Truyện Kiều và hát đối đáp trong dân ca Việt Nam

Qua nội dung của các câu ca dao sưu tập được, chúng tôi nhận thấy “Truyện Kiều” đóng

nhiều vai trò quan trọng trong các cuộc hát đối đáp giao duyên. Thứ nhất nội dung cốt

truyện được sử dụng như là một chất liệu chính trong các cuộc hát. Thứ hai, hệ thống nhân

vật trong “Truyện Kiều” thường được nam nữ trong các cuộc hát chọn để đóng vai, nhằm

bày tỏ hoàn cảnh, tính cách, tâm trạng, tình cảm của mình một cách ngắn gọn, không

cần chi tiết mà đều khiến cho đối phương và toàn bộ người nghe hiểu ngay, ở đây các nhân

vật “Truyện Kiều” được sử dụng như là những điển tích, điển cố trong cuộc hát. Và thứ ba,

cũng là khía cạnh thú vị nhất của mục đích sử dụng “Truyện Kiều” trong hát đối đáp: các

tình tiết, nội dung, nhân vật trong “Truyện Kiều” được dùng để hai bên thử tài nhau qua

việc đặt câu hỏi xem đối phương có nhớ, có thuộc lòng “Truyện Kiều” hay không, có biết

sử dụng Kiều một cách uyển chuyển trong việc ứng đối hay không?

Truyện Kiều và hát đối đáp trong dân ca Việt Nam trang 1

Trang 1

Truyện Kiều và hát đối đáp trong dân ca Việt Nam trang 2

Trang 2

Truyện Kiều và hát đối đáp trong dân ca Việt Nam trang 3

Trang 3

Truyện Kiều và hát đối đáp trong dân ca Việt Nam trang 4

Trang 4

Truyện Kiều và hát đối đáp trong dân ca Việt Nam trang 5

Trang 5

Truyện Kiều và hát đối đáp trong dân ca Việt Nam trang 6

Trang 6

Truyện Kiều và hát đối đáp trong dân ca Việt Nam trang 7

Trang 7

Truyện Kiều và hát đối đáp trong dân ca Việt Nam trang 8

Trang 8

Truyện Kiều và hát đối đáp trong dân ca Việt Nam trang 9

Trang 9

Truyện Kiều và hát đối đáp trong dân ca Việt Nam trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 20 trang minhkhanh 12020
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Truyện Kiều và hát đối đáp trong dân ca Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Truyện Kiều và hát đối đáp trong dân ca Việt Nam

