Thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển cây xanh đô thị thành phố Cần Thơ

Cây xanh đô thị là thành tố quan trọng trong cấu trúc đô thị. Không chỉ là

lá phổi xanh, là máy điều hòa không khí, là thiết bị lọc bụi, giảm tiếng ồn và

khí thải cây xanh còn gắn bó thân thiết với con người, với môi trường sống

và với sự phát triển của đô thị. Vậy cây xanh đô thị TP Cần Thơ có những

nổi bật, khó khăn gì trong quá trình phát triển đô thị và thích ứng với biến

đổi khí hậu

 

Thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển cây xanh đô thị thành phố Cần Thơ trang 1

Trang 1

Thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển cây xanh đô thị thành phố Cần Thơ trang 2

Trang 2

Thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển cây xanh đô thị thành phố Cần Thơ trang 3

Trang 3

Thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển cây xanh đô thị thành phố Cần Thơ trang 4

Trang 4

Thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển cây xanh đô thị thành phố Cần Thơ trang 5

Trang 5

Thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển cây xanh đô thị thành phố Cần Thơ trang 6

Trang 6

Thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển cây xanh đô thị thành phố Cần Thơ trang 7

Trang 7

Thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển cây xanh đô thị thành phố Cần Thơ trang 8

Trang 8

Thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển cây xanh đô thị thành phố Cần Thơ trang 9

Trang 9

Thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển cây xanh đô thị thành phố Cần Thơ trang 10

Trang 10

pdf 10 trang viethung 7680
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển cây xanh đô thị thành phố Cần Thơ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển cây xanh đô thị thành phố Cần Thơ

Thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển cây xanh đô thị thành phố Cần Thơ
SË 95+96 . 2018130
Lời nói đầu
Cần Thơ là thành phố nằm trên bờ phải sông Hậu. Sau hơn 120 năm phát triển, nơi đây đang là trung tâm 
quan trọng nhất của vùng đồng bằng sông Cửu Long về kinh tế, văn hóa, khoa học và kỹ thuật. Thành phố 
Cần Thơ còn là một trong 4 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm của vùng đồng bằng sông Cửu Long và là vùng 
kinh tế trọng điểm thứ tư của Việt Nam. Hệ thống cây xanh đô thị là bộ phận cấu thành chức năng không thể 
thiếu trong thành phố Cần Thơ, đồng thời là yếu tố cải thiện môi trường như điều hòa khí hậu, hạn chế sự phá 
hoại của thiên nhiên, làm phong phú đời sống văn hóa, mỹ quan thành phố và mang lại lợi ích kinh tế rõ rệt. 
Môi trường đang trở thành vấn đề thời đại. Phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường phù hợp với chiến lược quốc 
gia cũng là chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thành phố Cần Thơ.
Để thành phố Cần Thơ sớm trở thành phố Xanh - Sạch - Đẹp với sức hút phát triển mạnh mẽ về kinh tế xã hội, 
dịch vụ thương mại, đặc biệt là dịch vụ du lịch trên cơ sở khai thác những lợi thế về tiềm năng đa dạng, phong 
phú là cảnh quan thiên nhiên sinh thái đặc thù sông nước thì việc đẩy nhanh tốc độ xây dựng phát triển đô thị 
theo quy hoạch được duyệt đáp ứng sự phát triển kinh tế xã hội là việc làm cần thiết. Mặc dù trong thời gian 
qua, thành phố đã triển khai các dự án, đầu tư xây dựng nhiều cơ sở hạ tầng, khu đô thị mới quan trọng và 
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÂY XANH 
ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ CẦN THƠ
THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT
ĐA NGÀNH 
PGS.TS.KTS. LƯU ĐƯùC CƯơØNG
Viện trưởng Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia (VIUP)
Cây xanh đô thị là thành tố quan trọng trong cấu trúc đô thị. Không chỉ là 
lá phổi xanh, là máy điều hòa không khí, là thiết bị lọc bụi, giảm tiếng ồn và 
khí thải cây xanh còn gắn bó thân thiết với con người, với môi trường sống 
và với sự phát triển của đô thị. Vậy cây xanh đô thị TP Cần Thơ có những 
nổi bật, khó khăn gì trong quá trình phát triển đô thị và thích ứng với biến 
đổi khí hậu.
131SË 95+96 . 2018
cấp thiết theo quy hoạch chung, nhưng chưa có điều kiện triển khai 
dự án quy hoạch tổng thể hệ thống cây xanh đô thị và dự án đầu tư 
xây dựng các khu công viên cây xanh.
Thành phố Cần Thơ cần có một nghiên cứu tổng thể về hệ thống 
cây xanh đô thị nhằm có cơ sở quản lý sử dụng đất đai hợp lý và lập 
kế hoạch đầu tư đồng bộ, góp phần tạo nên một không gian kiến 
trúc đô thị hoàn chỉnh, mẫu mực là rất cần thiết và cấp bách. Bài viết 
tham luận cũng nhằm đóng góp một vài ý để Cần Thơ là một Thành 
phố sinh thái điển hình của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. 
Đánh giá chung TP Cần Thơ
Vị trí địa lý
Thành phố Cần Thơ nằm trên bờ phải sông Hậu có tọa độ địa lý 
105013’38” - 105050’35” kinh độ Đông và 9055’08” - 10019’38” vĩ 
độ Bắc, trải dài trên 55 km dọc bờ Tây sông Hậu. Phía bắc giáp tỉnh 
An Giang, phía đông giáp tỉnh Đồng Tháp và tỉnh Vĩnh Long, phía 
tây giáp tỉnh Kiên Giang, phía nam giáp tỉnh Hậu Giang.
Thành phố Cần Thơ có tổng diện tích tự nhiên là 1.409,0 km2, chiếm 
3,49% diện tích toàn vùng. Quy mô dân số khoảng 1.2 triệu người, 
mật độ dân số: 860 người/km2. Cần Thơ cũng là thành phố hiện đại 
và lớn nhất của cả vùng hạ lưu sông Mê Kông.
Đặc điểm cảnh quan
Trong suốt quá trình lịch sử hình thành, các sông, kênh, rạch có 
