Đánh giá sự biến động cấu trúc không gian xanh ở thành phố Huế giai đoạn 2001-2016

Nghiên cứu đã sử dụng viễn thám, GIS và các chỉ số trắc lượng cảnh quan trong

phân tích biến động cấu trúc không gian xanh (KGX) của thành phố Huế giai đoạn 2001-

2016. Ảnh viễn thám Landsat đa thời gian được sử dụng để chiết xuất các loại hình không

gian xanh: đất nông nghiệp, cây xanh chuyên biệt, mặt nước, công viên, dải cây xanh và đất

rừng các năm 2001, 2005, 2010 và 2016 theo phương pháp định hướng đối tượng với độ

chính xác tổng thể đều trên 80% và hệ số Kappa các năm đều ở mức trên 0,78. Các chỉ

số trắc lượng cảnh quan ở cấp độ cảnh quan và cấp độ lớp phủ (CA, NP, PD, PLAND, TE,

ED AREA_CV, LPI, AWMPFD, LSI, PROX_MN, IJI, CONTAG, SHDI, SHEI) được sử dụng

để lượng hóa đặc điểm cấu trúc cảnh quan cho các loại hình không gian xanh. Kết quả cho

thấy trong các loại hình KGX thì cây xanh chuyên biệt chiếm chủ yếu trong cảnh quan đô thị

Huế (50%). Trong vòng 16 năm, các chỉ số trắc lượng cảnh quan có sự thay đổi phức tạp, thể

hiện qua các loại hình KGX ngày càng bị thu hẹp, phân tán và chia nhỏ do sự phát triển

nhanh chóng của quá trình đô thị hóa. Cụ thể số lượng khoanh vi cảnh quan giảm từ 215

năm 2001 xuống còn 129 mảng năm 2016. Kết quả nghiên cứu là cơ sở phục vụ quy hoạch

phát triển KGX hướng đến sự phát triển bền vững đô thị Huế.

Đánh giá sự biến động cấu trúc không gian xanh ở thành phố Huế giai đoạn 2001-2016 trang 1

Trang 1

Đánh giá sự biến động cấu trúc không gian xanh ở thành phố Huế giai đoạn 2001-2016 trang 2

Trang 2

Đánh giá sự biến động cấu trúc không gian xanh ở thành phố Huế giai đoạn 2001-2016 trang 3

Trang 3

Đánh giá sự biến động cấu trúc không gian xanh ở thành phố Huế giai đoạn 2001-2016 trang 4

Trang 4

Đánh giá sự biến động cấu trúc không gian xanh ở thành phố Huế giai đoạn 2001-2016 trang 5

Trang 5

Đánh giá sự biến động cấu trúc không gian xanh ở thành phố Huế giai đoạn 2001-2016 trang 6

Trang 6

Đánh giá sự biến động cấu trúc không gian xanh ở thành phố Huế giai đoạn 2001-2016 trang 7

Trang 7

Đánh giá sự biến động cấu trúc không gian xanh ở thành phố Huế giai đoạn 2001-2016 trang 8

Trang 8

Đánh giá sự biến động cấu trúc không gian xanh ở thành phố Huế giai đoạn 2001-2016 trang 9

Trang 9

Đánh giá sự biến động cấu trúc không gian xanh ở thành phố Huế giai đoạn 2001-2016 trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 15 trang viethung 3600
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Đánh giá sự biến động cấu trúc không gian xanh ở thành phố Huế giai đoạn 2001-2016", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá sự biến động cấu trúc không gian xanh ở thành phố Huế giai đoạn 2001-2016

