Tổ chức không gian và kiến trúc cảnh quan trong quy hoạch đô thị
Quy hoạch xây dựng và phát triển đô thị có một quá trình lịch sử lâu dài. Lý thuyết
về quy hoạch được đúc kết từ thực tiễn cuộc sống và quá trình phát triển khoa học kỹ thuật.
Hình thành tư duy, định hướng chiến luợc cho một đô thị nhằm giúp đô thị đó có hướng phát
triển tốt, bền vững luôn là bài toán khó cho các nhà hoạch định chính sách, nhà chuyên
môn Trong bài báo này tác giả giới thiệu một số lý thuyết cơ bản, chọn lọc trong một khía
cạnh nhỏ của quy hoạch đô thị: Tổ chức không gian và kiến trúc cảnh quan trong quy hoạch.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Bạn đang xem tài liệu "Tổ chức không gian và kiến trúc cảnh quan trong quy hoạch đô thị", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tổ chức không gian và kiến trúc cảnh quan trong quy hoạch đô thị
Thông báo Khoa học và Công nghệ* Số 2-2012 75 TỔ CHỨC KHÔNG GIAN VÀ KIẾN TRÚC CẢNH QUAN TRONG QUY HOẠCH ĐÔ THỊ ThS. kts. Nguyễn Hữu Ninh Phó Khoa Kiến trúc, trường Đại học Xây dựng Miền Trung Tóm tắt: Quy hoạch xây dựng và phát triển đô thị có một quá trình lịch sử lâu dài. Lý thuyết về quy hoạch được đúc kết từ thực tiễn cuộc sống và quá trình phát triển khoa học kỹ thuật. Hình thành tư duy, định hướng chiến luợc cho một đô thị nhằm giúp đô thị đó có hướng phát triển tốt, bền vững luôn là bài toán khó cho các nhà hoạch định chính sách, nhà chuyên mônTrong bài báo này tác giả giới thiệu một số lý thuyết cơ bản, chọn lọc trong một khía cạnh nhỏ của quy hoạch đô thị: Tổ chức không gian và kiến trúc cảnh quan trong quy hoạch. 1. Một số ý tưởng về tổ chức không gian đô thị: Cuộc cách mạng công nghiệp cuối thế kỉ XVIII – XIX đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của các nước châu Âu bằng sự xuất hiện của máy hơi nước (1825), nhà máy điện, lò luyện thép (1885), cùng những thay đổi lớn trong sản xuất và xã hội. Đường sá, nhà ở, tiện nghi sinh hoạt không thể đáp ứng lượng dân số khổng lồ từ nông thôn đổ vào các đô thị mới. Đô thị hóa đã phá vỡ cấu trúc ban đầu, nhu cầu tìm kiếm một cơ cấu tổ chức không gian thích hợp trong cuộc sống hiện đại đã thúc đẩy sự ra đời của nhiều học thuyết đô thị, dưới đây trình bày hai mô hình tiêu biểu. 1.1. Thành phố vườn Cấu trúc “Thành phố vườn” được Ebenezer Howard trình bày trong “Ngày mai” và “Thành phố tương lai” năm 1896 hình tròn dạng hướng tâm, qui mô dân số 32.000 dân, diện tích 400ha, vòng ngoài là khu cây xanh, đất đai sản xuất nông nghiệp rộng 2.000 ha (xem Hình 1). Mỗi đơn vị “Thành phố vườn” có 2.400 ha, gồm các vòng tròn đồng tâm được chia làm 6 phần là những khu ở bằng 6 con đường (36 m) xuyên từ tâm ra ngoài. Khu trung tâm 2,2 ha được dành cho công viên cây xanh, các vòng tròn tiếp theo lần lượt bố trí các công trình công cộng, các tuyến xe lửa, nhà máy, xí nghiệp 6 thành phố nhỏ này nối liền thành phố mẹ 58.000 dân bằng 6 hệ thống đường bộ và ray xe lửa tạo thành một mô hình thành vườn khoảng 250.000 dân rất phù hợp cho phát triển công nghiệp. Với quan điểm đô thị là một cơ cấu, là một tổng thể quy hoạch bao gồm các vấn đề qui mô, mật độ dân số, kinh tế, xã hội, Howard rất thành công khi đưa ra mô hình đô thị có sự kết hợp hài hòa với điều kiện tự nhiên, trong đó vai trò vành đai cây xanh, mặt nước được gắn kết hết sức mật thiết với cấu trúc không gian đô thị là hệ thống đường sá và công trình kiến trúc.