ý nghĩa lớn về mặt quốc phòng, giao thông và thủy lợi. Sông Hậu, 
sông Cần Thơ có vai trò chủ đạo, dẫn dắt cảnh quan của thành phố. 
Ngoài ra, vào thời Pháp thuộc, Pháp đã cho đào rất nhiều kênh đào 
khác nhau. Hệ thống kênh đào này đã biến đổi khu vực để trở thành 
một vùng nông nghiệp có hiệu quả kinh tế cao, với mạng lưới giao 
thương từ những trang trại nông thôn đến các trung tâm thương mại.
Hiện nay, Cần Thơ là một trung tâm nông nghiệp quan trọng, trong 
đó cuộc sống đô thị và nông thôn đan xen và phụ thuộc lẫn nhau. 
Các vườn cây ăn trái là yếu tố thiết yếu đối với nền kinh tế và diện 
mạo riêng của thành phố.
Cần Thơ có một hệ thống đường thủy kéo dài và rộng, theo mặt tự 
nhiên cũng như do nhân tạo, có giá trị lịch sử trong việc phân bố lãnh 
thổ. Nhân tố nước đã tạo hình vùng châu thổ, cũng như đóng vai trò 
quan trọng trong giao thông, thủy lợi và thoát nước. Canh tác nông 
nghiệp đòi hỏi một hệ thống thủy lợi tốt, điều này phụ thuộc rất nhiều 
vào kênh rạch và đê điều. Đê kè cho phép cung cấp một diện tích đất 
lớn hơn dành cho mùa màng và cây ăn quả. Các điểm dân cư cũng 
được phân tán cho phép nông dân tiếp cận với ruộng đồng nhiều hơn. 
Như vậy, tính năng động và phức tạp trong cảnh quan của đồng bằng 
sông Cửu Long đã được tạo ra bởi một mô hình phân tán có kiểm soát 
với các điểm nút mà Cần Thơ luôn luôn là quan trọng nhất.
Khác biệt về địa hình đôi khi chỉ là vài cm đã ảnh hưởng rất lớn đến 
yếu tố cảnh quan của một vùng như thành phố Cần Thơ. Những sự 
thay đổi này có quan hệ mật thiết đến mức độ ngập lụt và là yếu tố 
nòng cốt để xác định tính chất sử dụng của từng loại đất. Điều này 
thể hiện rõ sự logic của phân bố nông nghiệp địa phương: đất trũng 
trồng lúa nước, đất tự nhiên cao hơn thì tận dụng để trồng những loại 
cây dễ bị tổn thương hơn (cây ăn quả). Trên góc nhìn vi mô, ... Định 
hướng này cũng ảnh hưởng đến vấn đề 
chọn loại cây trồng phù hợp với đặc điểm đô 
thị nước của Cần Thơ
Với tầm nhìn như một thành phố của quản 
lý nước tích hợp, những định hướng về đô 
thị sông, đô thị vận động, đô thị vườn cây 
ăn trái đã dần xác định cấu trúc cảnh quan 
của đô thị Cần Thơ. Các cấu trúc công viên 
tuyến tính kết hợp giữa các lõi đô thị và các 
cảnh quan (nông nghiệp) mở có thể được 
hình dung như một công viên linh hoạt thu 
hút vốn đầu tư của cả chương trình, phân 
hóa theo mùa và địa điểm. tạo ra các không 
Hình 4. 1: Sơ đồ cấu trúc các mảng xanh của thành phố Cần Thơ
 ß a n g µ n h
SË 95+96 . 2018136
gian phục vụ cho các chương trình cộng đồng trong mùa khô và 
dùng để xả lũ trong mùa mưa.
Ý tưởng cho quy hoạch hệ thống cây xanh thành 
phố Cần Thơ
Cơ cấu phân vùng chức năng thành phố bao gồm:
- Vùng phát triển đô thị chiếm khoảng 20% diện tích tự nhiên.
- Vùng cảnh quan, công viên chuyên đề, không gian mở khoảng 
10,15% diện tích tự nhiên.
- Vùng bảo tồn cây xanh, vườn cây ăn trái khoảng 14,54% diện tích 
tự nhiên.
- Vùng nông nghiệp chiếm 55,43% diện tích tự nhiên.
a. Định hướng phát triển cây xanh vùng đô thị nội thành
Vùng phát triển đô thị nội thành diện tích 26.250 ha gồm các khu 
đô thị: 
Khu đô thị trung tâm truyền thống là trung tâm bảo tồn sinh thái 
cảnh quan vườn cây ăn trái, bảo tồn văn hóa và lịch sử truyền thống. 
Các khu ở chỉnh trang, công viên cây xanh phục vụ khu ở mới, các 
khu nhà vườn.
Khu đô thị Ô Môn là đô thị mới của thành phố Cần Thơ, trung tâm 
công nghiệp, nông nghiệp và công nghệ cao. Các khu ở mới nén tập 
trung, các khu ở nhà vườn.