Đánh giá sự biến động cấu trúc không gian xanh ở thành phố Huế giai đoạn 2001-2016
 Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Khoa học Trái đất và Môi trường; ISSN 2588-1183 
Vol. 128, No. 4A, 2019, P. 5-19; DOI: 10.26459/hueuni-jese.v127i4A.5173 
* Corresponding: ngbgiang@hueuni.edu.vn 
Ngày gửi: 9-4-2019; Hoàn thành phản biện: 02-5-2019; Nhận đăng: 23-5-2019 
ĐÁNH GIÁ SỰ BIẾN ĐỘNG CẤU TRÚC KHÔNG GIAN XANH 
Ở THÀNH PHỐ HUẾ GIAI ĐOẠN 2001 - 2016 
Nguyễn Bắc Giang1*, Hà Văn Hành1, Đỗ Thị Việt Hương1, Phạm Văn Cự2 
1 Trường Đại học Khoa học Huế, Đại học Huế 
2 Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội 
Tóm tắt: Nghiên cứu đã sử dụng viễn thám, GIS và các chỉ số trắc lượng cảnh quan trong 
phân tích biến động cấu trúc không gian xanh (KGX) của thành phố Huế giai đoạn 2001-
2016. Ảnh viễn thám Landsat đa thời gian được sử dụng để chiết xuất các loại hình không 
gian xanh: đất nông nghiệp, cây xanh chuyên biệt, mặt nước, công viên, dải cây xanh và đất 
rừng các năm 2001, 2005, 2010 và 2016 theo phương pháp định hướng đối tượng với độ 
chính xác tổng thể đều trên 80% và hệ số Kappa các năm đều ở mức trên 0,78. Các chỉ 
số trắc lượng cảnh quan ở cấp độ cảnh quan và cấp độ lớp phủ (CA, NP, PD, PLAND, TE, 
ED AREA_CV, LPI, AWMPFD, LSI, PROX_MN, IJI, CONTAG, SHDI, SHEI) được sử dụng 
để lượng hóa đặc điểm cấu trúc cảnh quan cho các loại hình không gian xanh. Kết quả cho 
thấy trong các loại hình KGX thì cây xanh chuyên biệt chiếm chủ yếu trong cảnh quan đô thị 
Huế (50%). Trong vòng 16 năm, các chỉ số trắc lượng cảnh quan có sự thay đổi phức tạp, thể 
hiện qua các loại hình KGX ngày càng bị thu hẹp, phân tán và chia nhỏ do sự phát triển 
nhanh chóng của quá trình đô thị hóa. Cụ thể số lượng khoanh vi cảnh quan giảm từ 215 
năm 2001 xuống còn 129 mảng năm 2016. Kết quả nghiên cứu là cơ sở phục vụ quy hoạch 
phát triển KGX hướng đến sự phát triển bền vững đô thị Huế. 
Từ khóa: cấu trúc cảnh quan, chỉ số trắc lượng cảnh quan, không gian xanh, thành phố Huế, 
Landsat 
1 Mở đầu 
Không gian xanh (KGX) đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển bền vững của đô thị 
thông qua cung cấp các chức năng và không gian cho dịch vụ hệ sinh thái. Nhiều công trình 
nghiên cứu đã chỉ ra các giá trị của KGX trong việc cung cấp dịch vụ môi trường (giảm ô nhiễm 
môi trường không khí, nước, giảm sự tăng nhiệt độ và điều hòa vi khí hậu đô thị); duy trì và 
bảo tồn hệ sinh thái; chức năng tâm lý (giảm sự căng thẳng, cung cấp cảm giác yên bình) cũng 
như lợi ích xã hội (cung cấp nơi thư giãn, gặp gỡ, nghỉ ngơi cho người dân). Tuy nhiên, trong 
xu thế đô thị hóa trên toàn cầu, trong đó một biểu hiện rõ rệt là sự chuyển đổi mục đích sử 
dụng đất/lớp phủ bề mặt một mặt đã thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, mặt khác chính sự 
