Tổng quan về khu vực ven đô các thành phố lớn trong quá trình đô thị hóa nhanh

Đô thị hoá vùng ven đô thành phố lớn là hiện tượng phổ biến của quá trình

tăng trưởng đô thị và luôn được quan tâm trong chiến lược phát triển đô thị

quốc gia, nhất là các đô thị châu Á đang có tốc độ đô thị hoá cao. Ở Việt Nam,

do việc mở rộng khu vực nội đô và thực hiện các dự án đầu tư xây dựng quy

mô lớn khiến quá trình đô thị hoá khu vực ven đô các thành phố lớn diễn ra

phức tạp và nhanh chóng trong khoảng 30 năm gần đây. Kết quả là hình thái

cảnh quan vùng ven đô thường bị lộn xộn và ảnh hưởng bất cập tới môi trường

- xã hội - kinh tế; đây là hệ quả của chủ trương pháp lý và công cụ quản lý quy

hoạch khu vực ven đô đang bị chồng lấn và xung đột lẫn nhau.

 

Tổng quan về khu vực ven đô các thành phố lớn trong quá trình đô thị hóa nhanh trang 1

Trang 1

Tổng quan về khu vực ven đô các thành phố lớn trong quá trình đô thị hóa nhanh trang 2

Trang 2

Tổng quan về khu vực ven đô các thành phố lớn trong quá trình đô thị hóa nhanh trang 3

Trang 3

Tổng quan về khu vực ven đô các thành phố lớn trong quá trình đô thị hóa nhanh trang 4

Trang 4

Tổng quan về khu vực ven đô các thành phố lớn trong quá trình đô thị hóa nhanh trang 5

Trang 5

Tổng quan về khu vực ven đô các thành phố lớn trong quá trình đô thị hóa nhanh trang 6

Trang 6

pdf 6 trang viethung 7400
Bạn đang xem tài liệu "Tổng quan về khu vực ven đô các thành phố lớn trong quá trình đô thị hóa nhanh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tổng quan về khu vực ven đô các thành phố lớn trong quá trình đô thị hóa nhanh

