Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tạo quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình

Mục tiêu của nghiên cứu này là tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác tạo quỹ đất và đề

xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tạo quỹ đất ở thành phồ Đồng Hới. Nghiên cứu đã sử dụng

phương pháp thu thập các tài liệu liên quan đến công tác tạo quỹ đất: công tác giải phóng mặt bằng, bồi

thường và hỗ trợ tái định cư từ các cơ quan ban ngành trong tỉnh. Kết quả cho thấy, trong giai đoạn từ 2013

đến 2018, thành phố Đồng Hới đã thực hiện 38 dự án tạo quỹ đất với diện tích 312,09 ha. Các dự án chủ yếu

do Trung tâm phát triển quỹ đất, Sở xây dựng và Uỷ ban nhân dân thành phố Đồng Hới thực hiện. Tuy

nhiên, quá trình thực hiện các dự án tạo quỹ đất vẫn còn một số hạn chế trong việc lập quy hoạch, xây dựng

giá đền bù, nguồn vốn thực hiện. Do đó, nghiên cứu đã đề xuất các giải pháp về lập quy hoạch, kế hoạch sử

dụng đất, ứng vốn tạo quỹ đất và giải phóng mặt bằng thực hiện nhằm nâng cao công tác tạo quỹ đất ở thành

phồ Đồng Hới trong thời gian đến.

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tạo quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình trang 1

Trang 1

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tạo quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình trang 2

Trang 2

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tạo quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình trang 3

Trang 3

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tạo quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình trang 4

Trang 4

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tạo quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình trang 5

Trang 5

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tạo quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình trang 6

Trang 6

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tạo quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình trang 7

Trang 7

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tạo quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình trang 8

Trang 8

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tạo quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình trang 9

