bản sửa đổi của công cụ cross wavelet and wavelet 
coherence trong MATLAB (Daubechies et al, 1990). 
IV. KẾT QUẢ 
4.1. Kết hợp hai phương pháp SSA và CWT để tách thành phần thủy triều khỏi các tín hiệu 
vật lý khác 
Mực nước ước tính từ dữ liệu GNSS-R không chỉ chứa các thành phần thủy triều mà còn chứa 
các tín hiệu địa vật lý khác. So sánh trực tiếp với dữ liệu đo thủy triều ở trạm Socoa cho kết quả 
thống kê rất tốt. SSA và iCWT (inverse CWT) là các công cụ bổ sung để phân tích các ước tính 
SSH của GNSS-R: cho phép ước tính tốt về thủy triều (Hình 4). 
4.2. Phát hiện cơn bão Xynthia từ dữ liệu GNSS-R 
Trong suốt thời gian xảy ra bão, SSH bị ảnh hưởng đáng kể từ các tác động khác như áp suất 
khí quyển (còn gọi là phong vũ biểu ngược IB), gió, sóng gây ra các đợt nước dâng do bão 
(surge). Kết quả so sánh giữa các thành phần RC3 với tốc độ gió được thể hiện trong hình 5a, ℎ"#$%& trong hình 5b, surge trong hình 5c và SWH (được đo tại phao Anglet cách trạm Socoa 
khoảng 20 km) trong hình 5d. Một tương quan tốt đã được tìm thấy giữa RC3 và áp suất khí 
quyển (R = 0.70) và surge (R = 0.72) trong toàn bộ chu kỳ quan sát. Một tương quan thấp với 
tốc độ gió và sóng có thể được giải thích do phần bên trong vịnh được bảo vệ bởi đê chắn sóng 
làm giảm phần lớn biên độ sóng do gió gây ra. Nếu chúng ta tập trung phân tích vào 4 ngày của 
cơn bão Xynthia (từ 27 tháng 2 đến 2 tháng 3 năm 2010), mối tương quan tăng lên với ba biến 
môi trường được xem xét ở đây : R = 0.73, 0.77 và 0.65 cho ℎ"#$%&, surge, và tốc độ gió tương 
ứng. 
Hình 4 : Kết quả so sánh giữa các đồng hồ đo thủy triều tại chỗ và: a) Dữ liệu GNSS-R 
dựa trên SSH; b) tổng của (RC1 + RC2) bằng phương pháp SSA; c) CWT nghịch đảo ở 
tần số 12h; d) CWT nghịch đảo từ 6h đến 12h tần số. 
Hình 5 : Phần dư của chuỗi mực nước (RC3) được so sánh với a) tốc độ gió; b) áp suất 
khí quyển đo tại trạm khí tượng Socoa; c) nước dâng do bão (surge) và d) độ cao sóng 
đo được tại trạm Anglet cách Socoa khoảng 20 km. 
Hình 6 : a) XWT cho RC3 (SSA) và tổng the surge và 𝒉𝒂𝒕𝒎𝒐𝒔; b) chuỗi thời gian RC3 và 
tổng the surge và 𝒉𝒂𝒕𝒎𝒐𝒔 từ tháng 1 đến tháng 3 năm 2010 tại Socoa. 
Một tương quan wavelet chéo (XWT) và tương quan tuyến tính giữa RC3 và tổng của surge và ℎ"#$%& đã được thực hiện (hình 6a và b) tương ứng. Tương quan cao hơn đã được tìm thấy 
trong khoảng thời gian dài. Mối tương quan rất cao được quan sát giữa hai biến trong khoảng 
thời gian cao hơn hai tuần. Khi sự đột biến (surge) và IB có liên quan chặt chẽ với nhau, RC3 
có thể được coi là dấu vết của cơn bão trên tín hiệu SSH của GNSS-R. 
V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
Nghiên cứu này là ví dụ thuyết phục đầu tiên về việc sử dụng kỹ thuật GNSS-R để phát hiện 
dấu hiệu của bão trên SSH thông qua các kỹ thuật phân rã tín hiệu như SSA và CWT. Một trong 
những chế độ phân rã SSA có liên quan đến sự biến đổi theo thời gian của sự đột biến (surge) 
và biến động khí quyển thông qua IB (R = 0,77) cho thời gian nghiên cứu khi kết hợp cả hai 
hiệu ứng. CWT cho phép xác định các giai đoạn chính của các tín hiệu địa vật lý khác nhau có 
trong SSH GNSS-R. Cơn bão Xynthia xuất hiện trong tín hiệu GNSS-R ở tần số cao (4h đến 
8h) và tần số thấp (4 đến 16 ngày). Nghiên cứu của chúng tôi xác nhận rằng phương pháp tiếp 
cận GNSS-R có thể ước tính SSH với độ chính xác gần tương tự như đồng hồ đo thủy triều (R 
= 0,99 và RMSE = 0,16 m). Giá trị bổ sung chính của nó là thể hiện khả năng của kỹ thuật 
GNSS-R dựa trên đảo ngược SNR để phát hiện bão. 