chuyển đổi đó đã làm thay đổi cấu trúc không gian sử dụng đất/lớp phủ bề mặt, phân mảnh 
cảnh quan đô thị cũng như suy giảm tính kết nối các mảng xanh trong đô thị. Sự phân mảnh 
Nguyễn Bắc Giang và CS. Vol. 128, No. 4A, 2019 
6 
hay thay đổi cấu trúc KGX đã dẫn đến làm giảm chất lượng môi trường sống của người dân đô 
thị [1]. 
Trong những năm gần đây, việc tích hợp dữ liệu viễn thám, hệ thống thông tin địa lý và 
các chỉ số trắc lượng cảnh quan (TLCQ) cho thấy tính hiệu quả trong phân tích sự biến đổi cấu 
trúc KGX theo không gian và thời gian [2, 3]. Các kết quả nghiên cứu cấu trúc cảnh quan, tính 
phân mảnh cảnh quan dưới tác động của quá trình đô thị hóa sẽ làm cơ sở hỗ trợ công tác quy 
hoạch, bảo tồn và phát triển KGX đô thị [4, 5, 6]. 
Huế là đô thị trung tâm của tỉnh Thừa Thiên Huế nằm ở miền Trung Việt Nam, được tổ 
chức UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới năm 1993, được tôn vinh là "Thành phố 
văn hóa ASEAN" và "Thành phố bền vững về môi trường của ASEAN" năm 2004. 
Tuy nhiên, trước sự bùng nổ của đô thị hóa đã đặt ra nhiều thách thức cho Huế trong 
việc giữ gìn và phát triển cảnh quan môi trường. Sự mở rộng đô thị, hình thành hàng loạt khu 
đô thị mới đã làm chuyển đổi mục đích các loại hình sử dụng đất đã gây ra các tác động như 
gia tăng bề mặt không thấm làm cho khả năng thấm nước bề mặt trong đô thị giảm gây nên 
hiện tượng gia tăng dòng chảy mặt trong đô thị; dẫn đến ngập lụt, úng nước trong mùa mưa. 
Nhiều diện tích đất nông nghiệp bị suy giảm, hầu hết các hồ phía Nam bị thu hẹp hay san lấp, 
làm phá vỡ cấu trúc KGX đô thị. 
Trong khi đó, thành phố Huế định hướng phát triển thành một đô thị xanh, thông minh, 
bền vững. Nghiên cứu này được tiến hành nhằm lượng hóa được sự thay đổi cấu trúc KGX 
thông qua sự tích hợp dữ liệu viễn thám, GIS và các chỉ số TLCQ, từ đó có cơ sở phục vụ quy 
hoạch phát triển KGX hướng đến sự phát triển bền vững đô thị Huế. 
Hình 1. Vị trí khu vực nghiên cứu. 
jos.hueuni.edu.vn Vol. 128, No. 4A, 2019 
7 
2 Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu 
2.1 Dữ liệu 
Dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu bao gồm ảnh viễn thám Landsat đa thời gian với độ 
phân giải không gian 30 m x 30 m được tải miễn phí từ trang web 
( của Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ (USGS) (Bảng 1). Hầu hết các 
cảnh lựa chọn đều có độ che phủ mây < 10% và đảm bảo cho công tác giải đoán ảnh. Các ảnh 
viễn thám được nắn chỉnh hình học, tham chiếu về cùng hệ tọa độ VN2000 và cắt theo ranh giới 
hành chính dựa trên cơ sở dữ liệu GIS nền địa hình thành phố Huế tỷ lệ 1:10000. 
Bảng 1. Thông tin về dữ liệu ảnh viễn thám sử dụng phân tích 
TT Vệ tinh Landsat Mã ảnh Thời điểm thu nhận Độ che phủ 
mây (%) 
1 Landsat 7 ETM+ SLC on LE71250492001153SGS00 02/06/2001, 10:02:22 2,1 
2 Landsat 7 ETM+ SLC off LE71250492005100EDC00 10/04/2005, 10:04:51 7,0 