[1] Học thuyết đưa con người trở lại cuộc sống hòa mình với thiên nhiên giảm bớt áp lực nặng nề từ một xã hội cạnh tranh thực dụng qua những ứng dụng cụ thể các Thành phố vườn Letchworth (1903), Welwyn (1919), Harlow (1947) làm nền tảng cho các lý thuyết sau đó: đô thị vệ tinh (Raymond Unwinn), Garden City 21 (với lõi trung tâm là khu vực trung tâm hành chính và thương mại (Central Business District - CBD) – John.O.Simonds). Hình 1 – Cấu trúc thành phố vườn của Ebenezer Howard Thông báo Khoa học và Công nghệ* Số 2-2012 76 1.2. Thành phố dải Nếu ở “Thành phố vườn”, cây xanh đóng vai trò trung tâm trong mối liên hệ không gian thì ở đây, hệ thống giao thông giữ vai trò kết nối các chức năng khác nhau theo từng dải song song, đặc biệt những thành phố gần sông biển, vai trò “mặt nước” sẽ là “trục xương sống” tạo nên cấu trúc đô thị. Hệ thống thành phố dải là sự kế thừa đầy sáng tạo từ thành phố chuỗi của Soria Y Mata trong đề xuất giải pháp cải tạo thủ đô Madrid – Tây Ban Nha (1882) và Tony Garnier (1905) cho thành phố Lyon – Pháp. Theo ông, thành phố sẽ phát triển dọc theo các trục giao thông chính (đường sắt, tàu điện, ôtô) với chiều dài không hạn chế và chiều rộng của dãy công trình dọc hai bên đường khoảng vài trăm mét.(Hình 2) N.A.Milutin đã phát triển lý luận này ở mức độ hoàn thiện đặt nền móng cho mô hình quy hoạch theo hệ thống dải qua nhiều phương án quy hoạch các thành phố tại Nga (1929 – 1930), điển hình là Stalingrat và thánh phố Volgarat theo sông Volga. Thành phố được quy hoạch theo 6 dải chức năng song song nhau bắc đầu từ dòng sông, cây xanh, khu ăn ở, đường cao tốc, khu cách li vệ sinh, công nghiệp và đường sắt với chiều dài 70 km, chiều rộng không quá 5 km. Milutin đã vận dụng thành công điều kiện tự nhiên để giải quyết hợp lí các nhu cầu về sản xuất, đời sống cho thành phố, trong đó sông Volga có ý nghĩa, vị trí cực kì quan trọng trong cấu trúc đô thị. Việc tận dụng lợi thế hướng gió từ bờ sông không những cải thiện môi trường khí hậu, mà còn tạo ra nhiều không gian đa dạng dọc theo mặt nước có giá trị thẩm mỹ cao.[1] 2. Cơ sở về quan điểm tạo hình ảnh đô thị: 2.1. Lý thuyết của Kenvin Lynch trong tác phẩm “The image of the City”: Nếu như các lý thuyết đô thị nhằm tìm giải pháp mới giúp các đô thị thế giới thoát khỏi tình trạng khủng hoảng đương thời dưới cái nhìn tổng thể về mặt cấu trúc thì các nhân tố tạo nên chất lượng hình ảnh sẽ giúp đô thị hoàn thiện hơn về mặt thẩm mỹ bằng 5 nhân tố cơ bản: hướng tuyến, cạnh bên, khu vực, nút, cột mốc được Kenvin Lynch nghiên cứu, trình bày trong “The image of the City”, đặt nền móng cho quan điểm thiết kế đô thị hiện đại.