Nếu chúng ta chỉ xem xét các góc tới rất thấp (0 ° -5 °), khoảng cách giữa trạm trắc địa GNSS 
và các điểm phản xạ xa nhất có thể đạt tới vài km: 8 km cho độ cao ăng ten 60 m so với mực 
nước biển và đến ~ 28 km cho độ cao ăng ten 250 m [29]. GNSS-R SSH cũng có thể được sử 
dụng để cảnh báo sớm trong trường hợp bão và sóng thần lớn. 
APPLICATION OF GNSS REFLECTOMETRY (GNSS-R) FOR DETECTION OF 
HYDROLOGICL EVENTS (FOR EXAMPLE XYNTHIA STORM 2010 IN FRANCE) 
Phuong Lan Vu1*, Minh Cuong Ha2, Thi Bao Hoa Dinh1, Thi Thuy Hang Nguyen1, Quang 
Thanh Bui1, Van Manh Pham1 , Vu Dong Pham1 
1 Faculty of Geography, VNU University of Science 
2 School of Aerospace Engineering, VNU University of Engineering and Technology 
*Corresponding author. Email address: lanvuphuong.rsc@gmail.com 
ABSTRACT 
In this study, 3 months of records (January-March 2010) acquired by a geodetic GNSS station from the 
permanent network of RGP (Réseau GNSS Permanent), located in SCOA station, in the south of the Bay 
of Biscay to identify the Xynthia storm (hit the French Atlantic coast on February 28, 2010). This storm 
causing large floods and damages for the Gironde estuary. The separation of the tide components and 
the identification of Xynthia storm was achieved using the Interference Pattern Technique (IPT), a 
singular spectrum analysis (SSA) and a continuous wavelet transform (CWT). 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Fritz HM, Blount C, Sokoloski R, Singleton J, Fuggle A, McAdoo BG, Moore A, Grass C, Tate 
B. (2007), Hurricane Katrina storm surge distribution and field observations on the Mississippi 
Barrier Islands Estuarine, Coast Shelf Sci, p. 12–20. 
[2] Soria JLA, Switzer AD, Villanoy CL, Fritz HM, Bilgera PHT, Cabrera OC, Siringan FP, Maria 
YY-S, Ramos RD, Fernandez IQ (2016), Repeat storm surge disasters of Typhoon Haiyan and its 
1897 predecessor in the Philippines. Bull Am Meteor Soc, pp. 31-48. 
[3] Karim, M.F., Mimura N. (2008). Impacts of climate change and sea level rise on cyclonis storm 
surge floods in Bangladesh. Global Environmental Change, Vol.18, pp. 490-500. 
[4] Bondesanf, M., Castiglioni G.B, Elmis C, Pirazzolift P.A, Tomasin A. (1995). Coastal areas at 
risk from storm surges and sea level rise in northestern Italy, Journal of Coastal Research, Vol.11, 
pp. 1354-1379. 
[5] Tebaldi, C.; Strauss, B.H.; Zervas, C.E. (2012), Modelling sea level rise impacts on storm surges 
along US coasts, Environmental Research Letters. vol.7, doi:10.1088/1748-9326/7/1/014032. 
[6] McGranahan, G.; Balk, D.; Anderson, B. (2007), The rising tide: assessing the risks of climate 
change and human settlements in low elevation coastal zones, Environment and Urbanization, 
vol. 7. 
[7] Bode, L.; Hardy, T.A. (1997), Progress and recent developments in storm surge modeling, 
Journal of Hydraulic Engineering, vol. 123, pp. 315-331. 
[8] Olbert, A.L.; Hartnett, M. (2010), Storms and surges in Irish coastal waters, Ocean Modelling, 
vol. 34, pp. 50-62. 
[9] McRobie, A.; Spencer, T.; Gerritsen, H. (2005), The Big Flood: North Sea storm surge, 
Philosopical Transactions of the Royal Society A: Mathematical, Physical and Engineering 
sciences, vol. 363, https://doi.org/10.1098/rsta.2005.1567. 
[10] De Zolt, S.; Lionello, P.; Nuhu, A.; Tomasin, A. (2006), The disastrous storm of 4 November 
1966 on Italy, Natural Hazards and Earth System Sciences, vol. 6, pp. 861-879. 
[11] Bertin, X.; Bruneau, N.; Breilh, J.F.; Fortunato, A.B.; Karpytchev, M. (2012), Importance of wave 
age and resonance in storm surges: The case Xynthia, Bay of Biscay, Ocean Modelling, vol. 42, 
pp. 16-30. 