3 Landsat 7 ETM+ SLC off LE71250492010226SGS00 14/08/2010, 10:04:51 4,2 
4 Landsat 8 OLI&TIRS LC81250492016171LGN00 03/07/2016, 10:12:22 1,2 
2.2 Phương pháp nghiên cứu 
- Phương pháp khảo sát thực địa: Đề tài đã tiến hành khảo sát 150 điểm mẫu giải đoán, 
chụp ảnh và định vị GPS trên toàn bộ khu vực phục vụ cho quá trình kiểm chứng kết quả 
giải đoán ảnh viễn thám. 
- Phương pháp viễn thám và GIS: Trong đó, giải đoán ảnh viễn thám với phân loại định 
hướng ... hình 4 
- Về lớp, kích thước, mật độ và biên của lớp phủ: Trong số 6 loại lớp phủ KGX, diện tích CA 
của cây xanh chuyên biệt chiếm chủ yếu trong cảnh quan (trên 50%). Giá trị CA của các đối 
tượng trong giai đoạn 2001-2016 đều có xu hướng giảm, chỉ có của mặt nước, công viên và dải 
cây xanh có tăng, nhưng không đáng kể. Loại hình KGX cây xanh chuyên biệt có kích thước 
khoanh vi LPI lớn nhất và đa số đều giảm không đều. Điều này cho thấy phần trăm diện tích 
mảnh cây xanh ngày càng bị giảm đi. Tỷ lệ các lớp cảnh quan (PLAND) của KGX (công viên, 
mặt nước, dải cây xanh), tăng ít, trong đó, mặt nước tăng 10%; công viên tăng 7% và dải cây 
xanh tăng 15%. Sự gia tăng phân mảnh chỉ số, như số lượng các khoanh (NP) và mật độ khoanh 
vi (PD), cho thấy cảnh quan phân mảnh cao làm giảm sự kết nối, sự cô lập lớn hơn và tỷ lệ phần 
trăm diện tích cạnh biên cao hơn trong các khoanh vi. Kết quả cho thấy NP, PD đều đang giảm 
xuống nhanh chóng. Điều này cho thấy quy mô mở rộng đô thị đang diễn ra mạnh mẽ và thành 
phố đang trở nên gọn hơn về mặt cấu trúc cảnh quan. Cụ thể, năm 2001 có 215 khoanh vi mảng 
xanh trong tổng 7123,23 ha và đến năm 2016 chỉ còn 129 khoanh vi cảnh quan trong tổng 
7123,24 ha. So sánh trong vòng gần 16 năm, số lượng khoanh vi cảnh quan đã giảm đến 86 
mảng. Tổng chiều dài cạnh (TE) và Mật độ đường biên (ED) của loại hình cây xanh chuyên biệt, 
đất nông nghiệp dao động đáng kể và có xu hướng giảm trong thời gian gần đây. Điều này 
phản ánh thực tế rằng kích thước, biên không gian đang có sự thay đổi. 
jos.hueuni.edu.vn Vol. 128, No. 4A, 2019 
15 
Hình 4. Các chỉ số trắc lượng cảnh quan cấp độ lớp phủ các loại hình KGX của năm 2001, 2005, 2010 
và 2016 
- Về lớp độ đo về hình dạng của lớp phủ: Chỉ số LSI đang có xu hướng biến động mạnh, có 
nghĩa là chiều dài cạnh TE và hình dạng cảnh quan đô thị ngày càng thay đổi. Trong khi đó, 
mức độ tách biệt của cảnh quan lại đang tăng, các khoanh vi cảnh quan cũng tăng lên là cho các 
loại hình KGX ngày càng bị thu nhỏ và nhiều khi là bị cô lập với các đối tượng khác. Nguyên 
nhân là do KGX đang chịu sức ép từ các hoạt động của con người, mà điển hình là quá trình đô 
thị hóa. Chỉ số AWMFPD đất nông nghiệp tăng từ năm 2001 -2016 cho thấy hình dạng của các 
mảnh đất nông nghiệp ngày càng phức tạp. Giai đoạn từ 2001 - 2005, AWMFPD tăng chậm, 