(xem Hình 3) [3] Hình 2 – Cấu trúc thành phố dải của N.A.Milutin 2.1.1. Hướng tuyến – Paths gồm đường liên hệ giao thông và hành lang liên hệ thị giác nhưng thông thường được gộp thành một. Hướng tuyến được nhận dạng dưới hình thức các đường chính, phụ, trong, ngoài thành phố, đường bộ, đường xe lửa, đường sông, biển, kênh rạch tạo thành mạng không gian đô thị. Yếu tố này cho người quan sát thưởng thức và định vị cảnh quan đô thị ngay trước mắt và hai bên khi di chuyển dọc trên tuyến. Theo ông hướng tuyến là cơ sở cho các nhân tố khác trong đô thị phát triển dọc theo, giữ vai trò chủ đạo trong việc xây dựng hình ảnh đô thị; còn theo tâm lí học, khi con người chuyển dịch, quan sát dọc tuyến, họ sẽ nhận được hình ảnh liên tục từ hai bên mặt phố và phán đoán được phương hướng, cự li của mình với cảnh quan xung quanh. Yếu tố này có ý nghĩa lớn trong việc quy hoạch cải tạo đô thị hiện nay, đặc biệt với khu vực phát triển dọc theo các đại lộ, sông ngòi, kênh rạch như Việt Nam. Cải tạo đô thị trước hết phải quan tâm đến hình ảnh đô thị hai bên tuyến, ngoài những tuyến đại Thông báo Khoa học và Công nghệ* Số 2-2012 77 lộ còn là các tuyến sông rạch nếu biết kết hợp với bóng đổ của công trình hai bên sẽ mang lại hiệu quả cao, tạo bộ mặt mới cho đô thị. 2.1.2. Cạnh bên – Edges là giới tuyến của một hay nhiều khu vực được biểu hiện thông qua những hình thái tự nhiên hay nhân tạo. Một số nơi, cạnh bên tiêu biểu cho phạm vi, hình dáng đường viền khu vực. Cạnh bên có thể là dãy cây xanh, bờ sông, vách núi, mặt giới hạn của quần thể kiến trúc, ranh giới của đường đi, cách phân chia không gian khi nghiêm túc rõ ràng, khi hoà nhập tự nhiên, tạo thành sự giao thoa, xen lẫn không gian. Cạnh bên đối với các đô thị ven sông được giới hạn bởi những hành lang cây xanh, thảm thực vật phong phú hai bên bờ vừa có tác dụng cải tạo môi trường, vừa tạo cảnh quan thiên nhiên cho khu vực. Giải pháp cải tạo cạnh bên hiệu quả sẽ mang lại sức sống mới cho nhiều khu đô thị ven kênh rạch đang bị ô nhiễm nghiêm trọng ở Việt Nam. 2.1.3. Khu vực – Districts cho phép con người quan sát từ bên ngoài hay len vào bên trong để tìm ra những nét đặc trưng giúp phân biệt cụ thể các khu đô thị. Chính hình thái, công năng sử dụng đồng nhất ở mỗi khu vực sẽ giúp người quan sát nhận ra mình ở thành phố nào. Các khu vực đồng chức năng phục vụ cho cùng một đối tượng ra đời hàng loạt trong đô thị như: khu lịch sử, phố cổ, công nghiệp, các vườn sân bãi trong trường đại học hoặc các quảng trường, khu kiến trúc cao tầng, khu CBD, thương mại trong thành phố. Yếu tố này mang lại cái nhìn tổng thể cho toàn đô thị, xác định được điểm nổi bật của từng khu vực để phát huy tiềm năng của chúng. HƯỚNG TUYẾN CẠNH BÊN KHU VỰC Thông báo Khoa học và Công nghệ* Số 2-2012 78 NÚT CỘT MỐC Hình 3 – Năm nhân tố tạo dựng hình ảnh đô thị của Kenvin Lynch 2.1.4. Nút – Nodes là những tiêu điểm mang tính chiến lược để người quan sát tiến vào bên trong, là nơi con người thường xuyên qua lại trong cuộc sống hằng ngày. Có thể xem vị trí giao cắt giữa các trục giao thông, nơi chuyển phương hướng của đường sá, chổ thay đổi cấu trúc không gian là những nút, nơi tập trung hầu hết các công năng hoặc đặc trưng nhất định của đô thị. Nút có thể nằm trong khu trung tâm hình thành một không gian đặc biệt cho toàn khu vực. Như vậy, nút có mối quan hệ với hướng tuyến và khu vực vì nó là điểm đánh dấu sự thay đổi của các tuyến và cũng là hạt nhân của khu vực đô thị. Nhờ đó con người có thể cảm nhận được nét đặc trưng của nút cùng những môi cảnh quanh chúng một cách rõ ràng hơn. 2.1.5. Cột mốc – Landmarks chỉ cho người quan sát đứng