Tổng quan về khu vực ven đô các thành phố lớn trong quá trình đô thị hóa nhanh
SË 103+104 . 202020
OVERVIEW OF SUBURBAN AREAS OF BIG CITIES IN THE QUICK URBANIZATION PROCESS
Urbanization in suburban areas of big cities is a common phenomenon of urban growth process and has always 
been a concern in the national urban development strategy, especially in Asian cities that are experiencing 
rapid urbanization. In Vietnam, due to the expansion of inner-city areas and the implementation of large-scale 
construction projects, urbanization of suburban areas of big cities is complicated and fast in about last 30 years. 
As a result, the landscape of peri-urban areas is often confused and affects negatively on the environment - 
society - economy. This is a consequence of the suburban area’s legal policy and planning management tools 
being overlapping and conflicting.
TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC VEN ĐÔ CÁC THÀNH PHỐ LỚN
TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA NHANH
NCS. PHẠm THị NHÂm - ThS. PHAN THị VÂN ANH
Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia
Đô thị hoá vùng ven đô thành phố lớn là hiện tượng phổ biến của quá trình 
tăng trưởng đô thị và luôn được quan tâm trong chiến lược phát triển đô thị 
quốc gia, nhất là các đô thị châu Á đang có tốc độ đô thị hoá cao. Ở Việt Nam, 
do việc mở rộng khu vực nội đô và thực hiện các dự án đầu tư xây dựng quy 
mô lớn khiến quá trình đô thị hoá khu vực ven đô các thành phố lớn diễn ra 
phức tạp và nhanh chóng trong khoảng 30 năm gần đây. Kết quả là hình thái 
cảnh quan vùng ven đô thường bị lộn xộn và ảnh hưởng bất cập tới môi trường 
- xã hội - kinh tế; đây là hệ quả của chủ trương pháp lý và công cụ quản lý quy 
hoạch khu vực ven đô đang bị chồng lấn và xung đột lẫn nhau.
Từ khóa: đô thị hoá, ven đô, quy hoạch đô thị
DIỄN ĐÀN 
21SË 103+104 . 2020
Mở đầu
Thách thức chính của vùng ven đô là thiết lập quy hoạch cấu trúc 
khu vực đô thị hoá luôn biến động để khu vực đô thị - nông thôn 
cùng tham gia vào quá trình tái cấu trúc nền kinh tế. Thực tế khi triển 
khai dự án tái thiết các “thị trấn”, hay phát triển dự án mới thường 
phải điều chỉnh quy hoạch nhiều lần. Do vậy, chính quyền luôn đặt 
câu hỏi làm thế nào để tổ chức phát triển vùng ven đô theo mục tiêu, 
mà vẫn đổi mới dần cấu trúc đô thị hiện có của các thị trấn cũ nằm 
đan xen giữa nhà ở và các cơ sở công nghiệp đang chịu sự thiếu 
hụt nghiêm trọng các công trình hạ tầng giao thông và công trình 
công cộng. 
Bên cạnh đó, vùng ven đô thành phố lớn biểu hiện quá trình mở 
rộng ranh giới đô thị, tuy nhiên khó xác định được ranh giới mở rộng 
rõ ràng để quản lý hiệu quả. Sự phát triển nhanh chóng ở khu vực 
ven đô thường chống lại mọi hình thức hợp nhất các địa bàn thành 
chính quyền đô thị lớn; khi không có quyết định áp đặt từ chính 
quyền Trung ương, mối quan hệ giữa các địa bàn này là “thương 
lượng” giữa các chính quyền địa phương. 
Trên thực tế, vùng ven đô có ranh giới không rõ ràng, không được 
định nghĩa trong các văn bản pháp luật ở Việt Nam. Vùng ven đô 
chứa đựng nhiều loại ranh giới quản lý khác nhau, thường chồng 
chéo các công cụ quản lý và thường xuyên thay đổi quy hoạch, như:
+ Ranh giới nội thị, ngoại thị; ngoại thành, nội thành;
+ Ranh giới phát triển đô thị (hoặc ranh giới tăng trưởng đô thị);
+ Ranh giới dự án phát triển đô thị. 
Có thể thấy, vùng ven đô thường có nhiều chủ trương pháp lý và 
công cụ quản lý quy hoạch bị chồng lấn, xung đột lẫn nhau, làm cho 