nhưng tới giai đoạn 2010 - 2016 chỉ số này tăng rất nhanh cho thấy mức độ phức tạp của đất 
nông nghiệp ngày càng tăng mạnh hơn. Đối với loại hình cây xanh chuyên biệt, chỉ số 
AWMFPD cũng đang có xu hướng tăng trở lại giai đoạn 2010 – 2016. Sự thay đổi của các chỉ số 
0
500
1000
1500
2000
2500
3000
3500
4000
Năm 2001 Năm 2005 Năm 2010 Năm 2016
Năm
C
A
, 
h
a
Đất nông nghiệp
Cây xanh chuyên biệt
Mặt nước
Dải cây xanh
Công viên
Đất rừng
0
10
20
30
40
50
60
70
Năm 2001 Năm 2005 Năm 2010 Năm 2016
Năm
N
P
Đất nông nghiệp
Cây xanh chuyên biệt
Mặt nước
Dải cây xanh
Công viên
Đất rừng
0
0,1
0,2
0,3
0,4
0,5
0,6
0,7
0,8
0,9
1
Năm 2001 Năm 2005 Năm 2010 Năm 2016
Năm
P
D
, 
1
0
0
h
a
Đất nông nghiệp
Cây xanh chuyên biệt
Mặt nước
Dải cây xanh
Công viên
Đất rừng
0
10
20
30
40
50
60
Năm 2001 Năm 2005 Năm 2010 Năm 2016
Năm
P
L
A
N
D
,%
Đất nông nghiệp
Cây xanh chuyên biệt
Mặt nước
Dải cây xanh
Công viên
Đất rừng
0
5
10
15
20
25
30
35
Năm 2001 Năm 2005 Năm 2010 Năm 2016
Năm
L
P
I,
 %
Đất nông nghiệp
Cây xanh chuyên biệt
Mặt nước
Dải cây xanh
Công viên
Đất rừng
0
200
400
600
800
1000
1200
1400
1600
Năm 2001 Năm 2005 Năm 2010 Năm 2016
Năm
A
W
M
F
P
D
Đất nông nghiệp
Cây xanh chuyên biệt
Mặt nước
Dải cây xanh
Công viên
Đất rừng
0
2
4
6
8
10
12
14
16
18
Năm 2001 Năm 2005 Năm 2010 Năm 2016
năm
L
S
I,
 h
a
Đất nông nghiệp
Cây xanh chuyên biệt
Mặt nước
Dải cây xanh
Công viên
Đất rừng
0
10
20
30
40
50
60
70
80
Năm 2001 Năm 2005 Năm 2010 Năm 2016
năm
IJ
I,
 %
Đất nông nghiệp
Cây xanh chuyên biệt
Mặt nước
Dải cây xanh
Công viên
Đất rừng
Nguyễn Bắc Giang và CS. Vol. 128, No. 4A, 2019 
16 
này cho thấy các mảnh đất nông nghiệp và mảnh cây xanh có xu hướng bị mất đi và ngày càng 
trở nên phức tạp hơn từ năm 2001 – 2016. Tuy nhiên sự phức tạp về hình dạng của các mảnh 
đất nông nghiệp trên toàn thành phố lại tăng lên nhanh, nhất là trong giai đoạn năm 2010 - 
2016. 
- Về lớp đo độ lan truyền và rời rạc của lớp phủ: Sự phân mảnh và mức độ tách biệt cảnh 
quan giảm trong giai đoạn 2001-2010 và có dấu hiệu tăng trở lại ở giai đoạn tiếp theo, điều này 
diễn tả mức độ cô lập của cảnh quan đang tăng lên vì khoảng cách giữa các mảng tăng lên và 
mức độ liền kệ lại giảm xuống tức là các mảnh cảnh quan ngày càng bị tách rời nhau. 
Đánh giá chung về sự biến đổi cấu trúc cảnh quan KGX ở thành phố Huế giai đoạn 2001 
– 2016, có 3 chỉ số có sự biến động một cách đáng kể là PLAND, LPI và IJI. Phân cấp theo 4 bậc 
theo thang cấp đo chia khoảng đều 4 cấp: Thấp, Trung bình, Khá cao và cao cho thấy mức độ 
biến đổi cấu trúc cảnh quan KGX qua các thời kỳ (bảng 7). 
Bảng 7. Biến động cấu trúc cảnh quan KGX thành phố Huế giai đoạn 2001-2016 
Chỉ số Chỉ số cho từng đối tượng 
phân tích 
Phân cấp mức độ biến đổi cấu trúc cảnh quan 
KGX 
2001 2005 2010 2016 
1. 
PLAND 
Mức độ thống trị lớp phủ đất rừng 
trong cảnh quan 
4,83 
(Thấp) 
4,67 
(Thấp) 
4,68 