Truyện Kiều và hát đối đáp trong dân ca Việt Nam
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT Tập 11, Số 2, 2021 170-189 
170 
TRUYỆN KIỀU VÀ HÁT ĐỐI ĐÁP TRONG DÂN CA VIỆT NAM 
La Mai Thi Gia
a*
aKhoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, 
TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam 
*Tác giả liên hệ: Email: thigialm@hcmussh.edu.vn 
Lịch sử bài báo 
Nhận ngày 10 tháng 12 năm 2020 | Chấp nhận đăng ngày 28 tháng 12 năm 2020 
Xuất bản trực tuyến ngày 16 tháng 4 năm 2021 
Tóm tắt 
Qua nội dung của các câu ca dao sưu tập được, chúng tôi nhận thấy “Truyện Kiều” đóng 
nhiều vai trò quan trọng trong các cuộc hát đối đáp giao duyên. Thứ nhất nội dung cốt 
truyện được sử dụng như là một chất liệu chính trong các cuộc hát. Thứ hai, hệ thống nhân 
vật trong “Truyện Kiều” thường được nam nữ trong các cuộc hát chọn để đóng vai, nhằm 
bày tỏ hoàn cảnh, tính cách, tâm trạng, tình cảm của mình một cách ngắn gọn, không 
cần chi tiết mà đều khiến cho đối phương và toàn bộ người nghe hiểu ngay, ở đây các nhân 
vật “Truyện Kiều” được sử dụng như là những điển tích, điển cố trong cuộc hát. Và thứ ba, 
cũng là khía cạnh thú vị nhất của mục đích sử dụng “Truyện Kiều” trong hát đối đáp: các 
tình tiết, nội dung, nhân vật trong “Truyện Kiều” được dùng để hai bên thử tài nhau qua 
việc đặt câu hỏi xem đối phương có nhớ, có thuộc lòng “Truyện Kiều” hay không, có biết 
sử dụng Kiều một cách uyển chuyển trong việc ứng đối hay không? 
Từ khóa: Dân ca; Hát đối đáp; Thử tài; Truyện Kiều; Ứng đối. 
DOI:  
Loại bài báo: Bài báo nghiên cứu gốc có bình duyệt 
Bản quyền © 2021 (Các) Tác giả. 
Cấp phép: Bài báo này được cấp phép theo CC BY-NC 4.0 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT [CHUYÊN SAN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN] 
171 
THE TALE OF KIEU AND LOVE SONGS 
IN VIETNAMESE FOLK SONGS 
La Mai Thi Gia
a*
a
The Faculty of Literature, University of Social Sciences and Humanities, 
Vietnam National University Ho Chi Minh City, Ho Chi Minh City, Vietnam 
*
Corresponding author: Email: thigialm@hcmussh.edu.vn 
Article history 
Received: December 10
th
, 2020 | Accepted: December 28
th
, 2020 
Available online: April 16
th
, 2021 
Abstract 
From collected folk songs, we learn that “The Tale of Kieu” plays many important roles in 
“challenge and response” singing and love match songs. First, the plot is used as the main 
material in the songs. Second, the characters in “The Tale of Kieu” are often chosen by 
men and women in singing to briefly express their circumstances, personalities, moods, 
emotions, etc., in a way that is easy for all listeners to immediately understand. In this case, 
the characters of “The Tale of Kieu” are used as classical references in the songs. And 
third, which is also the most interesting aspect of the purpose of using “The Tale of Kieu” 