[12] Pineau-Guillou, L.; Lathuiliere, C.; Magne, R.; Louazel, S.; Corman, D.; Perherin, C. (2012), Sea 
levels analysis and surge modelling during storm Xynthia. European Journal of Environmental 
and Civil Engineering, vol. 16, pp. 943–952. 
[13] Genovese, E.; Przyluski, V. (2013), Storm surge disaster risk management: the Xynthia case study 
in France., Journal of Risk Research, vol. 16. DOI: 10.1080/13669877.2012.737826. 
[14] Vinet, F.; Defossez, S.; Rey, T.; Boissier, L. (2012), The production process of fl ooding risk in 
coastal area: the example of “Xynthia” areas. Norois Environnement, aménagement, société. 
[15] Przyluski, V.; Hallegatte, S. (2014), Gestion des risques naturels- Lecons de la tempête Xynthia, 
HAL Id: hal-01079801. 
[16] Martin-neira, M. (1993), A Passive Reflectometry and Interferometry System (PARIS): 
Application to ocean altimetry. ESA Journal, pp. 331-355. 
[17] Martin-neira, M.; Caparrini, M.; Font-Rossello, J.; Lannelongue, S.; Vallmitjana, C.S. (2001), 
The PARIS Concept: An Experimental Demonstration of Sea Surface Altimetry Using GPS 
Reflected Signals. IEEE Transactions on Geoscience and Remote Sensing, vol. 39. 
DOI: 10.1109/36.898676. 
[18] Lowe, S.T.; Zuffada, C.; Chao, Y.; Kroger, P.; Young, L.E.; LaBrecque, J.L. (2002), 5-cm-
Precision aircraft ocean altimetry using GPS reflections, Geophysical Research Letters. vol. 29. 
[19] Roussel, N.; Ramillien, G.; Frappart, F.; Darrozes, J.; Gay, A. ; Biancale, R.; Striebig, N.; 
Hanquiez, V.; Bertin, X.; Allain, D.(2015), Sea level monitoring and sea state estimate using a 
single geodetic receiver, Remote Sensing of Environment, vol. 171, pp. 261-277. 
[20] Larson, K.M.; Löfgren, J.S.; Haas, R. (2013) Coastal sea level measurements using a single 
geodetic GPS receiver. Advances in Space Research. vol. 51, pp. 1301-1310. 
[21] Roussel, N.; Frappart, F.; Ramillien, G.; Darrozes, J.; Baup, F. ; Lestarquit, L.; Ha, M.C. (2016), 
Detection of soil moisture variations using GPS and GLONASS SNR data for elevation angles 
ranging from 2° to 70°, IEEE Journal of Selected Topics in Applied Earth Observations and 
Remote Sensing. vol. 9, pp. 4781–4794. 
[22] Abadie, S.; Butel, R.; Dupuis, H.; Brière, C. (2005), Statistical parameters of waves on the south 
Aquitaine Coast, Comptes Rendus Geoscience, vol. 337, pp. 769-776. 
[23] Delpey, M.T.; Ardhuin, F.; Otheguy, P.; Jouon, A. (2014), Effects of waves on coastal water 
dispersion in a small estuarine bay, Journal of Geophysical Research: Oceans, vol. 119, pp. 70-
86. 
[24] Platel, J.P. (2017), Atlas cartographique des phénomènes naturels et des caractéristiques 
physiques du littoral de la Cote Basque. Rapport final, BRGM/RP-55262-FR. 
[25] Pingree, R.D.; Mardell, G.T.; New, A.L. (1986), Propagation of internal tides from the upper 
slopes of the Bay of Biscay, Nature, vol. 321, pp. 154-158. 
[26] New, A.L. (1988), Internal tidal mixing in the Bay of Biscay, Deep Sea Research Part A. 
Oceanographic Research Papers, vol. 35, pp. 691-709. 
[27] Wunsch, C.; and Stammer, D. (1997), Atmospheric loading and the oceanic “Inverted barometer” 
effect, Reviews of Geophysic, Vol. 35. Pages 79-107. 
[28] Bishop, G.J.; Klobuchar, J.A.; Doherty, P.H. (1985), Multipath effects on the determination of 
absolute ionospheric time delay from GPS signals, Radio Science, vol. 20, pp. 388-396. 
[29] Roussel, N.; Frappart, F.; Ramillien, G.; Darrozes, J.; Desjardins, C.; Gegout, P.; Pérosanz, F.; 
Biancale, R. (2014), Simulations of direct and reflected wave trajectories for ground-based 
GNSS-R experiments, Geosci. Model Dev, vol. 7, pp. 2261-2279. 

File đính kèm:

  • pdfung_dung_cong_nghe_gnss_r_phan_xa_gnss_de_phat_hien_cac_su_k.pdf