(Thấp) 
4,74 
(Thấp) 
Mức độ thống trị lớp phủ đất nông 
nghiệp trong cảnh quan 
17,41 
(Thấp) 
16,85 
(Thấp) 
15,80 
(Thấp) 
15,24 
(Thấp) 
Mức độ thống trị lớp phủ cây xanh 
chuyên biệt trong cảnh quan 
50,81 
(Khá cao) 
43,18 
(TB) 
42,56 
(TB) 
39,68 
(TB) 
2. LPI 
Mức độ phân mảnh của toàn bộ cảnh 
quan 
28,08 
(Khá cao) 
27,55 
(Khá 
cao) 
23,40 
(Cao) 
26,35 
(Khá 
cao) 
Mức độ phân mảnh của lớp phủ đất 
rừng 
1,73 
(Cao) 
1,88 
(Cao) 
4,04 
(Cao) 
3,29 
(Cao) 
Mức độ phân mảnh của lớp phủ đất nông 
nghiệp 
5,38 
(Cao) 
6,63 
(Cao) 
5,81 
(Cao) 
6,24 
(Cao) 
Mức độ phân mảnh của lớp phủ lớp 28,80 27,55 23,40 24,27 
jos.hueuni.edu.vn Vol. 128, No. 4A, 2019 
17 
Chỉ số Chỉ số cho từng đối tượng 
phân tích 
Phân cấp mức độ biến đổi cấu trúc cảnh quan 
KGX 
2001 2005 2010 2016 
phủ cây xanh chuyên biệt (Khá cao) (Khá 
cao) 
(Cao) (Cao) 
3. IJI 
Mức độ liền kề, xen kẻ các khoanh vi 
trong toàn bộ cảnh quan 
56,78 
(Khá cao) 
56,53 
(Khá 
cao) 
51,87 
(Khá 
cao) 
60,19 
(Khá 
cao) 
Mức độ liền kề, xen kẻ các khoanh vi 
trong lớp phủ đất rừng 
7,01 
(Thấp) 
10,62 
(Thấp) 
27,37 
(TB) 
31,41 
(TB) 
Mức độ liền kề, xen kẻ các khoanh vi 
trong lớp phủ đất nông nghiệp 
35,61 
(TB) 
37,93 
(TB) 
34,35 
(TB) 
40,39 
(TB) 
Mức độ liền kề, xen kẻ các khoanh vi 
trong lớp phủ cây xanh chuyên biệt 
69,53 
(Khá cao) 
65,07 
(Khá 
cao) 
58,05 
(Khá 
cao) 
66,74 
(Khá 
cao) 
Qua bảng 6 cho thấy, mức độ thống trị của cảnh quan (PLAND) lớp phủ KGX đất rừng, 
đất nông nghiệp chỉ ở mức độ thấp và không có sự thay đổi mạnh trong gần 16 năm qua. Trong 
khi đó, mức độ thống trị của lớp cảnh quan cây xanh chuyên biệt biến động từ mức khá cao về 
mức trung bình. Tỷ lệ lớp phủ đất nông nghiệp, cây xanh chuyên biệt có xu hướng giảm theo 
thời gian. Đây là xu thế phổ biến đối với phát triển đô thị ở các nước trên thế giới cũng như ở 
Việt Nam. Quá trình đô thị hóa đã gắn liền với sự xuất hiện nhiều không gian đất xây dựng, 
tăng bề mặt không thấm và làm giảm mật độ che phủ xanh của đô thị. 
Về mức độ phân mảnh chung LPI: Toàn bộ cảnh quan cho thấy từ năm 2001 đến 2016 đã 
có sự biến động từ mức TB lên cao ở các năm 2005, 2010 và 2016. Trong đó, mức độ phân mảnh 
của lớp phủ đất nông nghiệp không có sự biến động mạnh từ 2001 - 2016 và vẫn giữ mức cao ở 
các giai đoạn, các lớp phủ khác, lớp phủ cây xanh chuyên biệt lại dao động ở mức tương đối ổn 
định, còn lớp phủ đất rừng biến động với mức độ cao nhất, giá trị LPI các năm đều nhỏ hơn 4. 
Về mức độ liền kề IJI: Sự liền kề, xen kẽ các khoanh vi trong toàn bộ cấu trúc KGX ở 
thành phố Huế đạt ở các mức trung bình và cao giai đoạn 2001 - 2016, có nghĩa là các khoanh vi 
thuộc các kiểu lớp phủ khác nhau có sự phân bố không đều. Mặc dù vẫn giữ ở mức cao qua các 
năm nhưng chỉ số này có chiều hướng suy giảm đáng kể, đặc biệt là lớp phủ cây xanh chuyên 