in response singing, the details, content, and characters in “The Tale of Kieu” are used for 
the two sides to test each other to see if the other person remembers, has memorized “The 
Tale of Kieu” or not, or knows how to use “The Tale of Kieu” in a flexible way. 
Keywords: Challenge and response singing; Challenging; Folk songs; The Tale of Kieu; 
Reciprocal. 
DOI:  
Article type: (peer-reviewed) Full-length research article 
Copyright © 2021 The author(s). 
Licensing: This article is licensed under a CC BY-NC 4.0 
La Mai Thi Gia 
172 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Chất dân gian trong Truyện Kiều, yếu tố dân gian trong Truyện Kiều, âm hưởng 
dân gian trong Truyện Kiều, ảnh hưởng của ca dao trong Truyện Kiều là những khía 
cạnh rất được các nhà nghiên cứu quan tâm khi đặt vấn đề: Nguyễn Du đã học được gì ở 
dân gian khi nhà thơ chọn sử dụng thể thơ lục bát truyền thống và hệ thống biểu tượng 
nghệ thuật phong phú của ca dao Việt Nam trong sáng tác Truyện Kiều? Ngược lại, sức 
sống lâu bền luôn luôn sinh động, luôn luôn là một mảnh đất nhiều tiềm năng để khám 
phá của Truyện Kiều cũng nhờ một phần lớn do sự bồi đắp của dân gian “hậu Truyện 
Kiều”. Dân gian đi vào Truyện Kiều và Truyện Kiều bước vào dân gian ngay sau đó và 
mãi mãi sau đó đã tạo nên sức sống mãnh liệt của tập đại thành này trong lòng quần 
chúng nhân dân. 
Vấn đề Truyện Kiều đi vào dân gian như thế nào cũng đã được giới thiệu ở nhiều 
hình thức khác nhau như trong các sinh hoạt bình Kiều, vịnh Kiều, đố Kiều, tập Kiều, 
lẩy Kiều Chưa kể sự biểu hiện sinh động và thú vị của toàn bộ 3254 câu Kiều, của 
các nhân vật trong Truyện Kiều đã trở thành chất liệu chính cho những cuộc sinh hoạt ca 
hát đối đáp trong các hội hè đình đám của nhân dân lao động như hát trống quân, hát 
giặm, hát ví Đặc biệt trong những cuộc hát giao duyên nam nữ, nội dung Truyện Kiều 
luôn được dùng để hỏi-đáp, nhằm thử tài, thử trí thông minh, thử kiến thức của đối 
phương. Điều này đã cho thấy rằng, Truyện Kiều được neo giữ trong trí nhớ dân gian 
không chỉ thể hiện ở việc vì thuộc Kiều, nhớ Kiều mà dân gian bình Kiều, vịnh Kiều, 
tập Kiều. Mà quan trọng hơn là dân gian đã biến Kiều trở thành một chất liệu không thể 
thiếu được trong khi tiếp tục sáng tạo nên dòng văn học truyền thống của mình, dân 
gian sử dụng Kiều một cách nhuần nhuyễn và đầy sáng tạo, ứng dụng Kiều vào trong 
những đề tài khác nhau trong cuộc hát. 
Để thực hiện bài viết này, chúng tôi tập hợp được khoảng gần 100 câu ca dao có 
chủ đề tình yêu nam nữ và nội dung của những câu ca dao này đều nhắc đến tên các 
nhân vật hay các tình tiết trong Truyện Kiều. Trong gần 100 câu này có những câu ca 
dao chỉ có một vế nhằm biểu đạt tâm trạng riêng của chủ thể trữ tình, và đa số là những 
cặp ca dao có nội dung đối đáp gồm hai vế của người nam và người nữ thể hiện ở nhiều 
dạng thức khác nhau như đố-đáp, hỏi-đáp, đối-đáp Qua nội dung của các câu ca dao 