Khu đô thị Thốt Nốt: là khu công nghiệp tập trung, nông nghiệp công 
nghệ cao, du lịch sinh thái. Trung tâm phân phối nông sản thành 
phố Cần Thơ và vùng đồng bằng sông Cửu Long. Các khu ở chỉnh 
trang và khu ở sinh thái.
b. Định hướng phát triển đất nông nghiệp
Tổng diện tích khoảng: 100.500 ha, gồm: 
Đất nông nghiệp (trồng lúa) diện tích 73.000 ha (các huyện ngoại 
thành); đất nông nghiệp công nghệ cao khoảng 15.000 ha tại phía 
đông đường cao tốc mới, gắn với các khu đô thị và trong công viên 
sông Hậu.
Đất bảo tồn vườn cây ăn trái khoảng 25.395 ha. Các khu vực nông 
nghiệp dọc bờ sông Hậu có địa hình trung bình có tiềm năng cảnh 
quan sông nước, bổ sung vào mạng lưới cây xanh, tạo cảnh quan 
không gian mở rộng lớn nằm đan xen với các lõi đô thị dọc sông Hậu 
(Hưng Phú, Ninh Kiều, Trà Nóc, Thốt Nốt).
c. Định hướng phát triển vùng cây xanh cảnh quan, công viên 
chuyên đề và không gian mở 
Diện tích 10.000 ha, gồm:
Công viên sông Hậu là công viên chuyên đề cấp vùng, bao gồm 
nghiên cứu khoa học, nông nghiệp công nghệ cao, diện tích mặt 
nước, thể dục thể thao và vui chơi giải trí cho toàn vùng đồng bằng 
sông Cửu Long, diện tích khoảng 3.700 ha.
Công viên tuyến dọc “trục xương sống đô thị” là ngưỡng cửa giữa 
khu vực phát triển đô thị và cảnh quan không gian mở, diện tích 
khoảng 4.000 ha.
Dải cù lao dọc sông Hậu khoảng 2.400 ha là nơi tập trung các khu 
dịch vụ du lịch sinh thái và giải trí, thể thao, sân gôn
Khu vườn cây ăn trái ở Phong Điền, Ô Môn và Thốt Nốt được liên kết 
với công viên tuyến đô thị và công viên sông Hậu.
(Nguồn: Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Cần Thơ đến năm 
2030 và tầm nhìn đến năm 2030 )
Hình 4. 1: Sơ đồ cấu trúc các mảng xanh của thành phố Cần Thơ
Hình 4. 2: Sơ đồ phân bố các khu đô thị
Hình 4. 4: Sơ đồ phân vùng phát triển
(Nguồn: Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Cần Thơ đến năm 
2030 và tầm nhìn đến năm 2030 )
Tổ chức mạng lưới cây xanh cảnh quan
Mạng lưới cây xanh đô thị chủ yếu gồm vùng phát triển thành khu 
công viên nông nghiệp công nghệ cao và gắn liền với việc phát triển 
các phương pháp nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản công nghệ mới. 
Tổ chức nhấn mạnh tới thuộc tính cảnh quan phong phú của thành 
phố. Sự phát triển được nâng cao thành một thành phố cây xanh 
mặt nước, mang lại những không gian đô thị nén chất lượng cao và 
đan xen với các yếu tố mặt nước hoặc với các không gian xanh (sản 
xuất hay sinh thái) với quy mô thích hợp.
Hệ thống cây xanh dọc tuyến giao thông chính “trục xương sống 
đô thị”, các mảng xanh công viên trong các khu đô thị. 
Hệ thống cây xanh cảnh quan vườn cây ăn trái ở Phong Điền dọc 
sông Cần Thơ, quận Ô Môn - Thốt Nốt với các hoạt động du lịch 
sinh thái, cung cấp trái cây bảo tồn sự đa dạng sinh học là nét đặc 
trưng của thành phố.
Các mảng xanh cảnh quan của các cù lao trên sông Hậu, phát triển 
du lịch sinh thái, các dịch vụ du lịch trên sông. Duy trì các mảng 
xanh vườn cây ăn trái và bảo tồn nét độc đáo trên sông.
Tuyến công viên chuyên đề
Đây là không gian mở, không chỉ đảm bảo các không gian xã hội và 
vui chơi giải trí mà còn là ngưỡng cửa giữa các khu đô thị, cảnh quan 
sinh thái và sản xuất liền kề. 
Công viên là chiến lược thiết kế nhằm ngăn chặn sự xâm lấn tới những 
cảnh quan có khả năng sản xuất và đảm bảo không gian mở đô thị.
Chức năng chính là nơi hội tụ các hoạt động và tạo dựng một không 
gian cảnh quan. Là một khu công viên công cộng năng động, thiết 
thực với các hoạt động như các sân gôn, khu bãi cỏ, vườn hoa, khu 