Trang 9

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tạo quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 14 trang viethung 5940
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tạo quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tạo quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tạo quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
 Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; 
pISSN: 2588-1191; eISSN: 2615-9708 
Tập 129, Số 3B, 2020, Tr. 5–18; DOI: 10.26459/hueuni-jard.v129i3B.5635 
* Liên hệ: nguyenhuunguwx@huaf.edu.vn 
Nhận bài: 30-12-2019; Hoàn thành phản biện: 18-2-2020; Ngày nhận đăng: 16-3-2020 
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC TẠO QUỸ ĐẤT 
PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI Ở THÀNH PHỐ 
ĐỒNG HỚI, TỈNH QUẢNG BÌNH 
Nguyễn Hữu Ngữ1*, Cao Phúc Đồng2, Đinh Thị Thắm3, Nguyễn Phúc Khoa1 
1 Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế, 102 Phùng Hưng, Huế, Việt Nam 
2 Trung tâm Phát triển Quỹ đất tỉnh Quảng Bình, 105 Hữu Nghị, Đồng Hới, Việt Nam 
3 Trường Cao đẳng Cộng Đồng Bình Thuận, 205 Lê Lợi, Phan Thiết, Bình Thuận, Việt Nam 
Tóm tắt: Mục tiêu của nghiên cứu này là tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác tạo quỹ đất và đề 
xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tạo quỹ đất ở thành phồ Đồng Hới. Nghiên cứu đã sử dụng 
phương pháp thu thập các tài liệu liên quan đến công tác tạo quỹ đất: công tác giải phóng mặt bằng, bồi 
thường và hỗ trợ tái định cư từ các cơ quan ban ngành trong tỉnh. Kết quả cho thấy, trong giai đoạn từ 2013 
đến 2018, thành phố Đồng Hới đã thực hiện 38 dự án tạo quỹ đất với diện tích 312,09 ha. Các dự án chủ yếu 
do Trung tâm phát triển quỹ đất, Sở xây dựng và Uỷ ban nhân dân thành phố Đồng Hới thực hiện. Tuy 
nhiên, quá trình thực hiện các dự án tạo quỹ đất vẫn còn một số hạn chế trong việc lập quy hoạch, xây dựng 
giá đền bù, nguồn vốn thực hiện. Do đó, nghiên cứu đã đề xuất các giải pháp về lập quy hoạch, kế hoạch sử 
dụng đất, ứng vốn tạo quỹ đất và giải phóng mặt bằng thực hiện nhằm nâng cao công tác tạo quỹ đất ở thành 
phồ Đồng Hới trong thời gian đến. 
Từ khoá: giải phóng mặt bằng, phát triển kinh tế, tạo quỹ đất, Đồng Hới 
1 Đặt vấn đề 
Luật đất đai 2013 và các văn bản pháp luật quy định đất đai thuộc sở hữu của nhà nước 
[1; 6]. Nhà nước giao đất cho các tổ chức và cá nhân để phát triển kinh tế – xã hội, cụ thể là phát 
triển cơ sở hạ tầng, giao thông, khu công nghiệp và nông nghiệp. Để thực hiện tốt nhiệm vụ phát 
triển kinh tế và xã hội, nhà nước đã ban hành các chính sách, phương án quy hoạch, kế hoạch sử 
dụng đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng và hỗ trợ tái định cư nhằm tạo điều kiện thuận lợi 
cho công tác tạo quỹ đất [3]. Bên cạnh đó, các hình thức tạo quỹ đất đang được thực hiện rất đa 
dạng và phù hợp với cơ chế thị trường. Cụ thể, nhà nước cho phép đổi đất lấy cơ sở hạ tầng nhằm 
tạo thu hút đối với các doanh nghiệp và nhà đầu tư [2]. Tuy nhiên, thực trạng tạo quỹ đất vẫn 
còn một số hạn chế và tồn tại gây ảnh hưởng đến tốc độ phát triển kinh tế – xã hội của địa phương. 
Trong đó, chính sách đất đai, nguồn vốn và vị trí địa lý là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp công 
tác tạo quỹ đất. Do đó, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến việc tạo quỹ đất nhằm tìm ra các giải 
pháp nâng cao hiệu quả đối với công tác quản lý đất đai cũng như thực hiện các dự án cần được 