sưu tập được, chúng tôi nhận thấy Truyện Kiều đóng nhiều vai trò quan trọng trong các 
cuộc hát đối đáp giao duyên. Thứ nhất nội dung cốt truyện được sử dụng như là một 
chất liệu chính trong các cuộc hát. Thứ hai, hệ thống nhân vật trong Truyện Kiều thường 
được nam nữ tron ... hì trong câu hát trên, hai địa 
danh Sài Gòn và Núi Sập (một ngọn núi lớn ở Châu Đốc thuộc tỉnh An Giang) cũng 
được dùng để chỉ sự cách xa về địa lý của lứa đôi. 
 Và bên nam nói lời chia xa bằng cách dùng các biểu tượng quen thuộc của ca 
dao như cặp biểu tượng có nguồn gốc từ thiên nhiên như bướm hoa và các cặp biểu tượng 
có trong văn chương Việt Nam và Trung Quốc như Thúy Kiều-Kim Trọng, Bá Nha-Tử 
Kỳ: 
Anh xa em như bướm xa hoa, 
Như Thúy Kiều xa Kim Trọng, Bá Nha xa Tử Kì 
Lòng dặn lòng ai đổ đừng xiêu 
Ví như Kim Trọng Thúy Kiều thuở xưa 
(La, 2020) 
Câu 3 và 4 trong lời hát đối phía trên nhắc ta nhớ đến chi tiết Kim Trọng và Thúy 
Kiều chia tay trước ngày chàng về Liêu Dương, chàng Kim đã gởi lời nhắn nhủ lại nàng 
Kiều rằng: “Gìn vàng giữ ngọc cho hay/ Cho đành lòng kẻ chân mây cuối trời” (Truyện 
Kiều). 
Và đáp lại lời chia tay của bên trai là nỗi niềm thổn thức của bên gái: 
Sen xa hồ sen khô tàn tạ 
Lựu xa bồn, lựu ngã cành nghiêng 
Anh xa em như bến xa thuyền 
Như Thúy Kiều xa Kim Trọng mười lăm niên đoạn trường 
(Nguyễn, 2001b) 
Cứ thế hai bên nối tiếp nhau những câu hát trao đổi tình cảm càng lúc càng mượt 
mà và nồng nàn sâu đậm khi càng về cuối chặng hát giao duyên. Cặp đôi nhân vật tài tử 
giai nhân Kim-Kiều luôn luôn xuất hiện trong những lời giao duyên trao tình vừa chia 
xa vừa hẹn ước vừa nhớ mong vừa tuyệt vọng của họ. 
Lúc thì nữ hát: 
La Mai Thi Gia 
182 
Sông Vàm Cỏ3 lưới bỏ trôi xuôi, 
Thúy Kiều xa Kim Trọng như tôi xa mình. 
(Wikiquote, n.d.) 
Lúc thì nam hát: 
Hai đứa mình dứt điệu can thường 
Giả như Kim Trọng dứt tình thương Thúy Kiều. 
(Nguyễn, 1928) 
Hai ta như Kim Trọng-Thúy Kiều 
Đã lắm lúc đắng, còn nhiều lúc cay 
(Nguyễn, 2001a) 
Nội dung cuộc hát có khi đẩy đến là lời oán trách của chàng Kim sau khi từ Liêu 
Dương quay về mới nhận ra Kiều đã phụ tình mình, không còn chờ đợi mình nơi vườn 
Thúy như lời hẹn ước nữa mà đã theo chồng về Lâm Tri: 
Chiều chiều ra đứng ngõ sau 
Thấy cây lan huệ ruột đau từng hồi 
Bởi vì chút nghĩa ai ơi 
Ôm cây lan huệ mà ngồi sầu tư 
Bạn hẹn cùng ta ngôn tận lý từ 
Hồi tiền duyên không gặp nay chừ gặp chi! 
Buông lời ta hỏi Kiều nhi, 
Bạc tình Kim Trọng làm chi hỡi nàng? 
(Đặng, 1928) 
Lời trách móc hờn oán bên gái phụ tình đôi khi được bên trai đẩy lên đến đỉnh điểm: 
Anh với em như nút với khuy, 
Như Kiều với Trọng một ly không rời 
Anh than với bạn hết lời, 
Sao ham nơi giàu có mà rã rời đôi ta 
(Nguyễn, 1928) 
3
 Sông Vàm Cỏ là một dòng sông ở Nam Bộ, thuộc hệ thống sông Đồng Nai. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT [CHUYÊN SAN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN] 