cảnh quan vùng ven đô thường bị lộn xộn và thiếu sự quản lý. Do 
vậy, bài viết này sẽ không chỉ xem xét khu vực ven đô theo hướng 
quản trị đô thị mà còn dựa trên hình thái không gian và sự phân bố 
của mật độ dân cư.
Đô thị hoá và mở rộng đô thị các thành phố lớn ở 
Việt Nam
Vùng ven đô thị lớn các nước Mỹ và Tây Âu tăng trưởng nhanh 
chóng vào khoảng đầu và giữa thế kỉ 20; ở các nước châu Á vào 
khoảng giữa và cuối thế kỉ 20, ở các nước Đông Nam Á trong đó có 
Việt Nam bắt đầu từ đầu thế kỉ 21 đến nay. Đô thị hoá vùng ven đô 
làm biến đổi kinh tế nông nghiệp nông thôn trở thành kinh tế dịch 
vụ - công nghiệp.
Quá trình đô thị hóa ở Việt Nam thời kỳ đầu diễn ra chậm chạp, trình 
độ đô thị hóa thấp. Từ thế kỉ III trước Công nguyên, thành Cổ Loa 
được coi là đô thị đầu tiên ở nước ta. Vào thời phong kiến, một số 
đô thị được hình thành ở những nơi có vị trí địa lí thuận lợi, với các 
chức năng chính là hành chính, thương mại, quân sự. Thế kỉ XI xuất 
hiện thành Thăng Long, sau đó là các đô thị: Phú Xuân, Hội An, Đà 
Nẵng, Phố Hiến ở thế kỉ XVI - XVIII. Thời Pháp thuộc, hệ thống đô 
thị nhỏ bé, chức năng chủ yếu là hành chính, quân sự. Đến những 
năm 30 của thế kỉ XX mới có một số đô thị lớn được hình thành như 
Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định. Từ năm 1945 đến năm 1954, quá 
trình đô thị hoá diễn ra chậm, các đô thị không có sự thay đổi nhiều. 
Từ năm 1954 đến năm 1975 đô thị phát triển theo hai xu hướng khác 
nhau: Ớ miền Nam, chính quyền Sài Gòn đã dùng “đô thị hoá” như 
một biện pháp để dồn dân phục vụ chiến tranh. Ở miền Bắc, đô thị 
hóa gắn liền với quá trình công nghiệp hóa trên cơ sở mạng lưới đô 
thị đã có. Từ 1965 đến 1972, các đô thị bị chiến tranh phá hoại, quá 
trình đô thị hoá chững lại. Từ năm 1975 đến nay, quá trình đô thị 
hóa có chuyển biến khá tích cực. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng của các 
đô thị (hệ thống giao thông, điện, nước, ca ... o sự pha trộn nhiều tầng lớp dân cư và sự 
chuyển đổi các mô hình tổ chức. Các nhóm 
cộng đồng làng xã sẽ dần được thay thế 
bằng các cộng đồng mở với các quan hệ 
bắc cầu. Đây là một trong những đặc trưng 
của cộng đồng đô thị.
Dân cư đô thị tăng nhanh là thực trạng song 
có sự khác biệt: Tăng tự nhiên, di cư hoặc 
mở rộng địa giới. Xét riêng với dân cư ngoại 
thành luôn là đối tượng dễ bị tổn thương 
nhất “chuyển vào đô thị hoặc chuyển đổi 
nghề, hay đào tạo lại lao động để thích hợp 
với lao động đô thị, nông nghiệp đô thị mà 
không di dời nơi ở. Nguồn lao động cũng 
có sự khác biệt so với khu vực thuần nông 
thôn, đó là không chỉ cho hoạt động nông 
nghiệp mà còn cho đô thị. Lao động tham 
gia không chỉ là những lúc nông nhàn mà 
thường xuyên với dạng lao động con lắc. 
Với bán kính khoảng 30km trở lại, việc di 
chuyển bằng xe máy chỉ mất dưới 1 giờ 
thì không phải là khoảng cách quá xa giữa 
nơi ở (nông thôn) và nơi làm việc (đô thị). 
Sức lao động ở đô thị được trả cao hơn gấp 
nhiều lần là lý do để nguồn lao động hướng 
tới khu vực đô thị. Lao động vùng ngoại 
thành có ba lựa chọn: Làm việc tại làng xã, 
làm việc tại đô thị (con lắc) và làm việc tại 
đô thị (cư trú tạm thời). Thực tế với lao động 
trẻ, sức hấp dẫn đô thị lớn nên tại các làng 
xã ngoại thành hiện nay chỉ còn lao động 
trung niên, già và trẻ em.
Việc chuyển mục đích sử dụng đất cũng 
làm nảy sinh những mâu thuẫn xã hội và 
gia tăng bạo lực do tranh giành đất đai và 
do đất là nguồn sinh kế chính của nhiều hộ 
nông dân vùng ven đô. Do đất ở khu vực 
ven đô ngày càng trở nên khan hiếm, dẫn 