bên ngoài, từ xa để thưởng thức, xác định phương hướng trong đô thị. Là sự xuất hiện đột phá gây ấn tượng mạnh, cột mốc có thể là sự biến đổi đột ngột của địa hình, địa mạo tự nhiên, cây cối có hình dạng đặc thù hoặc công trình kiến trúc mang tính phá cách Với tính định hướng, cột mốc được xem là loại kí hiệu của cấu trúc đô thị, một nhân tố quan trọng hình thành nét đặc trưng thành phố và có sức ảnh hưởng nhất định trong môi trường hình thể đô thị. Cột mốc có thể cao vút như tháp Eiffel hoặc cũng có thể là sự thay đổi phong cách kiến trúc như trung tâm văn hóa Pompedou với hình dáng của một nhà máy công nghiệp hiện đại nằm sừng sững giữa lòng Paris cổ kính. Năm yếu tố trên không tồn tại độc lập mà chúng đan xen bổ sung cho nhau như: hướng tuyến tạo tầm nhìn chuyển động, khu vực cho hình ảnh đồng nhất, cạnh bên xác định hình dáng, nút đánh dấu sự chuyển giao giữa hình ảnh này với hình ảnh khác, cột mốc tạo điểm nhấn đô thị. Tất cả nhằm tạo ra một chất lượng hình ảnh tốt, một bản sắc cho đô thị. Dễ dàng nhận thấy khu vực do các nút, cạnh bên giới hạn tạo thành, hướng tuyến, cột mốc cũng được bao hàm, phân bố trong đó một cách có qui luật. 2.2. Phân loại hệ thống cảnh quan Cảnh quan vùng được phân làm bốn loại cơ bản bao gồm: cảnh quan tự nhiên (hay còn gọi là cảnh quan địa lý), cảnh quan nhân tạo, cảnh quan đô thị, cảnh quan công viên rừng [2] và được phân loại như sau: 2.2.1. Cảnh quan tự nhiên: (Natural Landscape) Là cảnh quan một vùng địa phương có một đặc trưng về điều kiện tự nhiên vơí Thông báo Khoa học và Công nghệ* Số 2-2012 79 các yếu tố chính như: hệ thực vật( cây xanh), hệ động vật, cấu tạo địa hình, thổ nhưỡng và khí hậu. Các yếu tố này được phối hợp với nhau theo một quy luật tự nhiên để hợp thành một thể thống nhất. Ở thể loại cảnh quan này con người gần như không được can thiệp hoặc thay đổi nhiều các yếu tố tự nhiên đặc trưng của địa phương đó. 2.2.2. Cảnh quan nhân tạo (Synthetic Landscape) Là cảnh quan thiên nhiên các yếu tố thiên nhiên đã không còn tồn tại như lúc ban đầu mà đã được thay đổi bởi con người do nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội ngày càng gia tăng. Trong quá trình thay đổi, cảnh quan tự nhiên dần dần được thay thế bằng một hình thức cảnh quan mới phù hợp với những điều kiện đặt ra của xã hội đương thời. Đó là cảnh quan nhân tạo. Cảnh quan nhân tạo hoàn toàn phụ thuộc vào ý thức hệ của con người và xã hội, hoặc là có chiều hướng tích cực( làm tăng vẻ đẹp của vùng cảnh quan) nếu con người quan tâm và tôn trọng những yếu tố ban đầu cho phép, từ đó vận dụng hài hòa vào cảnh quan mới nhưng không chối bỏ phong cách cũ. Ngược lại nếu áp đặt một cảnh quan mới mà không nghiên cứu tìm hiểu để kế thừa một di sản thiên nhiên sẽ tạo ra nột cảnh quan nhân tạo không phù hợp với môi trường sinh thái và tất nhiên sẽ mất đi một sắc thái vùng cảnh quan đặc thù- Bản sắc của từng vùng địa phương gây nhiều tác động xấu về sau. Mức độ can thiệp vào sự thay đổi của các yếu tố cảnh quan thiên nhiên ít nhiều biểu thị vào tính chất nhân tạo của cảnh quan. Sự hình thành và phát triển của cảnh quan nhân tạo cũng gắn liền với tốc độ phát triển của công nghệ khoa học kỹ thuật khi mà cả thế giới đã bước vào thiên niên