183 
Làm chi lăng líu hỡi Ba! 
Bậu tham đồng bạc trắng, bậu bán hoa cho Chà 
(Đặng, 1928) 
Trong câu hát này người đọc dễ dàng nhận thấy tính địa phương Nam Bộ đậm 
đặc trong cách sử dụng từ ngữ của các bên tham gia hát đối, “Ba” (tức cô Ba, em Ba) là 
cách gọi tên người rất quen thuộc của nhân dân miền Nam, tức là gọi tên theo thứ tự 
sinh ra trong mỗi gia đình. “Bậu” trong em bậu, qua với bậu là cách xưng hô quen thuộc 
của người Nam Bộ trong đời sống thường ngày. Bậu thường dùng để chỉ cô gái và qua 
là cách xưng hô của chàng trai trong tương quan với cô gái hay trong tương quan của 
người đàn ông lớn tuổi xưng hô với người kém tuổi hơn mình (bất kể gái hay trai). “Đồng 
bạc trắng” được nhắc đến ở đây là đồng bạc hoa xòe được dùng phổ biến ở miền Nam 
giai đoạn Pháp đang đô hộ miền Nam nước ta. “Chà” theo giải thích của nhiều nhà nghiên 
cứu thì đó là cách gọi chệch đi của người Nam Bộ khi gọi người Ấn Độ (từ chữ Java). 
Trong câu hát phía trên của bên nam, chúng ta chưa thấy có nhắc đến tình tiết 
nội dung gì của Truyện Kiều nhưng đến câu hát đáp của bên nữ, để giải thích cho sự phụ 
bạc của mình, để đáp lại lời oán trách của chàng trai, cô gái đã nhắc đến một tình tiết 
quan trọng trong Truyện Kiều để làm chất liệu cho nội dung câu hát của mình: 
Em liều hoa nọ nhúng bùn, 
Bớ anh ôi, kiếm tiền em bồi đắp, cho cụm thung4 vững bền. 
(Đặng, 1928) 
Đó chính là chi tiết “hoa nọ nhúng bùn” nhắc đến tích Kiều phải bán mình để 
“kiếm tiền em bồi đắp” chuộc cha (cụm thung). Biểu tượng hoa trong câu ca dao trên 
được dùng với nghĩa biểu trưng chung như cách Nguyễn Du dùng biểu tượng hoa lặp đi 
lặp lại gần 50 lần trong toàn bộ Truyện Kiều để chỉ các nhân vật nữ của ông. Chữ bùn 
trong câu ca dao trên gợi nhắc đến những đọa đầy, tủi nhục mà Thúy Kiều đã trải qua 
trong những tháng ngày vào ra lầu xanh của nàng, như trong một câu Kiều: 
Tiếc thay nước đã đánh phèn, 
Mà cho bùn lại vẩy lên mấy lần. 
(Nguyễn, 1999) 
2.3. Dùng các tình tiết trong Kiều để đặt câu hỏi, thử kiến thức và thử tài ứng 
đối của nhau 
Đây là phần hấp dẫn nhất, thú vị nhất và được dân gian sử dụng nhiều nhất trong 
các cuộc hát đối có thi thố tài năng văn chương và thường là có giải thưởng ở cuối mỗi 
cuộc hát giành cho nhóm hát hay nhất, trả lời được nhiều câu hỏi do đối phương đặt ra 
4
 Cha mẹ. 
La Mai Thi Gia 
184 
nhất. Trong chuyên luận Các dạng thức đối thoại trong hát đối đáp nam nữ Việt Nam, 
Nguyễn Thị Ngọc Điệp đã xếp hình thức hát này vào dạng thức hát thử tài bao gồm có 
hát đố, hát đối và hát họa (T. Nguyễn, 2015). Phần này cũng là phần chúng tôi sưu tập 
được nhiều nhất (tầm 50 câu) trong số những câu hát đối đáp có sử dụng Truyện Kiều 
làm chất liệu. Tuy nhiên trong khuôn khổ một bài viết ngắn, chúng tôi chỉ chọn giới 
thiệu những cặp câu hỏi đáp ngắn gọn, không giới thiệu ở đây những bài lục bát có độ 