đến giá đất ở đây ngày càng tăng cao, tạo 
ra một sức ép tâm lý cho người dân. Hậu 
quả là người nghèo có thể sẽ bị đẩy ra xa 
hơn hoặc bị dồn ép vào các khu vực đất đai 
ít giá trị hay thiếu các dịch vụ công cộng và 
ô nhiễm môi trường, xã hội trở nên bất ổn 
nếu việc mâu thuẫn và bạo lực gia tăng.
Quá trình đô thị hoá cũng dẫn đến những 
thay đổi trong sự phân công lao động, đặc 
biệt là phân công lao động về giới ở khu 
vực ven đô. Do có sự thay đổi trong việc sử 
dụng đất nên vai trò của phụ nữ trong các 
hoạt động sinh kế để chuyển các nguồn 
lực tự nhiên thành hàng hoá kinh tế của hộ 
gia đình bị giảm đi và dường như tăng lên 
trong các thành phần kinh tế không chính 
thức. Điều này thường thấy ở các nước 
đang phát triển, nơi phụ nữ vẫn là nhóm 
dễ bị tổn thương trong quá trình chuyển đổi 
≥ ki’n Chuy™n gia & Nhµ qu∂n l˝ 
SË 103+104 . 202024
mục đích sử dụng đất do họ bị hạn chế cơ hội để bắt đầu các hoạt 
động sinh kế thay thế, trong khi đó nam giới có thể tham gia vào 
các hoạt động đô thị dễ dàng hơn.
Tình trạng mất đất nông nghiệp cho việc xây dựng các khu công 
nghiệp và khu dân cư đã làm mất nguồn sinh kế chủ yếu của 
nhiều hộ gia đình, đặc biệt là các hộ nghèo, buộc họ phải chuyển 
đổi nghề nghiệp. Tuy nhiên, để có thể hội nhập được vào cuộc 
sống đô thị, những người nông dân vùng ven cần phải có thời gian 
chuẩn bị về mặt tâm lý để tránh bị sốc khi phải đối mặt với những 
vấn đề của đô thị hoá. Hơn nữa, họ cũng cần có thời gian trang bị 
cho mình một hành trang kiến thức, kỹ năng, tay nghề và cả vốn xã 
hội để có thể hội nhập vào các hoạt động kinh tế thị trường đô thị 
với sự cạnh tranh khốc liệt. Trên thực tế, tốc độ đô thị hoá nhanh 
của Hà Nội trong những năm gần đây đã làm cho một bộ phận dân 
cư ven đô giàu lên nhanh chóng nhờ bán đất hoặc bắt nhịp được 
với tốc độ chuyển đổi, đồng thời cũng làm cho một số khác nghèo 
đi do bị mất đất và không chuyển đổi kịp để hội nhập vào các hoạt 
động đô thị. Hệ quả là sự phân hoá giàu nghèo và những mâu 
thuẫn về lợi ích giữa các nhóm xã hội đã nảy sinh. Các nhóm được 
hưởng lợi từ việc thu hồi đất thì ủng hộ chính sách quy hoạch của 
thành phố, còn nhóm bị mất đất và không chuyển đổi kịp thời thì 
không đồng tình, thậm chí còn chống đối và gây cản trở cho việc 
thu hồi đất. Điều này đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến việc đầu tư, 
dẫn đến hạn chế tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
Sự tăng dân số do dòng nhập cư đến các vùng ven đô và sự thu 
hẹp đất đai canh tác đã khiến cho việc làm trở thành một vấn đề 
bức xúc hiện nay của các phường, xã ven đô. Đặc biệt, khi Hà 
Tây được sát nhập vào Hà Nội thì một bộ phận lớn cư dân nông 
thôn trước đây được coi là dân ngoại tỉnh, nay đã trở thành cư 
dân Hà Nội nên họ có thể tham gia chính thức vào các hoạt động 
kiếm sống ở thành phố cũng như các khu vực ven đô của Hà Nội. 
Mặc dù sát nhập cả Hà Tây nhưng các hoạt động sản xuất nông 
nghiệp của Hà Nội đang bị giảm đi nhanh chóng, thay vào đó là 
sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và buôn bán. 
Các ngành nghề phi nông nghiệp và các dịch vụ buôn bán đã 
thu hút một phần lực lượng lao động tại chỗ là những người nông 
dân bị mất đất canh tác. Tuy nhiên, các hoạt động sản xuất công 
nghiệp đòi hỏi người lao động phải có một trình độ học vấn tay 
nghề nhất định và những kĩ năng cần thiết thì lực lượng lao động tại 
chỗ lại không đáp ứng được hoặc chỉ đáp ứng được một phần. Do 
đó, người sử dụng lao động phải tuyển các lao động có tay nghề từ 