kỷ mới, thế kỷ 21 với nền văn minh tin học đã làm thay đổi diện mạo của cảnh quan thế giới mới. 2.2.3. Cảnh quan đô thị (Urban Landscape) Cảnh quan đô thị là môi trường nhân tạo phức tạp nhất do sự tập trung dân cư với mật độ lớn trong một diện tích đô thị có giới hạn. Ở đó người ta quan tâm đến những nhu cầu hoạt động đi lại( giao thông), ăn ở, sinh hoạt, sản xuất, giao tiếp, nghỉ ngơi giải trí ( công viên, văn hóa, thể thao..) tức là môi trường có mức độ tập trung cao nhất các yếu tố nhân tạo phục vụ cho nhu cầu đời sống và phát triển kinh tế của đô thị đương đại. Chính vì vậy ở đây yếu tố thiên nhiên thường dễ bị phá vỡ: địa hình bị san lấp, cây xanh bị chặt phá, chất thải do hoạt động của nhà máy, thiết bị sinh hoạt, phương tiện giao thông. Từng ngày gây nên những tác động xấu đến môi trường của đô thị tạo nên những căn bệnh đô thị như chứng bệnh “xơ cứng, tắc nghẽn đông mạch” (ý với vấn đề tắc nghẽn giao thông), chứng bệnh “đầu to”( chỉ sự tập trung quá đông dân cư đô thị tại trung tâm) v.v 2.2.4. Cảnh quan vườn- công viên (nghệ thuật cảnh quan) Là một loại hình nghệ thuật sử dụng những yếu tố đẹp chọn lọc của phong cảnh thiên nhiên, sự biến đổi của thiên nhiên thông qua hình khối, dáng dấp, đường nét, và cả sự phối kết màu sắc của cây, cỏ hoa, lá. Sự thay đổi đường nét, cao độ địa hình và mặt nước tuân thủ các nguyên tắc bố cục thẩm mỹ cùng với các yếu tố thảm thực vật kết hợp với hệ động vật tiêu biểu sẽ tạo nên một phong cảnh tĩnh lặng và thư giản sau những thời gian làm việc. Thông báo Khoa học và Công nghệ* Số 2-2012 80 Cảnh quan vườn- công viên của một vùng hay một đô thị thực chất là nơi vừa tận dụng cảnh quan thiên nhiên với các yếu tố tạo cảnh căn bản như đã nêu ở trên nhưng khác với các cảnh quan trên ở chỗ yếu tố nghệ thuật luôn được con người coi trọng quan tâm xử lý theo xúc cảm nghệ thuật, nó có thể có một hay nhiều phong cách nhưng chung quy vẫn là sự gởi gắm tâm thức con người vào với thiên nhiên, thường thì cảnh quan công viên- vườn có khuôn viên và giới hạn so với cảnh quan thiên nhiên (cảnh quan địa lý) tuy nhiên trong những trường hợp đặc biệt thì cảnh quan vườn- công viên mới hòa chung vào cảnh quan địa lý. Kết luận Lý thuyết về quy hoạch thiết kế đô thị và thiết kế cảnh quan đô thị là cơ sở khoa học quan trọng để áp dụng vào công tác quy hoạch phát triển các đô thị Việt Nam. Qua thời gian cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật, nền tảng lý thuyết quy hoạch đô thị chắc chắn sẽ có những bước phát triển đột phá. Hình ảnh đô thị tương lai sẽ vừa mang tính kế thừa vừa mang tính mới mẽ và thú vị. Sự lựa chọn đúng đắn giải pháp thực hiện sẽ tạo dựng được một hình ảnh đô thị hiện đại, giàu bản sắc và hòa nhập với thiên nhiên theo quan điểm phát triển đô thị sinh thái, là hình thái đô thị mà một thành phố với chức năng đa dạng cần phải đạt được trong xu hướng phát triển bền vững hiện nay. TÀI LIỆU THAM KHẢO: [1]. Nguyễn Thế Bá – Quy hoạch xây dựng phát triển đô thị, Nxb Xây dựng, Hà Nội, 2009. [2]. Hàn Tất Ngạn – Kiến trúc cảnh quan, Nxb Xây dựng, Hà Nội, 2008. [3]. Kevin Lynch – The Image of the City, the MIT-press, 1960.
File đính kèm:
- to_chuc_khong_gian_va_kien_truc_canh_quan_trong_quy_hoach_do.pdf