dài từ 10 đến 30 câu gần như kể lại đầu đuôi những chi tiết chính trong Kiều. 
Ở những lễ hội truyền thống của dân gian, cuộc hát đối đáp chính là phần hội 
được mong chờ nhất, không chỉ là riêng đối với nam nữ đang tuổi cặp kê muốn thông 
qua cuộc hát này mà làm quen và tìm kiếm người đối ngẫu phù hợp mà còn được toàn 
thể nhân dân mong chờ và nhập cuộc trong vai trò khán giả. Dân gian vừa là đối tượng 
chính của cuộc thi hát, vừa là người đứng xem, nghe, thỉnh thoảng họ còn vào vai người 
nhắc tuồng khi thấy bên trai hoặc bên gái bị bắt bí mà loay hoay mãi chưa tìm ra câu trả 
lời. Đồng thời trong cuộc hát, phần hỏi đáp thi tài này cũng là phần hấp dẫn nhất, sinh 
động nhất và cũng gay cấn nhất, quyết liệt nhất. Trong công trình Hát đối ca của nam 
nữ thanh niên Việt Nam, nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Huyên đã nhấn mạnh vai trò qua 
trọng của phần thi tài này, theo ông đây là lúc để các bên đánh giá tài năng của nhau và 
cũng là lúc trai gái “ghi điểm” với nhau thông qua cách mình đặt câu hỏi và trả lời câu 
hỏi của đối phương: 
Thêm vào sức quyến rũ của giọng còn phải có sức mạnh của ứng tác chứng tỏ ở 
anh ta một trình độ tri thức và một cảm hứng thơ cao hơn đối phương. Anh ta 
luôn vấp phải những câu hỏi, câu đố, câu đối mà ngừơi cùng hát đặt ra. Phải trả 
lời tất cả các câu đó bằng thơ, từng câu một. Công chúng đang ở đấy theo dõi và 
không bỏ sót chi tiết nào. Cần phải to rõ chẳng những tài văn chương của mình 
mà còn phải cho thấy rằng mình có thị hiếu. Người con trai phải biết đánh giá 
nhan sắc một phụ nữ. Cô gái phải ca ngợi phẩm chất người đàn ông bằng những 
từ thích hợp (Nguyễn, 1995). 
Chất liệu Truyện Kiều được sử dụng trong phần hát thi tài này, thường là ở dạng 
thức hỏi-trả lời những tình tiết về nội dung hay kể tên nhân vật trong truyện: 
Khi nữ hỏi: 
Truyện Kiều anh đọc đã nhiều, 
Đố anh kể được câu Kiều năm “cho” 
(Phạm, 2007) 
Nam trả lời bằng chính những câu lục bát trong Truyện Kiều, giữ nguyên văn 
không được thay đổi, thêm bớt: 
Làm cho cho mệt cho mê, 
Làm cho đau đớn ê chề cho coi 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT [CHUYÊN SAN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN] 
185 
(Nguyễn, 1999) 
Hay có khi là 
Đã cho lấy chữ hồng nhan, 
Làm cho cho hại cho tàn cho cân 
(Nguyễn, 1999) 
Bên nữ tiếp tục hỏi trong phần kiểm tra kiến thức: 
Truyện Kiều anh đã thuộc làu, 
Đố anh kể được một câu 5 “còn”? 
(Phạm, 2007) 
Bên nam ngay lập tức trả lời: 
Còn non còn nước còn dài, 
Còn về còn nhớ đến người hôm nay 
(Nguyễn, 1999) 
Cứ liên tiếp như vậy giữa người hỏi và người trả lời trong phần kiểm tra kiến thức: 
Truyện Kiều anh đã thuộc làu, 
Đố anh kể được một câu năm “này”5 
(Wikiquote, n.d.) 
Này chồng này mẹ này cha, 
Này là em ruột này là em dâu 
Truyện Kiều anh đã thuộc lòng, 
Đố anh kể được một dòng chữ Nho 
(Nguyễn, 1999) 
Hồ công quyết kế thừa cơ, 