nơi khác đến. Đây là một nghịch lý đang xảy ra ở các vùng ven đô 
cũng như ở các khu công nghiệp mới hiện nay.
Để giải quyết vấn đề trên, chính quyền Trung ương hướng đến 
chính sách phát triển cân bằng lãnh thổ, cấp đô thị sử dụng biện 
pháp để hạn chế dòng nhập cư từ nông thôn đến đô thị và các 
vùng ven đô, mặt khác cần chú trọng việc đào tạo nghề và tạo cơ 
hội việc làm cho lực lượng lao động trẻ tại chỗ, đặc biệt là các lao 
động trẻ trong các hộ gia đình phải chuyển đổi nghề nghiệp do bị 
mất đất. Hơn nữa, cần hỗ trợ và tạo điều kiện cho các đối tượng 
không còn đủ khả năng đào tạo nghề có thể có những việc làm 
thích hợp để tạo ra thu nhập thay thế cho thu nhập bị mất từ đất bị 
thu hồi và nhanh chóng hoà nhập với cuộc sống đô thị.
Tuy nhiên, cư dân vùng ven đô vẫn luôn bị đe doạ bởi nguồn lực 
sinh kế bị cạn kiệt, bởi môi trường bị suy thoái và mẫu thuẫn xã hội 
nảy sinh từ việc không hoà nhập với cư dân nhập cư.
25SË 103+104 . 2020
Về kinh tế
Các mối quan hệ tương tác lẫn nhau về mặt kinh tế của hệ 
thống nông thôn - ven đô - đô thị được thể hiện ở chỗ nông 
thôn và ven đô là nơi cung cấp thường xuyên, lâu dài lương 
thực, thực phẩm, nguồn nguyên liệu và nguồn lao động cho 
đô thị. Ngược lại, đô thị tạo ra thị trường để tiêu thụ các sản 
phẩm nông nghiệp, tạo việc làm và nơi ở cho các dòng di 
dân từ nông thôn đến đô thị và cung cấp hàng hóa phục vụ 
cho sản xuất nông nghiệp.
Sự phát triển của các đô thị, hạ tầng và khu công nghiệp 
tạo ra một động lực mạnh trong phát triển một số vùng nông 
thôn, đặc biệt là các vùng nông thôn ở xung quanh các đô 
thị lớn và các khu công nghiệp tập trung cấp quốc gia, cấp 
tỉnh. Dưới tác động của tăng trưởng kinh tế chung, chính 
bản thân các khu vực nông thôn này cũng có các chuyển 
biến mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp, tiến lên một nền 
sản xuất hàng hóa quy mô lớn trên cơ sở các trang trại và 
phát triển ngành nghề phi nông nghiệp. Từ đó mức sống 
nông dân được nâng cao, bộ mặt làng quê được thay đổi, 
đặt cơ sở cho tiến trình đô thị hoá nông thôn. Trên thực tế 
tại nhiều khu vực nông thôn ở đồng bằng sông Hồng, đồng 
bằng sông Cửu Long và khu vực nông thôn xung quanh các 
khu công nghiệp, khu kinh tế, các khu vực cửa khẩu biên 
giới thuận lợi cho thông thương hàng hóa xuyên biên giới, 
tiến trình đô thị hoá nông thôn đã hình thành rõ nét.
Tác động dễ nhận thấy nhất của đô thị hóa đến kinh tế của 
vùng ven đô là việc chuyển mục đích sử dụng đất từ nông 
nghiệp sang mục đích phi nông nghiệp như xây dựng các 
khu công nghiệp, khu dân cư, khu dịch vụ và vui chơi giải trí. 
Cơ cấu kinh tế của vùng ven đô thường biến đổi theo hướng 
công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp sinh thái. Sự thay đổi 
quy mô và nội dung hoạt động sản xuất nông nghiệp dẫn tới 
việc đòi hỏi phải có một cơ cấu ngành nghề thích hợp ở các 
vùng ven đô. Quá trình này không chỉ làm thay đổi cấu trúc 
không gian và vật chất của vùng ven đô mà quan trọng hơn, 
còn làm thay đổi điều kiện sống, sinh kế, di động xã hội, và 
đặc biệt là làm biến đổi lối sống của cư dân ở các vùng này.
Đô thị hóa đã tạo ra sự thay đổi trong việc sử dụng đất ở khu 
vực ven đô. Việc chuyển một phần lớn diện tích đất nông 
nghiệp sang xây dựng các khu công nghiệp, khu dân cư đô 
thị đã làm mất đi nguồn sống chính của những người nông 
dân, buộc họ phải chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp sang 
các hoạt động phi nông nghiệp. Đây là một thách thức đối 
với nông dân, đặc biệt là nông dân nghèo vì nó đòi hỏi phải 