biệt. Điều này cho thấy quá trình đô thị hóa đã làm đất phủ cây xanh chuyên biệt đã bị biến mất 
dần, dẫn đến có sự tách biệt trong không gian. 
Nguyễn Bắc Giang và CS. Vol. 128, No. 4A, 2019 
18 
4 Kết luận 
Nghiên cứu đã tích hợp được phân tích ảnh Landsat, GIS và các chỉ số trắc lượng cảnh 
quan trong phân tích biến động cấu trúc KGX thành phố Huế giai đoạn 2001 - 2016. Kết quả cho 
thấy trong các loại hình KGX thì cây xanh chuyên biệt chiếm chủ yếu trong cảnh quan (50%). 
Điều này càng khẳng định ý nghĩa của cây xanh chuyên biệt trong hệ thống cấu trúc cảnh quan 
KGX thành phố Huế. Tuy nhiên, do quá trình đô thị hóa, mức độ phân mảnh, tách biệt của cấu 
trúc cảnh quan KGX có xu hướng tăng lên, số lượng khoanh vi cảnh quan tăng lên làm cho các 
loại hình KGX ngày càng bị thu nhỏ, phá vỡ, xen kẽ và nhiều khi dẫn đến bị cô lập với các đối 
tượng khác. Độ che phủ KGX cũng vì thế mà giảm đi nhanh chóng. Ở cấp độ cảnh quan, cấu 
trúc KGX ở thành phố Huế có xu hướng phân mảnh cao giai đoạn 2001 - 2016, thể hiện thông 
qua sự gia tăng mạnh các chỉ số NP, PD, ED, trong khi đó có chỉ số LPI đang dần suy giảm. Chỉ 
số LSI lại có sự gia tăng một cách đáng kể, thể hiện các khoanh vi có xu hướng hình dạng càng 
phức tạp, bất quy tắc và bị chia cắt. Ở cấp độ lớp phủ, các khoanh vi đất nông nghiệp ngày càng 
bị thu hẹp và phân mảnh. Khoảng cách giữa các mảnh có xu hướng tăng lên, hình dạng các 
mảnh càng phức tạp hơn. Điều đó dẫn đến cảnh quan lớp phủ đất nông nghiệp bị phá vỡ, xen 
kẻ vào là các khu đất dân cư rời rạc. Kết quả nghiên cứu bước đầu khẳng định (1) khả năng 
lượng hóa trong nghiên cứu cấu trúc cảnh quan KGX với sự hỗ trợ của công nghệ và (2) làm cơ 
sở phục vụ quy hoạch phát triển KGX hướng đến sự phát triển bền vững đô thị Huế. 
Tài liệu tham khảo 
1. Kirsten M. M. Beyer, Andrea Kaltenbach, Aniko Szabo, Sandra Bogar, F. Javier Nieto and Kristen M. 
Malecki (2014), Exposure to Neighborhood Green Space and Mental Health: Evidence from the Survey 
of the Health of Wisconsin, Int. J. Environ. Res. Public Health, Vol. 11, pp. 3453-3472 
2. Francesca Giordano & Alberto Marini1 (2008), A Landscape Approach for Detecting and Assessing 
Changes in an Area Prone to Desertification in Sardinia (Italy), International Journal of Navigation and 
Observation, Vol. 8, Article ID 549630, 5 pages. 
3. Martin Herold, Joseph Scepan & Keith C Clarke (2002), The use of remote sensing and landscape metrics to 
describe structures and changes in urban land uses, Environment and Planning A, Vol. 34, pp. 1443-1458. 
4. Pham Duc Uy, Nobukazu Nakagoshi (2007), Analyzing urban green space pattern and econetwork in 
Hanoi, Vietnam, Landscape and ecological engineering, Discussion Paper Series, Vol. 2007-5, 28p. 
5. Yuhong Tian, C.Y. Jim, Yan Tao, Tao Shi (2011), Landscape ecological assessment of green space 