nghỉ ngơi công cộng, sân chơi nước cho trẻ em và nhiều sân chơi 
giải trí khác.
Công viên chuyên đề sông Hậu
Công viên như một phương tiện để giữ gìn, phát triển và quản lý đất đai 
và với chức năng là một khu nông nghiệp công nghệ cao thì nó là công 
cụ thiết kế nhằm duy trì không gian mở dọc bên bờ sông, nơi sẽ chịu 
những áp lực lớn từ quá trình đô thị hóa. Đây cũng là một phần quan 
trọng trong tầm nhìn của Cần Thơ như một thành phố sông.
Toàn bộ 3.700 ha nằm dọc bờ sông và đồng bằng sông Hậu được 
phù sa bồi đắp bao gồm các khu đất ngập nước, vườn cây ăn trái, 
các cánh đồng thử nghiệm rộng lớn áp dụng các kỹ thuật canh tác 
mới về lúa và rau màu. Khu công viên còn là nơi giới thiệu, triển lãm 
các thành tựu nông nghiệp và thủy sản hiện đại cho toàn bộ đồng 
bằng sông Cửu Long.
Hình 4.5: Sơ đồ không gian vùng nông nghiệp Hình 4. 6: Sơ đồ hướng dẫn thiết kế đô thị về công viên cây xanh – 
không gian mở
 ß a n g µ n h
137SË 95+96 . 2018
SË 95+96 . 2018138
Phát huy các di sản văn hóa và tự nhiên của 
khu công viên mà không làm ảnh hưởng tới 
hoạt động nông nghiệp.
Các vườn cây ăn trái phía tây nam Cần Thơ 
được mở rộng và là một phần không thể 
thiếu trong công viên sông Hậu và lĩnh vực 
nông nghiệp công nghệ cao.
Mạng lưới công viên công cộng tâp trung 
vào các khu xử lý nước được đề xuất gắn với 
mạng lưới đường thủy. Mỗi công viên gồm 
có một hệ thống làm sạch nước, các công 
trình công cộng, các khu giải trí và vườn cây 
ăn trái. Mỗi công viên cần có đặc thù khác 
nhau, và hòa trộn giữa các công trình địa 
phương và vùng, đặt tại ngoại vi hoặc trong 
công viên.
Những vườn cây ăn trái mới (cam, quýt, 
chuối, xoài, bơ) có thể được trồng gần các 
khu không gian công cộng, tạo bóng mát, 
đồng thời đẩy mạnh kinh tế nông nghiệp, 
cản trở việc phát triển đô thị tự phát.
d. Trục cây xanh chủ đạo
Trục chính đô thị theo hướng nam- bắc: từ 
khu đô thị công nghiệp Cái Răng đến khu 
đô thị công nghiệp Thốt Nốt. Kiểm soát 
không gian công cộng và công trình điểm 
nhấn, kiểm soát các mặt cắt không gian qua 
các khu đô thị, kiểm soát tầng cao, mật độ 
xây dựng, khoảng lùi và hình thức kiến trúc.
Trục xương sống vùng thành phố Cần Thơ 
đi xuyên qua nhịp điệu của các tuyến đường 
thủy, những vườn cây ăn trái và những không 
gian xanh cùng các khu vực khác tạo nên 
một vùng đô thị được tổ chức theo dạng 
tuyến đang trong quá trình phát triển. Một bộ 
phận cấu thành quan trọng của trục xương 
sống là quy hoạch trồng cây xanh - được lấy 
cảm hứng từ chương trình “ thành phố vườn” 
năm 1963 của Singapore về trồng cây xanh, 
hoa cỏ có mùi thơm và cây bụi nhằm tạo sự 
cân bằng với sự khô khan từ các công trình 
hạ tầng mới và phát triển đô thị. 
q Trục đô thị phía Bắc
Đoạn giao thông đi qua khu vực cảnh quan 
phía bắc giữa Thốt Nốt và Ô Môn, các làn 
đường giao thông công cộng (ở giữa trục đô 
thị) được nâng lên cao hơn bình thường để 
có được cái nhìn dễ dàng hơn tới vùng cảnh 
quan đô thị. Những loại cây phát triển nhanh 
được trồng thẳng hàng dọc các tuyến giao 
thông, trong khi có những điểm hở tạo ra 
khoảng trống ở phía đông (sân gôn trong 
khu tuyến công viên). Ở bờ phía tây, một 
loạt các loại cây ăn trái được trồng thẳng 
hàng dọc trục đô thị (nhấn mạnh tầm nhìn 
của thành phố Cần Thơ như một thành phố 
vườn cây ăn trái). Mương thoát nước (khu 
vực thoát nước mưa và thủy lợi) là sâu hơn 
cả trong khu vực đô thị và vì thế có khả năng 
chứa nhiều nước vào mùa mưa. Mặt cắt đi 
qua đô thị Ô Môn cho thấy tính chất bất đối 
xứng của các tuyến giao thông.