Lễ tiên binh hậu khắc cờ tập công 
5 Người hỏi cũng có thể dùng 2 câu hỏi khác cho phần trả lời này là (1) “Nghe đồn anh thuộc Kiều làu/ Xin anh kể được một câu 
năm người?”; (2) “Truyện Kiều anh đã thuộc lòng/ Đố anh kể được một dòng chữ Nôm?” 
La Mai Thi Gia 
186 
 (Wikiquote, n.d.) 
Truyện Kiều em đã kể làu 
Đố em kể được một câu ba càng 
Kể sao cho được rõ ràng 
Mảnh hương với lại phím đàn trao tay 
(Nguyễn, 1999) 
Lạ gì đôi lứa chúng ta 
Anh đố em giảng mới là mưu sâu 
“Rút trâm sẵn giắt mái đầu 
Vạch da cây vịnh bốn câu ba vần 
Lại càng mê mẩn tâm thần 
Lại càng đứng lặng tần ngần chẳng ra 
Lại càng ủ dột nét hoa 
Sầu tuôn đứt nối châu sa ngắn dài” 
(Ca dao mẹ, n.d.) 
Sau dạng thức đặt câu hỏi và trả lời nhằm thử mức độ thuộc lòng Truyện Kiều 
của đôi bên, nam nữ hát thi tài chuyển sang phần hỏi-đáp, giải thích, giải nghĩa những 
tình tiết trong nội dung Truyện Kiều, lúc này người đáp không cần phải dẫn nguyên văn 
các câu thơ trong Truyện Kiều mà có thể biến hóa, cắt ghép thành một câu đáp phù hợp 
với lời đối của bên kia: 
Nữ đối: 
Truyện Kiều anh giảng đã tài 
Đố anh giảng được câu này anh ơi 
“Biết thân đến chốn lạc loài 
Nhị đào thà bẻ cho người tình chung” 
(Ca dao mẹ, n.d.) 
Nam đáp: 
Tình chung nào phải ai xa 
Chính chàng Kim Trọng vào ra sớm chiều 
(Ca dao mẹ, n.d.) 
Nữ: 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT [CHUYÊN SAN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN] 
187 
Truyện Kiều anh học đã lâu 
Đố anh kể được một câu hết Kiều? 
 (Wikiquote, n.d.) 
Bên nam đáp lại một cách khôn khéo là ghép câu đầu vào câu cuối của Truyện 
Kiều thành một cặp lục bát vừa hợp vần vừa hợp ý: 
Trăm năm trong cõi người ta 
Mua vui cũng được một vài trống canh 
 (Wikiquote, n.d.) 
Câu đáp “trăm năm” ở trên cũng từng được dùng để trả lời cho một câu hỏi khác: 
Nữ hò: 
Ơ hò... Đồn rằng anh đọc Truyện Kiều 
Câu nào nói đến những điều trăm năm? 
(T. Nguyễn, 2015) 
Nam hò đáp lại 
Ơ hò... Trăm năm trong cõi người ta 
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau 
Người đâu gặp gỡ làm chi 
Trăm năm biết có duyên gì hay không... 
(T. Nguyễn, 2015) 
Đố: 
Ai mà quyết chí tung hoành 
Ai mà bán mình chuộc tội cho cha 
Ai mà bán nguyệt buôn hoa 
Buôn đi bán lại đã ba bốn lần? 
(Wikiquote, n.d.) 
Đáp: 
Từ Hải quyết chí tung hoành 
Thúy Kiều bán mình chuộc tội cho cha 
Tú bà bán nguyệt buôn hoa 
La Mai Thi Gia 
188 
Buôn đi bán lại đã ba bốn lần? 
(Wikiquote, n.d.) 
Cứ như thế, nam nữ có thể cùng nhau hỏi-đáp, đố-đáp đến hết tất cả các tình tiết 
trong Truyện Kiều tùy vào khả năng dẫn dắt và kết nối của đôi bên và tùy vào thời gian 
kéo dài cho phép của cuộc hát. Trong dạng thức đối đáp này, có những câu hỏi và đáp 
rất dài, có khi lên đến 30 câu ca dao, chứng tỏ khả năng đặt lời ứng tác vừa nhanh nhạy 
vừa tài tình của nhân dân, vừa chứng tỏ niềm yêu thích say mê của cả người hát lẫn 