fragmentation in Hong Kong, Urban Forestry & Urban Greening, Vol. 10, p.79–86. 
6. Yuhong Tian, C.Y. Jim, Haiqing Wang (2014), Assessing the landscape and ecological quality of urban 
green spaces in a compact city, Landscape and Urban Planning, Vol. 121, p 97–108. 
7. Kanta Tamta, H. S. Bhadauria, A. S. Bhadauria (2015), Object - Oriented Approach of Information 
Extraction from High Resolution Satellite Imagery, IOSR Journal of Computer Engineering (IOSR-JCE), vol 17 
(3), 47-52. 
8. Cohen J (1960), A coefficient of agreement of nominal scales, Educ. Psycho. Measurement, Vol. 20, No.1, 
pp.37-46. 
jos.hueuni.edu.vn Vol. 128, No. 4A, 2019 
19 
9. Amal Najihah M. Nor, Ron Corstanje, Jim A. Harris, Tim Brewer (2017), Impact of rapid urban 
expansion on green space structure, Ecological Indicators, Vol. 81, p 274–284. 
10. McGarigal, Kevin; Marks & Barbara J. (1995), FRAGSTATS: spatial pattern analysis program for 
quantifying landscape structure. Gen. Tech. Rep. PNW-GTR-351. Portland, OR: U.S. Department of 
Agriculture, Forest Service, Pacific Northwest Research Station, 122 p. 
ASSESSMENT OF THE CHANGE IN URBAN GREEN SPACE 
STRUCTURE IN HUE CITY DURING 2001 - 2016 
Nguyen Bac Giang1*, Ha Van Hanh1, Do Thi Viet Huong1, Pham Van Cu2 
1 University of Sciences, Hue University 
2 University of Natural Science, Viet Nam National University-Ha Noi 
Abstract. In this study, remote sensing, GIS and landscape metrics indices were used for 
assessment of the changes in urban green space structure (GS) in the period of 2001 - 2016. 
Multi-temporal Landsat satellite imageries were utilized for extracting the urban green 
space categories: agricultural green space, dedicated green space, water green space, park 
green space, road green scape, forest green space in 2001, 2005, 2010, 2016 by object-oriented 
classification with high overall accuracy, >80% and Kappa coefficients of all years are above 
0,78. Landscape metrics in landscape and class level including CA, NP, PD, PLAND, TE, ED 
AREA_CV, LPI, AWMPFD, LSI, PROX_MN, IJI, CONTAG, SHDI, SHEI were used to 
quantify the urban green space landscape structure. The findings show the dedicated green 
space occupy mainly in the landscape (50%). Within 16 years of urbanization, the landscape 
metrics indices have changed complicatedly: urban green space increasingly narrowed, 
fragmented, broken down due to the rapid urbanization process. Specifically, the number of 
landscapes decreased from 215 in 2001 to 129 in 2016. This study result provides a basis for 
planning urban green space development towards sustainable development of Hue city. 
Keywords: Hue city, landscape structure, landscape metrics indices, Landsat, urban green 
space 

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_su_bien_dong_cau_truc_khong_gian_xanh_o_thanh_pho_h.pdf