thực hiện ở các địa phương trong thời gian đến. 
Nguyễn Hữu Ngữ và CS. Tập 129, Số 3B, 2020 
6 
Thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình đang trong thời kỳ đổi mới, kinh tế đang bước vào 
giai đoạn phát triển nhanh về quy mô diện tích và mật độ dân số. Với mục tiêu là quản lý khai 
thác sử dụng đất đai hiệu quả đáp ứng nhu cầu phát triển của thành phố, xây dựng và nâng cấp 
đồng bộ cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế bền vững, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình và thành 
phố Đồng Hới đã thực hiện nhiều dự án tao quỹ đất nhằm phục vụ phát triển kinh tế xã hội trong 
những năm đến [8]. Do đó, các dự án tạo quỹ đất có vai trò quan trọng để phát triển cơ sở hạ tầng 
và thu hút các doanh nghiệp và nhà đầu tư. Cụ thể, các dự án đã tác động đến nhu cầu sử dụng 
đất ở, quỹ đất sử dụng cho mục đích phi nông nghiệp và công tác quản lý đất đai của thành phố 
[7; 8]. Bên cạnh đó, thành phố đã ban hành nhiều chính sách nhằm thu hút các công ty, doanh 
nghiệp thực hiện các dự án đầu tư và phát triển kinh tế [8]. Cụ thể, các chính sách đất đai, giải 
phóng mặt bằng, bồi thường hỗ trợ tái định cư trong các dự án mở đường giao thông, mở rộng 
thành phố và xây dựng khu công nghiệp trên địa bàn thành phố đã và đang thu hút nhiều công 
ty, doanh nghiệp quan tâm [2; 3]. Tuy nhiên, quá trình thực hiện dự án tạo quỹ đất chịu ảnh 
hưởng của chính sách đất đai, nguồn vốn, vị trí địa lý, trình độ dân trí của người sử dụng đất. 
Xuất phát từ thực tiễn trên, nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá các yếu tố ảnh hưởng 
đến công tác tạo quỹ đất và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả đối với công tác tạo quỹ 
đất ở thành phố Đồng Hới. 
2 Phương pháp 
2.1 Điều tra và thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp 
Để thực hiện nghiên cứu này, chúng tôi thu thập các thông tin và tài liệu về điều kiện tự 
nhiên, kinh tế xã hội; Luật đất đai 2013, các văn bản pháp luật, thông tư, nghị định và báo cáo về 
công tác tạo quỹ đất. Bên cạnh đó, số liệu thông kê, kiểm kê đất đai, báo cáo quy hoạch sử dụng 
đất cấp tỉnh, cấp thành phố, báo cáo tình hình quản lý và sử dụng đất từ năm 2013 đến 2018, các 
văn bản, quyết định liên quan đến công tác đền bù giải phóng mặt bằng hỗ trợ tái định cư ở thành 
phố Đồng Hới được thu thập nhằm đánh giá các thông tin liên quan đến thực hiện dự án tạo quỹ 
đất. 
2.2 Điều tra và thu thập số liệu sơ cấp 
Trong quá trình thực hiện, nghiên cứu đã tiến hành tham vấn ý kiến của những người am 
hiểu và trực tiếp thực hiện các dự án tạo quỹ đất. Sáu mươi phiếu điều tra được sử dụng để thu 
thập thông tin liên quan đến công tác tạo quỹ đất. Trong đó, 30 phiếu được sử dụng để phỏng 
vấn cán bộ liên quan công tác tạo quỹ đất như cán bộ quản lý tại Uỷ ban nhân dân thành phố, 
lãnh đạo của các phòng, ban ngành có liên quan từ Phòng Kế hoạch và Đầu tư, phòng Tài nguyên 
và Môi trường, Ban Quản lý các khu công nghiệp. Để tìm hiểu các đối tượng chịu ảnh hưởng của 
Jos.hueuni.edu.vn Tập 129, Số 3B, 2020 
7 
quá trình thực hiện dự án tạo quỹ đất, chúng tôi s ... g pháp 
quy hoạch dựa vào giá trị thị trường và sự đồng thuận xã hội. Tư duy quy hoạch vẫn dựa vào cơ 
chế bao cấp do Nhà nước quyết định để chỉ huy các hoạt động kinh tế. Quy hoạch không do một 
cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm quản lý tập trung mà được chia ra từng mảng cho từng bộ, 
ngành chịu trách nhiệm, gắn với thẩm quyền của từng cơ quan riêng biệt. 
– Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nói chung và quy hoạch khai thác tạo quỹ đất 
nói riêng còn mang nặng tính hành chính, áp đặt ý chí chủ quan của cơ quan lập, phê duyệt quy 
hoạch. Trong quá trình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, việc lấy ý kiến về quy hoạch, kế 
hoạch sử dụng đất chưa được chú trọng. Vì vậy, sản phẩm quy hoạch thể hiện ý chí đơn phương 
của Nhà nước. Trình tự tạo quỹ đất theo quy hoạch chưa có sự thống nhất hay quy định cụ thể ở 
các văn bản quy phạm pháp luật. 
– Giá đất tính tiền bồi thường khi UBND tỉnh, thành phố Đồng Hới thu hồi đất vẫn chưa 
phù hợp với giá đất phổ biến trên thị trường, chưa đạt được sự đồng thuận cao từ người có đất 
thu hồi, đặc biệt là đất ở tại phường Bắc Lý, Đông Sơn và Đức Ninh Đông. Pháp luật Việt Nam 
chỉ dừng lại ở việc xác định là “hỗ trợ việc làm” chứ không phải “bồi thường do mất việc vì bị 
thu hồi đất”. Một số thông tin về tái định cư chưa rõ ràng, cụ thể khi triển khai thu hồi đất. Chất 
lượng và sự đồng bộ của hạ tầng khu tái định cư vẫn chưa được đảm bảo. Vấn đề việc làm, sinh 
kế của người dân trong khu tái định cư gặp nhiều khó khăn nhưng chưa có những hỗ trợ hiệu 
quả, kịp thời. Những khó khăn trên đã tạo tâm lý chưa an tâm và chưa đồng thuận từ người dân 
trong quá trình thu hồi đất, ảnh hưởng đến tiến độ giải phóng mặt bằng. 
– So với các thành phố lớn như Đà Nẵng và Hà Nội, quỹ đất sạch ở Đồng Hới chưa thật sự 
hấp dẫn, còn manh mún nên khó kêu gọi đầu tư. Vị trí, khả năng sinh lợi và sự phù hợp của quỹ 
đất sạch với mục đích dự án là những khó khăn tồn tại trong thời gian qua khi kêu gọi đầu tư. 
Điều này là hệ quả của những bất cập từ công tác quy hoạch, từ vấn đề nhà đầu tư chưa thể hiện 
được nhu cầu của mình trong quá trình Nhà nước quy hoạch. Việc công khai thông tin và công 
tác quảng bá, kêu gọi đầu tư vào quỹ đất sạch chưa đa dạng và hấp dẫn; công tác khai thác quỹ 
đất sạch còn mang tính bị động. Việc tiếp cận quỹ đất sạch còn phụ thuộc nhiều vào sự chủ động 
của nhà đầu tư. Quá trình thực hiện dự án của nhà đầu tư còn chậm, gây lãng phí. Trong giai 
đoạn 2013–2018, dự án mở rộng thành phố, xây dựng đường giao thông vành đai và đường cao 
tốc vẫn chậm tiến độ, nhà đầu tư không đủ năng lực tài chính. 
Nguyễn Hữu Ngữ và CS. Tập 129, Số 3B, 2020 
14 
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tạo quỹ đất 
Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong quá trình tạo quỹ đất 
Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đảm bảo tính gắn kết, tích hợp mang tính đồng bộ 
và khả thi cao. Áp dụng Luật Quy hoạch vào quá trình thực hiện tiếp cận với những phương 
pháp quy hoạch dựa vào giá trị thị trường và sự đồng thuận xã hội. Phương án quy hoạch phải 
đưa ra giải pháp bù đắp lợi ích cho nhóm người bị thiệt hại. Dưới góc độ này, mọi phương án 
quy hoạch đều phải được đưa ra lấy ý kiến của mọi người, trong đó tập trung vào các nhóm 
người bị thiệt hại với những chỉ dẫn rất cụ thể. Mọi loại quy hoạch được quản lý tập trung tại 
một đầu mối thống nhất, tránh rủi ro từ cơ chế phân chia quyền lực quy hoạch cho nhiều cơ quan. 
Việc điều chỉnh quy hoạch cũng dựa trên nguyên tắc giám sát và đánh giá việc thực hiện quy 
hoạch theo các chỉ số cụ thể, đề xuất điều chỉnh dựa trên kết quả đánh giá độc lập và khách quan. 
Xây dựng quy định cụ thể về tiêu chí trong kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp thành 
phố và cấp tỉnh và quỹ đất sạch được thu hồi để thu hút đầu tư chủ yếu trong khu vực này. Việc 