có thời gian và sự đầu tư cả về tiền bạc lẫn trí tuệ thì mới có 
thể thích ứng được với điều kiện mới. Ở những nước có tốc 
độ đô thị hoá nhanh và không kiểm soát được thường dẫn 
đến những hậu quả kinh tế và xã hội nghiêm trọng như thất 
nghiệp, nghèo khổ, sự bất ổn xã hội.
Tuy nhiên, đô thị hóa là quá trình tất yếu và việc phát triển 
đô thị theo hướng bền vững sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng kinh 
tế và phát triển xã hội, vì nó tạo ra nhiều cơ hội việc làm 
cho các vùng ven đô nhờ phát triển các hoạt động phi nông 
nghiệp như công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, buôn bán và 
dịch vụ. Các hoạt động này sẽ thu hút lực lượng lao động tại 
chỗ và lao động nhập cư từ các vùng nông thôn, góp phần 
giải quyết việc làm cho cư dân ven đô và các vùng nông 
thôn, mở rộng tầm nhìn của người nông dân đối với các hoạt 
động kinh tế thị trường. Đô thị hóa tạo cơ hội cho người dân 
được tiếp xúc với cái hiện đại nên sẽ làm nảy sinh những 
nhu cầu tiêu dùng mới trong cuộc sống, dẫn đến thúc đẩy 
các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, thị trường 
và dịch vụ phát triển. Nhiều nhà máy, xí nghiệp và các dịch 
vụ được hình thành để đáp ứng những nhu cầu mới đó, góp 
phần phát triển kinh tế, xã hội vùng ven đô nói riêng và đô 
thị nói chung.
KẾT LUẬN
Khu vực ngoại thành các đô thị lớn Việt Nam đang thiếu các 
định hướng và công cụ quản lý cho giai đoạn quá độ chuyển 
đổi từ nông thôn lên đô thị. Đô thị hóa vùng nông thôn ven 
đô thành phố lớn có nhiều biến động về nhân khẩu, đất 
đai dẫn đến cấu trúc nông thôn truyền thống bị phá vỡ đột 
ngột, hạ tầng quá tải gây nên những vấn nạn về môi trường; 
nhà ở, hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật chưa kịp đáp ứng 
nhu cầu; đất đai xây dựng dàn trải thiếu kiểm soát, mất đất 
nông nghiệp, an ninh trật tự xã hội mất ổn định là những hệ 
lụy đang diễn ra tại các khu vực ven đô các thành phố lớn.
Do vậy, các định hướng quy hoạch buộc phải mang tính 
chiến lược nhằm kiểm soát: (1) Phát triển vùng ven đô linh 
hoạt hơn khi đưa khu vực đô thị - nông thôn cùng tham gia 
vào quá trình tái cấu trúc nền kinh tế, kiểm soát quá trình 
mở rộng ranh giới đô thị và phát triển hiệu quả các khu vực 
đất trống; (2) Giảm mật độ tập trung ở khu vực trung tâm lõi 
đô thị ra vành đai ven đô để gia tăng dân số và phát triển 
kinh tế - xã hội; (3) Hấp dẫn đầu tư tư nhân trong nước và 
quốc tế. 
Ngày NHậN bàI: 06/4/2020
Ngày gửI PHảN bIệN: 06/4/2020
Ngày dUyệt đăNg: 20/4/2020
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Phạm Hùng Cường (2001). Chuyển đổi cấu trúc làng xã vùng ven đô thị 
lớn đồng bằng sông Hồng thành đơn vị ở trong quá trình đô thị hoá. Luận 
án Tiến sĩ Trường ĐH Xây dựng Hà Nội.
2. Department of Commerce - Census Bureau (2011). "Urban Area Criteria 
for the 2010 Census; Notice" (PDF). Federal Register. National Archives 
and Records Administration. Retrieved August 3, 2017.
3. Ngô Trung Hải (2017). Cấu trúc không gian đô thị thích ứng trong quá 
trình chuyển hoá không gian đô thị Việt Nam. Luận án Tiến sĩ Trường ĐH 
Kiến trúc Hà Nội
4. Tổng cục Thống kê (2012, 2013, 2014, 2018) - Niên giám Thống kê 
năm 2011, 2012, 2013, 2017. NXB Thống Kê.
5. Bùi Văn Tuấn (2010). “Tác động của đô thị hoá đến các vấn đề xã hội 
vùng ven đô Hà Nội hiện nay, nghiên cứu trường hợp xã Mễ Trì, huyện 
Từ Liêm”.
≥ ki’n Chuy™n gia & Nhµ qu∂n l˝ 

File đính kèm:

  • pdftong_quan_ve_khu_vuc_ven_do_cac_thanh_pho_lon_trong_qua_trin.pdf