người nghe đối với Truyện Kiều của Nguyễn Du. 
3. KẾT LUẬN 
Nhìn chung, đã có nhiều bài nghiên cứu khẳng định sức sống mãnh liệt của 
Truyện Kiều trong lòng dân gian, bài viết của chúng tôi chỉ góp thêm vào việc chỉ ra 
mối liên hệ khắn khít giữa Truyện Kiều và hát đối đáp trong ca dao Việt Nam. Trên đây 
chúng tôi chỉ giới thiệu hai dạng thức đối đáp tiêu biểu là hỏi và trả lời nguyên văn câu 
Kiều cùng dạng thức hỏi kiểm tra kiến thức tổng quát để một bên trả lời bằng cách cắt 
ghép, thêm thắt vào những câu Kiều cho sẵn. Bên cạnh đó chúng tôi cũng khẳng định 
thêm một lần nữa về vai trò của Truyện Kiều như là một nguồn chất liệu không thể thiếu 
trong quá trình tạo nên diễn biến cuộc hát. Nam nữ hát đối có thể đóng vai các nhân vật 
trong Truyện Kiều hay sử dụng các tình tiết chủ đạo trong Truyện Kiều để giải bày tình 
cảm với nhau. Qua đó, có thể thấy tâm thức dân gian dành cho Truyện Kiều một mặt là 
lo lắng thái quá, một mặt là yêu thích thái quá. Xưa cha ông dạy con cháu đã từng căn 
dặn trai gái trong nhà nên tránh xa các truyện phong tình và không nên học theo gương 
xấu quá coi trọng ái tình như các nhân vật chính trong đó, kiểu như: 
Đàn ông chớ kể Phan Trần 
Đàn bà chớ kể Thúy Vân, Thúy Kiều 
(Nguyễn, 2001a) 
Và ngược lại cũng là chính dân gian khẳng định niềm yêu thích và sức sống bền 
vững của Truyện Kiều ngang với sức sống của nhân dân và đất nước: 
Hàng trăm năm nữa về sau 
Còn người dân Việt, còn câu Truyện Kiều 
 (La, 2020) 
LỜI CẢM ƠN 
Nghiên cứu được tài trợ bởi Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHQG-
HCM) trong khuôn khổ đề tài mã số C2019-18b-10 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT [CHUYÊN SAN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN] 
189 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Ca dao mẹ. (n.d). https://cadao.me 
Đặng, L. N. (1928). Câu hát huê tình. NXB Phạm Văn Thình. 
La, M. T. G. (Chủ biên). (2019). Văn học dân gian Tiền Giang (Tập 2). NXB Tổng Hợp 
Thành phố Hồ Chí Minh. 
La, M. T. G. (Chủ biên). (2020). Văn học dân gian Đồng Tháp. NXB Tổng Hợp Thành 
phố Hồ Chí Minh. 
Nguyễn, C. C. (1928). Câu hò xay lúa. Nhà in Xưa Nay. 
Nguyễn, D. (1999). Truyện Kiều (K. Nguyễn & T. K. Trần, hiệu khảo). NXB Văn học. 
Nguyễn, N. Q. (Chủ biên). (2015). Văn học dân gian Bến Tre (Tập 2). NXB Khoa học 
Xã hội. 
Nguyễn, T. N. Đ. (2015). Các dạng thức đối thoại trong hát đối đáp nam nữ Việt Nam. 
NXB Văn học. 
Nguyễn, V. H. (1995). Góp phần nghiên cứu văn hóa Việt Nam (Tập 1). NXB Khoa học 
Xã hội. 
Nguyễn, X. K. (Chủ biên). (2001a). Kho tàng ca dao người Việt (Tập 1). NXB Văn hóa 
Thông tin. 
Nguyễn, X. K. (Chủ biên). (2001b). Kho tàng ca dao người Việt (Tập 1). NXB Văn hóa 
Thông tin. 
Phạm, Đ. Q. (2007). Đố kiều, nét đẹp văn hóa. NXB Văn hóa Sài Gòn. 
Wikiquote. (n.d). https://vi.wikiquote.org 

File đính kèm:

  • pdftruyen_kieu_va_hat_doi_dap_trong_dan_ca_viet_nam.pdf