xây dựng tiêu chí cụ thể xác định vùng mở rộng thành phố Đồng Hới cần lưu ý đến tiềm năng 
và định hướng phát triển kinh tế ở nơi đó; có tiêu chí cụ thể để xác định vùng phụ cận không chỉ 
đảm bảo tính chính xác và khoa học của quy hoạch mà còn loại bỏ lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm 
trong quá trình quy hoạch. Trong quá trình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, việc quy định 
sự tham gia của các nhà đầu tư ngay từ giai đoạn lập quy hoạch là rất cần thiết, sự tham gia của 
nhà đầu tư không đồng nghĩa với việc Nhà nước sẽ quy hoạch theo ý muốn nhà đầu tư. Theo đó, 
cần tổ chức một Hội nghị các nhà đầu tư để địa phương công bố những định hướng phát triển 
kinh tế – xã hội, các nhà đầu tư sẽ thể hiện ý tưởng của mình và nhu cầu sử dụng đất thực hiện 
dự án. 
Công tác ứng vốn thực hiện dự án tạo quỹ đất 
Nhằm đảm bảo tính thống nhất trong quy định và vốn thực hiện dự án, cần nhanh chóng 
ban hành quy chế quản lý, sử dụng quỹ phát triển đất thay thế Quyết định số 40/2010/QĐ-TTg, 
trong đó đảm bảo tính ổn định cho quỹ và định mức vốn thực hiện dự án khai thác quỹ đất. Trình 
tự tạo quỹ đất theo quy hoạch cần có sự thống nhất hay quy định cụ thể ở các văn bản quy phạm 
pháp luật. Bên cạnh đó, kêu gọi huy động nguồn vốn từ các nhà đầu tư, các doanh nghiệp trên 
địa bàn sẽ giúp cho tỉnh có được nguồn lực thực hiện dự án. Đặc biệt là các dự án xây dựng khu 
công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, khu tái định cư ở phường Đồng Phú, Đồng Hải, Nghĩa Ninh, 
Quang Phú. 
Công tác giải phóng mặt bằng thực hiện dự án tạo quỹ đất 
Xây dựng khung giá đất tính tiền bồi thường riêng cho tỉnh Quảng Bình khi thu hồi đất 
phù hợp với giá đất phổ biến trên thị trường, đạt được sự đồng thuận cao từ người có đất thu 
Jos.hueuni.edu.vn Tập 129, Số 3B, 2020 
15 
hồi, đặc biệt là đất ở tại đô thị. Bên cạnh đó, đơn giá bồi thường đối với nhà và công trình xây 
dựng, cây trồng, được áp dụng ở các địa phương đều được UBND cấp tỉnh quy định và cập nhật 
điều chỉnh qua thời gian. Đơn giá bồi thường tài sản gắn liền với đất cũng cần được xác định 
mang tính “cụ thể” như giá đất cụ thể tính tiền bồi thường hiện nay, tức xác định theo từng thời 
điểm và từng dự án khác nhau. Cần có giải pháp để giải quyết vấn đề việc làm, công tác đào tạo 
nghề cho người có đất bị thu hồi cần được quan tâm thực hiện và phát huy được công tác bố trí 
việc làm sau đào tạo. 
Tuyên truyền rộng rãi các thông tin về tái định cư, cụ thể khi triển khai thu hồi đất. Tạo 
việc làm, sinh kế của người dân trong khu tái định cư, tăng hỗ trợ hiệu quả, kịp thời tạo tâm lý 
an tâm và đồng thuận từ người dân trong quá trình thu hồi đất, đẩy nhanh tiến độ giải phóng 
mặt bằng. Thời gian thực hiện thu hồi đất cần được quy định đặc thù cho các dự án tạo quỹ đất. 
Cần nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền đối với các dự án tạo quỹ đất; đặc biệt là công 
khai tính khả thi và hiệu quả kinh tế của dự án mang lại cho địa phương. Nghiên cứu xây dựng 
quy định về thời gian và trình tự đặc thù cho công tác giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sao cho 
vừa đảm bảo quyền lợi chính đáng của các bên liên quan, vừa đẩy tiến độ giải phóng mặt bằng 
nhanh nhất có thể. 
Công tác khai thác quỹ đất sạch triển khai thực hiện dự án đầu tư 
Uỷ ban nhân tỉnh Quảng Bình cần thực hiện đầu tư hạ tầng khung trong phạm vi dự án 
tạo quỹ đất sạch sau khi giải phóng mặt bằng nhằm tăng tính hấp dẫn cho quỹ đất sạch khi kêu 