Tuyến giao thông cho phép xe chạy nhanh 
thuộc trung tâm đô thị với loạt cây xanh địa 
phương phát triển nhanh được trồng thẳng 
hàng, còn các tuyến giao thông công cộng 
chỉ được trồng về một phía để tạo khả năng 
tiếp cận cho người đi bộ dễ dàng hơn. Tại 
bãi đỗ xe và khu vực giao thông nội bộ (xe 
ô tô, xe ga và xe đạp) được chỉ định trồng 
cây xà cừ (một loại cây điển hình của khu 
vực đồng bằng châu thổ) và cây hoàng hậu 
được trồng tại khu vực đi bộ công cộng (tạo 
nhiều bóng mát). 
Hình 4. 6: Sơ đồ hướng dẫn thiết kế đô thị về công viên cây xanh – không gian mở
q Trục đô thị phía Nam
Đoạn trục đô thị phía nam đi qua khu vực cảnh 
quan (giữa Ô Môn và Cần Thơ hiện hữu), kết hợp 
trồng các loại cây theo những cụm lớn. Tuyến 
giao thông công cộng tiếp giáp và có hướng nhìn 
ra khu vực vườn cây ăn trái ở phía tây. Trong khi 
đó, các làn xe ô tô có một “bức tường” cây trồng 
bản địa và có thể nhìn thấy tuyến công viên phía 
đông. Mương thoát nước tự nhiên nằm bên cạnh 
chuỗi sân chơi thể thao của tuyến công viên và 
các khu vực này được xem như là những vùng 
trũng thoát nước vào mùa mưa. Mặt cắt phía bắc 
của trục đô thị hiện hữu là một cấu trúc đối xứng 
được đề xuất với các làn đường giao thông công 
cộng ở trung tâm. Nằm dọc các làn giao thông tốc 
độ cao có các kênh thoát nước mưa và mương 
thoát nước tự nhiên hoặc các bề mặt thu nước 
(như khu vực bãi sỏi/sân cỏ đậu xe). Các loại cây 
xanh bóng có tán lớn được xem như là đặc trưng 
của đô thị Ô Môn. Nền địa hình nhân tạo chỉ có 
một bên của trục đô thị để dành cho các không 
gian công cộng, trong khi phía bên kia là các 
công trình xây trên cột (không có nền xây dựng).
Trục lõi đô thị được xem như là cấu trúc chính 
định hướng cho đô thị hóa. Đoạn chiến lược quan 
trọng nhất của trục lõi đô thị sẽ được đầu tư sớm 
nhất với chiều dài 20km từ phía bắc Ô Môn tới 
phía bắc trung tâm Cần Thơ. 
Trên đây là những đóng góp về nội dung về thực 
trạng và đề xuất giải pháp phát triển cây xanh đô 
thị thành phố Cần Thơ nhằm xây dựng hình ảnh 
tổng thể hệ thống cây xanh đô thị Cần Thơ từ đó 
có gợi ý giải pháp quy hoạch, quản lý đầu tư phù 
hợp cho Thành phố phát triển bền vững và thích 
ứng với biến đổi khí hậu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1) Võ Văn Chi (2004). Từ điển thực vật thông dụng, NXB. 
Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
2) Đặng Văn Hà (2015). Hiện trạng cây xanh thành phố Hà 
Nội và đề xuất giải pháp khắc phục cây đổ gẫy sau mưa bão 
hàng năm. Tạp Chí Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, số 
21-2015, tr. 118 - 125.
3) Đặng Văn Hà, Trần Thị Lợi (2016). Hiện trạng và giải 
pháp bảo tồn cây Muỗm cổ thụ Mangifera foetida Lour tại 
Đền Trần - Nam Định. Tạp chí Nông nghiệp & Phát triển 
Nông thôn, Số 7-2016: tr. 29 - 137.
4) Võ Văn Chi (2004). Từ điển thực vật thông dụng, NXB 
Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
5) Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Cần Thơ 
đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2030.
6) Đặng Văn Hà, Chu Mạnh Hùng (2016). Giáo trình Thiết 
kế cảnh quan cây xanh. Nxb. Nông nghiệp Hà Nội.
7) Nguyễn Thị Yến, Đặng Văn Hà (2015). Bài giảng Kỹ thuật 
trồng cây gỗ đô thị. Trường Đại học Lâm nghiệp.
8) Konijnendijk, et al., (2005). Urban Forests and Trees. 
Springer, Heidelberg.
9) Ahern, Jack (1995). Greenways as a planning strategy. 
Volum: 12, pp 30 – 35.
ß a n g µ n h
139SË 95+96 . 2018

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_va_de_xuat_giai_phap_phat_trien_cay_xanh_do_thi_t.pdf