gọi đầu tư. Việc đầu tư hạ tầng khung không chỉ đảm bảo tính đồng bộ trong quy hoạch và xây 
dựng mà còn tăng giá trị khu đất khi thực hiện đấu giá. Cần có những thay đổi tích cực về chiến 
lược tiếp thị quỹ đất sạch đến nhà đầu tư. Muốn thực hiện điều này cần thay đổi từ tư duy “xin 
– cho” sang cơ chế phục vụ trên tinh thần cung ứng hàng hóa theo cơ chế thị trường. Bên cạnh 
đó, pháp luật cần quy định rõ trách nhiệm quảng bá, khai thác quỹ đất sạch từ giai đoạn quy 
hoạch được phê duyệt. Định hướng mục đích khai thác dự án cần được tích hợp nhiều mục đích 
đa dạng từ giai đoạn quy hoạch tạo tính hấp dẫn và nâng cao khả năng tiếp cận đất sạch cho các 
nhà đầu tư. Thời gian qua, quỹ đất sạch ở Đồng Hới chủ yếu sử dụng các dự án đầu tư kinh 
doanh bất động sản; điều này sẽ gây ra những hạn chế trong kêu gọi đầu tư và ảnh hưởng đến 
thị trường bất động sản. 
Giao cho các cơ quan như Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch Đầu dư, Sở Tài chính 
thực hiện các quy trình nâng cao hiệu quả công tác tổ chức đấu giá. Cụ thể, xây dựng và áp dụng 
rộng rãi phương thức đấu thầu dự án có sử dụng đất để khai thác quỹ đất sạch. Phiên đấu giá 
cần được đổi mới về phương thức thực hiện theo hướng tăng tính cạnh tranh, hấp dẫn trong quá 
trình đấu giá để đạt được giá trị cao nhất có thể. Việc khai thác quỹ đất sạch thông qua phương 
thức đấu thầu dự án có sử dụng đất vừa đảm bảo hiệu quả của quy hoạch, vừa thúc đẩy tiến độ 
khai thác quỹ đất. Quá trình kêu gọi đầu tư cần có sự đánh giá khách quan, chính xác về tiềm lực 
Nguyễn Hữu Ngữ và CS. Tập 129, Số 3B, 2020 
16 
tài chính của nhà đầu tư. Đồng thời, quá trình thực hiện dự án khai thác quỹ đất sạch từ giai đoạn 
đấu giá giao đất, cho thuê đất đến quá trình triển khai dự án cần được công khai các thông tin để 
theo dõi, kịp thời thúc đẩy tiến độ dự án, đánh giá hiệu quả dự án và ngăn chặn tình trạng lợi ích 
nhóm, đảm bảo quyền giám sát của công dân trong quản lý và sử dụng đất. 
4 Kết luận 
Thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi để 
phát triển kinh tế xã hội. Chủ trương của tỉnh Quảng Bình là xây dựng thành phố trở thành 
trung tâm kinh tế hàng đầu của khu vực miền Trung. Chính vì vậy, nhu cầu sử dụng đất phát 
triển kinh tế, xã hội luôn có xu hướng gia tăng. 
– Trong giai đoạn 2013–2018, thành phố Đồng Hới thực hiện 38 dự án tạo quỹ đất phục vụ 
cho nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội với tổng diện tích 312,09 ha. Tổng số tiền thực hiện dự án 
bao gồm hỗ trợ và bồi thường là 395,317 tỷ đồng, trong đó 91,930 tỷ đồng dành cho công tác giải 
phóng mặt bằng và 255,601 tỷ đồng dành cho xây dựng cơ sở hạ tầng. Các nhóm yếu tố ảnh hưởng 
đến quá trình thực hiện dự án tạo quỹ đất bao gồm chính sách đất đai, nhóm các yếu tố nguồn vốn, 
nhóm các yếu tố liên quan đến thửa đất, nhóm các yếu tố người sử dụng đất. Nhóm yếu tố nguồn 
vốn và tổ chức thực hiện được xác định có mức độ ảnh hưởng lớn nhất đến công tác tạo quỹ đất; 
tiếp đến là nhóm yếu tố chính sách, pháp luật đất đai, nhóm yếu tố thửa đất. 
– Kết quả tạo quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế xã hội được thực hiện theo đúng quy hoạch 
và kế hoạch sử dụng đất của tỉnh và Thành phố. Trên 62,5% số hộ gia đình được tham gia đóng 
góp ý kiến thảo luận về giá bồi thường, hình thức bồi thường và điều kiện bố trí tái định cư. Tổng 
số 37,5% hộ dân đánh giá các dự án tạo lập quỹ đất có ảnh hưởng tích cực đến phát triển kinh tế 
của địa phương và đời sống của người dân và 51,25% cho rằng có chưa thấy sự hiệu quả. 
– Nghiên cứu đã đề xuất được sột số nhóm giải pháp về tài chính, cơ chế chính sách, về tổ 
chức thực hiện, giải pháp quản lý hành chính nhằm nâng cao hiệu quả công tác công tác tạo quỹ 
đất phục vụ phát triển kinh tế – xã hội của thành phố Đồng Hới trong thời gian tới. 
Jos.hueuni.edu.vn Tập 129, Số 3B, 2020 
17 
Tài liệu tham khảo 
1. Đào Trung Chính, Đặng Hùng Võ, Nguyễn Thanh Trà (2013), Đánh giá thực tiễn triển khai 
công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ định cư theo quy định của pháp luật, Tạp chí Khoa học 
và Phát triển, 11(3), 328–336. 
2. Đoàn Quang Duy, Bùi Thị Bích, Hoàng Văng Hùng (2013), Nghiên cứu một số yếu tố ảnh 
hưởng đến giá đất trên địa bàn thị trấn Vụ Bản, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình giai đoạn 
2012 – 2013, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, 109(09), 83–88. 
3. Phan Thị Thanh Huyền, Phạm Quý Giang, Nguyễn Lê Thục Anh, Xuân Thị Thu Thảo, 
Phùng Minh Tam (2018), Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến công tác bồi thường, 
giải phóng mặt bằng trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh, Tạp chí Khoa học và 
Công nghệ Lâm nghiệp, 3, 105–112. 
4. Likert. R (1932), A Technique for the Measurement of Attitudes, Archives of Psychology, 
140(22), 1–55. 
5. Phòng Tài nguyên và môi trường thành phố Đồng Hới (2013; 2014; 2015; 2016; 2017; 2018), 
Báo cáo kết quả thống kê, kiểm kê đất đai năm 2013 – 2018 thành phố Đồng Hới. 
6. Quốc hội (2013), Luật Đất đai năm 2013, Nhà xuất bản Tài nguyên – Môi trường và Bản đồ 
Việt Nam. 
7. UBND tỉnh Quảng Bình (2018), Báo cáo thực hiện các dự án trên địa bàn thành thành phố 
Đồng Hới giai đoạn 2010 đến 2018. 
8. UBND tỉnh Quảng Bình (2014), Điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai tỉnh Quảng Bình 
đến 2020. 
Nguyễn Hữu Ngữ và CS. Tập 129, Số 3B, 2020 
18 
FACTORS AFFECTING LAND RESERVATIONS FOR 
SOCIO-ECONOMIC DEVELOPMENT IN DONG HOI CITY, 
QUANG BINH PROVINCE 
Nguyen Huu Ngu1*, Cao Phuc Dong2, Dinh Thi Tham3, Nguyen Phuc Khoa1 
1 University of Agriculture and Forestry, Hue University, 102 Phung Hung St., Hue, Vietnam 
2 Land development center of Quang Binh province, 105 Huu Nghi St., Dong Hoi, 
Quang Binh, Vietnam 
3 Binh Thuan Community College, 205 Le Loi St., Phan Thiet, Binh Thuan, Vietnam 
Abstract: The objective of this study is to identify the factors affecting land reservations and propose 
solutions to improve its efficiency in Dong Hoi city. The study used the method of collecting documents 
related to land reservations such as site clearance, compensation, and resettlement assistance from the 
agencies of the official local government. The results show that Dong Hoi city implemented 38 projects of 
land reservations with an area of 312.09 ha from 2013 to 2018. These projects were mainly implemented by 
the Land development center, Construction department, and Dong Hoi City People's Committee. However, 
there are several limitations concerning land use planning, setting price compensation, and funding 
resources during the implementation of land reservations. Further research might seek solutions to land use 
planning, capital raising, and site clearance to improve land reservations. 
Keywords: site clearance, economic development, land reservations, Dong Hoi 

File đính kèm:

  • pdfcac_yeu_to_anh_huong_den_viec_tao_quy_dat_phuc_vu_phat_trien.pdf